Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Quản lý một tòa soạn báo phân hệ quảng cáo và đặt báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢN LÝ MỘT TÒA SOẠN BÁO:
PHÂN HỆ QUẢNG CÁO VÀ ĐẶT BÁO

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

PHẠM TRƯƠNG HỒNG NGÂN

TS. PHẠM THỊ XUÂN LỘC

MSSV: LT07019

MSCB: 514

Cần Thơ, 05-2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢN LÝ MỘT TÒA SOẠN BÁO:
PHÂN HỆ QUẢNG CÁO VÀ ĐẶT BÁO
SINH VIÊN THỰC HIỆN:



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

PHẠM TRƯƠNG HỒNG NGÂN

TS. PHẠM THỊ XUÂN LỘC

MSSV: LT07019

MSCB: 514

CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Ths. LÂM THỊ NGỌC CHÂU
MSCB: 1000
Ths. DƯƠNG VĂN HIẾU
MSCB: 1448
Luận văn được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bộ môn Hệ
thống thông tin và toán ứng dụng, Khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông,
Trường Đại Học Cần Thơ vào ngày 22 tháng 05 năm 2009.
Mã số đề tài:
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
• Thư viện Khoa Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông, Trường Đại Học
Cần Thơ.
• Website:


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông cũng như sự hỗ

trợ của gia đình, bạn bè.
Cho tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền
Thông thời gian qua đã hướng dẫn, giảng dạy tôi các học phần tiên quyết như thiết kế
web, cơ sở dữ liệu,…
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thành viên gia đình, bạn bè của tôi đã giúp đỡ,
hỗ trợ động viên tinh thần cho tôi rất nhiều khi tôi gặp khó khăn.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ hướng dẫn đề tài luận
văn này, Tiến sĩ Phạm Thị Xuân Lộc. Cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, góp ý cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã cố gắng, nổ lực rất nhiều để hoàn thành đề tài
này một cách tốt nhất, nhưng sai sót nhỏ là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các bạn để đề tài này có thể phát triển
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin kính chúc quí thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe và thành đạt!
Sinh viên thực hiện

Phạm Trương Hồng Ngân


MỤC LỤC
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................................................... 7
BẢNG HÌNH VẼ............................................................................................................... 7
CÁC TỪ KHÓA................................................................................................................ 7
TÓM TẮT.......................................................................................................................... 8
ABSTRACT....................................................................................................................... 9
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ............................................................................................ 10

I. LỊCH SỬ BÁO CHÍ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................ 10
I.1


LỊCH SỬ BÁO CHÍ GẮN LIỀN VỚI QUẢNG CÁO................................. 10

I.1.1
I.1.2
I.2

Trên thế giới ................................................................................. 10
Tại Việt Nam................................................................................ 11

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ .............................................. 12

I.2.1
I.2.2

Báo In ........................................................................................... 12
Báo điện tử ................................................................................... 15

TƯƠNG LAI CỦA ĐẶT BÁO..................................................................... 20
MỤC TIÊU ................................................................................................... 20

I.3
I.4

II. CÁC PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÒA SOẠN BÁO TRONG NƯỚC
HIỆN NAY................................................................................................ 21
II.1
II.2
II.3
II.4
II.5


III.

EC Portal PRESS .......................................................................................... 21
EMANNEWS ............................................................................................... 22
aMedia Portal ................................................................................................ 22
Giải pháp tòa soạn điện tử của nhóm HoaTieu............................................. 23
Kết luận......................................................................................................... 24

PHẠM VI – Ý NGHĨA ................................................................... 25

III.1

PHẠM VI YÊU CẦU ................................................................................... 25

III.1.1
III.1.2
III.1.3
III.1.4
III.1.5
III.2

Yêu cầu về cơ sở lý thuyết ........................................................... 25
Yêu cầu về dữ liệu........................................................................ 25
Yêu cầu các chức năng................................................................. 25
Yêu cầu kỹ thuật........................................................................... 26
Công cụ, tài liệu sử dụng.............................................................. 26

Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 26


III.2.1 Với người sử dụng ....................................................................... 26
III.2.2 Với bản thân ................................................................................. 27

IV.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN...................................................... 27

IV.1 Phân tích yêu cầu .......................................................................................... 27
IV.2 Phân tích và thiết kế chi tiết.......................................................................... 27
IV.3 Cài đặt và kiểm thử ....................................................................................... 27
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 28

I. CÔNG NGHỆ AJAX ............................................................................ 28
I.1

Giới thiệu ...................................................................................................... 28


Ưu điểm ........................................................................................................ 30
Nhược điểm................................................................................................... 31

I.2
I.3

II. HỆ QUẢN TRỊ CSDL DB2.................................................................. 32
II.1
II.2
II.3
II.4
II.5

II.6

Giới thiệu ...................................................................................................... 32
Kiến trúc tổng quan....................................................................................... 34
Lưu trữ luận lý .............................................................................................. 34
Lưu trữ vật lý ................................................................................................ 36
Tạo chỉ mục................................................................................................... 38
XQUERY và XPATH trong DB2................................................................. 39

II.6.1
II.6.2
II.6.3

III.

