Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài tập về nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học có đáp án_bài tập hay nhất nên xem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.01 KB, 18 trang )

1. Nguyên tử, bảng tuần hoàn, liên kết hóa học
Câu 1 (1.1). Đề thi minh họa 2015 – BGD
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X


A. 12.

B. 13.

C. 11.

D. 14.

Câu 2 (1.9). Đề thi minh họa 2015 – BGD
Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau. X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên
tố kim loại là.

A. X, Y, E.
B. X, Y, E, T.
C. E, T.
D. Y, T.
Câu 3 (3.48). Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 2
Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về
nguyên tử X
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron
B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 electron
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3
D. X nằm ở nhóm VIA
Câu 4 (4.24). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Thái Nguyên – lần 3
Nguyên tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang
điện trong R là.


A. 18
B.22
C.38
D.19
Câu 5 (5.20). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên ĐH Vinh – lần 4
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí
(chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm IIIB.
B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IB.
D. chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 6 ( 7. 12). Đ ề th i th ử T H PT Q G 2015 – T H PT ch u yên Ngu yễn H u ệ – l ần 4
Trong tự nhiên đồng vị 37Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo. Nguyên tử khối trung bình của clo
bằng 35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng của37Cl có trong HClO4 là (với 1H, 16O).
A. 9,82%.
B. 8,92%
C. 8,56%.
D. 8,65%.
Câu 7 (7.47). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – lần 4
Những câu sau đây, câu nào sai?
A. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electron bằng nhau.
B. Trong nhóm A, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
D. Phân tử NH4NO3 chứa các liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.

Câu 8 (8.12). Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 6
Cho các nguyên tử N (Z=7) ; Cl(Z=17) ; O(Z=8) ; F(Z=9). Bán kính các ion được sắp xếp theo
chiều tăng dần .
A. N3- ; O2- ; F- ; ClB. Cl- ; N3- ; O2- ; FTruy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!


1/2


C. F- ; O2- ; N3- ; ClD. Cl- ; F- ; O2- ;N3Câu 9 ( 8.20). Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 6
Nguyên tử nguyên tố X có 5e trong các phân lớp s , nguyên tử nguyên tố Y có 11e ở phân lớp p. Hợp
chất M tạo bới X và Y chứa liên kết.
A. Cộng hóa trị phân cực
B. Cộng hóa trị không phân cực
C. cho nhận
D. ion
Câu 10 (9.49). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Long
Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là
66 (biết ZX< ZY). Hai nguyên tố X và Y lần lượt là

A. S và Cl.

B. P và S.

C. Cl và Ar.

D. Si và P.

Câu 11 (10.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Lí Tự Trọng – Cần Thơ
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây
không đúng khi nói về X?

A. Thuộc chu kì 4, nhóm IA.
B. Có trong khoáng vật cacnalit.
C. Là kim loại kiềm, có tính khử mạnh.
D. Có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.

Câu 12 (10.35). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Lí Tự Trọng – Cần Thơ
Nguyên tố clo có hai đồng vị bền với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là.
chiếm 24,23%. Trong phân tử CaCl2, % khối lượng của

A.  23,89.

B.  47,79.

35
17

Cl chiếm 75,77% và

37
17

Cl

35
17

Cl là (biết nguyên tử khối trung bình của canxi là 40)

C.  16,15.

D.  75,77.

Câu 13 (11.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Bến Tre
Ở trạng thái cơ bản tiểu phân nào sau đây có thể có số electron lớp ngoài cùng nhiều hơn 8?


A. Ion dương
C. Nguyên tử

B. ion dương, ion âm và nguyên tử
D. Ion âm

Câu 14 (12.1). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên ĐH Vinh – lần 3
X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng
số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét đúng về X, Y là

A. Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất của Y.
B. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.
C. Hợp chất của X với hiđro là phân tử phân cực.
D. Công thức oxit cao nhất của Y là YO3.
Câu 15(13.15). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên ĐH Vinh – lần 3
Cation M3+ có tổng số hạt cơ bản (electron, proton, nơtron) là 73, trong đó tỉ số số hạt mang điện dương so với hạt
không mang điện là 6/7. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 4, nhóm VIIB
B. chu kì 4, nhóm VIB
C. chu kì 4, nhóm VIA
D. Chu kì 4, nhóm IIIA
Câu 16. (13.34). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Sơn Tây – lần 3
Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 15), Y (Z = 8) và R (Z = 37). Độ âm điện của các nguyên tố tăng
dần theo thứ tự là
A. M < X < R < Y.
B. R < M < X < Y.
C. Y < M < X < R.
D. M < X < Y < R.
Câu 17 (14.7) Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 5

Nguyên tử đồng có ký hiệu là . 6429Cu . Số hạt proton , notron và electron tương ứng của guyên tử này là
A. 29,29,29
B. 29,29,35
C. 29,35,29
D. 35, 29,29

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

2/2


Câu 18 (14.49). Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 5
Cho các nguyên tử N(Z =7) , Cl(Z =17) , O(Z = 8) , F (Z =9). Bán kính các ion được sắp xếp tăng dần
theo thứ tự
A.
F- , O2- , N3- , ClC. N3- , O2- , F- , ClB.
Cl- , F- , O2- , N3D. Cl-, N3- , O2- , FCâu 19(17.27). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Huệ - lần 2
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 7. Ở trạng thái cơ bản X có 6
electron độc thân. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y ít hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là
32 hạt. Hợp chất tạo bởi X, Y có tính lưỡng tính. Công thức tạo bởi X và Y có dạng
A. XY2
B. X3Y2
C. X2Y3
D. X2Y
Câu 20 (17.41). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Huệ - lần 2
Cho các hạt vi mô. S2-; N, P, Fe3+; Cl. Hạt vi mô nào có số electron độc thân lớn nhất và bằng bao nhiêu.
A. Fe3+; 5
B. N và P, 5
C. Cl, 7
D. S2-; 4

