Tải bản đầy đủ (.doc) (252 trang)

LUẬN án TIẾN sỹ vận dụng tư tưởng và phưong pháp dân chủ của hồ CHÍ MINH trong quá trình thực hiện dân chủ ở nước ta hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.98 KB, 252 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin
là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của toàn Đảng, toàn dân và được
triển khai nghiên cứu sâu rộng từ năm 1991 đến nay. Là hệ thống lý luận, tư tưởng
Hồ Chí Minh đề cập nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề dân chủ và xây dựng nền dân
chủ mới ở Việt Nam. Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo học thuyết dân chủ
mácxít vào Việt Nam và đã trở thành một trong những nhà dân chủ vô sản lớn ở thế
kỷ XX. Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những yếu tố dân chủ
truyền thống của dân tộc Việt Nam với tinh hoa dân chủ của nhân loại trên lập
trường giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh là người sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đồng thời Hồ Chí
Minh cũng là người kiên trì nêu gương về phương pháp và phong cách dân chủ cho
toàn Đảng, toàn dân ta. Suốt một phần tư thế kỷ đứng đầu nhà nước dân chủ mới,
Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý giá về thực hành dân
chủ mà cuộc sống đang đòi hỏi có sự tổng kết nghiêm túc.
Công cuộc đổi mới ở nước ta có một trong những nội dung cốt lõi là dân chủ hoá.
Dân chủ hoá là hiện thực hoá quyền làm chủ của dân về chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội trong đời sống xã hội. Xét từ góc độ dân chủ, đổi mới theo hướng xã hội chủ
nghĩa thực chất là quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở


Việt Nam. Tìm hiểu, tổng kết nội dung dân chủ hoá trong công cuộc đổi mới định
hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết.
Hiện nay, tình trạng vi phạm dân chủ đã làm xuất hiện nhiều “điểm nóng” về
chính trị, xã hội. Các “điểm nóng” có xu hướng lây lan và ngày càng phức tạp. Vi
phạm dân chủ thực chất là làm trái với tư tưởng Hồ Chí Minh,làm sai cương lĩnh
của Đảng. Vậy, cái gì dẫn đến những sai trái đó?


Trong những năm qua, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ chưa
ngang tầm đòi hỏi của cuộc sống. Các công trình nghiên cứu chưa tập trung làm
sáng tỏ những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và
tìm cách vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở nước ta.
Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng và
phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa
cộng sản khoa học, mã số 50103.
Song, nghiên cứu sinh cho rằng: dân chủ, dân chủ hoá, thực hiện dân chủ xã hội
chủ nghĩa để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
những vấn đề phức tạp và rộng, không chỉ trên phương diện lý luận mà cả trên bình
diện thực tiễn. Đặc biệt là thực tiễn của một nước thuộc địa nửa phong kiến bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên xã hội chủ nghĩa. Luận án tiến sỹ triết học, dù là
chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học cũng không thể phản ánh và bao quát


hết những nội dung phức tạp và rộng lớn của quá trình dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam nên chỉ giới hạn hẹp trong mục đích và các nhiệm vụ đặt ra ở mục 3
phần Mở đầu.
1. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trước khi triển khai Chương trình khoa học- công nghệ cấp Nhà nước (giai
đoạn 1991-1995) nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh, đã có trên 300 công trình
của các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học ở trong và ngoài nước viết về Hồ Chí Minh
được công bố. Trong các công trình đó, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đã bước
đầu được đề cập dưới dạng này, dạng khác mà chưa được đề cập như một phạm trù
chính trị- xã hội cơ bản.
Trong Chương trình khoa học- công nghệ cấp Nhà nước nghiên cứu về Tư tưởng
Hồ Chí Minh (mã số KX02) cũng chỉ có một đề tài nhánh nghiên cứu về tư tưởng
dân chủ Hồ Chí Minh, nhưng chưa được xã hội hoá.
2.2. Những năm gần đây, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh cũng chưa được tập

trung nghiên cứu một cách tương xứng, chưa có công trình nào xác lập, làm sáng tỏ
hệ thống tư tưởng dân chủ của Người và tìm cách vận dụng vào thực tiễn đổi mới ở
nước ta.
Từ năm 1986, bước vào công cuộc đổi mới, các nhà khoa học Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu lý luận chung về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa,


bản chất và cơ chế thực hiện dân chủ, v.v. Đã có những cuộc hội thảo khoa học lớn
về dân chủ, nhiều bài viết về dân chủ rất công phu, khoa học được công bố trên các
tạp chí và đã có những công trình in thành sách. Nhưng nghiên cứu lý luận dân chủ
của Hồ Chí Minh chưa có thành tựu đáng kể. Thống kê sơ bộ trên mấy tạp chí (Tạp
chí Triết học, Tạp chí Thông tin lý luận, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Lịch
sử Đảng, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hoá, Tạp chí Cộng sản) chúng tôi thấy,
trong số trên 50 công trình nghiên cứu về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa thì số
công trình trực tiếp đề cập đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là rất ít. Chỉ có :
“Quán triệt tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới”
của Nguyễn Văn Nam, Tạp chí Công tác tư tưởng và văn hoá, 6-1992. “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ” của Lê Văn Tuấn, Tạp chí Thông tin lý luận, 91992, “Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh với tư cách là giải pháp chống quan
liêu” của Ngô Hữu Thảo, Tạp chí Thông tin lý luận, 6-1993. “Về dân chủ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh” của Hoàng Trang, Tạp chí Lịch sử Đảng, 6-1998.
Các bài viết về tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh nêu trên có tính chất đặt vấn đề và
gợi ý nghiên cứu nhiều hơn là xác định và hệ thống những luận điểm dân chủ của
Hồ Chí Minh thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, thậm chí chưa có quan niệm rõ
về tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh. Ví như Hoàng Trang cho rằng ; dân chủ trong tư
tưởng Hồ Chí Minh gồm những nội dung cơ bản:
1. Đó là một chế độ chính trị do dân làm chủ.


