Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BCTT Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.67 KB, 47 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai tháng thực tập tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị xã Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với sự giúp đỡ của các bác, các cô chú tại Văn phòng cùng
sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt
nghiệp một cách tốt đẹp.
Thực tập là thời gian để thực hành những lí thuyết đã học trong nhà
trường, thực tập cũng là bài học kinh nghiệm cuối cùng của 4 năm theo học tại
Học viện Hành chính quốc gia cơ sở thành phố Hồ Chí Minh mà nhà trường
dành cho các sinh viên.
Qua bài báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh
đạo Học viện hành chính quốc gia cơ sở thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em học tập, nghiên cứu. Những kiến thức mà chúng em
đã học là vô cùng bổ ích, là những kiến thức cơ bản phục vụ cho quá trình
nghiên cứu và trau dồi thêm sau này. Nó cũng là hành trang phục vụ cho sự phát
triển sự nghiệp bản thân của chúng em. Em xin được thể hiện lòng biết ơn và tri
ân sâu sắc của em đối với các quý thầy, cô trong Học viện cũng như tập thể quý
thầy cô trong bộ môn Hành chính học đã truyền thụ cho em nhiều kiến thức và
lòng ham mê học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GV. Phạm
Nhựt Cường, đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thiện bài báo cáo này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Văn phòng UBND thị xã
Kỳ Anh đã quan tâm, tạo điều kiện cho em thực tập và hướng dẫn cho em trong
quá trình viết báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thị xã Kỳ Anh, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực tập

Chu Thị Liên


SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP

MỤC LỤC

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ĐTBD CBCC

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa



Quyết định


HCQG

Hành chính Quốc gia

BCTT

Báo cáo thực tập

GVHD

Giảng viên hướng dẫn

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP

LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế , đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản
sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hội
nhập quốc tế. với mục tiêu đó yêu cầu đặt ra là phải có một nền
hành chính phát triển cùng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên
nghiệp, được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn nghiệp vụ, để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong quản lý hành chính, đảm
bảo hoạt động quản lý nhà nước đạt hiệu lực và hiểu quả cao.
Một trong những nội dung luôn luôn được quan tâm hàng
đầu trong mỗi kỳ họp Quốc hội đó là tiếp tục đẩy mạnh chương

trình cải cách hành chính nhà nước, trong đó xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức trung thành với pháp luật, có trách nhiệm, có
đạo đức, tận tụy phục vụ nhân dân là nội dung giữ vai trò quan
trọng, nòng cốt nhất trong bốn nội dung về Cải cách hành
chính,cụ thể trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định “xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức” là trọng tâm. Điều đó
khẳng định việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
là một vấn đề cấp bách và lâu dài.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy vẫn còn đó số ít đội ngũ
CBCC năng lực quản lý hành chính nhà nước còn yếu, chưa đáp
ứng được những yêu cầu đặt ra trên địa bàn dẫn đến nhiều bất
cập trông hoạt động quản lý cũng như phục vụ nhân dân.Do đó,
để đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC
trên địa bàn Thị xã, thì tất yếu phải làm tốt khâu đào tạo, bồi
dưỡng CBCC.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, em chọn đề tài “
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND Thị xã
Kỳ Anh”. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu
có giới hạn vì vậy bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em mong nhận dược những ý kiến nhận xét, góp ý từ các
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP

thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ./.


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Báo cáo chung về tình hình thực tập
Căn cứ Quyết định 1918/QĐ – HVHCQG ngày 30 tháng 12 năm
2005 của Giams đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc Ban hành
Quy định về tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hệ chính quy.
Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành
chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh, sinh viên Chu Thị Liên, lớp
KS13-TCNS2, Thuộc đoàn thực tập số 04, do GV Phạm Nhựt Cường là
giảng viên hướng dẫn đã thực hiện kỳ thực tập tốt nghiệp của mình
cùng với những chuẩn bị sau đây:
1.1 Thời gian thực tập
 Tổng thời gian thực tập: 08 tuần
 Ngày bắt đầu: 22/02/2016
 Ngày kết thúc: 15/04/2016
Sinh viên thực tập theo giờ hành chính 05 ngày/tuần từ thứ
hai đến thứ sáu.
1.2 Địa điểm thực tập
 Văn phòng Thị xã Kỳ Anh
 Người hướng dẫn trực tiếp tại đơn vị thực tập: Chị Nguyễn
Thị Liên, Chuyên viên Văn phòng Thị Xã Kỳ Anh.
1.3. Kế hoạch thực tập
ST

Thời gian

Nội dung thực tập

T
1


Tuần 1

- Trình lãnh đạo Văn phòng thị xã Kỳ Anh về kế

Từ ngày

hoạch và thời gian thực tập

22/02/2016
đến ngày
26/02/2016

- Tìm hiểu chung về Văn phòng và UBND Thị Xã
Kỳ Anh
- Tìm hiểu ,học tập quy chế và nội quy của cơ
quan
- Làm quen với các cán bộ, công chức trong cơ
quan