Câu 21 (18.26). Đề thi thử THPTQG 2015 – Sở GD TPHCM
Cho nguyên tử Crom (Z = 24) , số electron độc thân của crom là
A.
6
B. 5
C.7
D.4
Câu 22 (19.1). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên KHTN – lần 4
Hai nguyên tố X, Y có hiệu số nguyên tử lần lượt là 16.17. Nhận xét nào dưới đây sai ?
A. X và Y đều là các nguyên tố phi kim
B. Trong các phân tử hợp chất khí với hidro, cộng hóa trị của X và Y lần lượt là I và II
C. Axit có oxi tương ứng với số oxi hóa cao nhất của X và của Y đều là các axit mạnh
D. Đơn chất của X có thể ở dạng phân tử X2;X8; Xn; đơn chất của Y là chất khí ở dạng phân tử Y2
Câu 23 (19.30). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên KHTN – lần 4
Hai nguyên tố X và Y lần lượt ở ô số 12 và 20 trong Bảng tuần hoàn. Nhận xét nào dưới đây là sai ?
A. Trong tự nhiên X, Y có nhiều ở dạng hợp chất của quặng đôlômit
B. Nước chứa nhiều các ion dương của nguyên tố X, Y gọi là nước cứng
C. Điện phân nóng chảy muối clorua của X và Y có thể thu được khí Cl2 ở catot và các kim loại X, Y, ở
anot
D. Muối sunfat của X tan tốt hơn muối sunfat của Y
Câu 24 (19.41). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên KHTN – lần 4
Nhận xét nào dưới đây đúng .
A. Bán kinh các ion tăng dần là . Al3+ < Mg2+< O2-< N3B. Dãy các chất sau . (1) HClO ; (2) HClO2 ; (3) HClO3 ; (4) HClO4) tính oxi hóa và tính axit của dãy đều
tăng dần theo trình tự (1) < (2) < (3) < (4)
C. So sánh bán kính các tiểu phân phù hợp là . Mg < Mg2+ ; F < F- ; Al3+< Al ; O2-< F
D. Bán kính các tiểu phân tăng dần là Na < Mg < Al < ClCâu 25 (20.1). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Lê Quý Đôn – lần 1
Độ âm điện của Al và Cl lần lượt bằng 1,6 và 3,0. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử
AlCl3 là
A. liên kết ion
C.

liên kết cộng hóa trị có cực.
B. liên kết kim loại
D. liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 26 (21.26). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Hà Giang – lần 2
Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X thuộc loại .
A. Nguyên tố p
B. Nguyên tố f
C. Nguyên tố s
D. Nguyên tố d

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

3/2


Câu 27 (21.49). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Hà Giang – lần 2
Cho các nguyên tử sau cùng chu kỳ và thuộc phân nhóm chính, có bán kính nguyên tử như hình vẽ.

(1)
(2)
(3)
(4)
Độ âm điện của chúng giảm dần theo thứ tự là dãy nào?
A. (1) > (3) > (2) > (4)
B. (4) > (3) > (2) > (1) C. (4)> (2) > (1) > (3) D. (1) > (2) > (3) > (4)
Câu 28 (22.40). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên ĐH Vinh – lần 2
Cho các số hiệu nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là 7,9,15,19. Dãy các nguyên tố được sắp
xếp theo chiều tăng dần độ âm điện là.
A. TC. T

D. XCâu 29(22.47). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên ĐH Vinh – lần 2
Trong tổng số các hạt electron, proton, nơtron trong ion M2+ là 34. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. M thuộc chu kì 3, nhóm IIA
B. M có kiểu mạng tinh thể lục phương
C. M được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện
D. M có trong khoáng vật cacnalit
Câu 30 (23.10). Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 4
Nguyên tố R có cấu hình e nguyên tử 1s22s22p63s23p3 . Công thức hợp chất với hidro và công thức oxit
cao nhất của R là.
A. RH2 và RO3
B. RH3 và R2O5
C. RH và R2O7
D.RH4 và RO2
Câu 31 (23.50). Đề thi thử THPTQG 2015 – Khối THPT chuyên ĐHSPHN – lần 4
Tổng số hạt proton , notron và electron trong 2 nguyên tử M và X tương ứng là 58 và 52. Hợp chất MXn
chứa liên kết .
A. ion
B. Cộng hóa trị không cực
C. Cho nhận
D. Cộng hóa trị phân cực
Câu 32 (24.24). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam
Cation M3+ có cấu hình e ngoài cùng là 2p6. Khi cho dung dịch MCl3 vào các ống nghiệm đựnglượng dư
các dung dịch. Na2CO3, NaOH, NH3, Na2SO4. Số ống nghiệm sau phản ứng có kết tủa hiđroxit là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 33 (24.45). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam
Cấu hình e nào sau đây viết đúng?