2. Đảng lãnh đạo thực hiện một chế độ dân chủ là tất yếu.
3. Trong thực thi dân chủ phải có vai trò tổ chức quản lý của nhà nước.

4. Nhân dân là hạt nhân của dân chủ, nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa
vụ hoàn thành bổn phận của người làm chủ (124, tr,14).
Ở đây, Hoàng Trang chưa phân định rõ giữa cơ chế thực hhiện dân chủ với nội
dung cơ bản trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh.
Có một số cuốn sách đề cập đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh như; Đạo đức
Hồ Chí Minh- tư tưởng nhân đạo, dân chủ của Phạm Ngọc Uyển, Nxb Đà Nẵng,
1990, 78 trang. Trong các công trình này, dân chủ Hồ Chí Minh được khảo sát ở
bình diện giá trị văn hoá và giá trị đạo đức là chủ yếu.
2.3.Chưa có công trình nào nghiên cứu về phương pháp dân chủ của Hồ Chí
Minh, nhất là nghiên cứu vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí
Minh như thế nào trong đời sống xã hội sôi động hiện nay. Duy nhất có luận văn
thạc sĩ của Tô Tuyên, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học có đề cập đến
việc vận dụng tư tưởng dân chủ Hồ chí Minh với đề tài : “Vận dụng một số nội dung
cơ bản của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở
Hà Giang”.
Những kết quả nghiên cứu kể trên về tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, dù là bước
đầu, nhưng vẫn là cơ sở cho chúng tôi tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong thực


hiện luận án của mình. Song, đề tài luận án này không trùng lặp với các công trình
khoa học hoặc luận văn, luận án đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1.Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ hệ thống tư tưởng và phương
pháp dân chủ của Hồ Chí Minh và quá trình vận dụng vào thực tiễn để xây dựng,
hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất phương
hướng tiếp tục vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
3.2. Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ :
- Làm rõ về mặt lý luận; khái niệm, nguồn gốc, nội dung chủ yếu trong tư tưởng
và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh.

- Phân tích quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh mà trọng tâm là thời kỳ đổi mới và đánh giá thực trạng dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở ta hiện nay.
- Kiến nghị về phương hướng tiếp tục vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ
của Hồ Chí Minh để xây dựng và hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp của luận án


- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, đồng thời có tham khảo,
sử dụng thành tựu nghiên cứu khoa học hiện đại về dân chủ.
- Luận án vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin;
các phương pháp lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp cụ thể
khác.
1. Đóng góp mới của luận án
- Trình bày một cách có hệ thống cơ sở hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
Minh
- Phân tích, xác định rõ hệ thống nội dung cơ bản trong tư tưởng và phương pháp
dân chủ của Hồ Chí Minh một cách có căn cứ khoa học.
- Phân tích rõ sự vận động của tư tưởng và phương pháp dân chủ Hồ chí Minh
trong thực tiễn và khái quát thành các nguyên tắc có tính phương pháp luận trong
đánh giá thực trạng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Đề xuất một số phương hướng cơ bản, có tính hiện thực nhằm tiếp tục vận dụng
tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong những năm tới ở nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Phân tích, làm rõ hệ thống các quan điểm về dân chủ và phương pháp dân chủ
của Hồ Chí Minh là một đóng góp nhỏ vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh - một



bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của toàn Đảng, toàn
dân ta. Đây cũng là một đóng góp vào tìm tòi cơ sở lý luận và phương pháp luận cho
việc hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tư tưởng dân
chủ của Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin
của dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nước ta
theo hướng xã hội chủ nghĩa.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về tư tưởng
Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa xã hộ khoa học trong các trường đào tạo cán bộ Đảng và
Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm; mở đầu, 3 chương với 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 2
TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1. TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1.1. Nhận thức chung về khái niệm dân chủ
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện khá sớm trong nền văn minh nhân loại, từ thời Hy Lạp cổ đại. Dân chủ là một thuật ngữ chính trị- xã hội mang tính nhiều nghĩa, nhiều
tầng bậc. Khi đi vào thực tế, dân chủ biểu hiện ra ở tính đa dạng của các hình thái


lịch sử, với sự phong phú của nội dung, bao trùm lên mọi lĩnh vực hoạt động của đời
sống con người. Tuỳ theo hướng tiếp cận và nguyên tắc tiếp cận về dân chủ, nhất là
tiếp cận dân chủ theo các lập trường giai cấp khác nhau mà có kết quả khác nhau,
đáp ứng những yêucầu khác nhau do thực tiễn xã hội đặt ra.
Đối với xã hội Việt Nam, từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến đi lên xây dựng và
phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã tiếp cận dân chủ từ hai
nguyên tắc cốt yếu là ; dân chủ gắn với phát triển và quan hệ giữa dân chủ với chủ
nghĩa xã hội. Đây cũng là hai nguyên tắc đã và đang chi phối toàn bộ những lý giải
khoa học về dân chủ hiện nay ở nước ta.
Dù có tiếp cận dân chủ theo hướng nào thì cũng không thể xa rời ý nghĩa cơ bản

