BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
QUẢN LÝ THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THỊ TRẤN CAM ĐỨC – HUYỆN CAM LÂM
TỈNH KHÁNH HÒA
SVTH: HUỲNH QUỐC DŨNG
MSSV: 04124011
LỚP: DH04QL
KHÓA: 2004 - 2008
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
- TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
HUỲNH QUỐC DŨNG
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
QUẢN LÝ THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
THỊ TRẤN CAM ĐỨC – HUYỆN CAM LÂM
TỈNH KHÁNH HÒA
Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGÔ MINH THỤY
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký Tên:
- TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 -
Lời cảm ơn!
--------- --------ơn!
Để được như hôm nay,Lời
ngoàicảm
nổ lực
của bản thân, tôi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ và dạy dỗ của mọi người.
Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến:
Bố, Mẹ đã sinh ra, dạy dỗ và cho con tất cả.
Cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm đã
tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập.
Quý thầy, cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản nói
riêng và trường Đại học Nông Lâm nói chung đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Thầy Ngô Minh Thụy đã tận tình hướng dẫn tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Các cô, chú, anh, chị công tác tại phòng Tài nguyên &
Môi trường huyện Cam Lâm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Tập thể lớp Quản lý đất đai khóa 30 đã giúp đỡ, động
viên tôi trong những năm học vừa qua.
Tp. Hồ Chí Minh, 15 tháng 7 năm 2008
Huỳnh Quốc Dũng
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Quốc Dũng, Khoa Quản lý đất đai & Bất động
sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản lý thông tin quy
hoạch khu vực thị trấn Cam Đức - huyện Cam Lâm - tỉnh Khánh Hòa”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Thụy, Bộ môn Chính sách Pháp luật,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chính
Minh.
Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý Nhà nước đối với đất đai, bảo
đảm sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả và bền vững. Xét thấy tầm quan trọng của
vấn đề trên nên hầu hết các tỉnh, thành phố đã triển khai và lập quy hoạch sử dụng
đất các cấp. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn những hạn chế nhất định vì hầu hết các
sản phẩm quy hoạch được thể hiện trên giấy, nên việc khai thác thông tin phục vụ
cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.
Để công tác quản lý và sử dụng thông tin quy hoạch sử dụng đất đạt được hiệu
quả cao cũng như đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai,
nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất là việc làm
hết sức cần thiết. Đề tài đã nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản
lý thông tin quy hoạch tại thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa là
nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho công tác quản lý quy hoạch tại địa
phương được thuận lợi, đồng thời hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ có hiệu quả trong
công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai. Đề tài gồm những nội dung sau:
1. Phân tích, đánh giá hiện trạng cơ sở dữ liệu hiện có trên địa bàn thị trấn làm
cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn thiện theo mô hình GIS.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu với cơ sở dữ liệu không gian và phi không
gian (thuộc tính). Đây là nguồn dữ liệu quan trọng giúp địa phương bước đầu tiến
hành tin học hóa trong quản lý thông tin đất đai nói chung và thông tin quy hoạch nói
riêng.
3. Xây dựng mô hình quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch đồng thời
cung cấp thông tin trực quan, nhanh chóng không tốn nhiều thời gian và cập nhật kịp
thời thông tin quy hoạch khi phải điều chỉnh quy hoạch.
Với kết quả nghiên cứu của đề tài đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và đem
lại nhiều hiệu quả kinh tế, có khả năng ứng dụng thực tiễn tại thị trấn Cam Đức hay
có thể ứng dụng ở các địa phương khác.
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát hệ cơ sở dữ liệu ..............................................Trang 7
Hình 1.2: Các mức khái niệm.............................................................................. 8
Hình 1.3: Các thành phần của hệ thống............................................................ 11
Hình 1.4: Giao diện ArcView............................................................................ 16
Hình 1.5: Lược đồ mô hình đối tượng...............................................................18
Hình 1.6: Quy trình thực hiện........................................................................... 25
Hình 2.1: Các bước tiến hành tạo lớp thông tin. ...............................................28
Hình 2.2: Lớp quy hoạch phân khu chức năng .................................................30
Hình 2.3: Lớp giao thông ...................................................................................30
Hình 2.4: Lớp thủy văn. . ................................................................................... 31
Hình 2.5: Lớp hiện trạng. ...................................................................................32
Hình 2.6: Thông tin thuộc tính lớp quy hoạch phân khu chức năng................ 34
Hình 2.7: Thông tin thuộc tính lớp giao thông................................................. 35
Hình 2.8: Thông tin thuộc tính lớp thủy văn..................................................... 36
Hình 2.9: Thông tin thuộc tính lớp hiện trạng .................................................37
Hình 2.10: Dữ liệu không gian sau khi hoàn thành...........................................38
Hình 2.11: Thông tin dữ liệu thuộc tính.............................................................38
Hình 2.12: Cửa sổ tạo ứng dụng.........................................................................40
..........................................
