Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu của nam sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.58 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài :

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KỸ THUẬT
CHUYỀN BÓNG CAO TAY SAU ĐẦU CỦA NAM
SINH VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT KHÓA 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỌC BÓNG CHUYỀN
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015.

Nguyễn Thanh Bình
MSSV: 9117029 K37
Lớp: TD11X6A2

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài :

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KỸ THUẬT
CHUYỀN BÓNG CAO TAY RA SAU ĐẦU CỦA NAM
SINH VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT KHÓA 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỌC BÓNG CHUYỀN


NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015.
Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Bình
Mã số SV: 9117029
Lớp: TD11X6A2

Th.s Châu Đức Thành

Cần Thơ - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trong luận văn là công
Trình nghiên cứu của tôi, trung thực và chưa được nghiên cứu công bố bởi một
công trình nào, nếu không đúng như đã nêu trên tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Người cam đoan

Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................... Error! Bookmark not defined.
Mục đích nghiên cứu. .............................................................. Error! Bookmark not defined.

Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1 .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng và nhà nước về giáo dục thể
chất
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về TDTT trong trường học.Error! Bookmark not defined.
1.3 Lịch sử và sự phát triển môn bóng chuyền. .................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới.Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển bóng chuyền Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
1.4 Đặc điểm môn bóng chuyền. ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.1 Đặc điểm phát triển kỹ thuật bóng chuyền hiện đại. .... Error! Bookmark not defined.
1.4.2 Đặc điểm phát triển chiến thuật của bóng chuyền hiện đại:Error! Bookmark not defined.
1.4.3 Đặc điểm thể lực của VĐV bóng chuyền cấp cao......... Error! Bookmark not defined.
1.4.4 Hướng phát triển........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5 Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền với cơ thể.Error! Bookmark not defined.
1.6 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên. .............................................. Error! Bookmark not defined.
1.7 Kỹ thuật chuyền bóng........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.7.1 Chuyền bóng ................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.7.2 Chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu. ............ Error! Bookmark not defined.
1.7.3 Phương pháp tập luyện, quá trình tập luyện và những điểm cần chú ý khi chuyền
bóng. .............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Phương pháp nghiên cứu. ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm. ................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Phương pháp toán thống kê. ......................................... Error! Bookmark not defined.


2.2 Tổ chức nghiên cứu............................................................ Error! Bookmark not defined.

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu. .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu. .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Thời gian nghiên cứu. ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu. ................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... Error! Bookmark not defined.


…….

…….

Trong suốt quảng thời gian nghiên cứu đề tài, em đã gặp rất nhiều khó khăn
về thời gian cũng như tài liệu nghiên cứu. Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy cô trong Bộ môn Giáo Dục Thể Chất – Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Đức Thành ngay từ những bước đầu tiên cho
đến khi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn lớp Sư phạm thể dục thể thao K37 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo diều
kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Do những điều kiện còn hạn chế như thời gian và trình độ có hạn nên đề tài
luận văn này của em sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Hội đồng đã đóng góp
những lời nhận xét và gợi mở cho em phương hướng để hoàn chỉnh đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thanh Bình


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TDTT

Thể dục Thể thao

BM.GDTC

Bộ môn giáo dục thể chất

VĐV

Vận động viên

GDTC

Giáo dục thể chất

ĐNA

Đông Nam Á

SV

Sinh viên

CLB


Câu lạc bộ

CĐ, ĐH

Cao đẳng, Đại học

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

HLV

Huấn luyện viên

GV

Giáo viên

m

mét


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT


Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Kết quả thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu

41

của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
2

Bảng 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của

42

nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
3

4

Bảng 3.3 Kết quả tính toán.

43

Bảng 3.4 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của sinh

44


viên bóng chuyền nâng cao K37 và sinh viên bóng chuyền nâng
cao K36

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

1

Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của

41

nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao.
Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu

2

của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao.
Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu

3

42


của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao.