đã có trong lịch sử nhân loại cách đây hàng nghìn năm; dân chủ là quyền lực thuộc
về nhân dân. Hàm nghĩa của dân chủ càng đầy đủ, phong phú khi chúng ta lý giải
thấu đáo nhân dân là ai và quyền lực là gì, cũng như cơ chế kết hợp nhân dân với
quyền lực là như thế nào.
Lịch sử phát triển dân chủ gắn với lịch sử xuất hiện xã hội loài người. Dân chủ đã
có mặt trong suốt tiến trình phát triển của văn hoá, văn minh nhân loại, khi đó dân
chủ được hiểu với nghĩa là những giá trị của văn hoá, văn minh tiến bộ của nhân
loại, dân chủ là một nhu cầu tất yếu của con người và loài người. Đương nhiên, tiếp
cận theo hướng nhu cầu của con người, dân chủ mang tính nhân loại. Dân chủ sơ
khai và việc thực thi nó đã có trước so với lịch sử hình thành giai cấp và đấu tranh


giai cấp trong lịch sử. Cho dù xã hội loài người phát triển đến trình độ con người trở
thành tự do hoàn toàn, trình độ tự quản xã hội đạt đến độ hoàn thiện, nhà nước và
các thiết chế quyền lực chính trị tự tiêu vong, thì dân chủ cùng với toàn bộ nội dung
nó biểu đạt vẫn tồn tại. Đó chính là ý thức về giá trị làm chủ, tự chủ, tự do của con
người với khả năng phát triển tối đa các năng lực sáng tạo của họ.
Dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội, một trình độ phát triển của văn hoá, văn
minh, một thuộc tính bản chất của con người thẩm thấu qua nhu cầu lối sống, đạo
đức, thẩm mỹ, thì dân chủ được xác địnhlà một lý tưởng nhân đạo, một giá trị nhân
văn, một mục tiêu và động lực của giải phóng cá nhân, phát triển xã hội. Dân chủ
vừa dựa trên tiền đề của tự do vừa thúc đẩy sự phát triển tự do. Quyền dân chủ,
quyền công dân, quyền con người đạt được qua đấu tranh giành dân chủ, vì dân chủ
là sự phát triển của con người và loài người vươn tới tự do.
Còn dân chủ với nghĩa là chế độ xã hội, là tổ chức nhà nước thì dân chủ là một
phạm trù lịch sử, là quyền lực chính trị, là chế độ chính trị. Do đó, chế độ dân chủ
nào cũng có tính giai cấp sâu sắc. Giai cấp là tiêu chí bản chất để xem xét, đánh giá
chế độ dân chủ, thành tựu dân chủ, cũng như xác định chỗ đứng để giải quyết vấn đề
dân chủ đặt ra trong quá trình dân chủ hoá, biểu hiện ở chỗ; dân chủ với ai, cho ai,
quyền lợi, quyền lực thực sự của ai, chuyên chính với đối tượng nào.

Nội dung, hình thức và tính chất của dân chủ luôn thay đổi cùng với sự vận động
của lịch sử. Trong lịch sử các xã hội có giai cấp, dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và


dân chủ xã hội chủ nghĩa là các chế độ dân chủ điển hình, với những trình độ phát
triển điển hình của dân chủ chính trị, quyền lực chính trị nhà nước.
Lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của chúng ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, hình thức cao nhất của dân chủ đương đại. Nó sẽ phát huy triệt để những ưu
điểm, tích cực và khắc phục, loại bỏ tiêu cực, khiếm khuyết của các chế độ dân chủ
trước nó, nhất là dân chủ tư sản. Giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa
tuy khác nhau về bản chất giai cấp nhưng không khác xa nhiều về những quyền tự
do, dân chủ cơ bản của con người, mà như Hồ Chí Minh khẳng định đó là: “quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và con người “phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi
được”(74, tr, 11). Chỗ đối lập căn bản là chế độ dân chủ tư sản xây dựng trên cơ sở
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trên quyền tự do khế ước và
sự phân quyền để chống độc quyền. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ xây dựng
trên nguyên tắc; “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, trên cơ sở công
hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu cá nhân tồn tại bên cạnh và bên trong sở hữu xã hội.
Cộng đồng xã hội bằng hành động tập thể và bằng nhà nước tập quyền hoạt động
theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phối hợp thực thi
quyền lực để thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đem lại tự do bình đẳng, hạnh
phúc cho mọi người.


Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang trong bản thân nó bản chất tốt đẹp, nó tạo những
điều kiện tốt cho con người có tự do, bình đẳng, có nhân cách độc lập. Tuy nhiên,
đôi khi người ta đã nhân danh chủ nghĩa tập thể, nhân danh cộng đồng, đại diện
quyền lợi chung để lạm quyền, chuyên quyền, đè bẹp tự do cá nhân. Đây là mặt rất
cần chú ý. Nếu chúng ta không phòng ngừa chu đáo, thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất dân

chủ, vi phạm quyền tự do, dân chủ cơ bản của nhân dân, cuối cùng đi đến kết cục
sụp đổ như Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực, tuy hiện đang gặp khó khăn trên con đường phát triển,
nhưng nó vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với con người. Vì nó thể hiện một xu hướng
phát triển khách quan, phản ánh ước mơ của con người là vươn đến tự do, là sự
khẳng định và xâydựng vị thế làm chủ của con người đối với thế giới (tự nhiên, xã
hội). Và cũng là vì chủ nghĩa xã hội không giải phóng loài người nói chung khỏi chế
độ tư hữu, áp bức, bóc lột, mà còn đem lại cho từng cá nhân sự tự do, bình đẳng và
bảo đảm cho mọi thành viên xã hội điều kiện tự hoàn thiện, nâng mình lên trình độ
làm chủ cao . Chính vì vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục đích, đồng thời là điều
kiện để con người chiếm lĩnh cái tất yếu, sáng tạo và cải tạo xã hội để đi tới tự do.
1.1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
Tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, cơ sở hình thành tư tưởng và phương pháp dân


chủ Hồ Chí Minh không nằm ngoài các yếu tố đã hình thành nên hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại (cả chủ nghĩa MácLênin) là một quá trình, vừa tiếp thu vừa vận dụng và phát triển. Quá trình đó diễn
ra liên tục từ khi Người còn là một thanh niên cho tới khi đã là người đứng đầu
Đảng, Nhà nước cách mạng của nhân dân ta, nghĩa là diễn ra trong suốt cuộc đời
của Người.
1.1.2.1. Hồ Chí Minh sớm tiếp thu những yếu tố dân chủ trong văn hoá truyền
thống Việt Nam
Yếu tố dân chủ trong văn hoá truyền thống Việt Nam, thực chất và chủ yếu là dân
chủ nông dân. Đồng thời, ở Việt Nam tồn tại khá sớm hình thức dân chủ công xã
dựa trên sự bảo tồn quan hệ công xã nông thôn, lấy quan hệ láng giềng làm sợi dây
ràng buộc tập thể, chỗ dựa tinh thần là bầu không khí hoà đồng, bệ đỡ kinh tế là chế
độ công điền, công thổ của làng xã.
Bên cạnh tư tưởng dân chủ của nông dân, ở Việt Nam cũng tồn tại một số biện

pháp và hình thức thân dân của các vương triều tiến bộ trong điều kiện phân hoá giai
cấp chưa gay gắt, nhất là trước yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ giữ nước. Nhà Lý,
nhà Trần được xây dựng trên một thiết chế tập quyền thân dân, “lấy dân làm gốc”,
lo giữ lòng dân bằng nhiều hình thức dân chủ. Nhà Lý cho đặt chuông kêu oan, nhà
Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng bô lão cả nước bàn kế đánh giặc. Trần Quốc


Tuấn chủ trương “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”, sau này Nguyễn
Trãi ước mong “nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận, sâu thẳm”. Đó là
những yếu tố thân dân, trọng dân gắn liền với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.
Thực tế lịch sử đã minh chứng một phong trào dân tộc rộng lớn bao giờ cũng chứa
đựng những yếu tố dân chủ nhất định.
Rõ ràng các yếu tố dân chủ trong truyền thống Việt Nam còn thấp và yếu so với
trình độ dân chủ của thời đại. Song, cũng chứng minh được, ở người Việt Nam đã
từng có tập quán dân chủ. Người Việt Nam không xa lạ với ý tưởng về một xã hội
công bằng, bác ái, tự do nhưng họ lại rất ngỡ ngàng với những phương thức bảo
đảm quyền dân chủ. Hồ Chí Minh đã hiểu được bản chất của dân chủ truyền thống
Việt Nam, để phát huy tập quán dân chủ và dân chủ truyền thống như một động lực,
đồng thời, đã biết khắc phục những yếu kém, khiếm khuyết trong dân chủ truyền
thống bằng sự kế thừa có chọn lọc, kết hợp với tiếp thu những tinh hoa của thời đại
trong quá trình dân chủ hoá đất nước.
Chưa bao giờ trong lịch sử nước ta những dân trí, dân khí, dân sinh, dân quyền,
dân chủ, những vấn đề liên quan đến người “dân” được nhắc đi nhắc lại nhiều như
đầu thế kỷ XX. Nhưng dân là ai? Dân được hình dung trong tập hợp như thế nào?
Dưới con mắt của các nhà nho, dù là duy tân, thì dân thường vẫn là “dân đen”, vẫn
là “dân ngu”, cần được giáo hoá. Điều khác trước là các nhà nho duy tân nhấn mạnh
dân quyền cũng tức là dân chủ. Tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân đầu thế