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP

- Quan sát và thực hiện các công việc được giao
tại cơ quan
- Xây dựng kế hoạch thực tập gửi giáo viên

2

Tuần 2

hướng dẫn
- Quan sát, tìm hiểu quá trình làm việc trong Văn

Từ ngày

phòng

29/02/2016
đến ngày
04/03/2016

- Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu liên quan đến
cơ quan thực
- Làm quen với các máy móc, thiết bị tại cơ quan
- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan
- Xây dựng đề cương báo cáo thực tập, gửi cơ

3

Tuần 3

quan thực tập và giáo viên hướng dẫn
- Tích cực tham gia kỳ thực tập ở cơ quan

Từ ngày


- Học hỏi và trao đổi với các anh, chị về chuyên

07/03/2016
đến ngày
11/03/2016

môn
- Chọn lọc và xử lý số liệu liên quan đến chuyên
đề báo cáo
- Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về những

4

Tuần 4

khó khăn gặp phải trong kỳ thực tập
- Tiếp tục thực hiện các công việc theo sự hướng

Từ ngày

dẫn của công chức Văn phòng

14/03/2016
đến ngày
4

18/03/2016
Tuần 5
Từ ngày


- Trao đổi với giảng viên về những khó khăn gặp
phải trong kỳ thực tập
- Tích cực tham gia kỳ thực tập tại cơ quan
-Tiến hành viết báo cáo thực tập

21/03/2016
đến ngày
25/03/2016
Tuần 6
Từ ngày

- Tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo thực tập và trao

28/03/2016

đổi với giảng viên hướng dẫn về những khoa

đến ngày
6

- Tích cực tham gia kỳ thực tập tại cơ quan

01/04/2016
Tuần 7
Từ ngày

khăn gặp phải
-

Tích cực tham gia kỳ thực tập tại cơ quan


- Hoàn thiện BCTT và gửi cho trưởng nhóm

04/04/2016
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP

đến ngày
7

08/04/2016
Tuần 8
Từ ngày
11/04/2016
đến ngày
15/04/2016

Chỉnh sửa và hoàn thiện BCTT
- Xin ý kiến của lãnh đạo Văn phòng Thị xã
-

Kỳ Anh về quá trình thực tập
- Hoàn thiện và đóng cuốn BCTT
- Nộp BCTT cho GVHD

- Kết thúc kỳ thực tập

2. Báo cáo kết quả thực tập
2.1.

Những nội dung công việc sinh viên đã thực

hiện trong quá trình thực tập
a. Tuần 1 & Tuần 2 ( Từ ngày 22/02/2016 đến ngày
04/03/2016 )
Nghiên cứu các tài liệu, các quyết định, công văn, báo cáo
tổng kết của UBND về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Tìm
hiểu quy tắc, quy chế làm việc của Văn phòng thông qua các
quyết định thành lập phòng cũng như các công văn quy định quy
tắc quy chế làm việc của phòng; giúp sắp xếp tài liệu của phòng.
b. Tuần 3 & Tuần 4 ( Từ ngày 07/03/2016 đến ngày
18/03/2016 )
Học hỏi và trao đổi với các anh, chị về chuyên môn, chọn
lọc và xử lý số liệu liên quan đến chuyên đề báo cáo
Trao đổi với giảng viên hướng dẫn về những khó khăn gặp
phải trong kỳ thực tập
Hỗ trợ Văn phòng thị xã Kỳ Anh một số tác nghiệp, nghiệp vụ cụ
thể như: Giúp chuẩn bị các cuộc họp do UBND thị xã tổ chức;
tiếp khách, soạn thảo công văn, quản lý văn bản đến, văn bản
đi, photo, in ấn tài liệu cho phòng.
c. Tuần 5 & Tuần 6 ( Từ ngày 21/03/20116 đến ngày
01/04/2016 )
Tiếp tục tìm hiểu và bổ sung những tài liệu, những số liệu
cần thiết để hoàn thiện BCTT.
Giúp văn phòng những chuẩn bị cần thiết cho cuộc họp,
soạn thảo công văn, sắp xếp những hồ sơ, tài liệu cũng như
tham gia những hoạt động do Đoàn thị xã phát động hưởng ứng

chào mừng ngày 26/03 cùng với các anh, chị trong UBND thị xã.
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP

d. Tuần 7 & Tuần 8 ( Từ ngày 04/04/2016 đến ngày
15/04/2016 )
Bên cạnh việc hoàn thành các công việc được phân công tại
cơ quan là việc tiến hành những bổ sung, chỉnh sửa cần thiết để
tiến hành hoàn thiện báo cáo và trình xin ý kiến của lãnh đạo cơ
quan về quá trình thực tập.
2.2. Những kết quả thu nhận được trong quá trình
thực tập
Qua gần 2 tháng thực tập tại Văn phòng thị xã Kỳ Anh tôi
đã học tập được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
qua việc theo dõi các cô, chú, anh, chị trong phòng làm việc, đã
áp dụng được một số kiến thức đã học qua thực tiễn làm việc.
Mặc dù không phải những lý thuyết đều được áp dụng hoàn
chỉnh nhưng qua đó đã cho tôi cái nhìn mới về những quy trình,
quy tắc triển khai công việc tại đây.
Hơn thế, với cách tổ chức lao động khoa học, nhịp nhàng
trong việc phân công, phối hợp giữa các bộ phận, các phòng với
nhau đã cho tôi hiểu thêm về môi trường làm việc, cũng như
bầu không khí làm việc của mỗi người rất thoải mái, vui vẻ là
động lực quan trọng giúp tôi tự tin để hoàn thành kỳ thực tập.
Trong thời gian thực tập, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với
công tác tiếp công dân hiểu thêm về quá trình giải quyết khiếu

nại, tố cáo của công dân liên quan đến các lĩnh vực khác nhau.
Với chuyên đề báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức tại UBND Thị xã Kỳ Anh, tôi cũng đã hiểu hơn về thực
tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng ở UBND thị xã cũng như có cái
nhìn tổng quát hơn về chuyên đề mà mình nghiên cứu.
Bên cạnh đó qua thời gian thực tập này tôi đã hiểu thêm
hơn về hoạt động văn thư lưu trữ trong việc quản lý văn bản đến
và văn bản đi, học tập được một số kĩ năng cần thiết trong quá
trình thực thi công vụ đặc biệt là rèn luyện được kĩ năng giao tiếp
và ứng xử trong môi trường công sở cũng như trong cuộc sống,
hoàn thiện hơn kĩ năng soạn thảo các công văn, giấy tờ.
2.3. Những thuận lợi , khó khăn trong quá trình thực
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP

tập
a)

Những thuận lợi

Được các cán bộ, chuyên viên nơi thực tập hướng dẫn,
quan tâm và chỉ bảo tận tình trong quá trình thực tập.
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô.
Được lãnh đạo cơ quan quan tâm, cùng các anh chị trong
cơ quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để làm tốt kỳ thực tập: cung
cấp số liệu, tài liệu cần thiết để sinh viên hoàn thành tốt báo

cáo thực tập.
Được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động của cơ
quan (tham gia hiến máu nhân đạo, đi tham quan 26-03,… được
hướng dẫn và giao các công việc trong khả năng của sinh viên,
tìm hiểu thực tế thông qua các công việc hằng ngày tại cơ quan,
giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc.
Được sự giúp đỡ của bạn bè thực tập từ các phòng ban
trong việc cập nhật cũng như trao đổi số liệu.
b)

Những khó khăn

Dù đã trải qua kỳ Kiến tập nhưng có lẽ vẫn khó có thể
tránh khỏi thiếu kinh nghiệm, còn gặp những bỡ ngỡ, rụt rè
trong thực hiện công việc
Sự khác biệt khá lớn giữa lý thuyết và thực tế khiến sinh
viên gặp phải khó khăn trong giải quyết công việc.
Trong quá tình thực tập tại cơ quan phải tiếp xúc nhiều với
các văn bản quản lý nhà nước đòi hỏi phải có sự am hiểu và
kiến thức sâu rộng ở nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh.
Do thiếu kiến thức và các kỹ năng sử dụng các loại máy
móc văn phòng như máy in, máy photocopy… nên trong quá
trình thực tập, còn khó sử dụng.

PHẦN II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Chuyên đề báo cáo:

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 8



BÁO CÁO THỰC TẬP

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TẠI UBND THỊ XÃ KỲ ANH
1. Khái quát về cơ quan thực tập
1.1. Khái quát về thị xã Kỳ Anh
Căn cứ theo Nghị quyết số 130/2015/NQ-HĐND ngày
30 tháng 01 năm 2015 của Hội Đồng nhân dân Tỉnh Hà
Tĩnh Khóa XVI, kỳ họp thứ 12 về việc: Thông qua Đề án
“Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kỳ Anh để thành lập mới
thị xã Kỳ Anh và 06 phường thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”
với những nội dung chính như sau:
1. Thành lập mới thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh trên cơ
sở điều chỉnh 28.025,03 ha diện tích tự nhiên và 85.508 nhân
khẩu của huyện Kỳ Anh (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên,
dân số của thị trấn Kỳ Anh và các xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ
Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Hưng,
Kỳ Hoa).
- Thị xã Kỳ Anh có 28.025,03 ha diện tích tự nhiên và
85.508 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính của thị xã Kỳ Anh: Phía Đông giáp
Vịnh Bắc bộ (Biển Đông); phía Tây và phía Bắc giáp huyện Kỳ
Anh; phía Nam giáp huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).
- Trung tâm hành chính thị xã Kỳ Anh đặt tại khu hành
chính huyện Kỳ Anh hiện tại.
2. Thành lập 06 phường trực thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh
a) Thành lập Phường Sông Trí trên cơ sở giữ nguyên toàn

bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Kỳ Anh.
- Phường Sông Trí có 514,68 ha diện tích tự nhiên và
11.612 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính: Phía Đông giáp phường Kỳ Trinh; phía
Tây giáp xã Kỳ Hoa và xã Kỳ Tân; phía nam giáp xã Kỳ Hoa và
xã Kỳ Hưng; phía bắc giáp xã Kỳ Châu và xã Kỳ Hưng.