44


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
---

---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài :

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KỸ THUẬT
CHUYỀN BÓNG CAO TAY SAU ĐẦU CỦA NAM
SINH VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT KHÓA 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỌC BÓNG CHUYỀN
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015.
Nguyễn Thanh Bình
MSSV: 9117029 K37
Lớp: TD11X6A2

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
---


---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài :

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KỸ THUẬT
CHUYỀN BÓNG CAO TAY RA SAU ĐẦU CỦA NAM
SINH VIÊN GIÁO DỤC THỂ CHẤT KHÓA 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HỌC BÓNG CHUYỀN
NÂNG CAO 3 NĂM HỌC 2014-2015.
Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Bình
Mã số SV: 9117029
Lớp: TD11X6A2

Th.s Châu Đức Thành

Cần Thơ - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trong luận văn là công
Trình nghiên cứu của tôi, trung thực và chưa được nghiên cứu công bố bởi một
công trình nào, nếu không đúng như đã nêu trên tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015

Người cam đoan

Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu. ..................................................................................... 3
Nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................ 4
1.1 Các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng và nhà nước về giáo
dục thể chất
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về TDTT trong trường học. ............. 5
1.3 Lịch sử và sự phát triển môn bóng chuyền. .................................................. 7
1.3.1. Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới. .................. 7
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển bóng chuyền Việt Nam. .................. 11
1.4 Đặc điểm môn bóng chuyền. .................................................................. 13
1.4.1 Đặc điểm phát triển kỹ thuật bóng chuyền hiện đại. .............................. 15
1.4.2 Đặc điểm phát triển chiến thuật của bóng chuyền hiện đại: .................. 16
1.4.3 Đặc điểm thể lực của VĐV bóng chuyền cấp cao. ................................. 17
1.4.4 Hướng phát triển................................................................................... 17
1.5 Ảnh hưởng và tác dụng của tập luyện bóng chuyền với cơ thể. ........... 18
1.6 Đặc điểm lứa tuổi sinh viên. ................................................................... 20
1.7 Kỹ thuật chuyền bóng. ........................................................................... 26
1.7.1 Chuyền bóng ......................................................................................... 26
1.7.2 Chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu. ...................................... 26
1.7.3 Phương pháp tập luyện, quá trình tập luyện và những điểm cần chú ý khi
chuyền bóng. ......................................................................................................... 29

CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 31
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..................................................... 31
2.1 Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 31
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:......................................... 31
2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 31
2.1.3 Phương pháp toán thống kê. ................................................................. 34


2.2 Tổ chức nghiên cứu. ............................................................................... 36
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 36
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................ 37
2.2.3 Thời gian nghiên cứu. ........................................................................... 37
2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu. ............................................................................ 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 50


…….

…….

Trong suốt quảng thời gian nghiên cứu đề tài, em đã gặp rất nhiều khó khăn
về thời gian cũng như tài liệu nghiên cứu. Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý
thầy cô trong Bộ môn Giáo Dục Thể Chất – Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Đức Thành ngay từ những bước đầu tiên cho
đến khi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn lớp Sư phạm thể dục thể thao K37 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo diều
kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Do những điều kiện còn hạn chế như thời gian và trình độ có hạn nên đề tài

luận văn này của em sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Hội đồng đã đóng góp
những lời nhận xét và gợi mở cho em phương hướng để hoàn chỉnh đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Bình


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TDTT

Thể dục Thể thao

BM.GDTC

Bộ môn giáo dục thể chất

VĐV

Vận động viên

GDTC

Giáo dục thể chất


ĐNA

Đông Nam Á

SV

Sinh viên

CLB

Câu lạc bộ

CĐ, ĐH

Cao đẳng, Đại học

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thông

HLV

Huấn luyện viên

GV


Giáo viên

m

mét


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Kết quả thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu

41

của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
2

Bảng 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của

42

nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao
3


4

Bảng 3.3 Kết quả tính toán.

43

Bảng 3.4 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của sinh

44

viên bóng chuyền nâng cao K37 và sinh viên bóng chuyền nâng
cao K36

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

1

Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1 Thực trạng kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu của

41

nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao.
Biểu đồ 3.2 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu


2

của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao.
Biểu đồ 3.4 Kết quả học tập kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu

3

42

của nam sinh viên GDTC khóa 37 học bóng chuyền nâng cao.