kỷ XX đã làm men say, kích thích phong trào quần chúng yêu nước, duy tân rộng

rãi từ Bắc chí Nam trong đó có gia đình Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất ThànhHồ Chí Minh.
Thực ra, Nguyễn Tất Thành đã có quan hệ với cả hai lãnh tụ của phong trào yêu
nước đầu thế kỷ XX được mọi người Việt Nam tôn sùng, kính nể, đó là Phan Bội
Châu và Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành cũng đã phát hiện ra cái bất hợp lý
trong quan điểm cứu nước của hai cụ. Yêu nước, thương dân, cả cuộc đời lăn lộn
đấu tranh vì nước, vì dân, nhưng hai cụ Phan không thấy rõ giải phóng dân tộc, giải
phóng nhân dân là sự nghiệp của toàn dân và phải do chính dân làm. Dù sao hai cụ
vẫn là hình ảnh sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân trong tâm khâm Hồ Chí
Minh. Những tư tưởng tiến bộ của các cụ là những gợi ý cho việc xây dựng nền dân
chủ cộng hoà ở Việt Nam sau này của Hồ Chí Minh.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến tư tưởng dân chủ của Hồ Chí
Minh
Sự hấp thụ văn hoá phương Đông mà đại diện là Nho học và Phật học đã được bản
địa hoá ở Việt Nam và có sự giao thoa với nhau, sớm hình thành ở Hồ Chí Minh
một nhân cách văn hoá, một tư duy của nhà dân chủ Đông phương thiết tha với độc
lập tự do của dân tộc và cuộc sống yên bình của nhân dân. Hồ Chí Minh còn tiếp tục
củng cố và phát triển kiến thức văn hoá Đông phương của mình ngày ở chính trung
tâm, nơi khởi nguồn của Nho giáo, đó là Trung Quốc. Đặc biệt Người đã chứng kiến


việc Khổng giáo và Khổng Tử bị phê phán gay gắt ở Trung Quốc. Trong bầu không
khí đó, Hồ Chí Minh có nhận xét riêng của mình. Người viết : “Khổng Tử vĩ đại,
khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản” (71, tr,35).
Nếu không am hiểu học thuyết Khổng- Mạnh, Hồ Chí Minh không thể tìm thấy sự
tiến bộ, tinh tuý của học thuyết đang bị phê phán, để khẳng định một vấn đề lớn
hơn, đó là: “lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu
Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”71, tr, 35. Hồ Chí Minh đánh giá “Khổng giáo
không phải là tôn giáo mà là một thứ khao học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng
xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về thế giới đại đồng” 71, tr, 477.
Song, Người cũng chỉ ra tính không tương hợp của học thuyết Khổng- Mạnh không

tương hợp ở những chỗ:
1. Biết trọng ý dân nhưng không biết làm thế nào để thực hiện được ý dân. Hiểu
được ý dân, thậm chí đề cao “ý dân là ý trời”, nhưng không có cơ chế hay có một
chế độ nào để thực hiện ý dân. Vì vậy, kẻ nắm chính quyền thường làm trái ý dân,
gây sự phẫn nộ trong dân chúng và họ nổi dậy chống lại.
2. Coi dân là gốc (dân vi bản) nhưng không phải là dân chủ. Dân là gốc nhưng vua
là chủ chứ không phải dân là chủ. Đặc điểm của chế độ dân vi bản là quyền lực ở
nơi vua. Đặc điểm quan trọng của chế độ dân chủ là những người đứng đầu chính
quyền do dân bầu ra và những người đó buộc phải chịu trách nhiệm trước dân, nghĩa
là quyền lực ở nơi dân. Trong chế độ dân bản thì dân ở vị trí bị động, luôn nhờ vào


sự ban ơn của vua quan. Còn trong chế độ dân chủ, dân tự đứng lên quyết định vận
mệnh của mình. Điều này không hề có trong tư tưởng của Nho gia, thậm chí dân là
gốc cũng chỉ có trong ý thức của họ, còn trong thực tế dân có được là gốc hay không
còn tuỳ thuộc vào đạo đức của người cầm quyền.
3. Hiểu không đầy đủ về tự do. Nho giáo lấy đạo đức làm gốc, cho nên các Nho
gia hiểu tự do chủ yếu là ý chí tự do trong lĩnh vực đạo đức. Nghĩa là không ai ngăn
cản việc rèn luyện đạo đức của người khác và ai cũng có thể trở thành “thánh nhân”
được (không kể sang hèn, quý tiện) nếu quyết tâm rèn luyện, giữ gìn đạo đức cá
nhân thật tốt theo thuyết đạo đức của các “thánh hiền”. Còn tự do dân chủ, chủ yếu
là tự do dân chủ chính trị và tự do dân chủ kinh tế thì trong tư tưởng của các Nho
gia không có. Chỉ Nho giáo theo tông pháp, cha truyền con nối, lấy đức trị nước;
kinh tế thì theo chế độ tỉnh điền, phát canh thu tô, người dân không có quyền sở hữu
tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Tự do dân chủ đỏi hỏi được bảo vệ bằng pháp
luật. Còn tự do trong lĩnh vực đạo đức theo các Nho gia thì pháp luật không thể
khống chế mà cũng không thể bảo vệ. Có ý chí tự do trong lĩnh vực đạo đức, không
có nghĩa là con người được hưởng mọi quyền lợi về chính trị. Vì vậy, tự do trong
lĩnh vực đạo đức không thể làm cơ sở cho chế độ dân chủ, nhưng trong một chế độ
dân chủ phải có ý chí tự do về đạo đức, tự do tư tưởng .

