Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp GDI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.04 KB, 2 trang )

Thế giới ôtô » Bài của thế giới ôtô
Tìm hiểu về công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp GDI
Đăng lúc: 17/7/2007, 14:32GMT+7
(thegioioto) Xu hướng phát triển của các nhà sản xuất ô tô hiện nay là nghiên cứu hoàn thiện quá trình
hình thành hỗn hợp cháy để đạt được sự cháy kiệt, tăng tính kinh tế nhiên liệu và giảm được hàm lượng
độc hại của khí xả thải ra môi trường. Công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp GDI (Gasoline Direct Injection)
là một giải pháp.
Bộ chế hòa khí giờ đã trở nên lạc hậu
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, việc hình thành hỗn hợp khí trong động cơ xăng vẫn được thực hiện nhờ bộ
chế hoà khí, còn đối với động cơ Diesel được thực hiện nhờ bộ bơm cao áp vòi phun kiểu Bosch. Đến nay, thời
của chế hoà khí ngự trị đã qua từ lâu, và ngay cả hệ phun xăng điện tử kiẻu cũ (phun xăng một điểm) cũng lùi vào
dĩ vãng. Kiểu phun xăng điện tử đa điểm với mỗi xilanh một vòi phun và phun vào ngay phía trước họng xupap
nạp đã lên ngôi và đang dần trở nên phổ thông, kể cả ở các xe trung bình chứ không chỉ có trên các xe cao cấp
như trước kia.
Công nghệ phun xăng điện tử đa điểm giờ không còn là sự lựa chọn tối ưu
Tuy nhiên, vào năm 1996 hãng Mitsubishi lần đầu tiên giới thiệu kiểu phun xăng trực tiếp vào buồng cháy GDI trên
dòng xe Galant Legnum, và là một bước tiến kỳ diệu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Với công
nghệ GDI, khi động cơ hoạt động ở chế độ tải trọng nhỏ hỗn hợp xăng và không khí được hòa trộn ở trạng thái
loãng tới mức khó tưởng tượng, còn khi ở chế độ tải trọng trung bình và lớn thì xăng được phun vào buồng cháy
làm hai lần: lần phun đầu tiên gọi là lần phun mồi được phun ở đầu quá trình nạp, còn lần phun chính được thực
hiện ở cuối quá trình nén.

Cung cấp nhiên liệu của động cơ GDI
Theo các chuyên gia đánh giá, loại động cơ GDI giúp tiết kiệm được 15% nhiên liệu so với động cơ phun xăng
điện tử EFI thông thường. Tuy vậy, động cơ GDI cũng phải giải quyết một số vấn đề nan giải: do nhiệt độ quá
trình cháy tăng nhanh nên hàm lượng ôxit nitơ trong khí xả khá lớn, do đó phải sử dụng bộ xử lý khí xả
(Catalyser) nhiều thành phần để tách NO
2
thành khí nitơ và ôxi để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Bố trí hệ thống GDI trên động cơ
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có nhà sản xuất nào thuộc VAMA (Hiệp hội Ô tô Việt Nam) sử dụng công nghệ


GDI, hy vọng trong thời gian tới công nghệ này sẽ được trang bị trên các xe sản xuất tại Việt Nam
Nguyễn Sa

×