Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số bài tập hay và khó trong kỳ thi thử 2016 môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.73 KB, 3 trang )

rongden_167 - />
Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016

CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ TRONG
MÙA THI THỬ THPT QG – BUỔI 02
10 bài tập chọn cho Moontv
Câu 1. X là một anđehit không no mạch hở. Đốt cháy 0,1 mol X, sản phẩm cháy được cho vào 200 gam dung
dịch Ba(OH)2 17,1% thu được x gam kết tủa. Đốt cháy 0,15 mol X, sản phẩm cháy được cho vào một dung dịch
chứa y mol Ca(OH)2, sau hấp thụ thu được 2,5a gam kết tủa. Mặt khác đốt cháy 0,2 mol X, sản phẩm cháy được
cho vào một dung dịch chứa y mol Ca(OH)2, sau hấp thụ thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị tương ứng của x và y là (Chuyên Biên Hòa – Hà Nam)
A. 29,55 và 0,35.

B. 19,7 và 0,5.

C. 39,4 và 0,45.

D. 19,7 và 0,35.

Câu 2. Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho Y vào
lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4 được dung dịch Z chứa 83,41 gam muối sunfat trung hóa và m
gam hỗn hợp khí T trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết
thành hidroxit và ngừng khí thoát ra thì cần 0,57 mol NaOH, lọc kết tủa nung trong không khí đên khối lượng
không đổi thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m là (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)
A. 3,22.

B. 2,52.

C. 3,42.

D. 2,70.



Câu 3. Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2.
Sau phản ứng cháy, sục toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư. Sau các phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra
7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với nước vôi trong ban đầu, đồng thời có
0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khi lấy 4,46 gam X tác dụng vừa đủ với 60ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ
đơn chức và hai muối của hai amino axit (đều chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2, phân tử khối hơn
kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là(Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 5,44 gam.

B. 6,50 gam.

C. 6,14 gam.

D. 5,80 gam.

Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen có tỉ khối so với hiđro là 19,5. Lấy 4,48 lít X (đktc) trộn
với 0,09 mol H2 rồi cho vào bình kín có sẵn xúc tác Ni, đốt nóng, sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
hỗn hợp Y chỉ gồm các hiđrocacbon. Dẫn Y qua dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 trong NH3 dư, sau khi hết
AgNO3 hết thu được 20,77 gam kết tủa và có 2,016 lít khí Z (đktc) thoát ra. Z phản ứng tối đa với m gam Brom
trong dung dịch CCl4. Giá trị của m là (Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 24,0.

B. 20,8.

C. 22,4.

D. 19,2.

Câu 5. Trộn 8,1 gam bột Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 thu được hỗn

hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đuề cho các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa ion NH4+) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O.
Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch M;
0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2
trong Y là (Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 41,57%.

B. 62,35%.

C. 76,70%.

D. 51,14%.

Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm
0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2
có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m
gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến
khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
giá trị nào sau đây (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ)
A. 77.

B. 75.

C. 73.

D. 79.
Biên soạn: Phạm Hùng Vương.


rongden_167 - />

Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016

Câu 7. Dung dịch X chứa x mol NaOH và y mol Na2ZnO2 (hoặc Na2[Zn(OH)4]); dung dịch Y chứa z mol
Ba(OH)2 và t mol Ba(AlO2)2 (hoặc Ba[Al(OH)4]2) (trong đó x < 2z). Tiến hành hai thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch X.
• Thí nghiệm 2: nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Y.
Kết quả của hai thí nghiệm trên được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của y và t lần lượt là (Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 0,075 và 0,10.

B. 0,075 và 0,05.

C. 0,15 và 0,05.

D. 0,15 và 0,10.

Câu 8. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một
ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được
5,6 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Nếu cho 6,88 gam E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3 đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 12,96 gam bạc. Mặt khác, nếu lấy 6,88 gam E tác dụng với 150 ml
dung dịch KOH 1M thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với (TTLT Diệu Hiền – TP Cần
Thơ)
A. 14,0.