4. Có tư tưởng bình quân nhưng chưa phải là bình đẳng. Trong tư tưởng của các
Nho gia đã tồn tại một quan điểm phân phối quân bình rất nổi tiếng của Khổng Tử:


“bất hoạn quá nhi hoạn bất quân, bất hoạn ban nhi hoạn bất ân”, nghĩa là không sợ ít
chỉ sợ không đều, không sợ nghèo chỉ sợ không yên. Thậm chí, Khổng Tử còn đề
cao vai trò quân bình trong phân phối đến mức; “Cái quân vô bản, hoà vô quả, an vô
khuynh” nghĩa là bình quân thì không nghèo, hoà thì không thiếu, yên thì không
nghiêng đổ. Tư tưởng quân bình của Khổng Tử dựa trên cơ sở chủ nghĩa đạo đức,
chia đều miếng cơm, có cơm cùng ăn chứ không hiểu cơm ở đâu mà có. Vì lẽ
Khổng, Mạnh đều coi thường lao động chân tay, chủ trương “cần đạo hơn cần ăn”.
Tuy vậy, các ông cũng thấy được mầm mống của loạn lạc là không có tài sản,
“người không có tài sản thì không yên tâm, nếu không yên tâm thì sẽ làm điều xằng
bậy, không trừ một điều gì” (Mạnh Tử). Như vậy, tư tưởng quân bình của Nho giáo
trong phân phối là hiện tượng bao cấp, nhằm bảo đảm ổn định xã hội chứ không
phải là bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, về chính trị và kinh tế, về chính sách và
công bằng xã hội.
Bằng một thái độ nghiêm túc và cách mạng, Hồ Chí Minh viết : “Những người An
Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm
của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”72, tr,
454.
Đi sâu tìm hiểu thực chất các học thuyết và chắt lọc cái tinh tuý nhất để phục vụ
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp và con người, Hồ Chí Minh so
sánh Nho giáo, Phật giáo và Ki Tô giáo với chủ nghĩa Mác-Lênin, so sánh các nhà


sáng lập ra các học thuyết đó. Người thấy cái cần phải học ở học, cần phải đề cao
hơn tình yêu thương con người, tư tưởng vị tha, cứu khổ, mưu cầu hạnh phúc cho
loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội của Khổng Tử, Giê su, Thích Ca và của
Các Mác, Ăngghen, Lênin. Người tự cho mình là học trò nhỏ của các vị đó. Do vậy,

giai cấp công nhân Việt Nam, trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta
bắt gặp những câu chữ, mệnh đề Nho giáo, Phật giáo, những lời răn của Chúa, được
Người giải thích hoặc đưa những nội dung mới làm cao đẹp hơn, nhằm phục vụ
nhân dân, phục vụ Tổ quốc.
1.1.2.3. Sự tiếp nhận giá trị tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây của Hồ Chí
Minh
Nói đến tư tưởng dân chủ tư sản, người ta nghĩ ngay đến tư tưởng dân chủ của các
nhà văn hoá phục hưng, các nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII (thế kỷ Ánh sáng),
cùng với nó là Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Dù rằng đã có các cuộc cách
mạng tư sản nổ ra sớm hơn như ở Hà Lan, ở Anh, ở Mỹ, nhưng đạt tới đỉnh cao của
thắng lợi thì phải kể đến Đại cách mạng Pháp 1789-1799. Đó là một cuộc cách
mạng tư sản triệt để, có ảnh hưởng to lớn và lâu dài trong lịch sử nhân loại. Những
kinh nghiệm, bài học lịch sử của Đại cách mạng Pháp không những bổ ích cho các
cuộc cách mạng tư sản dân chủ tiếp theo, mà còn vô cùng cần thiết cho các cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ ở các nước thuộc địa, phong kiến, nửa phong kiến nói
chung, kể cả những cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo. Lênin nhận


xét: “Cách mạng Pháp, tuy đã bị đè bẹp, nhưng vẫn thắng, vì nó đã xây dựng cho
toàn thế giới, những cơ sở của nền dân chủ tư sản, của nền tự do tư sản”51, tr,
441.
Cùng với các giá trị về tư tưởng văn hoá, văn minh và khoa học khác, tư tưởng
dân chủ là một thành tựu mới của thế kỷ Ánh sáng, gắn liền với tên tuổi của Giăng
Mêliê(1644-1729), của Saclơ Lu-i Môngtexkiơ (1689-1755), của Vônte (tên thật là
Phrăngxoa Mari Aruet (1694-1778), của Giăng Giắccơ Rútxô (1712-1778), của
Giăng Pôn Mara (1743-1793).
Sáclơ Lu-i Môngtexkiơ, một trong những ngôi sao sáng chói của nước Pháp thế kỷ
Ánh sáng với tác phẩm lớn nhất và nổi tiếng khắp thế giới là Tinh thần pháp luật
được công bố năm 1748, được tái bản tới 22 lần và dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong
tác phẩm, ông viết rằng xã hội loài người phát triển có quy luật khách quan, không

