Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 33 trang )

LOGO

Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học
Nhóm trình bày: Đại học, Cao Đẳng 2


LOGO

I

Vai trò của các triết lí trong
Triết lí định
giáo dụcchương
là gì?
hoạch
trình học

II

Vai trò của các triết lí trong giáo dục?

III

Vai trò của các triết lí trong hoạch định CTH?

IV

Tìm hiểu 1 vài triết lí GD & CTH trên thế giới?

V


4

Triết lí giáo dục ở Việt Nam có hay không?


I. Triết lí giáo dục là gì?
Triết
học
Triết lí

Triết học
GD

Triết lí
giáo dục

LOGO


I. Triết lí giáo dục là gì?

LOGO

 Triết học:
 Triết học là một khoa học, một môn học về những quan điểm
chung nhất của con người về thế giới tự nhiên, xã hội, con
người và sự nhận thức thế giới đó.
 Nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, xem cái
nào có trước, cái nào có sau, và có thể nhận thức được thế
giới hay không, xem đó là hai vấn đề cơ bản của triết học.

 Là khoa học nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản như
các vấn đề: tồn tại, tri thức, giá trị, lý trí, tâm trí, ngôn ngữ.
Có khi được xem như một triết thuyết


I. Triết lí giáo dục là gì?

LOGO

 Triết lí:
 Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: “triết lí” là cái lý sâu xa
mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý do, mọi nguyên tắc trên đời.
 Theo cách chiết tự: “triết” chỉ sự am hiểu, tri thức đại quát, bản chất,
thông thái; “lí” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa.
 Triết lí có thể được hiểu là triết học đã được vận dụng vào một trường
hợp cụ thể, gắn với cuộc sống thực ở một cấp độ nào đó, trong một
phạm vi nào đó.
 Có người hiểu “triết lí” là “lý luận triết học”.


I. Triết lí giáo dục là gì?

LOGO

 Triết học giáo dục:
 Thuật ngữ “triết học giáo dục” được dùng nhiều ở phương tây cũng
để chỉ triết lí giáo dục. Ở nước ta “triết học giáo dục” được hiểu với
nội dung là: những tư tưởng quan điểm cơ bản nhất để giải quyết các
vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục.
 Nói cách khác, có thể coi thuật ngữ “triết học giáo dục” và thuật ngữ

“triết lí giáo dục” gần như hai thuật ngữ đồng nghĩa. Chúng giống
nhau trong phạm vi khoa học, môn học. Khác nhau trong vận động
thực tiễn.


I. Triết lí giáo dục là gì?

LOGO

 Triết lí giáo dục:
 Triết lý giáo dục là thực tế giáo dục đã được con người, cộng đồng, xã
hội trãi nghiệm – cái đã trãi qua và nghiệm thấy, cảm nhận, biết đến, hiểu
ra, ý thức được – được đúc kết lại thành một giá trị được biểu đạt trong
câu ngắn gọn, ca dao, tục ngữ, cụm từ… nhằm truyền đạt, tiếp thu và thể
hiện trong cuộc sống. Mang lại một giá trị nhất định cho con người, cộng
đồng, xã hội, duy trì và làm nảy nở cái đúng, tốt, đẹp; ngăn ngừa, sửa
chữa, loại trừ cái sai, cái ác, cái xấu.. .(Triết lý giáo dục thế giới và VN –
Phạm Minh Hạc)
 Triết lí giáo dục có thể ở các cấp độ khác nhau: một cá thể, một tập thể,
cả một quốc gia cho cả hệ thống giáo dục (đường lối, chiến lược, chính
sách… phát triển giáo dục, thái độ đối với nhà giáo, với học trò…) đến
một nhà trường, một lớp học, một nhà giáo, một gia đình.(Triết lý giáo
dục thế giới và VN – Phạm Minh Hạc)
 Triết lí giáo dục hiểu theo nghĩa tổng thể: đó là cơ sở triết học của một
nền giáo dục của một nước. Đó là quan điểm về vai trò, vị trí của giáo
dục, đường lối, phương hướng phát triển, mục tiêu, nguyên lý giáo dục;
là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục.