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP

b) Thành lập Phường Kỳ Long trên cơ sở giữ nguyên toàn
bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Kỳ Long.
- Phường Kỳ Long có 2.136,53 ha diện tích tự nhiên và
9.891 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp phường Kỳ Thịnh; phía
Nam giáp phường Kỳ Liên; phía Đông giáp xã Kỳ Lợi; phía Tây
Nam giáp huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).
c) Thành lập Phường Kỳ Liên trên cơ sở giữ nguyên toàn bộ
diện tích tự nhiên và dân số của xã Kỳ Liên.
- Phường Kỳ Liên có 1.290,2 ha diện tích tự nhiên và 7.146
nhân khẩu.
- Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp phường Kỳ Long; phía
Nam giáp phường Kỳ Phương; phía Tây giáp phường Kỳ Long;
phía Đông giáp phường Kỳ Phương và xã Kỳ Lợi.
d) Thành lập phường Kỳ Phương trên cơ sở giữ nguyên toàn
bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Kỳ Phương.

- Phường Kỳ Phương có 3.548,33 ha diện tích tự nhiên và
8.255 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp xã Kỳ Lợi và phường Kỳ
Liên; phía Nam giáp xã Kỳ Nam và huyện Quảng Trạch (tỉnh
Quảng Bình); phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp phường
Kỳ Liên.
đ) Thành lập Phường Kỳ Trinh trên cơ sở giữ nguyên toàn
bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Kỳ Trinh.
- Phường Kỳ Trinh có 4.748,16 ha diện tích tự nhiên và
5.904 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp xã Kỳ Hưng, phường
Sông Trí và xã Kỳ Hà; phía Nam giáp phường Kỳ Thịnh; phía
Đông giáp xã Kỳ Hà và xã Kỳ Lợi; phía Tây giáp huyện Quảng
Trạch (tỉnh Quảng Bình).
e) Thành lập Phường Kỳ Thịnh trên cơ sở giữ nguyên toàn
bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Kỳ Thịnh.

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP

- Phường Kỳ Thịnh có 4.084,26 ha diện tích tự nhiên và
11.399 nhân khẩu.
- Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp phường Kỳ Trinh; phía
Nam giáp phường Kỳ Long; phía Đông giáp xã Kỳ Lợi; phía Tây
giáp huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:

- Tỉnh Hà Tĩnh có 599.730 ha diện tích tự nhiên và
1.249.790 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm
thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh và 10 huyện:
Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Can
Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; 262 đơn vị hành
chính cấp xã (gồm 21 phường, 11 thị trấn và 230 xã).
- Thị xã Kỳ Anh có 28.025,03 ha diện tích tự nhiên và
85.508 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc (06
phường và 06 xã).
- Huyện Kỳ Anh có 76.161,7 ha diện tích đất tự nhiên và
120.518 nhân khẩu; có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm
các xã: Kỳ Trung, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Giang, Kỳ Tiến, Kỳ Phú,
Kỳ Đồng, Kỳ Phong, Kỳ Khang, Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Thượng, Kỳ
Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Sơn, Kỳ Văn, Kỳ Thọ, Kỳ Châu, Kỳ Thư, Kỳ Tân,
Kỳ Hải. Trung tâm hành chính huyện Kỳ Anh đặt tại xã Kỳ Đồng.
Thị xã KỳAnh nằm ở phía đông nam của tỉnh Hà Tĩnh giáp
huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình ) , nơi có dãy Hoành Sơn
Quan và Đèo Ngang thơ mộng. Vượt qua những năm tháng đói
nghèo, Kỳ Anh đang vươn mình ra biển lớn, hội nhập và phát
triển. Mảnh đất được ví là chảo lửa, túi mưa nay đang từng ngày,
từng giờ thay da đổi thịt, với những tiềm năng, lợi thế về biển,
đất đai, tài nguyên, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào, đã
và đang được đánh thức. Kỳ Anh nay thực sự đang đứng trước
vận hội lớn trên con đường xây dựng phát triển. Khu kinh tế
Vũng Áng một trong những khu kinh tế tốp đầu của cả nước được
đánh giá cao về sự năng động, nhạy bén, là địa chỉ hấp dẫn của
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hàng trăm dự án đã và
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 11