44


PHẦN MỞ ĐẦU

---------------------Chúng ta hẳn ai cũng biết rằng hoạt động TDTT rất quan trọng trong việc góp
phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, TDTT được xem là
chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong quá trình thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, chính vì vậy ngay từ những ngày đầu tiên
xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân
tập thể dục vì “Dân cường thì nước thịnh” đó là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển đất nước với định hướng: vì
sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngày nay TDTT của nước ta đã và đang được nhiều nước trên thế giới biết đến
thông qua các cuộc thi đấu, với rất nhiều môn trong đó bóng chuyền là một trong
những môn chủ đạo và đạt được nhiều thành tích đáng kể và đang hướng tới một nền
thể thao đại chúng.
Để hòa nhập vào sự phát triển TDTT và xác định vị trí của nước nhà đối với khu

vực nói riêng và Thế Giới nói chung Bộ văn hóa Thể Thao và du lịch đã đưa ra chỉ thị
số 48/CT- BVHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện “ Chiến lược phát triển thể
dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”. Đây là chiến lược đã được thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2198/QĐ – TTg ngày 03/02/2010.
Chiến lược TDTT Việt Nam xác định rõ: “Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể
chất của nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường
tráng… Vận động TDTT là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng quốc
phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự nghiệp TDTT

1


Việt Nam ( Chỉ thị số 106 – CT/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam về công tác TDTT)”.
Thực hiện chỉ thị đưa ra các phong trào thể thao ngày càng được quan tâm và
phát triển rộng khắp với nhiều loại hình và quy mô khác nhau từ cơ sở vật chất đến
nâng cao thành tích ở các môn thể thao như: Điền kinh, cầu long, võ thuật,…dặt biệt là
bóng chuyền.
Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi tập luyện có tác dụng củng cố
và nâng cao sức khỏe, giáo dục con người những phẩm chất quý giá như : tính tập thể,
tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và ý chí vững vàng. Ngoài mục đích giải trí lành
mạnh bóng chuyền còn là phương tiện phát triển con người toàn diện: Đức – trí – thể mĩ, tạo cho người tập đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng Tổ
Quốc.
Bóng chuyền còn là môn thể thao quần chúng thể hiện ở chổ là ai cũng có thể
tham gia, rất dể tập, không phân biệt tuổi tác, giới tính là môn thể thao rất hấp dẫn mà
trong đó diển ra sự tranh chấp quyết liệt giữa quá trình tấn công và phòng thủ, tạo nên
nhứng pha bóng hấp dẫn đầy kịch tính nhưng mang đậm tính tập thể.
Cùng với sự phát triển của bóng chuyển đỉnh cao, phong trào bóng chuyền đã
lan rộng khắp cả nước, hàng năm có rất nhiều giải đấu bóng chuyền diễn ra dành cho

mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi tham gia như: Học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên
chức…,và được tổ chức nhiều nơi trên đất nước.
Cần Thơ là một thành phố trung tâm của ĐBSCL trong đó trường Đại học Cần
Thơ phát triển thành trường đa ngành với nhiều lĩnh vực, Hiện nay trường đã đầu tư
vào môn bóng chuyền phát triển thành môn thể thao mạnh cho trường. Cụ thể tại
trường đại học Cần Thơ phong trào bóng chuyền cũng đã phát triển rất mạnh với nhiều
giải bóng chuyền truyền thống của trường, các khoa, các lớp tổ chức…,đặc biệt là đội