II. Vai trò của các triết lí

trong giáo dục
Triết lí giáo
dục

Là các tuyên bố
về mục tiêu, sứ
mạng, tầm nhìn,
chiến lược của
một quốc gia về
những vấn đề
cơ bản của giáo
dục

Giữ vai trò

Là cơ sở tư
tưởng, lý luận
chỉ đạo xây
dựng và phát
triển giáo dục

LOGO


III.Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học
1

2


3

Vai trò đối
với hoạch
định CTH

Thực tế áp
dụng

Những điều
cần lưu ý khi
xây dựng
CTH

LOGO


III.Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học

LOGO

 Vai trò: Triết lí giáo dục, cũng như công tác phát triển chương trình, là trọng
tâm của các hoạt động có mục đích, và là công cụ hỗ trợ trong việc đưa ra
quyết định từ nhiều lựa chọn khác nhau.
Các triết lí có thể giúp các nhà hoạch định chương trình:
 Gợi ý các mục đích trong giáo dục.
 Làm rõ các mục tiêu và các hoạt động học tập trong nhà trường.
 Xác định vai trò của các cá nhân làm việc trong trường.
 Hướng dẫn việc lựa chọn các chiến lược học tập và thủ thuật trong lớp

học
(Thật vậy, Khi chọn một triết lí giáo dục, các chuyên gia chương trình bắt
buộc phải xem xét các lựa chọn có tính giá trị. Các chuyên gia chương trình
nào có ý thức về niềm tin của mình về giáo dục và học tập sẽ đưa ra những
quyết định thường nhật tốt hơn)
Khi tốc độ thay đổi trong giáo dục càng ngày càng trở nên nhanh hơn thì vai
trò của một triết lí, một tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong giáo dục là vô
cùng cần thiết trong hoạch định chương trình học.
Sự thiếu phương hướng thường để lại kết quả là chương trình học bao gồm
rất nhiều nội dung nhưng chỉ thực hiện được rất ít.


III.Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học

LOGO

 Thực tế áp dụng hiện nay: Mặc dù mối quan tâm về các triết lí giáo dục đã
tồn tại từ rất lâu, nhưng việc vận dụng các khuynh hướng triết lí giáo dục
trong hoạch định chương trình còn gặp nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan.
 Chù quan: Một số ít những nhà hoạch định chương trình là có hiểu biết
các triết lí giáo dục, có tầm nhìn xa và có đủ kĩ năng để thiết kế các
chương trình học của nhà trường. Điều này đang dần dần được cải thiện
bằng cách đưa những người được đào tạo và hoạt động trong lĩnh vực
phát triển chương trình học tập những kỹ năng cao hơn để co thể đánh
giá xu hướng giáo dục, hiểu biết và vận dụng các triết lí giáo dục một
cách hiệu quả.
 Khách quan: Hiện nay, do sự phong phú của các triết lí giáo dục trên thế
giới và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thông tin, lí lẽ cho các

cơ sở triết lí ấy cũng như sự phát triển ngày càng đa dạng các mục đích
giáo dục đòi hỏi các nhà hoạch định phải có những suy nghĩ thấu đáo,
những lựa chọn, vận dụng thích hợp cho hệ thống giáo dục của nước
mình và áp dụng đúng thời điểm.


III.Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học

LOGO

 Chủ quan và khách quan: Việc thiết kế chương trình đa
phần là quá trình tích tụ những kiến thức xã hội mới lên trên
những kiến thức cũ. Những chương trình này được áp dụng
theo những mốc thời gian quy định mà không cần biết chúng
có thích hợp cho cuộc sống, cho nhu cầu của người học và
của xã hội tương lai hay không. Các nhà hoạch định chương
trình bị thất bại đa số là do thiếu tính nhất quán triết học,
thiếu dự tính về độ chuẩn của chương trình theo thời gian.
Một phần do không theo đòi hỏi của công chúng, không tuân
thủ theo nguyên lý của sự thay đổi.