Hình 2.13: Cửa sổ tạo Dialog.............................................................................40
Hình 2.14: Chương trình hệ thống quản lý thông tin quy hoạch.......................41
Hình 2.15: Truy vấn dữ liệu bằng công cụ Identify...........................................42
Hình 2.16: Truy vấn dữ liệu bằng công cụ Find................................................42
Hình 2.17: Truy vấn dữ liệu bằng xây dựng biểu thức truy vấn.......................43
Hình 2.18: Kết quả truy vấn dữ liệu bằng xây dựng biểu thức truy vấn...........43
Hình 2.19: Tìm kiếm thông tin theo số tờ, số thửa............................................44
Hình 2.20: Tìm kiếm thông tin theo vùng QH...................................................45
Hình 2.21: Tìm kiếm thông tin theo dự án.........................................................46
Hình 2.22: Thông báo kết quả tìm kiếm............................................................46
Hình 2.23: Tìm và sửa thông tin.........................................................................47
Hình 2.24: Hộp thoại phập thông tin..................................................................48
Hình 2.25: Kết quả cập nhật thông tin...............................................................48
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh phương pháp GIS và phương pháp thủ công ..............Trang 12
Bảng 1.2: Thống kê đất hiện trạng thị trấn Cam Đức. ............................................21
Bảng 2.1: Cấu trúc dữ liệu lớp quy hoạch phân khu chức năng...........................33
Bảng 2.2: Cấu trúc dữ liệu lớp giao thông . .........................................................34
Bảng 2.3: Cấu trúc dữ liệu lớp thủy văn .............................................................35
Bảng 2.4: Cấu trúc dữ liệu lớp hiện trạng . ..........................................................36
Bảng 2.5: Danh sách các menu............................................................................39
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................Trang 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.......................................................3
1.1.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................3
1.1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất.................................................................3
1.1.1.2. Cơ sở dữ liệu.................................................................................6
1.1.1.2.1. Cấu trúc một hệ cơ sở dữ liệu.................................................7
1.1.1.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của .................................................8
1.1.1.3. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng của GIS..........9
1.1.1.3.1. Sơ lược về hệ thống thông tin địa lý (GIS). ..........................9
1.1.1.3.2 . Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong và ngoài nước...........13
1.1.1.4. Giới thiệu ArcView GIS.............................................................15
1.1.1.4.1. Công việc cài đặt..................................................................15
1.1.1.4.2. Giới thiệu về phần mềm ArcView.......................................16
1.1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................18
1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu..............................................................19
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên............................................................................19
1.2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội...................................................................21
1.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện ..............24
1.3.1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................24
1.3.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu..........................................24
1.3.3. Quy trình thực hiện.............................................................................25
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................26
2.1. Đánh giá nguồn tài liệu..........................................................................26
2.1.1. Dữ liệu trên giấy..............................................................................26
2.1.2. Dữ liệu số và các tài liệu có liên quan.............................................26
2.1.3. Đánh giá chung................................................................................26
2.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu...........................................................27
2.2.1. Dữ liệu không gian...........................................................................27
2.2.1.1. Chuẩn hóa dữ liệu........................................................................27
2.2.1.2. Xây dựng dữ liệu........................................................................29
2.2.2. Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính).....................................32
2.2.2.1. Chuẩn hóa dữ liệu.......................................................................32
2.2.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu...............................................................32
2.3. Quản lý và cập nhật thông tin................................................................39
2.3.1. Quản lý thông tin.............................................................................39
2.3.2. Cập nhật thông tin............................................................................47
2.4. Đánh giá khả năng sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống.......................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................50
1. Kết luận.....................................................................................................50
2. Kiến nghị...................................................................................................51
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung chính của công tác quản lý
Nhà nước về đất đai, được thể hiện trong Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, từ đó “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đất theo đúng mục đích và có hiệu quả
(Chương II, Điều 18). Khi các phương án quy hoạch sử dụng đất đai đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt sẽ trở thành cơ sở pháp lý trong công tác quản lý và sử dụng
đất đai, đặc biệt trong công tác giao đất, cấp đất cho các ngành, các tổ chức và cá
nhân sử dụng. Trong những năm qua, xét thấy tầm quan trọng của công tác này nên
nhiều địa phương đã tiến hành thành lập quy hoạch sử dụng đất đai cho các cấp, phục
vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn nhiều hạn
chế nhất định trong việc phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Ngày nay, cùng với việc phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc ứng
dụng tin học trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội đang là vấn đề phổ biến
và rất hiệu quả. Chính sự phát triển kỳ diệu này đã thúc đẩy hệ thống thông tin địa lý
(GIS) ra đời và là bước tiến khổng lồ trong công nghệ quản lý không gian lãnh thổ.
Hệ thống thông tin địa lý là công cụ mạnh, đáng tin cậy không chỉ giúp các nhà quản
lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi thông tin cần thiết về dữ liệu không gian bằng máy
tính mà còn có thể thường xuyên bổ sung, cập nhật, tra cứu… dữ liệu thuộc tính một
cách dễ dàng. Vì thế, công nghệ GIS ngày càng chiếm phần lớn vai trò quan trọng
trong việc đáp ứng cập nhật thông tin khổng lồ ở nước ta hiện nay mà đặc biệt là
trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Để công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất đai đạt hiệu quả và đáp ứng các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần phải nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý
thông tin quy hoạch, xây dụng cơ sở dữ liệu phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà
nước về đất đai. Xét thấy sự cần thiết của các vấn đề trên, tôi xin thực hiện đề tài:
“Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất
Thị trấn Cam Đức - Huyện Cam Lâm - Tỉnh Khánh Hòa”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý
về quy hoạch tại địa phương.
Xây dựng mô hình quản lý, cung cấp thông tin, phục vụ hiệu quả công tác quản
lý Nhà nước đối với đất đai nói chung và quy hoạch nói riêng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về cơ sở dữ liệu thông tin quy hoạch sử dụng đất
đai chi tiết tại thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đề tài tiến hành
trong thời gian 4 tháng (từ 4/2008 – 7/2008).
Trang 1
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Xuất phát từ tình hình thực tế và nội dung nghiên cứu, đề tài mang lại ý nghĩa
như sau:
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn, có thể truy xuất, cập nhật, khai thác…
nhằm cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai nói chúng hay
cung cấp thông tin theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân một cách nhanh chóng,
thuận tiện.
- Chương trình quản lý thông tin quy hoạch được xây dựng bằng ngôn ngữ lập
trình Avenue chạy trên nên ArcView GIS với giao diện bằng Tiếng Việt giúp quản lý
và sử dụng dễ dàng.
Trang 2
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính
thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và
thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất
đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải
phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong tương lai (PGS. Tiến sĩ Lê Quang Trí, 2005).
(1). Quy hoạch sử dụng đất theo quy trình của FAO
Từ đầu những thập niên 70, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được Tổ
chức Lương nông thế giới (FAO) đặc biệt quan tâm. Đúc kết kinh nghiệm từ các
nước phát triển, tổng hợp những bài học thành công và thất bại ở một số nước; thông
qua các hội thảo của các nhà khoa học, FAO đã ban hành nhiều tài liệu chính thức về
hướng dẫn thực hiện quy hoạch. Phương pháp quy hoạch của FAO dựa trên các
nguyên tắc:
- Quy hoạch phải mang ý chí chính trị và có khả năng thực hiện, đáp ứng mục
tiêu phát triển lâu dài (tính khả thi).
- Quy hoạch cần có sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng, cũng như phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong tính toán phương án quy hoạch.
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải tìm được những lựa chọn bền vững, điều đó
thể hiện ở mối quan hệ giữa con người với đất đai và sử dụng đất đai.