A. 26Fe. [Ar] 4S13d7
C. 26Fe2+. [Ar] 4S23d4
B. 26Fe3+. [Ar] 3d5
D. 26Fe2+. [Ar] 3d1 4S2
Câu 34 (25.30). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Huệ - lần 3
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp L( lớp thứ 2). Số proton có trong
nguyên tử X là.
A. 5.
B. 7
C. 6.
D. 8.
Câu 35 (26.35). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đô Lương – Nghệ An
Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+ .
A. 1s22s22p63s23p63d64s2.
B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p63d5.
D. 1s22s22p63s23p63d44s2.
Câu 36 (27.2) . Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đô Lương – Nghệ An

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

4/2


Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình electron của nguyên tử M là
A. 1s22s22p4.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p63s2
Câu 37(27.13). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Sơn Tây - lần 2

Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất
của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là .
A. 14.
B. 32.
C. 31.
D. 52.
Câu 38(27.15). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Sơn Tây - lần 2
Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau. X (Z = 3); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm
bao nhiêu nguyên tố là kim loại.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 39(27.18). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Sơn Tây - lần 2
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. hiđro
B. cộng hóa trị không cực
C. ion
D. cộng hóa trị có cực
Câu 40 (29.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Sông Lô
Biết cấu hình e của Fe. 1s22 s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học.
A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm VIIIA
D. Số thứ tự 25, chu kỳ 3, nhóm IIB
Câu 41 (29.40). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Sông Lô
Cho các cấu hình electron nguyên tử sau.
1) 1s22s22p63s1
2) 1s22s22p63s23p64s2

3) 1s22s1
4) 1s22s22p63s23p1
Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố .
A. Na(Z=11), Ca(Z=20), Li(Z=3), Al(Z=13
B. Ca (Z=20), Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13)
C. Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13), Ca(Z=20)
D. Li(Z=3), Na(Z=11), Al(Z=13), Ca(Z=20)
Câu 42 (30.3). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Lê Khiết
Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, vị trí M trong bảng HTTH là
A. chu kì 3, nhóm IA.
B. chu kì 2, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IIA.
D. chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 43 (31.50) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội
Sắt là kim loại phổ biến thứ 2 trên vỏ trái đất do nguyên tử sắt thuộc loại nguyên tử bền, số proton và số
notron có trong 1 nguyên tử sắt
lần lượt là.
A. 26 và 28
B. 26 và 56
C. 30 và 56
D. 26 và 30
Câu 44 (33.37). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Nguyễn Trung Thiên
Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì
A. bán kính nguyên tử tăng dần.
B. năng lượng ion hóa tăng dần.
C. tính khử giảm dần.
D. độ âm điện tăng dần.
Câu 45 (34.10). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Quảng Xương 3
Nguyên tử X có cấu hình electron. 1s22s22p5. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
A. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIB

B. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VB
C. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VIIA
D. Ô thứ 9; Chu kỳ 2; nhóm VA
Câu 46 (36.34). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Tuyên Quang
Ở trạng thái cơ bản.
- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

5/2


- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.
- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X
là 20 hạt. Nhận xét nào sau đây là sai? ( biết Z = 7 là F; Z = 17 là Cl; Z - 11 là Na; Z = 12 là Mg; Z = 13 là
Al; Z = 19 là K)
A. Số oxi hóa cao nhất của X trong hợp chất là +7.
B. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính.
C. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.
D. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.
Câu 47(37.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Hà Nội - Amsterdam
Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Bán kình của các nguyên tố tăng
dần theo thứ tự
A. M < X < R < Y.
B. Y < M < X < R.
C. M < X < Y < R.
D. Y < X < M < R.
Câu 48 (37.30.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Hà Nội – Amsterdam
Trong tự nhiên, nguyên tố brom có 2 đồng vị là


79
35 Br



81
35 Br.

Nếu nguyên tử khối trung bình là brom là

79,91 thì phần trăm của 2 đồng vị này lần lượt là
A. 45,5% và 54,5%
B. 61,8% và 38,2%
C. 54,5% và 45,5%
D. 35% và 65%
Câu 49 (38.17). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Hà Giang – lần 1
Các nguyên tố sau X(có điện tích hạt nhân z=11) , Y(z=12) ,Z(z=19) được sắp xếp theo chiều bán kính
nguyên tử giảm dần ( từ trái qua phải ) như sau .
A. Z,X ,Y
B. Y , Z ,X
C. Z, Y,X
D. Y,X,Z
Câu 50 (38.24). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Hà Giang – lần 1
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X (có điện tích hạt nhân Z = 26), X thuộc
nhóm
A. VIIIB.
B. IIA.
C. VIB.
D. IA.
Câu 51 (40.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Thăng Long

Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, notron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X là.
A. 23
B. 17
C. 18
D. 15
Câu 52 (40.17). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Thăng Long
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p
B. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng
D. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử giảm dần
Câu 53 (41.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Lam Kinh - Thanh Hóa
Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố kim loại. X (Z=3); Y(Z=7); E(Z=12); T(Z=19).
A.X, E, T
B. X, Y, T
C. X, Y, E
D. Y, E, T
Câu 54 (42.25). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đoàn Thượng - Hải Dương
Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số số hiệu nguyên tử là 32.
Vậy X, Y thuộc nhóm nào?
A. VIIA.
B. IIIA.
C. VIA.
D. IIA.
Câu 55 (42.36). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đoàn Thượng - Hải Dương
Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s1. Trong hai nguyên tử X có tổng số hạt mang
điện là
Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!