B. 11,0.

C. 13,0.

D. 12,0.


Câu 9. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có
nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (chứa một liên kết đôi
C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 4,40 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m
gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 672 ml khí (đktc) và khối lượng bình
tăng 1,86 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 4,40 gam X thì thu được CO2 và 2,88 gam H2O. Phần trăm
khối lượng của este không no trong X là (TTLT Diệu Hiền – TP Cần Thơ)
A. 33,64%.

B. 39,09%.

C. 27,27%.

D. 34,01%.

Câu 10. Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe (a mol), Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa
H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỉ khối hơi
so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam (không chứa ion
Fe3+). Cho dung dịch BaCl2 dư vào thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho dung dịch NaOH
(dư) vào Z thì thấy có 43,4 gam NaOH phản ứng, đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và có 0,56 lít khí (đktc)
thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? (TTLT Diệu Hiền
– TP Cần Thơ)
A. 0,171.

B. 0,165.

C. 0,152.

D. 0,159.


Biên soạn: Phạm Hùng Vương.


rongden_167 - />
Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016

Bổ sung: một số bài tập hay + khó trong đề Chuyên Vinh lần III – 2016
Câu 1. Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho):
toC

X + 4NaOH

Y + Z + T + 2NaCl + X1
toC

Y + 2 Ag NH3

2

OH

Z + HCl

C3H 6O3 + NaCl

T + Br2 + H 2O

C2 H 4O 4 Na + 2Ag

+ 3NH3 + H 2O.


C 2 H 4O 2 + 2X 2 .

Phân tử khối của X là (Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 231.

B. 227.

C. 220.

D. 225.

Câu 2. Chia 47,1 gam hỗn hợp bột X gồm Zn, Fe và Mg thành 3 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào 500ml dung
dịch HCl nồng độ a mol/lít, làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được 33,45 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác
dụng với 450ml dung dịch HCl nồng độ 2a mol/lít, làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được 40,55 gam chất rắn
khan. Phần 3 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 86,4 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy
ra hoàn toàn, các quá trình làm khô hỗn hợp không xảy ra phản ứng hóa học. Giá trị của a và phần trăm số mol
của Mg có trong hỗn hợp X lần lượt là (Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 1,0 và 22,93%.

B. 1,0 và 42,86%.

C. 0,5 và 42,96%.

D. 0,5 và 22,93%.

Câu 3. Điện phân (điện cực trơ, màng ngắn xốp, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch chứa a mol MSO4
(M là kim loại) và 0,3 mol KCl trong thời gian t giây, thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc) và dung dịch Y có khối
lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch X. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Z
có khối lượng giảm 19,6 gam so với khối lượng dung dịch X. Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra

không tan trong dung dịch. Phất biểu nào sau đây là đúng?(Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. Giá trị của a là 0,15.

B. Giá trị của m là 9,8.

C. Tại thời điểm 2t giây, chưa có sủi bọt khí ở catot.
D. tại thời điểm 1,4t giây, nước chưa bị điện phân ở anot.
Câu 4. Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp
muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO4 có trong dung dịch Z là(Chuyên
ĐH Vinh 2016)
A. 38,0 gam.

B. 36,0 gam.

C. 30,0 gam.

D. 33,6 gam.

Câu 5. Hỗn hợp M gồm axit axetic, ancol metylic và este đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 2,44 gam M cần 0,09
mol O2 và thu được 1,8 gam H2O. Nếu lấy 0,1 mol M đem tác dụng với Na dư thì thu được 0,672 lít H2 (đktc).
Phần trăm số mol của axit axetic trong hỗn hợp M là(Chuyên ĐH Vinh 2016)
A. 20,00%.

B. 40,00%.

C. 25,00%.

D. 24,59%.


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4


5

Đáp án

D

C

D

C

A

B

B

C

B

D

B

B

D


C

A

Biên soạn: Phạm Hùng Vương.



×