Tiến trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo FAO:
(1) Xác định các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
(2) Lập kế hoạch thực hiện.
(3) Cấu trúc vấn đề và cơ hội.
(4) Xác định các loại hình sử dụng đất đai (LUTs).
(5) Đánh giá khả năng thích nghi đất đai.
(6) Đánh giá tổng hợp.
(7) Luận chứng và chọn lựa phương án tối ưu.
(8) Quy hoạch sử dụng đất đai.
(9) Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai.
(10) Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai.
Trang 3
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
Ở Việt Nam, khi chưa có Luật Đất đai năm 1987, quy hoạch sử dụng đất đai
được đề cặp như một luận cứ trong quy hoạch phát triển ngành (chủ yếu là nông
nghiệp, lâm nghiệp), không có quy trình và tiêu chuẩn mà chỉ theo nhận thức tự phát
của từng ngành, từng cấp lập quy hoạch. Sau khi Luật Đất đai 1987 được ban hành,
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tổ chức theo hệ thống quản lý Nhà
nước (ngành và lãnh thổ) với những quy trình thử nghiệm, nhận thức của các ngành,
các cấp tuy có rõ ràng hơn nhưng vẫn chưa đủ nhanh và mạnh để đáp ứng kịp thời
nhu cầu phát triển. Đến năm 1993, khi Luật Đất đai ban hành và cũng là thời điểm
những đòi hỏi bức súc của thực tiễn và yêu cầu quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai mới được coi trọng và tổ
chức thực hiện.
(2). Quy hoạch sử dụng đất theo quy trình hướng dẫn của Việt Nam
Trước Luật Đất đai 2003
a) Quy trình hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo Quyết
định số 657/QĐ.ĐC ngày 28/9/1995 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ tài nguyên và
Môi trường)
Năm 1995, quy trình thực hiện điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
chính thức được ban hành kèm theo Quyết định số 657/QĐ.ĐC của Tổng cục Địa
chính, làm cơ sở để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện theo 9 bước
sau (Tổng cục Địa chính, 1995):
(1) Công tác chuẩn bị.
(2) Tổ chức thu thập thông tin số liệu, tài liệu, bản đồ.
(3) Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
(4) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai.
(5) Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.
(6) Đánh giá tiềm năng đất đai và xác định những định hướng quy hoạch sử
dụng đất đai.
(7) Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
(8) Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai.
(9) Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch và trình duyệt.
b) Thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất đai theo Nghị định 68/2001/NĐCP ngày 01/10/2001 của Chính phủ.
Từ năm 1998 đến năm 2001, Luật Đất đai đã có những điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp với tình hình quản lý đất đai tại thời điểm đó. Một trong những nội dung
được sửa đổi có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Từ đó
các văn bản dưới luật đã được ban hành, đó là Công Văn 1814/CV-TCĐC (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường) ban hành (Công văn 1814/CV-TCĐC, ngày 12/10/1998)
và Nghị định 68/2001/NĐ-CP, ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai, kèm theo Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC, 01/11/2001 của Tổng cục Địa
Trang 4
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
chính. Về cơ bản nội dung trong các bước lập quy hoạch sử dụng đất vẫn giữ theo các
quy trình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban hành năm 1995, chỉ chi tiết thêm một
số nội dung trong các bước thực hiện cho phù hợp với quy định cũng như quy định rõ
trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai.
Từ sau Luật Đất đai 2003
Năm 2003, Luật Đất đai ra đời, sau đó là Nghị định 181/NĐ-CP, ngày
29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT, ngày
01/11/2004 và Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT, ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về ban hành lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như
sau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005):
(1) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
(2) Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất theo các mục đích sử dụng
gồm nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (cụ thể cho từng loại trong
nhóm đất chính).
(3) Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với
tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ,
cụ thể như sau:
- Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện
trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng khoa học - công nghệ trong sử dụng đất;
- Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho các mục
đích.
(4) Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
cho giai đoạn trước.
(5) Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất phù hợp với chiến lược, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện.
(6) Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng:
- Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử
dụng, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan có thẩm
quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô
thị, khu hành chính, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử,
văn hóa, danh lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình,
dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn; các khu vực đất chưa sử dụng.
- Việc khoanh định được thực hiện với khu vực đất có diện tích thể hiện được
lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Xác định diện tích không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích phải chuyển
mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi
để thực hiện các dự án, công trình.
Trang 5
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
(7) Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ
quỹ đất theo nội dung sau:
- Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí
cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Phân tích ảnh hưởng xã hội, bao gồm việc dự kiến số hộ phải di dời, số lao
động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất.
- Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
mới của phương án phân bổ quỹ đất.
(8) Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
(9) Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy
hoạch sử dụng đất.
(10) Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa phương.
(11) Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai phù
hợp với đặc điểm của địa phương.
1.1.1.2. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) được hiểu theo cách định
nghĩa kiểu kỹ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc. Tuy nhiên, thuật ngữ
này thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu rõ hơn dưới dạng
một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để lưu trên một thiết bị lưu trữ như
đĩa hay băng. Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ
điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Sau đây là một số ưu điểm mà CSDL mang lại:
- Giảm sự trùng lập thông tin xuống mức thấp nhất. Do đó đảm bảo thông tin có
tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
- Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau.
- Nhiều người có thể sử dụng một cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, CSDL còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải
quyết:
- Tính chủ quyền của dữ liệu.
+ Thể hiện ở phương diện an toàn dữ liệu.
+ Khả năng biểu diễn mối liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính xác của
dữ liệu.
+ Người khai thác cơ sở dữ liệu phải cập nhật cho CSDL những thông tin mới
nhất.
Trang 6
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
- Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng.
+ Do ưu điểm CSDL có thể cho nhiều người khai thác đồng thời nên cần phải
có một cơ chế bảo mật phân quyền khai thác CSDL.
+ Các hệ điều hành nhiều người sử dụng hay cục bộ đều cung cấp cơ chế này.
- Tranh chấp dữ liệu.
+ Khi nhiều người cùng truy nhập CSDL với các mục đích khác nhau. Rất có
thể sẽ xảy ra hiện tượng tranh chấp dữ liệu.
+ Cần có cơ chế ưu tiên khi truy cập CSDL. Ví dụ: admin luôn có thể truy cập
cơ sở dữ liệu.
+ Cấp quyền ưu tiên cho từng người khai thác.
- Đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố.