phải tuỳ theo ý muốn của thượng đế. Tổ chức xã hội phụ thuộc vào hình thức chính
quyền nhà nước và có ba loại hình chính quyền nhà nước phổ biến; chế độ chuyên
chế, chế độ quân chủ lập hiến và chế độ cộng hoà. Ông đề ra việc phân quyền và
hạn chế quyền hành trong chính quyền nhà nước để bảo đảm cho quyền tự do của
con người. Ông khẳng định phải triệt để phân lập ba quyền ; lập pháp, hành pháp, tư
pháp và ba quyền này phải được độc lập với nhau. Dù có thừa nhận sự cần thiết của
một nền quân chủ tư sản, song, ông vẫn coi bình đẳng đúng nghĩa của nó là bình
đẳng trước pháp luật và lòng yêu nước đồng nghĩa với lòng yêu sự bình đẳng.


Người tiến xa nhất về mặt tư tưởng dân chủ trong thế kỷ Ánh sáng và cùng là nhà
tư tưởng tiêu biểu nhất thời đại này là Giăng GiắccơRútxô. Toàn bộ các tác phẩm
của Rútxô dẫn mọi người đến một học thuyết cách mạng dân chủ tiên tiến nhất
đương thời. Trong số đó có cuốn Khế ước xã hội (1762) được nhắc tới nhiều và phổ
biến rộng rãi. Cuốn Khế ước xã hội đã trình bày chi tiết mô hình của một chính
quyền nhân dân. Nhân dân bao gồm hầu hết những người trực tiếp sản xuất ra của
cải vật chất của xã hội. Vì vậy, nên dân chủ theo tư tưởng của Rútxô còn những điều
chưa hoàn chỉnh, có thể ảo tưởng nữa (như việc ông coi các đại biểu của nhân dân,
thậm chí nhà nước lúc nào cũng trung thành với quyền lợi nhân dân), nhưng ông là
một nhà tư tưởng chủ đạo của phải Giacôbanh trong thời kỳ Đại cách mạng Pháp
1789-1799.
Hồ Chí Minh từng nói “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi nghe được ba chữ
Pháp; tự do, bình đẳng, bác ái... Và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn
minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”71, tr, 477.
Qua câu trích trên chúng ta thấy khát vọng tìm hiểu nội dung của dân chủ tư sản,
của tự do, bình đẳng, bác ái đã có ở Hồ Chí Minh từ tuổi thiếu niên, tuổi học trò. Dù
Hồ Chí Minh có bỏ Nho học sang học trường Tây, tiếng Tây thì cũng chỉ “nghe
được” và biết được “người Pháp đã nói thế”, chứ chưa hiểu được nội dung của nó là
gì, những gì ẩn đằng sau những chữ ấy. Vì nội dung đó không được dạy trong nhà
trường. Chính nền giáo dục ngu dân và đụng độ của hai dòng văn hoá Đông, Tây



thông qua chế độ thuộc địa, đã kích thích bản tính ham hiểu biết, phương pháp so
sánh để hiểu đến tận cùng sự việc trong người thiếu niên Nguyễn Tất Thành. Và đây
cũng là nguyên nhân thúc đẩy anh Ba sang Pháp năm 1911.
Chưa có tài liệu nào xác định Hồ Chí Minh đã đọc các nguyên tắc của Môngtexkiơ
hay của Rútxô trước năm 1911, nhưng cũng có thể Người đã tiếp xúc với tư tưởng
dân chủ tư sản bằng những con đường khác, như việc tiếp cận với những thầy giáo
người Pháp tiến bộ, qua phong trào Đông kinh nghĩa thục,qua các sách Tân văn,
Tân thư của Trung Quốc. Song, tất cả những tiếp cận ấy đã không giải đáp một cách
rõ ràng, cận kẽ tự do, bình đẳng, bác ái là gì? Tại sao nước Pháp có những khẩu hiệu
đẹp đẽ như thế lại đi áp bức, nô dịch người Việt Nam một cách tàn nhẫn, vô nhân
đạo, đặt ách nô lệ lên cổ một dân tộc vốn tự do, có nền văn hiến lâu đời. Hồ Chí
Minh quyết định tìm câu trả lời ngay trên đất Pháp.
Cuộc hành trình viễn dương gần như vòng quanh thế giới của Nguyễn Tất Thành
thật kỳ thú và bổ ích. Đây là một khảo nghiệm thực tiễn những giá trị của tự do,
bình đẳng, bác ái trên đấp Pháp, Anh, Mỹ, những nước tự coi là tự do, văn minh, đã
làm cách mạng dân chủ tư sản ở thế kỷ XVIII nay trở thành thực dân, đế quốc đang
thực hiện công cuộc “khai hoá” cho các dân tộc nhược tiểu. Nhờ cuộc khảo nghiệm
này mà Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ được tất cả mặt giá trị và mặt trái của nền dân chủ
tư sản phương Tây.