BÁO CÁO THỰC TẬP

đang được triển khai tại đây, nhiều dự án có tổng mức đầu tư
hàng chục tỷ USD như dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn
Dương của tập đoàn Formosa. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động
và phát huy hiệu quả như: Nhà máy nhiệt điện Vũng áng số 1,
Cầu cảng Vũng Áng số 1, số 2; Tổng kho xăng dầu Vũng Áng,
tổng kho khí hoá lỏng Bắc Trung bộ, Nhà máy sản xuất-xuất
khẩu dăm gỗ Việt Nhật, Khu Công nghiệp Vũng Áng… Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân Kỳ Anh một lòng đoàn kết, nỗ lực đi lên
để xây dựng quê hương Kỳ Anh ngày càng giàu đẹp và phát
triển.
Tính đến thời điểm tháng 01/2015, thị xã Kỳ Anh có tổng
diện tích 28.025,03 ha đất tự nhiên và 85.508 nhân khẩu, với 6
phường và 6 xã bao gồm:
-

Xã Kỳ Hoa

- Phường Sông Trí

-

Xã Kỳ Ninh

- Phường Kỳ Long

-


Xã Kỳ Hà

- Phường Kỳ Liên

-

Xã Kỳ Lợi

- Phường Kỳ Phương

-

Xã Kỳ Nam

- Phường Kỳ Trinh

-

Xã Kỳ Hưng

- Phường Kỳ Thịnh

1.2. Tổng quan về UBND thị xã Kỳ Anh
- UBND thị xã Kỳ Anh là cơ quan hành chính cấp Nhà nước
cấp huyện có chức năng quản lý Nhà nước chung ở địa phương
trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, Quốc phòng – An ninh
( Luật tổ chức HĐND& UBND của Quốc hội thông qua ngày
26/11/2003).
- UBND thị xã chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp

luật, các văn bản khác của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị
quyết của HĐND thị xã Kỳ Anh nhằm đảm bảo chủ trương , biện
pháp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và thự hiện
các chính sách khác trên địa bàn thị xã.
1.3. Tổng quan về Văn phòng UBND thị xã Kỳ Anh
a. Vị trí và chức năng

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thị xã
là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân thị xã, có chức
năng tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân; tham mưu cho chủ tịch uỷ ban nhân dân về chỉ đạo, điều
hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ
quản lý và hoạt động của hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân.
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
thị xã đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn

 Chức năng là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân

dân
- Trình Ủy ban nhân dân thị xã chương trình làm việc, kế
hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của
UBND thị xã. Đôn đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn,
UBND cấp xã, thị trấn việc thực hiện chương trình, kế hoạch
công tác của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị
xã sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác
phối hợp giữa các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn theo quy định của pháp luật;
- Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thị xã theo quy định của pháp luật. Thực hiện
công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất được giao theo quy
định của pháp luật;

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Trình Ủy ban nhân dân thị xã quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng
năm, các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn
phòng Ủy ban nhân dân thị xã;


-

Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã giữ
mối quan hệ phối hợp công tác với Thị uỷ, Thường trực Thị ủy,
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã,
các đoàn thể nhân dân cấp thị xã, và các cơ quan, tổ chức của
Trung ương, của thành phố đóng trên địa bàn địa phương;

-

Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã; công tác công văn, giấy
tờ, văn thư, hành chính, lưu trữ, tin học hoá hành chính nhà
nước của Ủy ban nhân dân thị xã;

-

Trình Ủy ban nhân dân thị xã chương trình, biện pháp tổ chức
thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi
của Văn phòng Ủy ban nhân dân thị xã;

-

Phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản
lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

-

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống

tham nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy
ban nhân dân thị xã theo quy định của pháp luật và phân công
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã;

-

Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt
động của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã;
bảo đảm điều kiện hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thị xã và các tổ chức có liên quan theo quy định
của Ủy ban nhân dân thị xã;

-

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức của cơ quan.

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thị xã giao.

 Chức năng đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của

Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 14



BÁO CÁO THỰC TẬP

của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân,
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thị xã
có các nhiệm vụ sau đây:
-

Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động
hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Hội đồng nhân
dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân
dân; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã
được phê duyệt;

-

Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành
công việc chung của Hội đồng nhân dân; điều hoà, phối hợp
hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân; bảo đảm việc thực
hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực
Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, nội quy kỳ họp
Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ
mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục
vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của
Hội đồng nhân dân trong hoạt động đối ngoại;

-

Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình, tổ
chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường
trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân; đôn đốc

cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội
đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân,
cuộc họp Ban của Hội đồng nhân dân;

-

Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân
dân xây dựng báo cáo công tác; phục vụ Ban của Hội đồng nhân
dân thẩm tra đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết; giúp Thư ký
kỳ họp Hội đồng nhân dân hoàn chỉnh Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

-

Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp
công dân, tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP

của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo và kiến nghị của công dân;
-


Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội
đồng nhân dân tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân
dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm xem xét giải quyết;

-

Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức lấy ý kiến đóng
góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các văn bản khác theo
yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố;

-

Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử
đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp; phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân xã, thị trấn;

-

Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng
nhân dân trong công tác giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi
dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp.