+ Khi CSDL nhiều và được quản lý tập trung. Khả năng rủi ro mất dữ liệu rất
cao. Các nguyên nhân chính là mất điện đột ngột hoặc hỏng thiết bị lưu trữ.
+ Hiện tại có một số hệ điều hành đã có cơ chế tự động sao lưu ổ cúng và fix lỗi
khi có sự cố xảy ra.
+ Tuy nhiên: Chúng ta nên sao lưu dự phòng cho dữ liệu đề phòng trường hợp
xấu xảy ra.
1.1.1.2.1. Cấu trúc một hệ cơ sở dữ liệu
Có nhiều cách phân chia hệ thống cơ sở dữ liệu, có thể phân chia theo mức, theo
dòng đời. Phân chia theo mức bao gồm có 03 mức: Mức vật lý, mức khái niệm và
mức khung nhìn.
Môi trường hệ điều hành
Yêu cầu của
người sử dụng
Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu
Thông tin ra
Cơ sở dữ liệu
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát hệ cơ sở dữ liệu
Mức vật lý: Hay cơ sở dữ liệu vật lý là các tệp dữ liệu được lưu trữ trên máy
tính theo một cấu trúc nào đó trên các thiết bị nhớ như đĩa từ, băng từ… Ví dụ danh
sách sinh viên, danh sách lớp học, phòng học hay danh sách giáo viên được quản lý
theo các file riêng biệt. Ở mức này người sử dụng không thể thấy được cách tổ chức
cũng như mối quan hệ giữa các đối tượng trong hệ thống cơ sở dữ liệu.
Trang 7
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
Mức khái niệm: Hay cơ sở dữ liệu khái niệm là sự biểu diễn trừu tượng cơ sở dữ
liệu vật lý thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng theo một nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc này xuất phát từ thế giới thực nghĩa là từ yêu cầu quản lý hay cách thức
tổ chức hoạt động của hệ thống ngoài thực tế. Ví dụ một sinh viên có thể học được
nhiều môn học hay một giáo viên có thể dạy nhiều sinh viên nhưng một sinh viên ứng
với một môn học và một ngày thi thì chỉ có một điểm. Qua đó thể hiện mối quan hệ
giữa các đối tượng.
Mức khung nhìn: Là cách nhìn, là quan niệm của từng người sử dụng đối với cơ
sở dữ liệu ở mức khái niệm. Sự khác nhau giữa mức khung nhìn và mức khái niệm là
không lớn. Để có được cơ sở dữ liệu khái niệm có thể có nhiều khung nhìn khác
nhau.
1.1.1.2.2.
HệSD
quản
dữ liệu SD
của2hệ thống thông tinNGƯỜI
địa lý (GIS)
NGƯỜI
1 trị cơ sởNGƯỜI
SD n
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống quản lý, lưu trữ, bảo trì toàn bộ cơ sở dữ
liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng cung cấp các công cụ cho phép người dùng hỏi
đáp, tra cứu và tác động vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu cho một hệ thống GIS bao
gồm 2 cơ sở dữ liệu thành phần chính là:
CSDL
KHÁI NIỆM
- Cơ sở dữ liệu địa lý (không gian);
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính (phi không gian).
Trong hệ thống GIS, hệ quản trị cơCSDL
sở dữ liệu GIS được xây dựng bao gồm 2 hệ
quản trị cơ sở dữ liệu riêng cho từng phần
VẬThoặc
LÝ xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ
liệu chung cho cả hai cơ sở dữ liệu con kể trên. Thông thường hệ quản trị cơ sở dữ
liệu GIS được xây dựng bao gồm 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu con:
Hình 1.2: Các mức khái niệm
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho cơ sở dữ liệu địa lý;
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ở mức tra cứu, hỏi đáp. Hệ này được tích
hợp cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu địa lý cho phép người ta dùng truy nhập dữ
liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính đồng thời. Tuy nhiên, hệ quản trị cơ sở dữ liệu này
cho thao tác trên cơ sở dữ liệu thuộc tính bị hạn chế;
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thuộc tính. Thông thường các hệ thống GIS đều lấy
một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện có để quản trị và thực hiện các bài toán
trên dữ liệu thuộc tính mà không liên quan đến dữ liệu không gian. Ví dụ: FOX, MS
SQL, ORACLE.
Về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quản lý, cơ sở dữ liệu thuộc tính, chúng ta xem xét
chi tiết trong phần “Cấu trúc một hệ thống cơ sở dữ liệu”. Ở đây chúng ta chỉ đi sâu
vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho dữ liệu không gian.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho dữ liệu không gian bao gồm các hệ thống con sau:
- Hệ thống nhập bản đồ;
- Hệ thống hiển thị bản đồ;
- Hệ thống tra cứu, hỏi đáp cơ sở dữ liệu;
- Hệ thống phân tích địa lý;
Trang 8
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
- Hệ thống phân tích thống kê;
- Hệ thống đầu ra.
1.1.1.3. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các ứng dụng của GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – gọi tắt là GIS): là
kỹ thuật ứng dụng hệ thống vi tính số (Digital computer system) để lưu trữ, xử lý,
quản lý, trình bày, mô hình hóa và phân tích những số liệu thông tin có liên quan, tính
địa lý của một khu vực, những dữ liệu này mô tả các thuộc tính gắn liền vị trí địa lý
nhất định, hệ thống số liệu được lưu trữ và xử lý trong GIS bao gồm không những
thông tin về môi trường tự nhiên mà còn liên quan đến các tính chất về kinh tế - xã
hội của khu vực nghiên cứu.
1.1.1.3.1. Sơ lược về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
(1) Quá trình phát triển
Những năm đầu thập kỷ 60 (1963-1964) các nhà khoa học Canada đã cho ra đời
hệ thống thông tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) kế thừa mọi thành tựu trong
ngành bản đồ cả về ý tưởng lẫn thành tựu của kỹ thuật bản đồ. Hệ thống thông tin địa
lý (GIS) ban đầu hoạt động cũng bằng việc thu thập dữ liệu theo định hướng tùy
thuộc vào mục tiêu đặt ra.