6/2


A. 22.
B. 21.
C. 44.
D. 42.
Câu 56 (43.8). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đoàn Thượng - Hải Dương
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối
của nguyên tử nguyên tố X là.
A. 21
B. 18
C. 20
D. 19
Câu 57 (43.40.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Vĩnh Bảo
Cấu hình electron của ion X 2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học,
nguyên tố X thuộc.
A. chu kì 4, nhóm VIIIB
B. chu kì 4, nhóm IIA
C. chu kì 3, nhóm VIIIB
D. chu kì 4, nhóm VIIIA
Câu 58 (44.40.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Phan Bội Châu
Tổng số khối của 2 nguyên tử X, Y là 34. Trong 2 nguyên tử X, Y, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 14. Biết nguyên tử X là đồng vị của nguyên tử Y. Số khối của X và Y là
A. 13 và 21.
B. 14 và 20.
C. 15 và 19.
D. 16 và 18.
Câu 59 (44.41.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Phan Bội Châu
Thiếc (Sn) là một kim loại thuộc chu kì 4, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Tổng số electron p trong một

nguyên tử Sn là
A. 16.
B. 22.
C. 20.
D. 14.
Câu 60 (45.7). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Hàm Thuận Bắc
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 61 (46.1). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Phan Thiết
Cấu hình electron của nguyên tử Mg (z = 12) là
A. 1s22s22p63s2
B. 1s22s22p63s1
C. 1s22s22p53s2
D. 1s22s22p73s1
Câu 62 (46.11) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Phan Thiết
Nguyên tố X có thuộc chu kì 3, nhóm VIA. số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là.
A. 16
B. 14
C. 8
D. 6
Câu 63(47.30). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Trực Ninh B
Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 64 (49.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 2s22p6. Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10).
B. O (Z = 8).
C. F (Z = 9).
D. Na (Z= 11).
Câu 65 (49.30). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm halogen, quy luật biến đổi nào sau đây
là sai?
A. Bán kính nguyên tử halogen tăng dần.
B. Độ âm điện các nguyên tố halogen giảm dần.
C. Tính khử các ion halogenua tăng dần.
D. Tính oxi hoá các đơn chất halogen tăng dần.
Câu 66 (50.24). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh
Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. Phần trăm khối lượng của R
trong oxit cao nhất là 46,67%. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.
Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron độc thân.
B.
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 2.
C.
Oxit cao nhất của R tác dụng được với dung dịch kiềm loãng ở điều kiện thường.
Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

7/2


D.
Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
Câu 67 (50.30). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Cù Huy Cận – Hà Tĩnh
Nguyên tố X tạo anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 3p6. Số

hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố X là.
A. 17
B. 35
C. 34
D. 18
Câu 68 (52.37). Đề thi thử THPTQG 2015 – Trung tâm luyện thi Nam Thái
Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối
cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên kết
hóa học trong hợp chất X – Y là.
A. sự góp chung đôi electron
B. sự góp đôi electron từ một nguyên tử
C. sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn
D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
Câu 69 (53.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Ninh Giang
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron.
B. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số khối.
C. Các tiểu phân Ar, K+, Cl- đều có cùng số hạt mang điện tích âm.
D. Nước đá thuộc loại tinh thể nguyên tử.
Câu 70 (53.22). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Ninh Giang
Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s?
A. 9.
B. 1.
C. 2.
D. 12.
Câu 71( 53.49). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Ninh Giang
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B đều là kim loại.
B. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm A đều là kim loại.
C. Nguyên tử các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.

D. Nguyên tử các nguyên tố có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Câu 72 (54.3). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đồng Lộc
Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt
A. Proton,electron
B. Electron
C. Proton,electron, nơtron
D. Proton, nơtron
Câu 73 (54.5.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đồng Lộc
Tổng số nguyên tố của chu kỳ 2 và 6 trong bảng Hệ Thống Tuần Hoàn là
A .16
B.26
C .40
D .50
Câu 74 (54.13). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đồng Lộc
Phát biểu nào sau đây sai
Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A .Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim tăng dần
B .Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
C .Bán kính nguyên tử kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử phi kim giảm dần
D .Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố tăng dần
Câu 75 (55.25). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đa Phúc

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

8/2


Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có
tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố.
A. Al và Cl.

B. Mg và Cl.
C. Si và Br.
D. Al và Br.
Câu 76 (55.44). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đa Phúc
56

Cấu hình của ion 2 6 Fe3+ là.
A. 1s22s22p63s23p63d64s1.
B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p63d5.
D. 1s22s22p63s23p63d6
Câu 77 (55.49.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đa Phúc
23
23
Cho 2 kí hiệu nguyên tử. 11
Na và 12
Mg . Chọn câu trả lời đúng.
A. Na và Mg cùng có 23 electron.
B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân.
C. Na và Mg là đồng vị của nhau.
D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt.
Câu 78 (57.25) . Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Quỳnh Lưu 1
Số nguyên tố mà nguyên tử có Z< 25 và có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 79 (57.41). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Quỳnh Lưu 1
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3 . Trong hợp chất với hiđro có 5,88% H về khối lượng . Nguyên
tử khối của nguyên tố R là.