2


tuyển bóng chuyền nam vô địch giải sinh viên toàn quốc đã đưa phong trào bóng
chuyền của trường phát triển rất mạnh mẽ.
Từ trước đến nay trường đã đào tạo nhiều khóa học giành cho sinh viên giáo dục
thể chất trường Đại học Cần Thơ học bóng chuyền nâng cao đặc biệt trong bóng
chuyền có kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu ( chuyền bóng lật sau
đầu), kỹ thuật này rất cần thiết và quan trọng trong tập luyện, thi đấu cần được chú
trọng.
Những năm gần đây trường đại học Cần Thơ đã có nhiều tập trung, cố gắng phát
triển môn bóng này nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vì thực tế có rất ít đề tài nghiên cứu
về môn bóng chuyền đặc biệt là kỹ thuật vừa nói trên.
Việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng lật sau đầu cả nước nói chung và
của trường Đại học Cần Thơ nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết và cần được quan
tâm. Đồng thời cũng để phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện sau này, vì vậy
tôi mạnh dạng chọn đề tài : “Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay
bằng hai tay ra sau đầu của nam sinh viên giáo dục thể chất K37 Trường Đại học
Cần Thơ năm học 2014-2015”.
Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu của
nam sinh viên giáo dục thể chất khóa 37 của trường Đại học Cần Thơ học bóng chuyền

nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện. Qua đó cũng nhằm
làm cở sở để phục vụ cho công tác sư phạm sau này.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối với đề tài này chúng tôi xác định nhiệm vụ cần tiến hành thực hiện.
Nhiệm vụ: Khảo xác thực trạng kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu
cho 32 nam sinh GDTC khóa 37 Trường đại học Cần Thơ năm học 2014 – 2015
3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng và nhà nước về giáo dục thể
chất.
Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã cống hiến tài năng và sức
lực của mình để giành lại độc lập dân tộc đánh đuổi các đế quốc xâm lược và định
hướng xây dựng nền xã hội mới. Hồ Chí Minh không chỉ khởi xướng sự nghiệp dân
giàu nước mạnh mà còn khởi xướng nền thể dục thể thao nước nhà.
Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của
dân tộc Việt Nam nói chung và Ngành TDTT nước nhà, đặc biệt là thanh – thiếu niên.
lực lượng vũ trang. Sự nghiêp TDTT là một mặt, một bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp chung của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Công tác
thể dục thể thao cũng là một trong những công tác cách mạng khác”.[8]
Sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với đảng ta lãnh đạo toàn dân tiền hành
cuộc cách mạng tháng Tám thành công, lâp nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đất
nước vừa giành được độc lập dân tộc đã gặp phải biết bao khó khăn, trở lực bởi thù
trong giặc ngoài, cộng thêm với nền kinh tế do chế độ cũ để lại rất nghèo nàn lạc hậu,
nhân dân nhiều nơi đói rét, dịch bệnh hoành hành, sức khỏe giảm súc nghiêm trọng,
thất học và mù chữ nặng nề. Trong hoàn cảnh đó chủ tịch Hồ Chí Minh cùng vởi Đảng
ta đề ra nhiều chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời nhằm đẩy lùi những khó khăn, trở
lực và người kêu gọi đồng bào cả nước chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đồng

thời do nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người, sức khỏe
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập ngành TDTT của nước Việt
Nam mới.

4


Ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 14, thành lập nha thể dục Trung ương
trong Bộ thanh niên. Với mục tiêu “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ sức khỏe
quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam”.[15]
Vào ngày 31 tháng Giêng năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14,
thành lập nha thể dục trung ương thuộc Bộ thanh niên, tiền thân của ngành TDTT ngày
nay. Ngành TDTT mới ra đời nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ y tế và Bộ giáo dục
để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức
khỏe quốc dân và cải tạo giống nòi Việt Nam. Để tăng cường và mở rộng các hoạt
động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27/01/1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể
dục thuộc Bộ Quốc gia giáo dục [15] .
Đối với nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Bác Hồ rất
quan tâm, chăm lo tới việc giữ gìn và rèn luyện sức khỏe cho nhân dân nhằm tiến hành
công cuộc xây và bảo vệ đất nước. Người đã từng nói: “ Khuyến khích và giúp đỡ nền
thể dục quốc dân, làm cho nòi giống thêm khỏe mạnh [8]. Trong quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người rất coi trọng công tác đối ngoại của TDTT. Người cho rằng
đó là một phương tiện quan trọng để giao lưu, đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các
nước cộng đồng quốc tế. Vì vậy, mỗi hoạt động đối ngoại ở trong nước hay quốc tế
cũng đếu đặt mục tiêu đoàn kết, hữu nghị lên hàng đầu. Thấm nhuần tư tưởng của
Người, Ủy ban Thể dục thể thao đã lãnh đạo phong trào, lập ra các đội tuyển quốc gia
các môn để tham gia thi đấu giao hữu các giải quốc tế.
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta về TDTT trong trường học.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII tháng 6/1991 đã khẳng định “…công tác
thể dục thể thao cần được coi trọng và nâng cao GDTC trong tường học”.