Bên cạnh Canada, nhiều trường Đại Học ở Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và
xây dựng hệ thống thông tin địa lý. Trong các hệ thống thông tin địa lý được tạo ra,
cũng có nhiều hệ thống tồn tại được lâu và nó được thiết kế cồng kềnh mà giá thành
lại cao. Lúc đó người ta đặt lên hàng đầu việc khắc phục những khó khăn này nảy
sinh trong quá trình xử lý các số liệu đồ họa truyền thống. Họ tập trung giải quyết vấn
đề đưa bản đồ, hình dạng, hình ảnh, số liệu vào máy tính bằng phương pháp số để xử
lý các số liệu này. Tuy kỹ thuật số hóa đã được sử dụng từ những năm 1950 nhưng
điểm mới của giai đoạn này chính là các bản đồ số hóa có thể liên kết được với nhau
để tạo ra một bức tranh tổng thể về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực. Từ đó
máy tính được sử dụng và phân tích các đặc trưng của các nguồn tài nguyên đó và
cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch. Việc hoàn thiện một hệ thống
thông tin địa lý còn phụ thuộc công nghệ phần cứng mà ở thời kỳ này các máy tính
IBM 1401 còn chưa đủ mạnh. Giai đoạn đầu những năm 60 đánh dấu sự ra đời của hệ
thống thông tin địa lý mà nó chủ yếu phục vụ cho công tác điều tra quản lý tài
nguyên.
Trong những năm 70 ở Bắc Mỹ đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ
môi trường và phát triển hệ thống thông tin địa lý. Cũng trong khung cảnh đó, hàng
loạt yếu tố đã thay đổi một cách thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống thông tin địa
lý, đặc biệt là sự giảm giá thành cùng với sự tăng kích thước bộ nhớ, tăng tốc độ tính
toán của máy tính. Chính những thuận lợi này mà hệ thống thông tin địa lý dần dần
được thương mại hóa. Đứng đầu trong lĩnh vực thương mại phải kể đến các cơ quan,
công ty: Esri, Gimns, Intergrap… chính ở thời kỳ này đã nảy sinh “loạn khuôn dạng
dữ liệu” và vấn đề phải nghiên cứu khả năng giao diện giữa các khuôn dạng.
Năm 1977 đã có 54 hệ thống thông tin địa lý khác nhau trên Thế Giới. Bên cạnh
hệ thống thông tin địa lý, thời kỳ này còn phát triển mạnh mẻ các kỹ thuật xử lý ảnh
Trang 9
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
viễn thám. Một hướng nghiên cứu kết hợp hệ thống thông tin địa lý và viễn thám
được đặc ra và cũng bắt đầu thực hiện.
Thập kỷ 80 được đánh dấu bởi các nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin địa lý
này càng tăng với các quy mô khác nhau. Người ta tiếp tục giải quyết những tồn tại
của những năm trước mà nổi lên là vấn đề số hóa dữ liệu: sai số, chuyển đổi khuôn
dạng… kỳ này có sự nhảy vọt về tốc độ tính toán sự mềm dẻo trong việc xử lý dữ liệu
không gian. Thập kỷ này được đánh dấu bởi sự nảy sinh các nhu cầu mới trong ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý: khảo sát thị trường, đánh giá khả thi các phương án
quy hoạch sử dụng đất tối ưu các nguồn tài nguyên, các bài toán giao thông, cấp thoát
nước… có thể nói đây là thời kỳ bùng nổ hệ thống thông tin địa lý.
Những năm đầu thập kỷ 90 đã được đánh dấu bằng việc nghiên cứu hòa nhập
trong viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Các nước Bắc Mỹ và Châu Âu gặt hái
được nhiều thành công trong lĩnh vực này. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng
đã thành lập được nhiều trung tâm nghiên cứu viễn thám và hệ thống thông tin địa lý,
rất nhiều hội thảo khoa học về lĩnh vực này nhằm trao đổi kinh nghiệm và khả năng
phát triển hệ thống thông tin địa lý.
(2) Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Xét dưới góc độ hệ thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các
thành phần:
Phần cứng:
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay, phần
mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến
các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
Phần mềm:
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ,
phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý;
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS);
- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý;
- Giao diện đồ họa người - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
Dữ liệu:
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu
địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được
mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với
các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý
dữ liệu.
Con người:
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là
Trang 10
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người
dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
Phương pháp/cấu trúc:
Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô
phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
Hình 1.3: Các thành phần của hệ thống
GIS khác với hệ thống đồ họa máy tính đơn thuần. Hệ thống đồ họa máy tính
không quan tâm nhiều tới thuộc tính không đồ họa, cái mà một thực thể nhìn thấy
được có thể có hoặc không. Trong khi đó, các thuộc tính này lại rất có ích trong việc
phân tích dữ liệu, một chức năng cơ bản của GIS nhưng chỉ vậy thì chưa đủ, nó mới
chỉ là cơ sở tốt cho việc phát triển GIS mà thôi. GIS cũng không có nhiều điểm chung
với hệ thống thiết kế được trợ giúp máy tính sử dụng cho vẽ các đối tượng kỹ thuật,
sự khác nhau chủ yếu là dung lượng dữ liệu và tính đa dạng của dữ liệu trong GIS lớn
hơn nhiều, thêm nữa là cách thức phân tích dữ liệu được sử dụng trong GIS mạnh
hơn, phong phú hơn.
GIS đóng vai trò quan trọng như một kỹ thuật tổ hợp, có những lợi ích khi sử
dụng, đó là dữ liệu không gian địa lý được duy trì tốt hơn trong khuôn dạng dữ liệu
chuẩn; chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu thực hiện dễ dàng, dễ dàng tìm kiếm, phân tích,
thể hiện dữ liệu và thông tin không gian; dữ liệu không gian có thể được chia sẽ, trao
đổi tự do; cải tiến năng suất lao động và tăng hiệu quả làm việc của con người, tiếc
kiệm tiền bạc và thời gian; có thể đưa ra những quyết định tốt hơn.
Từ những lợi ích trên, cho thấy việc sử dụng GIS hơn hẳn phương pháp truyền
thống.