A. 39
B. 14
C. 16
D. 32
Câu 80(58.13). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Nguyễn Thái Học – Vĩnh Phúc
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron có trong nguyên tử
B. X có cấu hình e nguyên tử là ns2np5 (n>=2) công thức hiđroxit ứng với oxit cao nhất là của X là HXO4
C. Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1 vậy M chỉ thuộc chu kì 4, nhóm IA
D. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron
Câu 81 (58.24). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Nguyễn Thái Học – Vĩnh Phúc
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần
hoàn là
A. X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA
B. X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA
C. X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA
D. X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA
Câu 82 (59.2). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đinh Chương Dương
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều
hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau
đây về X, Y là đúng?
A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
C. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
D. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
Câu 83 (59.24.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đinh Chương Dương
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu
hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại
B. cộng hóa trị

C. ion
D. cho nhận
Câu 84 (59.30). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Đinh Chương Dương
Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình electron của nguyên tử M là

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

9/2


A. 1s22s22p63s1.
B. 1s22s22p4.
C. 1s22s22p6.
D. 1s22s22p63s2
Câu 85 (60.33) . Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Hàn Thuyên
R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np2n+1 (n là số thứ tự của lớp electron).
Có các nhận xét sau về R ?
(I) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18.
(II) Số electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử R là 7.
(III) Hóa trị cao nhất của R trong oxit là 7
(IV) Dung dịch NaR tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa.
Số nhận xét đúng là.
A.4
B. 2
C.1
D. 3
Câu 86 (61.5). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Phan Bội Châu
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công
thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là.
A. X5Y2

B. X3Y2
C. X2Y3
D. X2Y5
Câu 87 (61.46.) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT Phan Bội Châu
Trong tự nhiên Cu có hai loại đồng vị là 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54.
Hỏi đồng vị 63Cu chiếm bao nhiêu % về khối lượng trong tinh thể CuSO4.5H2O?
A. 18,59 %
B. 27%
C. 73%
D. 18,43%
Câu 88 (62.26). Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên KHTN – lần 2
Một hợp chất (A) được cấu tạo từ cation M2+ và anion X-. Trong phân tử MX2 có tổng số proton, notron,
electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của
M2+ lớn hơn số khối của X- là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion X- là
27. Nhận xét nào sau đây đúng
A. M thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn .
B. M và X thuộc cùng một chu kì.
C. M là nguyên tố có nhiều số oxi hóa trong hợp chất.
D. X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
Câu 89 (64.26. ) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – lần 1
X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Biết Zx < Zy và Zc + Zy = 31. Y thuộc nhóm VIA.
Kết luận nào sau đây là đúng với X và Y?
A. X và Y đều là kim loại
B. Ở trạng thái cơ bản Y có một electron độc thân
C. Ở trạng thái cơ bản X có 3 electron độc thân
D. Công thức oxit cao nhất của X là X2O3
Câu 90 (65.12) Đề thi thử THPTQG 2015 – THPT chuyên Hạ Long
Tổng số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố Fe (Z=26) là
A. 26
B. 86

C. 56
D.52

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

10/2


ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ NGUYÊN TỬ - BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1. (1.1)..A
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2
Cấu hình e của X là. 1s22s22p62s2
X có 12 e nên có 12 p nên Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 12.
Câu 2. (1.9). C
X (Z = 1) là Hiđro (phi kim)
Y (Z = 7) là Nitơ (phi kim)
E (Z = 12) là Magie (kim loại)
T (Z = 19) là Kali (kim loại)
Câu 3. (3.48).B
Lớp ngoài cùng là 3p4 => có tổng cộng 16 electron
=> ý B sai rõ ràng vì hạt nhân không có electron mà chỉ có notron và proton
=> Đáp án B
Câu 4. (4.24). Cấu hình của R+ là 3p6
=> của R sẽ là 3p64s1
=>R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p64s1
=>tổng hạt mang điện trong R là ( p + e ) = 38
=>C
Câu 5. (5.20). X có 3 lớp e => X thuộc chu ki 3.
X có tổng e lớp ngoài cùng là 3 và e cuối điền vào phân lớp p
=> X ở nhóm IIIA

=>D
Câu 6. (7 .12). Xét 1 mol Clo trong 1 mol HClO4 => có 0,2423 mol 37Cl và 0,7557 mol 35Cl
=> %m37Cl ( HClO4) = 0,2423. 37 / ( 1 + 35,5 + 4.16) = 8,92%
=>B
Câu 7. (7.47). Nguyên tử các nguyên tố cùng chu kì chỉ có số lớp e bằng nhau còn số e khác nhau.
=>A

Câu 8. (8.12). Ta thấy F ; O ; N ở chu kì 2 và Cl ở chuy kì 3
=> Cl- sẽ có bán kính lớn nhất.
Mặt khác các ion của 3 nguyên tố chu kì 2 có cùng cấu hình e nhưng N3- có điện tích âm nhất nên bán
kính lớn nhất ( do điện tích càng âm thì các e cảng đẩy nhau ra xa để bền vững)
=> N3- có bán kính lớn thứ 2
=>C
Câu 9. ( 8.20). X có 5 e trong phân lớp s => đó là 1s2 ; 2s2 ; 3s1
=> cấu hình e . 1s22s22p63s1 => X là kim loại kiềm
Y có 11 e ở phân lớp p => đó là 2p6 ; 3p5
=> Cấu hình e . 1s22s22p63s23p5 => là Halogen
=> giữa Halogen và kim loại kiềm sẽ tồn tại liên kết ion
=>D
Câu 10.
(9.49). Do X và Y liên tiếp trong bảng tuần hoàn => pY – pX = 1
) (
Mà . (pX + eX + pY + eY) = 66 => pX + pY = 33
=> pX = 16 ( S ) ; pY = 17 ( Cl )
=>A
Câu 11.
(10.2). X có 1 e lớp ngoài cùng => X là kim loại kiềm,
số e = số p = 19 => X là K

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!