5


GDTC là nội dung bắt buộc trong hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩaViệt Nam. Hiến pháp năm 1992 có ghi “…Việc dạy học và học TDTT trong
trường học là bắt buộc”.Nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ VII về giáo dục
và đào tạo đã khẳng định mục tiêu “…Nhằm phát triển con người cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Chỉ thị 113/TTg ngày 07/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quy
hoạch phát triển nghành TDTT và GDTC trong trường học, quyết định tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể cho học sinh các cấp, có quy chế bắc buộc với các trường.
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII 1996 đã khẳng định: “… giáo dục đào tạo
cùng với khoa học công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu và nhấn mạnh đến
việc chăm lo giáo dục thể chất con người, muốn xây dựng đất nước giàu mạnh văn
minh không những chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, lối sống mà còn có
con người cường tráng về thể chất, chăm lo cho thể chất con người là trách nhiệm của
toàn xã hội và các cấp đoàn thể”.
Chỉ thị 112/CT ngày 09/05/1999 về công tác TDTT có ghi “…đối với học sinh –
sinh viên trước hết phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT"
Ngị quyết trung ương khóa VIII có ghi “…giáo dục thể chất trong các nhà
trường là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục, đào tạo, đồng thời cũng là một
nội dung của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo nguồn tri thức mới có
năng lực thể thao, có sức khỏe thích ứng với các điều kiện lao động phức tạp và lao
động cao đó là lớp ngừi đạo đức…Mục tiêu, chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu
mới bức bách về sức khỏe và thể lực của nền lao động mới trong nền kinh tế tri thức,
nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Thực tiển triển khai thực thiện luật TDTT thời gian qua cho thấy Chính phủ đã

ban hành nhiều nghị định hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết một số điều của các
đạo luật trên. Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa xã
6


hội, Chính phủ đã ban hành nghị định 69/2008 NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,
thể thao, môi trường.
Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GDTC và thể thao của
nước ta hiện nay tương đối đầy đủ và có tính pháp lý cao, phù hợp với điều kiện cụ thể
của nền kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời mang tính định hướng XHCN nhân văn
sâu sắc vì sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất
nước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Tuy nhiên với những quy định trong luật TDTT để đảm bảo cho người dạy và
người học thụ hưởng được quyền lợi theo luật định và có nghĩa vụ tương ứng thì các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại luật này càng tổ chức nghiên cứu và kịp
thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thực thi Luật, giúp cho các
tổ chức cá nhân hiểu đúng và thật sự đưa luật vào cuộc sống một cách sinh động đáp
ứng yêu cầu về GDTC và thể thao trong nhà trường ngày càng lớn, đồng thời để tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, nhằm đạt được mục tiêu của
công tác GDTC và thể thao đã đặt ra.
1.3 Lịch sử và sự phát triển môn bóng chuyền.
1.3.1. Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới.
+ Sự hình thành:
Đây là môn thể thao có xuất sứ từ Mỹ do giáo viên William G Morgan đã nghĩ
ra cách chơi năm 1892, người chơi chủ yếu dùng tay chuyền bóng qua lại trên lưới.
Lúc đầu trò chơi này chưa có luật, chủ yếu dựa vào cách chơi của môn Bóng Rổ, Bóng
Ném, Bóng Chày…với tên gọi ban đầu của môn chơi là “Mintonette”.