-

Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân,
Ban của Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ công tác với các cơ
quan thành phố và huyện, Thường trực Thị ủy, Ủy ban nhân

dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa
phương;

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Hội đồng nhân
dân giao.
c. Cơ cấu tổ chức
Chánh Văn Phòng

Phó chánh văn phòng
Hành chính - Tổng hợp
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Phó chánh văn phòng
phụ trách công tác văn
thư, tiếp dân
Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP

Chuyên viên

Chuyên viên

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Văn phòng HĐND – UBND Thị xã Kỳ
Anh.


d. Nhân sự
Danh sách Công chức Văn phòng HĐND – UBND Thị
xã Kỳ Anh
(Nguồn: Phòng Nội vụ)

TT

Ngày tháng năm

Trình độ

sinh

chuyên

Họ và tên
Nam

1
2

Nguyễn

Cử nhân sư

58

phạm

3


Võ Thị Như Long

4

Phan Quốc Nam

5

Nguyễn Thị Liên

6

Phạm Thị Nga

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Chuyên
viên Cao

Đại học

cấp
Chánh Văn

QTKD
Cử nhân

phòng
Phó Chánh


Luật
Cử nhân

Văn phòng
Phó Chánh

10/12/19

Kinh tế
Cử nhân LT

Văn phòng
Chuyên

81
01/01/19

& QTVP
Cử nhân TC-

viên
Kế toán

KT

viên

Hồng 10/4/19


Cương

Chức vụ

tạo

Văn 01/7/19

Bổng
Nguyễn

Nữ

môn đào

82
06/02/19
76
13/9/19
83

73

Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP

2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại
UBND thị xã Kỳ Anh

2.1. Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức
Theo luật cán bộ, công chức năm 2008:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.
-

Vai trò của cán bộ công chức
Có thể nhận định rằng dù ở thời kỳ nào hay ở bất kỳ đâu
yếu tố con người luôn giữ một vai trò quan trọng và đặc biệt là
những người có đủ tài, lực và tâm càng có một ý nghĩa to lớn,
nó quyết định đến sự hưng thịnh của một đất nước, của một

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP

dân tộc, bởi lẽ không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Nguyễn Trãi
đã từng nói: hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
Cán bộ, công chức là những đại diện tiêu biểu cho công
dân, cho quốc gia được nhân dân tín nhiệm để giữ vai trò quan
trọng trong việc duy trì hiệu quả hoạt động của nền công vụ.
Một cơ quan vững mạnh là một cơ quan có đội ngũ nhân
viên giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất đạo đức, có cách
thức tổ chức làm việc khoa học hợp lý. Người cán bộ, công chức
trong cơ quan nhà nước có những vai trò cơ bản sau:
Cán bộ, Công chức là một mắt xích quan trọng không thể
thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này là những
người thực thi công vụ, trực tiếp quản lý nhà nước bằng pháp
luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã họi. Đây là đội ngũ
quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính sách,
kế hoạch nhà nước. Chính vì vậy, đòi hỏi cán bộ, công chức phải
có năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng công việc đặc ra.
Là người hoạch định đường lối cho cơ quan, tổ chức hoạt
động. Đối với cơ quan hành chính nhà nước, mục tiêu là đáp
ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của nhân dân. Để làm
được điều này các cơ quan nhà nước phải xây dựng một hệ
thống chính sách hợp lý và khoa học. Bởi lẽ một chính sách hợp
lý, khoa học nó quyết định sự thành bại hay sự hưng thịnh, suy
voing của một quốc gia dân tộc.

Là chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp các nguồn lực trong
tổ chức bao gồm: tài chính, người lao động, cơ sở vật chất và
các nguồn lực khác. Công việc này đòi hỏi cán bộ công chức
phải có kỹ năng tổ chức, không ngừng học hỏi để đáp ứng yêu
cầu công việc.
Cán bộ, công chức là người trực tiếp thực hiện các giao
tiếp giữa cơ quan nhà nước với môi trường bên ngoài. Đó là
việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Trong việc nhận thông tin, trao đổi và xử lý những ý kiến từ
nhân dân mà chính không ai khác chính là đội ngũ CB, CC

“ vì

nước quên thân, vì dân phục vụ ” sẽ đưa ra những chính sách,
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP

kế hoạch đúng đắn vì sự phát triển của nhân dân. Với vai trò to
lớn đó, để có thể xây dựng một nền hành chính tiên tiến, đổi
mới việc nâng cao kiến thức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức là việc làm cần thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện
nay.
Căn cứ Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của
Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức
thì đào tạo, bồi dưỡng có thể hiểu là:
Đào tạo là quá tình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống

những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc
học.
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến
thức, kỹ năng làm việc
-

Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước
là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi thường xuyên, liên tục
của bất kỳ quốc gia hay bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Không phải
ngẫu nhiên một đất nước có thể phát triển bền vũng chỉ nhờ
vào những yếu tố như: tài chính, công nghệ,… đơn giản là khi có
tài chính trong tay, lên kế hoạch tổ chức bộ máy nhưng không
có con người thì thử hỏi nó sẽ vận hành ra sao? Một bộ máy có
hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay không chính là nhờ vào sự
cống hiến của mỗi con người đang hằng ngày đem sức lực, trí
lực và hơn thế là tâm lực. Tâm là đạo đức, là phẩm chất, là tâm
huyết vì nhân dân, vì tổ quốc mà không chút tư lợi.
Nhưng không phải lúc nào mọi thứ luôn theo chiều hướng
tốt, khi nền hành chính nước ta vẫn còn đó những vết tích của
thời bao cấp, quan liêu, cũng như những sai lầm, cổ hủ trong tư
duy mà bấy lâu CB,CC vẫn rập khuôn về nền hành chính đã
đang đặt những bước đi kìm hãm sự phát triển của đất nước. Vì
lẽ đó chúng ta phải thay đổi, phải xây dựng nên một đội ngũ
CB, CC trưởng thành trong tư duy, sáng tạo trong công việc, có
tư tưởng chính trị vững vàng, tạo được lòng tin yêu từ công dân
trong sự nghiệp phát triển đất nước. Và để có một nguồn nhân
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 20



BÁO CÁO THỰC TẬP

lực đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội
thì đào tạo, bồi dưỡng luôn là con đường cơ bản. Đào tạo, bồi
dưỡng ở đây không chỉ đơn thuần đào tạo về chuyên môn mà
còn giáo dục về chính trị, đạo đức, ý thức trách nhiệm, tác
phong công tác, vai trò và vị trí của người cán bộ, công chức
trong bộ máy nhà nước.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là nhằm trang bị
kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ,
đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
ĐTBD CBCC là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan
trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của
cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự
thay đổi về chất lượng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tao,
bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ
thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó
cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng,
cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực
hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của
người cán bộ, công chức, viên chức.
Thị xã Kỳ Anh phấn đấu đến các mục tiêu cụ thể năm
2016, đối với cán bộ, công chức cấp huyện:




100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định
90% cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo,quản lý các cấp
được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định; 85% cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng trước



khi bổ nhiệm
70-80% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng



năm
5-10% cán bộ, công chức được đào tạo sau đại học.
2.2. Thực trạng thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại UBND thị xã Kỳ Anh

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP

2.2.1. Căn cứ pháp lý cho việc thực hiện công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND thị xã Kỳ
Anh
Căn cứ theo Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003
Căn cứ Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của

Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức;
Thông tư 03/2011/TT-BNV

ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ

hướng dẫn thực hiện Nghị định 18/2010/NĐ-CP; Thông tư
139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về
lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước
dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Căn cứ quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/08/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.
Căn cứ Quyết định 3348/QĐ-UBND ngày 14/10/2011 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Quyết định 15/2011/QĐUBND ngày 21/06/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định tạm
thời về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và
sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011-2015.
2.2.2. Quy trình thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức tại UBND thị xã Kỳ Anh
Sau khi nhận được Công văn thông báo về kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng CBCC của Sở Nội vụ tỉnh, UBND thị xã xem đó
làm cơ sở, căn cứ để tiến hành công tác rà soát, lập kế hoạch
đưa CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng. Quy trình thực hiện công tác
ĐTBD CBCC được thực hiện như sau:
Bước 1: Thống kê, cập nhật trình độ
Hằng năm hoặc theo yêu cầu, phòng Nội vụ phát “ bảng
thống kê trình độ cán bộ, công chức, viên chức” cho các phòng,
ban, các đơn vị thuộc UBND để thu thập thông tin về trình độ
và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Bước 2: Xác định nhu cầu đào tạo


SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP

Các đơn vị và cá nhân có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ghi
yêu cầu vào bản “Đăng ký nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng” có ký
xác nhận của trưởng phòng, ban, đơn vị, hoàn thiện hồ sơ và
chuyển cho phòng Nội vụ.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch đào tạo
Trên cơ sở thống kê và nhu cầu của các phòng, ban, đơn
vị, phòng Nội vụ tổng hợp, lập kế hoạch chung và kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng đợt.
Bước 4: Báo cáo cấp trên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức
Sau khi có kế hoạch đào tạo cụ thể, Phòng Nội vụ trình
cấp trên xem xét và phê duyệt kế hoạch .
Bước 5: Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Căn cứ kế hoạch được phê duyệt và các văn bản thông
báo chỉ tiêu, nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo, Phòng Nội
vụ lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức tham gia dự các
khóa đào tạo, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan thực
hiện các thủ tục để cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo
theo kế hoạch. Khi có yêu cầu, cán bộ, công chức, viên chức
được cử đi đào tạo phải làm bản cam kết.
Bước 6: Báo cáo kết quả đào tạo
Các cá nhân được cử đi đào tạo, sau khi hoàn thành

chương trình đào tạo phải báo cáo kết quả với phòng, ban, đơn
vị đang công tác và phòng Nội vụ; Đồng thời nộp bản sao văn
bằng, chứng chỉ (nếu có)
Bước 7: Báo cáo thực hiện kế hoạch đào tạo
Hằng quý, năm, phòng Nội vụ báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kết quả đào tạo, bồi dưỡng với
chủ tịch UBND thị xã.
Bước 8: Lưu hồ sơ:
Phòng Nội vụ lưu hồ sơ theo quy định.
2.2.3. Nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện công tác
đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND thị xã Kỳ
Anh
a. Về số lượng

SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là yêu cầu cấp thiết, là
nội dung tiền đề tạo nên đội ngũ CBCC vững vàng về chính trị,
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu mọi vấn đề cùng với đó
là cái nhìn nhạy bén trong mọi tình huống để có thể đưa ra
những quyết sách hợp tình hợp lý nhất. Và để thực hiện được
điều đó, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo được nguồn lực cần
thiết để triển khai công tác ĐTBD CBCC đúng kế hoạch.
Thực tế ở UBND thị xã Kỳ Anh, số người được cử làm công
tác đào tạo bồi dưỡng có 3 người. Trong đó hai người phụ trách

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp huyện; và
một người phụ trách công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công
chức cấp xã. Số lượng người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng so
với khối lượng công việc ở UBND thị xã Kỳ Anh nhìn chung có vẻ
chưa hợp lý, nên đôi lúc vẫn còn những chồng chéo trong công
việc và gặp những khó khăn để thực hiện công tác này.
b. Về chất lượng
Số lượng là hình thức, là mặt ngoài của vấn đề, để công
tác ĐTBD CBCC đạt được hiệu quả thì bên cạnh số lượng, chất
lượng nguồn lực là yếu tố không thể thiếu, nó quyết định đến
kết quả, năng lực của chính những người mà họ sẽ đào tạo, bồi
dưỡng.
Họ không đơn thuần là CBCC là người có trình độ chuyên
môn giỏi, trình độ lý luận chính trị vững chắc, phải hiểu rõ các
quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, mà hơn thế với
cương vị là cấp trên, là đồng nghiệp phải có năng lực hành vi
đúng đắn, được mọi người tôn trọng, có kinh nghiệm về công
tác ĐTBD CBCC.
Thực tế ở UBND thị xã Kỳ Anh có 3 người đảm nhận thực
hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ( trong số 5
người tại Phòng Nội vụ) đó là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng
và một chuyên viên cụ thể:
Trưởng phòng đảm nhận thực hiện công tác ĐTBD CBCC
cấp huyện có trình độ chuyên môn :Thạc sĩ; trình độ lý luận
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP


chính trị: Cao cấp; trình độ tin học loại A; trình độ ngoại ngữ loại
B; là Đảng viên ĐCSVN.
Phó trưởng phòng phụ trách thực hiện công tác ĐTBD
CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn: cử nhân Đại học; trình độ
lý luận chính trị: trung cấp; trình độ tin học; đại học; trình độ
ngoại ngữ loại B; là đảng viên ĐCSVN.
Chuyên viên chịu trách nhiệm giúp đỡ Phó trưởng phòng
trong công tác ĐTBD CBCC cấp xã.
c. Về kỹ năng
Khác với một số ngành nghề khác trong nền hành chính
công vụ để thực nhiện tốt công tác ĐTBD CBCC những kỹ năng
cần thiết để họ có thể thực hiện tốt công tác này cũng là một
yếu tố quan trọng, góp phần giúp họ có thể thực hiên tốt các
nhiệm vụ được giao, cụ thể như:
Kỹ năng chiến lược: Như kỹ năng đánh giá, nhìn nhận bao
quát về CBCC trong cơ quan, đánh giá được năng lực thực sự
của từng người, biết học giỏi lĩnh vực nào và càn bổ sung đào
tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nào để thực hiện tốt
công việc.
Kỹ năng chuyên môn: Như những kinh nghiệm, kiến thức
trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; Đào tạo những gì, khi nào
nên đào tạo, đối tượng nào ưu tiên...
Kỹ năng tổ chức công việc: Biết tìm và mở các lớp ĐTBD
theo từng đợt phù hợp với từng nhóm đối tượng, làm sao để
CBCC vừa đảm nhận tốt công việc, vừa có thể được ĐTBD để
nâng cao kiến thức, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi
phí.
Kỹ năng phân tích: Phân tích tình hình nhân lực tạo cơ
quan, phân tích nhu cầu của CBCC, yêu cầu của công việc,

những thay đổi của môi trường bên trong và ngoài cơ quan để
định hướng cho tương lai.
Ngoài ra họ cần phải là những người có trách nhiệm với
công việc được giao, có tầm nhìn chiến lược; biết lắng nghe và
SVTH: CHU THỊ LIÊN

Trang 25


×