Bảng 1.1: So sánh phương pháp GIS và phương pháp thủ công
Bản đồ (Maps)
Phương pháp GIS
Phương pháp thủ công
1. Lưu trữ
Chuẩn hóa và tích hợp
hóa
Tỷ lệ khác nhau theo
các chuẩn khác nhau
Trang 11
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
2. Thu nhận
Cơ sở dữ liệu số
Bản đồ giấy, số liệu,
bảng biểu thống kê
3. Cập nhật
Thực hiện bởi máy tính
Kiểm tra thủ công
4. Chồng lớp
Thực hiện một cách hệ
thống
Tốn kém thời gian và
tiền bạc
5. Phân tích không
gian
Rất nhanh
Tốn kém thời gian và
công sức
6. Thể hiện
Dễ dàng, nhanh chóng và
rẻ tiền
Phức tạp, tốn kém
Chức năng quan trọng của GIS là cho phép thực hiện các phép phân tích dữ liệu
không gian và thuộc tính để trợ giúp trong quá trình ra quyết định. Một trong những
chức năng của GIS là thu nhận và tiền xử lý dữ liệu (số hóa, biên tập, tạo topology,
chuyển đổi định dạng, nhập thuộc tính…); quản lý và phục hồi cơ sở dữ liệu (lưu trữ
dữ liệu, mô hình hóa cơ sở dữ liệu, truy vấn theo thuộc tính…); đo đạc và phân tích
không gian (các tác vụ đo, buffering, overlay…); trình bày và xuất dữ liệu (thay đổi
dữ liệu, tổng quát hóa, chuyên đề hóa…).
GIS được sử dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các
nhà hoạch định chính sách. Các cơ quan Chính phủ dùng GIS trong quản lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hóa và quan
trắc.
Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được
ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu
trữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị… Tuy nhiên, các ứng
dụng có hiệu quả nhất mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ
bằng công nghệ GIS. Các ứng dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp
quyết định hầu như mới dừng ở mức thử nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có
thể đưa vào ứng dụng chính thức.
1.1.1.3.2 . Các nghiên cứu ứng dụng GIS trong và ngoài nước
(1) Các nghiên cứu trên thế giới
GIS được xây dựng trên các trí thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để tạo
ra ngành khoa học mới. GIS đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới vào cuối năm 1960 và
đến nay đã phát triển hoàn chỉnh với khả năng thu nhận, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình lập quyết định trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, trong đó có công tác quản lý tài nguyên đất đai mà cụ thể là các
nghiên cứu trong việc quản lý đất đai hoặc hỗ trợ để lập quy hoạch sử dụng đất, cụ
thể như sau:
Trang 12
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
- Ở Ấn Độ: để quy hoạch một thành phố Bangalore với 6.5 triệu dân, công ty
Franch Protocol đã hỗ trợ cơ quan hành chính lập quy hoạch phát triển đến 2015. Một
cơ sở hạ tầng không gian được thiết lập để hỗ trợ cho quy hoạch phát triển của thành
phố và các bản đồ cơ sở được chạy trên các phần mềm GIS.
- Ở Philippines: nhiều nghiên cứu ứng dụng GIS được thực hiện, trong đó có
ứng dụng GIS để đánh giá tiềm năng đất đai, nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và
chính xác cho các nhà quản lý, quy hoạch, nhà đầu tư… đưa ra quyết định hợp lý, đạt
hiệu quả cao.
- Ở các trường Đại học của Trung Quốc và Đài Loan: sử dụng GIS trong nghiên
cứu quản lý sử dụng đất đai, một vấn đề được đặt ra là làm thế nào GIS có thể cải tiến
việc quản lý đất đai, người ta đã chọn vùng Nantou ở Đài Loan để nghiên cứu; kết
quả đã xây dụng được cơ sở dữ liệu có thể giải quyết được vấn đề đặt ra.
- Ở Pakistan: nghiên cứu ứng dụng GIS để kiểm soát xây dựng ở các thành phố
lớn. Kiểm soát sự phát triển đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế đô thị tốt hơn
không chỉ cho các vùng đô thị hiện trạng, mà còn cho tương lai. Phân tích các quá
trình kiểm soát xây dựng, đầu tiên một mô hình GIS được thiết kế bao gồm các bản
đồ số như đặc tính địa lý và các thuộc tính của nó trong các dạng cơ sở dữ liệu liên
quan. Các thuộc tính được liên kết với dữ liệu không gian.
- Ở Singapore: đã xây dựng được hệ thống sử dụng đất đai tổng hợp ILUS,
nhằm cung cấp thông tin về tình hình pháp lý, quy hoạch…
- Ở Thụy Điển: đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý về tài
nguyên đất đai và những nghiên cứu này đã thực hiện thí điểm ở các nước, trong đó
có Việt Nam. Trong chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển đã đầu tư xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu thí điểm phục vụ cho việc quản lý thị trường bất động sản ở
thành phố như thành phố Biên Hòa.
Ngoài những nghiên cứu về lĩnh vực đất đai, còn có các nghiên cứu có liên quan
đến một số các lĩnh vực khác như:
- Ở Ấn Độ, trường Đại học Bangalore đã có những nghiên cứu trong việc sử
dụng kết hợp GIS với công nghệ GPS và viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu phục
vụ cho việc nghiên cứu có mở rộng thành phố Mandya được hay không.
- Ở Pakistan: Công ty Sui Southern Gas Company Limited (SSGC), trụ sở chính
tại Karachi, là công ty dẫn đầu quốc gia Pakistan về khí đốt (gas). Hiện tại SSGC vận
hành các hệ thống truyền dẫn và phân phối trên toàn khu vực phía nam Pakistan bao
gồm tỉnh Sindh và Balochistan. Mới đây, công ty này quyết định xây dựng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) nhằm nâng cao khả năng quản lý gas cho quốc gia. SSGC cũng
quyết định chọn ESRI để xây dựng và phát triển hệ thống GIS này.
- Ở Canada: Sở Bảo vệ môi trường Alberta, Trung tâm Ðào tạo môi trường
Alberta (Canada) đã dùng GIS để mô hình hóa các quần hợp hệ sinh thái, các điều
kiện sống... làm cơ sở cho việc dự báo. Dùng mô hình GIS như một phần của DSS
cho phép nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên rừng.
Trang 13
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
- Ở Đức: DORIS - Systemgruppe - AMT sử dụng GIS để mô phỏng các khu
rừng của Ðức bằng mô hình 3 chiều. Hiển thị dữ liệu theo không gian giúp các nhà
quản lý nắm bắt cụ thể hơn về đối tượng.