11/2


=> K có trong khoáng vật cacnalit ở damhj KCl ; có tính khử mạnh ; thuộc chu kì 4 nhóm IA và có cấu
tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối chứ không phải mạng tinh thể lập phương tâm diện.
( tất cả các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối )
=>D
Câu 12.
(10.35). Do % số nguyên tử 35Cl = 75,77%
=> đó cũng là phần trăm số mol => trong 1 mol Cl có 0,7577 mol 35Cl
=>trong 1 mol CaCl2 có 2 mol Cl => có 2.0,7577 = 1,5154 mol 35Cl
=> %m35Cl = 1,5154.35 / ( 40 + 35,5.2) = 47,79%
=>B
Câu 13.
(11.2). Chỉ có các ion dương của kim loại nhóm VIIIB mà nguyên tử của chúng có cấu
hình e ngoài cùng dạng (n-1)d9 n s1 hoặc (n-1)d10ns2
=>A
Câu 14.
(12.1)
X và Y thuộc 2 chu kì liên tiếp trong nhóm A
=> Số proton của Y có thể hơn X 8 hoặc 18 proton ( Do tổng số proton 2 nguyên tử 2 nguyên tố = 22)
+/ Nếu pX + 18 = pY => pX = 2 (He) ; pY = 20 (Ca) => Loại.
+/ Nếu pX + 8 = pY => pX = 7 ; pY = 15
=> X là Nito ; Y là Photpho.
=> Hợp chất X với Hidro là NH3 là phân tử phân cực.
=> Đáp án C
Câu 15.
(13.15). M3+ có 73 hạt => M có 76 hạt => 2p + n = 76
Trong đó p/n = 6/7 => p = 24

=> cấu hình e . 1s22s22p63s23p63d54s1
=> M thuộc chu kì 4 ( có 4 lớp e ) và nhóm VIB ( do có 6e hóa trị)
=>B
Câu 16.
(13.34) M(Z=11) => Na
X(Z=15) => P
Y(Z=8) => O
T(Z=37) =>Rb
Oxi có độ âm điện lớn nhất ; Na và Rb cùng nhóm nên từ trên xuống thì độ âm điện càng giảm => độ âm
điện của Rb nhỏ nhất.
=>B
Câu 17.
(14.7). =>C
Câu 18.
(14.49). Các ion có cùng số e thì ion nào có số proton trong hạt nhân càng ít và điện tích
âm sẽ có bán kính lớn hơn và ngược lại.
Riêng Cl- có số lớp e nhiều hơn nên sẽ có bán kính lớn nhất
=>A
Câu 19.
(17.27). Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 7=>
các e đó nằm ở 1s,2s,3s,4s.
X có 6 e độc thân => [Ar] 3d54s1 => X là Cr
=> Y có số hạt mang điện là 16 => số p là 8 => Y là O
=> hợp chất của X và Y lưỡng tính => đó phải là Cr2O3
=> C
Câu 20.
(17.41). Fe3+ có cấu hình e [Ar]3d5 => có 5 e độc thân lớp ngoài cùng.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!


12/2


S2- có số e độc thân lớp ngoài cùng là 2;
Với N, P, đều là 3;
Với Cl là 1
=>A
Câu 21.
(18.26). A
Câu 22.
(19.1). Dựa vào số hiệu nguyên tử ta có cấu hình e của
2 2 6 2 4
X là 1s 2s 2p 3s 3p => X là lưu huỳnh
Y là 1s22s22p63s23p5 => Y là Clo
=> Trong hợp chất với H thì cộng hóa trị của X và Y lần lượt phải là II và I
=>B
Câu 23.
(19.30). X ở ô số 12 => X là Mg
Y ở ô số 20 => Y là Ca
=> khi điện phân muối clorua của X và Y thì khí Clo thoat ra ở anot
=>C
Câu 24.
(19.41). Các nguyên tử , ion có cùng số e , cùng số lớp e thì ion càng dương có bán kính
càng nhỏ, ion càng âm có bán kính càng lớn
=> A
Câu 25.
(20.1). Do hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố là 1,6 nằm trong khoảng (0,4 ; 1,7)
=>Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử AlCl3 là liên kết cộng hóa trị có cực.

=>C

Câu 26.
(21.26). Do phân lớp p có tối đa 6e
=> tổng e tối đa có thể điền vào 2 lớp 2p và 3p là 12e > 10e
=> e cuối điền vào phân lớp 3p
=>X là nguyên tố p
=>A
Câu 27.
(21.49). Trong 1 chu kì của phân nhóm chính A, Bán kính nguyên tử giảm dần từ trái sang
phải và cũng từ trái sang phải, độ âm điện tăng dần
=>B
Câu 28.
(22.40). X(Z=7) => X là Nito
Y(Z= 9)=> Y là Flo
Z(Z= 15) => Z là Photpho
T(Z= 19) => T là Clo
=> Flo có độ âm điện lớn nhất ; trong 1 nhóm A thì độ âm điện giảm từ trên xuống dưới => đọ âm điện F
> Cl hay Y>T; tương tự với N> P hay X>Z
=>A
Câu 29.
(22.47). Do ion M2+ có tổng số hạt là 34 => M có tổng số hạt là 36
=> 2p + n = 36 , mà p < n < 1,5n
=> p = 12 ; n = 12 thỏa mãn
=> M là Mg
=>Điều chế Mg bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogen kim loại
=>C
Câu 30.
(23.10). R có tổng e lớp ngoài cùng là 5e
=>Theo qui tắc bát tử thì oxit cao nhất của R là R2O5
=>B


Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

13/2


Câu 31.