7



Vào năm 1895 môn chơi đã được quy định lại luật và đặt cho nó một cái tên
bằng tiếng Anh: WOLLEY BALL nghĩa là bóng chuyền. Sau đó trận đấu bóng chuyền
lần đầu tiên được tổ chức tại trường cao đẳng Springfield 1896.
+ Quá trình phát triển:
Luật chơi đầu tiên được ban hành ở Mỹ vào năm 1897 bao gồm:
1. Đánh dấu sân.
2. Kích thước sân bãi 25 foot x 50 foot (7,5m x 15,2m).
3. Trang phục.
4. Kích thước lưới 2 x 27 foot (1,5m x 7,5m); chiều cao lưới 6,5 foot (198 cm).
5. Năm 1900 một loại bóng đặt biệt được thiết kế cho môn bóng chuyền.
6. Năm 1916 ở Philippines hình thức phòng thủ các quả phát và đập bóng bằng
cách chắn bóng được giới thiệu.
7. Năm 1917 đổi từ 21 điểm sang 15 điểm cho một hiệp.
8. Năm 1920 quy tắc mổi bên chỉ được chạm bóng 3 lần và tấn công từ hàn sau
đã được công nhận.
9. Bóng bằng da hay chất liệu tương tự, ruột bóng bằng cao su chu vi 63,5 cm
đến 68,5 cm; trọng lượng 340gam.
10. Phát bóng: Đấu thủ phát bóng đứng một chân trên đường biên ngang và
đánh bóng bằng tay, lần đầu chạm lổi thì được phát lại.
11. Tính điểm: Đối phương không đở được thì bên phát bóng được 1 điểm (chỉ
bên phát mới được điểm). Nếu sau khi phát mà bên phát phạm lổi thì đổi phát bóng.
12. Trong thời gian thi đấu (trừ phát bóng) bóng chạm lưới coi như phạm luật.
Nếu bống rơi vào vạch giới hạn là pham luật.
8


13. Không hạn chế số lượng đấu thủ.
* Dần theo thời gian thì luật thi đấu cũng được thay đổi và hoàn thiện hơn:

Bóng chuyền phát triển mạnh ở các nước Châu Mỹ La tinh. Năm 1900 xuất hiện ở
Cannada_năm 1906 xuất hiện ở Ouecto Rico.
- Bóng chuyền xuất hiện ở Châu Á khoảng năm 1905_1908 ở Philipin-Nhật
Bản_Trung Quốc.
- Bóng chuyền vào Châu Âu, đầu tiên vào Pháp năm 1914, vào Nh năm 1920,
năm 1921 vào Liên Xô.
- Năm 1947, lien đoàn bóng chuyền quốc tế (gọi tắt là FIVB) được thành lập tai
Paris do ông Paul Libaud người Pháp làm chủ tịch.
- Năm 1948 giải vô địch Châu Âu đầu tiên tại Ý gồm 6 đội tham gia trong đó
Tiệp Khắc dành vô địch.
- Năm 1949 giải vô địch bóng chuyền thế gới lần thứ nhất cho nam diễn ra tại
Tiệp Khắc.
+ Quá trình phát triển kỹ-chiến thuật bóng chuyền:
Kỹ thuật bóng chuyền cũng phát triển và thay đổi theo luật thi đấu. Ban đầu do
bóng chuyền chỉ là một trò chơi giải trí, số người chơi, số lần đánh bóng bao nhiêu
cũng được nên việc dành điểm là không dể dàng. Sau đó để gây khó khăn cho đối
phương trong việc phòng thủ dần dần xuất hiện kỹ thuật đập bóng qua lưới và phát
triển song song với nó cùng phối họp để tạo một chiến thuật tấn công đó là kỹ thuật
chuyền bóng cao tay.
Qua nhiều năm cùng với sự hoàn thiện luật thi đấu kỹ- chiến thuật chuyền bóng
cao tay cũng luôn phát triển: Như chuyền bóng cao biên vị trí số 4, chuyền sau đầu,
chuyền bóng tấn công sau vạch 3m…

9


×