- Trong nông nghiệp, ứng dụng GIS được sử dụng khá phổ biến ở các nước như:
ở Hà Lan đã nghiên cứu ứng dụng GIS cùng với phương pháp đánh giá đất đai của
FAO để đánh giá đất đai cho cây khoai tây; tại Thailand, trường Đại học Yakohama Nhật Bản và Viện Kỹ thuật Á châu (AIT, 1995) đã ứng dụng GIS và phương pháp
đánh giá đất đai của FAO để đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho 4 loại hình sử
dụng đất: bắp, mì, cây ăn trái và đồng cỏ cho vùng Muaklek – cao nguyên trung bộ Thailand (Dansagoonpon, năm 2004).
- Gần đây, một ứng dụng cụ thể nhất là trong trận bão Katrina vừa qua tại Mỹ,
công nghệ GIS đã được sử dụng trong nghiên cứu về bão, mô hình hóa, dự báo và đặc
biệt trong việc giải quyết hậu quả sau cơn bão.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã ứng dụng GIS trong nghiên cứu,
quản lý tài nguyên đất đai. Ứng dụng GIS trong lĩnh vực này đã đem lại những hiệu
quả to lớn, đã hình thành được cơ sở dữ liệu có khả năng phân tích, cung cấp thông
tin kịp thời, đầy đủ và chính xác giúp các nhà lãnh đạo, các chuyên gia có những
quyết định hợp lý, nhằm sử dụng đất đai được hiệu quả và bền vững.
(2) Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam công nghệ GIS được biết đến vào đầu thập niên 90 và được ứng
dụng trong một số ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
Giao thông: Hiện nay, xu thế đô thị hóa và tăng dân số gây áp lực rất lớn cho
xã hội. Những thành phố trung tâm luôn ở trong tình trạng “đông nghẹt người”, cùng
với nhiều loại hình tham gia giao thông ngày càng làm cho việc quản lý giao thông
công cộng trở nên phức tạp. Việc ứng dụng GIS vào quản lý giao thông nói chung và
xe buýt nói riêng đã rất phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty VidaGIS là đơn
vị đã xây dựng hoàn thiện phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý xe buýt – BusIS”
năm 2005 trong dự án Asia Trans và đối tác là Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao
thông Đô thị Hà Nội.
- Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai những dự án về ứng dụng GIS
trong lĩnh vực y tế. Việc ứng dụng GIS trong y tế có ý nghĩa trong việc chỉ ra được lộ
trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa
trên cơ sở dữ liệu giao thông. GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ
nghiên cứu dịch bệnh để phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong
cộng đồng. Ngoài ra, Tp. HCM còn nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc xây dựng hệ
thống cấp thoát nước. Việc ứng dụng GIS vào quản lý cấp nước nhằm nâng cao năng
lực quản lý cấp nước, tăng khả năng chia sẽ dữ liệu giữa các phòng ban, giảm thiểu rò
rỉ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Với hệ thống cơ sở dữ liệu GIS, các cơ
quan chức năng có thể quy hoạch cho các khu vực phân bố đồng hồ đo nước trong
thành phố, mở rộng diện tích cấp nước, xây dựng các chiến lược về cấu trúc của hệ
thống cấp nước trong tương lai.
Trang 14
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
Quản lý đô thị: đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý đô
thị cụ thể như:
- Viện nghiên cứu địa chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu cơ
sở khoa học và ứng dụng công nghệ tin học trong cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đô
thị.
- Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã có những nghiên cứu trong việc ứng
dụng GIS để xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quy hoạch và quản lý đô thị.
Địa chất: hiện nay trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội
đã có nghiên cứu thiết kế và truy cập dữ liệu mô hình cơ sở dữ liệu GIS cho địa chất
và khai thác qua Internet giúp cho việc khai thác được tiện lợi, nhanh chóng và hiệu
quả hơn.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Phân viện Vật lý tại Thành
phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch quản lý
rừng ngập mặn Cần Giờ - Tp. HCM. Mục đích nghiên cứu được đặt ra là sử dụng kết
hợp ảnh vệ tinh và công nghệ GIS nhằm xác định lại hiện trạng tài nguyên rừng, hiện
trạng sử dụng đất để đề xuất mô hình quản lý hợp lý tài nguyên. Kết quả nghiên cứu
đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đầu vào trên cơ sở ảnh vệ tinh gồm hiện trạng thực
phủ, hiện trạng sử dụng đất, đất, địa chất, chất lượng môi trường nước được sử dụng
cho phân tích không gian và một số các yếu tố tham khảo khác…
1.1.1.4. Giới thiệu ArcView GIS
1.1.1.4.1. Công việc cài đặt
ArcView GIS 3.x là một phần mềm chuyên về GIS trong họ phần mềm GIS của
ESRI. Đơn giản, nhỏ gọn, dễ cài đặt. ArcView GIS 3.x là một phần mềm để bàn,
desktop. ArcView chạy trên nền Windows. Việc cài đặt ArcView GIS cũng rất đơn
giản, để cài đặt chương trình trước tiên ta chạy file Setup bằng cách click vào biểu
tượng:
Khởi động lại máy tính, khi đó trên desktop đã có biểu tượng của ArcView
.
Khởi động chương trình và kết thúc việc cài đặt bằng cách nhập Serial vào theo
hướng dẫn.
Bên cạnh những chức năng đã có của ArcView ta còn có thể cài đặt các chức
năng ứng dụng mở rộng vào Extensions như: 3D Analyst 1.0, ArcView Internet
MapServer 1.0, Network Analyst 1.0a, SmartImage 3.0 (No Keygen), Visual
MODFLOW Pro 3.1.0.85, ArcPress 2.0, Image Analyst 1.1, SmartClassify 1.1 (No
Keygen), Spatial Analyst 2.0.
1.1.1.4.2. Giới thiệu về phần mềm ArcView
ArcView là phần mềm thương mại của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường
(ESRI) về hệ thống thông tin địa lý (GIS). Các chức năng cơ bản của ArcView bao
gồm:
- Chương trình ArcView chạy trên nền Windows
Trang 15
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
+ Hiển thị các lớp bản đồ dạng vector;
+ Tạo và thay đổi cơ sở dữ liệu của các đối tượng địa lý trong bản đồ;
+ Tạo các biểu đồ đơn giản dựa trên thuộc tính của các đối tượng trên bản đồ;
+ Chuẩn bị các bản in ra giấy;
+ Các đoạn chương trình phục vụ cho việc tự động hóa các thao tác trong
ArcView.