(23.50). Với M có. 2p + n = 58 ; Lại có p

=> p= 17 => M là Cl
P=18 => khí hiếm => L
P= 19 => M là Kali
Với X có. 2p + n = 52 ; Lại có p

n

1,5p => 14,9

n

p

1,5p => 16,5

p

19,3

17,3


=> p= 15 =>X là P
P=16 => X là S
P= 17 => X là Cl
Do hợp chất yêu cầu là MXn => các TH thỏa mãn là KCl, cả 2 trường hợp này đều có liên kết ion trong
phân tử
=>A
Câu 32.
(24.24). M3+ có cấu hình e ngoài cùng là 2p6 => M có cấu hình e là 1s22s22p63s23p1
=>M là Al
=> các chất với lượng dư phản ứng với AlCl3 tạo kết tủa hidroxit là. Na2CO3 và NH3
=>D
Câu 33.
(24.45). =>C
Câu 34.
(25.30). Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp L( lớp thứ 2).
Mà lớp L có tối đa là 8 e => lớp e ngoài cùng của X là lớp L
=> cấu hình e của X là 1s22s22p3 => Số p = số e = 7
=>B
Câu 35.
(26.35). =>B
Câu 36.
(27.2) M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6
=> M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3s2
=>D
Câu 37.
(27.13). Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3
=> Hợp chất với oxi có công thức X2O5
=>%mO = 5.16/(2X + 5.16) = 56,34%
=>X=31g
=> C

Câu 38.
X (Z = 3) => X là Li
Y (Z = 7) => Y là N
E (Z = 12) => E là Mg
T (Z = 19). => T là K
=>C
Câu 39.
=>D
Câu 40.
cấu hình e của Fe. 1s22 s22p63s23p63d64s2
Do e cuối điền vào 4s => Fe nằm ở chu kì 4 ; tổng e hóa trị = 8 => nhóm VIIIB
=>B
Câu 41.
Dựa vào cấu hình suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn từ đó suy đoán chất cần tìm
=>A
Câu 42.
Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6
=> M có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3s2
=> n=3 => chu kì 3. Có 2 e phân lớp ngoài cùng => nhóm II
=>C
Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

14/2


Câu 43.
p + n = 56
p = 26 => n= 30
=> Chọn D
Câu 44.

+Các nguyên tố thuộc nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính
nguyên tử giảm dần, năng lượng ion hóa tăng dần, tính khử tăng dần, độ âm điện giảm dần.
=>A
Câu 45.
Nguyên tử X có cấu hình electron. 1s22s22p5 => số e = số p =9 => Ô 9.
Có n=2 => X thuộc chu kỳ 2 ; tổng e lớp ngoài cùng = 7 => nhóm VIIA
=> chọn C
Câu 46.
Chọn A.
-

Y có cấu hình e là . 1s22s22p63s23p1. Y là Al.
Với X, do ep= 2n+1 6 và 2 n (n=2 trở lên mới có phân lớp p)nên n=2
1s22s22p5. X là F. Số oxi hóa cao nhất của F trong hợp chất là -1.

X có cấu hình e là .

Câu 47.
Cấu hình e2 của .
+) M . 1s22s22p63s1 => M là kim loại nhóm IA, chu kì 3
+) X . 1s22s22p63s23p5 => X là phi kim nhóm VII A, chu kỳ 3.
+) Y . 1s22s22p5 => Y là phi kim nhóm VII A, chu kỳ 2.
+) R . 1s22s22p63s23p64s1 => R là kim loại nhóm IA, chu kỳ 4.
- Theo định luật tuần hoàn, R tăng theo chiều điện tích hạt nhân trong 1 nhóm và giảm theo chiều điện
tích hạt nhân trong một chu kỳ.
=> RR > RM > RX > RY
=> Đáp án D
Câu 48.
Đặt
= x (mol) trong 1 mol Brom tự nhiên

=>

mol

=>
=> x = 0,545 (mol)
Câu 49.
X(Z = 11) . 1s22s22p63s1
Y(Z = 12) . 1s22s22p63s2
Z(Z = 19) . 1s22s22p63s23p64s1
=> X , Y cùng chu kỳ ; X ,Z cùng nhóm
Theo định luật tuần hoàn
Z X < ZY => rX > rY
Z X < ZZ => rZ > rX
=> rZ > rX > rY
=> Đáp án A
Câu 50.
X(Z = 26) cấu hình e- của X là 1s22s22p63s23d64s1
=> X thuộc nhóm VIIIB
=> Đáp án A
Câu 51.
2Zx + Nx = 52 (1)
Zx + Nx = 35 (2)
Từ 1 , 2 ta được Zx = 17 ; Nx = 18
=> đáp án B
Câu 52.
đáp án D

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!