Có thể nói, Nguyễn Ái Quốc là người dân thuộc địa sớm nhận rõ những giá trị cơ
bản của cách mạng dân chủ tư sản đó là nhân quyền và dân quyền. Đây không chỉ là
giá trị riêng của cách mạng Mỹ 1776 hoặc của cách mạng Pháp 1789 mà là giá trị
chung của nhân loại. Do vậy, trong lời mở đầu “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam
2/9/1945, Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ 1776 và
Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp 1789. Không phải
ngẫu nhiên, khẩu hiệu của cách mạng dân chủ tư sản Pháp chống chế độ quân chủ

chuyên chế là Tự do, Bình đẳng, Bác ái, và khẩu hiệu của Cách mạng Việt Nam
chống đế quốc, phong kiến là Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Đó là việc Hồ Chí Minh
đã kế thừa có chọn lọc thành quả Đại cách mạng Pháp cho Cách mạng Việt Nam.
Tiếp thu lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng dân chủ tư sản đối với
Hồ Chí Minh là quan trọng. Song, qua cuộc sống thực tế ở những trung tâm văn hoá
tư sản như Luân Đôn, Pari và trực tiếp hoạt động trong Hội dân quyền và nhân
quyền Pari và Đảng xã hội Pháp, đã giúp Người có điều kiện tìm hiểu về nền dân
chủ tư sản và các thiết chế dân chủ phương Tây. Tại Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp
xúc trực tiếp với các tác phẩm của các nhà khai sáng; Môngtexkiơ, Vôte, Rútxô,...
những lý luận gia của Đại cáh mạng Pháp 1789. Theo báo cáo của mật thám Pháp
theo dõi Nguyễn Ái Quốc vào đầu tháng 3 năm 1920 thì “hiện thời Quốc đang dịch
một đoạn L’ Esprít des Lois (Tinh thần pháp luật) của Môngtexkiơ sang quốc
ngữ”125, tr, 146.


Có thể thấy các ý tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp đã ảnh hưởng trực
tiếp tới tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
Nhưng có lẽ Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ được tư tưởng dân chủ và biến nó thành
phong cách sống của mình chủ yếu từ trong cuộc sống. Rõ ràng là ở nước Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do,
thuận lơn hơn ở trên đất nước Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của mình. Người có
thể tự do hội họp, tham gia đảng phải, lập hội, ra báo, phát biểu ý kiến, trình bày
quan điểm của mình trước dư luận Pháp. Người đã viết bài phê bình bọn quan lại,
vua chúa nước mình, phê phám cả thống sứ, toàn quyền ở thuộc địa, như đã làm với
A. Xaroo, Liôtây, Varen,... Điều này sẽ là “phạm thượng”, không thể xảy ra ở Việt
Nam.
Nguyễn Ái Quốc học và rèn luyện được tác phong dân chủ ngay trong cách sinh
hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phô-bua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng Xã hội
Pháp, tiêu biểu là không khí tranh luận ở Đại hội Tua (12-1920).
Nguyễn Ái Quốc còn vào Hội Du lịch để đi thăm nước Pháp và các nước lân cận

như Ý, Thuỵ Sĩ, Đức, Toà thánh Vaticăng, mục đích không phải chỉ để đi du lịch mà
“muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào”122, tr, 40. Tìm hiểu
những kinh nghiệm tổ chức và quản lý nhà nước của giai cấp tư sản, Hồ Chí Minh
thấy; các nhà nước tư sản tồn tại được trong bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản,
trong sự bất công và bình đẳng xã hội là do nó đã tạo được sự ổn định chính trị trên


cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một nền kinh tế phát triển, một mức sống
được bảo đảm, một trình độ dân trí cao và một bộ máy chuyên chính mạnh. Đây
chính là những điều Hồ Chí Minh sẽ gạn lọc, tham khảo trong quá trình xây dựng
nền dân chủ ở Việt Nam sau này.
1.1.2.4. Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết và trên hết là vì mục tiêu
giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sự nô dịch, sau đó sẽ xây dựng
một xã hội như Mác – Ăngghen khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản:”Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người”.
Tư tưởng cho rằng “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không
giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” 66, tr, 404, là tư tưởng cốt lõi trong học
thuyết Mác- Lênin về giải phóng xã hội, về giải phóng con người; là điểm xuất phát
cho cách đặt vấn đề xây dựng một chế độ xã hội mới, công bằng, không có áp bức,
bóc lột, mọi người đều bình đẳng, tự do (dân chủ xã hội chủ nghĩa).
Tiếp thu sâu sắc tư tưởng về giải phóng con người, về xây dựng xã hội tương lai
không có áp bức, bóc lột người trong học thuyết của C Mác, Hồ Chí Minh cho rằng
chủ nghĩa cộng sản phải trải qua một thời kỳ dài mới có thể thiết lập được ở Việt
Nam sau khi cách mạng thành công. Bởi vì, theo Mác – Ăngghen, việc giải phóng
con người một cách toàn diện và phát huy hết mọi tiềm năng của con người chỉ có



×