- Các chức năng mở rộng được bán kèm theo bộ ArcView:
+ Đọc các định dạng ảnh khác;
+ Tạo các hộp thoại (giao diện đồ họa người sử dụng).
- Các chức năng mở rộng không bán kèm theo bộ ArcView (người sử dụng nếu
cần phải mua riêng):
+ Phân tích không gian;
+ Phân tích mạng lưới.
Giao diện của ArcView bao gồm các cửa sổ, mỗi cửa sổ đều thể hiện dữ liệu
theo các cách khác nhau. Với hệ thống Menu, Buttons (nút lệnh), và Tools (nút công
cụ) của các cửa sổ cho phép bạn trình diễn và thực hiện các phép phân tích dữ liệu
trong cơ sở dữ liệu theo nhiều cách khác nhau.
Hình 1.4: Giao diện ArcView
Tổ chức dữ liệu trong ArcView: Cơ sở dữ liệu của GIS bao gồm dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua mã liên
kết định sẵn. Đối tượng không gian trong bản đồ có thể được xác định dựa vào dữ
liệu thuộc tính.
Trang 16
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
Dữ liệu không gian: các đối tượng có thể biểu diễn trên bản đồ như là điểm
(point), đường (line), hay đa giác (polygon).
- Các đối tượng ngoài thực tế có kích thước nhỏ hoặc là các điểm được biểu
diễn là các điểm, chẳng hạn cột điện, trạm xăng, điểm hành chính…
- Các đối tượng ngoài thực tế có hình thể dạng dài, hẹp hay các đường thì được
biểu diễn ở dạng đường (line) như: đường giao thông, đường ống nước, đường dây
điện…
- Các đối tượng ngoài thực tế là các thực thể dạng vùng, có không gian rộng,
đồng nhất thì được biểu diễn dưới dạng các đa giác như: công viên, ao, hồ, thửa đất…
Mô hình dữ liệu không gian được sử dụng là mô hình quan hệ Topology dạng
Shapefile, là định dạng dữ liệu của ArcView. Khi chúng ta tạo dữ liệu không gian
trong ArcView, dữ liệu sẽ được lưu dưới dạng Shapefile, có phần mở rộng là *.shp.
Ngoài ra ArcView còn cho phép kết nối và sử dụng dữ liệu không gian của một
số phần mềm GIS và đồ họa sau:
- Dữ liệu tạo từ phần mềm ArcInfo;
- Dữ liệu tạo từ phần mềm MapInfo;
- Dữ liệu CAD: ArcView cho phép nhập vào các tập tin dữ liệu dạng *.dwg và
*.dxf của AutoCad hoặc *.dgn của MicroStation;
- Dữ liệu hình ảnh: ảnh vệ tinh, máy bay, ảnh bản đồ có cấu trúc Raster.
Ngoài ra, ArcView còn hỗ trợ môi trường lập trình khá tốt, cho phép lập trình
dạng Script thông qua ngôn ngữ chuyên dụng Avenue. Ngôn ngữ lập trình Avenue
được thực thi trong môi trường ArcView với giao diện lập trình nằm trong cửa sổ
Project. Chương trình quản lý dữ liệu thông qua các lớp đối tượng và mọi thứ diễn ra
đều qua các yêu cầu gửi tới lớp đối tượng. Ví dụ: khi ta thêm mới một theme vào
khung nhìn ta đã gửi một yêu cầu tạo mới theme, khi ta lấy thông tin từ một đối
tượng thì ta gửi yêu cầu tới đối tượng đó.
Để gửi yêu cầu tới đối tượng và thực thi một hành động nào đó ta viết như sau:
Object.Request. Trong đó, Object là đối tượng mà ta gửi yêu cầu tới, Request là yêu
cầu mà ta cần gửi tới đối tượng Object. Giữa các lớp có mối quan hệ với nhau. Có 3
mối quan hệ chính:
- Mối quan hệ thừa kế (inheritance);
- Mối quan hệ gộp (aggregation);
- Mối quan hệ kết hợp (association).
Tuy nhiên, trong ArcView có hàng ngàn lớp và đối tượng khác nhau, để tìm đến
đúng lớp và yêu cầu cần dùng ta cần hiểu mô hình quan hệ giữa các đối tượng. Dưới
đây là một lược đồ mô hình đối tượng trong chương trình, lược đồ thể hiện mối quan
hệ giữa các lớp đối tượng với nhau.
Trang 17
Ngành: Quản lý đất đai
SVTH: Ngô Thị Ngọc Lý
Hình 1.5: Lược đồ mô hình đối tượng
Giao diện lập trình Avenue nằm trong Project của ArcView. Để mở giao diện
này, ta thực hiện theo các bước sau:
- Mở ArcView => Chọn Script => Nhấn vào nút New để tạo mới một Script.
Script mới tạo có tên ngẫu nhiên là script1.
- Muốn đổi tên của Script này ta vào menu Script, trong hộp thoại này gõ vào
tên script mới trong trường name.
Trong một project ta có thể tạo ra nhiều script khác nhau.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Ngày nay, việc ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên đất đai không còn là vấn
đề mới mẽ đối với nước ta. Ứng dụng GIS đầu tiên trong nghiên cứu tài nguyên đất
đai được Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 1990, kết quả đã
xây dựng bản đồ sinh thái đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ 1:250.000. Tiếp đó GIS đã
được ứng dụng rộng trong cả nước, nghiên cứu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai
cũng như quản lý của ngành.
Trước đây, việc lập quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo các quy trình
hướng dẫn của Tổng cục Địa chính trước đây và hiện nay, quy trình do Bộ tài nguyên
Môi trường ban hành. Trước năm 2000, công nghệ tin học vẫn còn mới mẽ trong lĩnh
vực này, nên hầu hết người thực hiện sử dụng chủ yếu bằng phương pháp thủ công
truyền thống. Khi công nghệ tin học phát triển rộng rãi, người thực hiện quy hoạch
bắt đầu quan tâm và nghiên cứu ứng dụng các phần mềm để xây dựng một số bản đồ
chuyên đề như: bản đồ đất, tầng dày, độ dốc, thủy văn…; sau đó chồng ghép các lớp
thông tin này để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ đánh giá đất đai phục vụ
quy hoạch sử dụng đất đai. Đi đầu trong việc ứng dụng GIS trong quy hoạch phải kể
đến là Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên
Trang 18