15/2


Câu 53.
Các nguyên tố là kim loại là X, E và T, loại Y là Nito
=> Đáp án A
Câu 54.
Giả sử px < py, ta có px + 8 = py
=> px + px + 8 = 32
=> px = 12 => py = 20
(Mg và Ca)
=> Đáp án D
Câu 55.
Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s1. Trong hai nguyên tử X có tổng
số hạt mang điện là
A. 22.
B. 21.
C. 44.
D. 42.
Lớp ngoài 3s1 => Na => ô số 11, có 11e và 11p
=> 2 nguyên tử X có 22.2 =44
=> Đáp án C
Câu 56.
Z ≤ 28. 3 = 9,33 => Z là Flo (F)
=> Đáp án D
Câu 57.
Cấu hình của X là 1s22s22p63s23p6 4s2 3d6
=> chu kì 4 (có 4 lớp e), nhóm VIIIB (có 8e lớp ngoài cùng (2e ở 4s2 và 6e ở 3d6)
=> Đáp án A
Câu 58. AX + AY =34

2PX + 2PY – NX – NY =14
PX = PY = 8
NX + NY = 18
 D

Câu 59.
D
Câu 60.
Nhôm thuộc nhóm IIIA => có 3 e lớp ngoài cùng
(Hoặc viết cấu hình e)
=> Đáp án A
Câu 61.
Đáp án A
Câu 62.
Đáp án A
Câu 63.
Nhóm IA => có 1e ở lớp ngoài cùng
=> Đáp án D
Câu 64.
C
Câu 65.
D
Câu 66.
D
Câu 67.
C
Câu 68.
X có e cuối cùng điền vào lớp s => nhóm IA, IIA. Lại có tổng số electron = 20
=> 9 và 11 (F và Na)
=> liên kết ion

=> Đáp án D
Câu 69.
ý A hiển nhiên sai
ý B thiếu số notron khác nhau
ý C đúng
ý D sai, tinh thể phân tử
=> Đáp án C

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

16/2


Câu 70.
Chỉ có K và Ca, còn lại các nguyên tố nhóm B đều có e cuối điền vào 3d chứ không phải
4s
=> Đáp án C
Câu 71.
ý B và D rõ ràng sai, ý C sai vì có He
=> Đáp án A
Câu 72.
Nguyên tử được cấu tạo bởi Proton,electron, nơtron
=> Đáp án C
Câu 73.
Chu kì 2 có 8 nguyên tố, chu kì 6 có 18 nguyên tố
=> Đáp án B
Câu 74.
Trong 1 chu kì, bán kinh nguyên tử giảm dần, không kể kim loại hay phi kim
=> Đáp án A
Câu 75.

Tổng số e trong phân lớp p là 7 => Al
=> tổng số hạt mang điện = 13 + 13 = 26
Trong Y.
Tổng số hạt mang điện = 26 + 8 = 34
=> Z =p = e = 17 => Y là Cl
 Đáp án A
Câu 76.
C
Câu 77.
D
Câu 78.
C. N 1s2 2s2 2sp3 (Z=7) , P [Ne]3s2 3p3 (Z=15) và V [Ar]3d34s2 (Z=23)
Câu 79.
ý B sai vì với n= 2 là F không thỏa mãn do F chỉ có số oxi hóa -1
ý C sai vì còn có đồng, crom
ý D sai vì H chỉ có proton
=> Đáp án A
Câu 80.
Cấu hình e của X là 1s2 2s2 2p6 32s 3p2 => có 14e nên ở ô số 14
=> có 4e lớp ngoài cùng => nhóm IV A
Có 3 lớp e => chu kì 3
=> Đáp án B
Câu 81.
Vì X và Y là 2 nguyên tố liên tiếp nên dễ có px = 16 và py = 17
(Oxi và Clo)
=> Đáp án C
Câu 82.
Liên kết giữa kim loại với phi kim điển hình
=> Liên kết ion
=> Đáp án C

Câu 83.
M2+ có lớp ngoài cùng là 2p6
=> M có lớp ngoài cùng là 3s2
=> 1s22s22p63s2
=> Đáp án D
Câu 84.
Dễ thấy R là F, số hiệu nguyên tử 9
=> ý I và II đúng
=> Đáp án B
Câu 85.
X thuộc nhóm IIA nên hóa trị II, y ở nhóm VA nên có nhiều mức hóa trị, tuy nhiên tác
dụng với kim loại nhóm IIA sẽ có hóa trị III
Công thức là X3Y2

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

17/2


(đơn giản nhất là lấy 2 chất điển hình của 2 nhóm, ví dụ Mg3N2)
=> Đáp án B
Câu 86.
Gọi x là số phần trăm của đồng vị 63Cu
Suy ra phần trăm đồng vị 65Cu là 100 – x
M = [63.x + 65(100 – x)]/100 = 63,546
<=> x = 72,7%
Từ đây dễ dàng tìm được % của 63Cu trong tinh thể CuSO4.5H2O là 18,43%
=> Đáp án D
Câu 87.
Gọi số proton, notron của M, X là ZM, NM, ZX, NX.

Ta có.
2ZM + NM + 2(2ZX + NX) = 186
2ZM - NM + 2(2ZX - NX) = 54
ZM + NM - (ZX + NX) = 42
=> ZM = 26 => Fe
ZX = 17 => Cl
=> Đáp án C
Câu 88.
C
Câu 89.
Nguyên tử Fe có Z= 26 => Có 26 proton trong hạt nhân
=> trong hạt nhân có 26 hạt mang điện
=> A

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

18/2



×