III.Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học

LOGO

 Những lưu ý về việc lựa chọn các triết lí giáo dục khi hoạch
định chương trình học:

1. Các triết lí chính về cuộc sống và giáo dục theo truyền thống
thường được xác định bằng 3 tiêu chí: Cái gì tốt? Cái gì
đúng? Cái gì thực? Nhưng các quan điểm cá nhân về cái tốt,
chân lí, và hiện thực thường khác nhau đáng kể.
Các câu hỏi này không đơn giản bởi có quá nhiều cách chọn
lựa tư tưởng, cách chuyển chúng thành những hướng dẫn,
hay sắp xếp vào chương trình học. Số cách chọn lựa lại càng
tăng cao hơn bởi kiến thức của ta về thế giới ngày càng trở
nên phức tạp.
Do đó ta cần phải đặt ra thêm những câu hỏi cần phải trả lời
trước khi hoạch định: Nhà trường có nên tồn tại không? Phải
dạy cái gì? Vai trò của giáo viên và học sinh là gì? Nhà
trường phải đối mặt với sự thay đổi như thế nào?


III.Vai trò của các triết lí trong
hoạch định chương trình học
2.

LOGO

Khi tiến hành lựa chọn một triết lí giáo dục cho hoạch định
chương trình ta cần trả lới các câu hỏi quan trọng như:
 Mục đích của giáo dục là gì?
 Mẫu nhân cách nào, mô hình xã hội nào chúng ta muốn có?
 Phương pháp dạy học nào, hình thức tổ chức lớp học nào
chúng ta phải thực hiện để đạt những mục đích mong muốn.


III.Vai trò của các triết lí trong

hoạch định chương trình học

LOGO

 Ví dụ tham khảo: 8 câu hỏi của McNeil đặt ra để bảo đảm tính đúng đắn
khi xây dựng các mục tiêu giáo dục trong hoạch định chương trình học.
 1. Mục đích của nhà trường là thay đổi, thích nghi hay chấp nhận trật
tự xã hội?
 2. Một trường học có thể làm gì tốt hơn so với các cơ quan khác?
 3. Các mục tiêu nào là mục tiêu chung cho toàn bộ hệ thống giáo dục.
 4. Các mục tiêu phải nhấn mạnh tính hợp tác hay tính cạnh tranh?
 5. Các mục tiêu phải giải quyết các vấn đề đang được tranh cải hay chỉ
là những vấn đề đòi hỏi kiến thức có sẵn?
 6. Thái độ có phải được dạy không? Các kĩ năng cơ bản? Các chiến
lược giải quyết vấn đề?
 7. Giáo viên phải nhấn mạnh các vấn đề trong khóa học hay phải giúp
học sinh có cách ứng xử bên ngoài học đường?
 8. Các mục tiêu có phải dựa vào các nhu cầu của địa phương hay của
xã hội nói chung không? Các nhu cầu cần được thể hiện của học sinh
là gì?


IV. Tìm hiểu một số triết lí
giáo dục thế giới

LOGO

Năm triết lí
GD điển
hình


Đánh giá
khuynh
hướng triết
học

Triết lí giáo
dục đầu TK
XXI

1

2

3


IV. Tìm hiểu một số triết lí
giáo dục thế giới

LOGO

Thực nghiệm

Hiện sinh

Triết lí
GD điển
hình
Vĩnh cửu


Hiện thực

Duy tâm

Nhìn chung, các triết lí này, đại diện cho một trục biểu diễn rộng lớn các
tư tưởng về vấn đề: nhà trường nên là cái gì và phải làm cái gì.


IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO

 Triết lí vĩnh cửu: đây là triết lý bảo thủ, theo truyền thống, thường kém linh
hoạt. Là triết lí cơ bản dựa vào các định nghĩa kinh điển về giáo dục
 Nội dung: hiện thực là thế giới của lí tính. Triết lí vĩnh cửu tin là giáo dục,
cũng như bản chất con người là không đổi. Giáo dục theo các nhà triết lí
vĩnh cửu là sự chuẩn bị cho cuộc sống. Học sinh phải được dạy những tính
vĩnh cửu của thế giới thông qua việc học tập có tổ chức. Nói cách khác dạy
theo triết lí vĩnh cửu là dạy những cái chân lý đã có và đã được thừa nhận.
 Quan điểm:
- Về hiện thực: hiện thực là thế giới của lí trí và chúa trời.
- Về chân lí: là lí trí và sự khám phá.
- Về cái tốt: là sự hợp lý.
- Về giáo dục lí tưởng: là nền giáo dục dùng để phát triển trí tuệ.
- Về học: là cố gắng hiểu những công việc vĩ đại mà loài người đã tạo ra.
- Về sự thay đổi: Chân lí là bất diệt, tất cả sự thay đổi của nhà trường chỉ
có tính bề mặt không có sự thay đổi thực.



IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO

 Xây dựng chương trình:
- Nội dung dạy học: giảng dạy những chân lý bất diệt hay những chân
lý được khám phá qua hoạt động tiên đoán gồm:
+ Giảng dạy hiện thực: thể hiện các chân lý qua các môn học, các triết
lí.
+ Giảng dạy chân lí: hình thành khả năng, tinh thần kỉ luật thông qua
rèn luyện.
+ Giảng dạy giá trị: giáo dục hành vi kỉ luật để thấy được lẽ phải.
- Vai trò của trường học: chủ yếu là thể hiện lẽ phải và ý chí của chúa trời
- Vai trò của người giáo viên: là diễn giải và thuật lại chân lý đó.
- Vai trò của học sinh: là lĩnh hội thụ động.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: thuyết trình, tổ chức rèn luyện, kiểm
soát hành vi người học.


IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO

 Triết lí duy tâm: đây là một triết lí đề cao sự thông thái của con người.
 Nội dung: hiện thực là thế giới trong tư tưởng của từng cá nhân. Chân lí
được sinh ra trong sự nhất quán của các tư tưởng. Cái tốt là cái lí tưởng,
cái gì đó mà con người cố gắng để đạt được. Hay nói cách khác, triết lí

duy tâm cho rằng cái tốt, những ước mơ bay bổng luôn có ở tương lai do
đó giáo dục là chọn lựa những lý tưởng đó và giáo dục cho học trò cố
gắng để đạt được.
 Quan điểm:
- Về hiện thực: hiện thực là thế giới của tinh thần.
- Về chân lí: là sự nhất quán của các tư tưởng.
- Về cái tốt: là sự bắt chước mẫu người lí tưởng.
- Về sự thay đổi: Chân lí được lĩnh hội, chống thay đổi. Sự thay đổi chỉ
nằm trong trật tự của quá trình giáo dục.


IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO

 Xây dựng chương trình:
giáo.
luận.

- Nội dung dạy học: giảng dạy về sự thông thái của các thời đại gồm:
+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học trí tuệ - viết đọc, triết học, tôn
+ Giảng dạy chân lí: dạy các tư tưởng thông qua thuyết giảng, thảo

+ Giảng dạy giá trị: bắt chước các anh hùng và các mẫu lí tưởng.
- Vai trò của trường học: rèn luyện tư tưởng và trí tuệ cho người học
ngày càng sâu sắc hơn, giới thiệu những mô hình hành vi gương mẫu.
- Vai trò của người giáo viên: báo cáo về các cá nhân, các yếu tố lý
tưởng trong hiện tại và tương lai cho học trò. Ngoài ra, người thầy phải là
người mẫu mực về những hành vi lí tưởng.

- Vai trò của học sinh: là tiếp nhận bị động, ghi nhớ bằng cách học
thuộc.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: thuyết trình, báo cáo, diễn giải, nêu
gương.


IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO

 Triết lí hiện thực: đây là một triết lí đề cao tính hiện thực, nhìn thấy được.
 Nội dung: thế giới là chính nó và giáo dục là dạy học sinh về thế giới.
Cái tốt được tìm thấy trong các qui luật tự nhiên và trong trật tự của thế
giới tự nhiên. Chân lí là sự tương ứng được rút ra từ việc quan sát các qui
luật và trật tự của tư nhiên.
 Hay nói cách khác, triết lí hiện thực cho rằng cái tốt là cái nhìn thấy
được, quan sát được, rút ra được từ hiện thực do đó giáo dục là giảng dạy
những thông tin thực tế cho người học để giúp họ trở nên thông thạo hơn.
 Quan điểm:
- Về hiện thực: thế giới của sự vật.
- Về chân lí: là sự tương ứng và cảm giác khi chúng ta nhìn thấy chúng.
- Về cái tốt: là cái hợp quy luật tự nhiên.
- Về sự thay đổi: Luôn hướng về sự hoàn hảo, thay đổi có trật tự.


IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO


 Xây dựng chương trình:
- Nội dung dạy học: giảng dạy các qui luật thực tế của tự nhiên gồm:
+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học về thế giới tự nhiên – toán
học, khoa học.
+ Giảng dạy chân lí: dạy để hiểu và có thể giải thích thông tin, hay kể
lại thông tin.
+ Giảng dạy giá trị: đào tạo theo quy tắc đạo đức.
- Vai trò của trường học: cho thấy trật tự của thế giới và vũ trụ.
- Vai trò của người giáo viên: là người biểu diễn, truyền đạt kiến thức
về thực tế đến học sinh hoặc trình bày thực tế đó cho học sinh quan sát
nghiên cứu.
- Vai trò của học sinh: là vận dụng, tham gia thụ động nghiên cứu sự
vật.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: truyền đạt, trình bày kiến thức.


IV. Tìm hiểu một số triết
lí giáo dục thế giới

LOGO

 Triết lí thực nghiệm: đây là một triết lí đề cao sự thay đổi.
 Nội dung: thế giới là nơi luôn thay đổi. Thực tế là cái gì đó mà người ta
đã thật sự trãi qua. Chân lí là cái đang diễn ra. Triết lí thực nghiệm chấp
nhận công khai sự thay đổi và liên tục tìm kiếm để phát hiện phương
cách mới nhằm mở rộng và cải tiến xã hội.
 Hay nói cách khác, triết lí thực nghiệm cho rằng cái tốt là những gì được
chấp nhận qua sự khảo sát của công chúng do đó giáo dục là giảng dạy
thông qua việc giải quyết các vấn đề, các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

 Quan điểm:
- Về hiện thực: thế giới của kinh nghiệm.
- Về chân lí: là cái đang hoạt động, cái đang diễn ra.
- Về cái tốt: là cái được chấp nhận thông qua khảo sát của công chúng.
- Về sự thay đổi: thay đổi luôn hiện hữu, thay đổi là cả một quá trình.


IV. Tìm hiểu một số triết lí LOGO
giáo dục thế giới
 Xây dựng chương trình:
- Nội dung dạy học: dạy các vấn đề xã hội và khoa học xã hội, phương
pháp và chủ thể, kinh nghiệm gồm:
+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học về kinh nghiệm xã hội –
nghiên cứu xã hội.
+ Giảng dạy chân lí: dạy cách giải quyết vấn đề, phương pháp, đồ án.
+ Giảng dạy giá trị: đưa ra các quyết định nhóm một cách có trật tự.
- Vai trò của trường học: Khám phá và phát triển xã hội chúng ta đang
sống để chia sẻ kinh nghiệm.
- Vai trò của người giáo viên: là người giúp đỡ, tư vấn cho học viên.
- Vai trò của học sinh: tham gia chủ động, đóng góp.
- Phương pháp dạy học chủ yếu: làm việc nhóm với sự giúp đỡ, tư vấn
của giáo viên.


×