XQUERY ..................................................................................... 39
Biểu thức XPATH........................................................................ 40
BIỂU THỨC FLWR CƠ BẢN .................................................... 40

MÔ HÌNH MVC ............................................................................. 41

CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................ 43

I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHẦN MỀM MVC - CÔNG NGHỆ AJAX 43
I.1
I.2
I.3

Xây dựng mô hình MVC, tìm hiểu Ajax ...................................................... 43
Phát triển mô hình đã có ở giai đoạn trước ................................................... 43

Mô hình MVC đã xây dựng .......................................................................... 43

II. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ................................................................ 46
II.1
II.2

III.

Phương pháp thu nhập thông tin ................................................................... 46
Mô tả hệ thống .............................................................................................. 47

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .............................................................. 49

III.1
III.2
III.3

Xây dựng các thực thể .................................................................................. 49
Xây dựng các mối kết hợp ............................................................................ 55
Thiết kế các mô hình..................................................................................... 66

III.3.1 Mô hình quan niệm (MCD) ......................................................... 66
III.3.2 Mô hình luận lý (MLD) ............................................................... 68
III.3.3 Lưu đồ dòng dữ liệu ..................................................................... 78

IV.

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH .......................... 80

IV.1

IV.2

Phân tích yêu cầu .......................................................................................... 80
Demo và hướng dẫn sử dụng website ........................................................... 81

IV.2.1
IV.3

Một số trang chính.................................................................... 82

Kết quả đạt được ........................................................................................... 85

IV.3.1
IV.3.2

Về kiến thức tích lũy được từ đề tài ......................................... 85
Về hệ thống website ................................................................. 86

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 87

Các vấn đề đã được giải quyết, ưu điểm của hệ thống.............................. 87
Những vấn đề còn hạn chế ........................................................................ 87
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài .................................... 87


Thuận lợi.................................................................................................... 87
Khó khăn ................................................................................................... 88
Hướng phát triển........................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 89
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 88



Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AJAX
BGQC
CNTT-TT
CSDL
DFD
DOM
ĐB
HTTT-TƯD
MCD
MLD
MVC
NCKH
PHP
QL TSB
QC
SQL
XML

Diễn giải
Asynchronous JavaScript and XML
Biểu Giá Quảng Cáo
Công Nghệ Thông Tin- Truyền Thông

Cơ sở dữ liệu
Data Flow Diagram
Document Object Model
Đặt báo
Hệ thống thông tin- Toán ứng dụng
Modal of Conceptual Data
Modal of Logical Data
Model – View - Control
Nghiên cứu khoa học
PHP Hypertext Preprocessor
Quản lý Tòa Soạn Báo
Quảng Cáo
Structured Query Language
eXtensible Markup Language

BẢNG HÌNH VẼ
Hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5

Nội dung
So sánh web thông thường và web Ajax
So sánh 2 cách lưu trữ tập tin XML
Hỗ trợ của DB2 trong truy vấn dữ liệu
Cẩu trúc tài liệu XML
So sánh các mô hình MVC


Trang
27
30
32
35
40

CÁC TỪ KHÓA
PHP
DB2 EXPRESS – C
Quản lý toà soạn báo

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 7/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

TÓM TẮT
Báo chí là một món ăn tinh thần phổ biến của mỗi người chúng ta. Để đáp
ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả, báo chí Việt Nam cũng đã phát
triển để theo kịp yêu cầu cuộc sống. Việc áp dụng các tiến bộ công nghệ thông tin
vào công tác quản lý hoạt động của tòa soạn báo đã được quan tâm từ khá sớm.
Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ, các phần mềm chỉ đáp ứng được yêu cầu
thực tế tại thời điểm đó nhưng đến nay thì đã lạc hậu so với đòi hỏi của người
dùng.
Gần đây, việc phát triển các ứng dụng trên nền tảng web đã tạo xu hướng

phát triển báo chí mới, đó là báo chí trực tuyến. Xu hướng trên có tác động không
nhỏ đến phương hướng phát triển phần mềm quản lý tòa soạn báo. Các phần mềm
hiện nay đã thiên về phía quản lý báo trực tuyến mà bỏ qua các hoạt động khác
của tòa soạn báo. Các hoạt động quan trọng đó là quảng cáo và đặt báo. Tin tức
nhạy bén, bài báo trung thực tạo nên uy tín của tòa báo nhưng để duy trì hoạt động
của một tờ báo phải dựa vào nguồn thu từ quảng cáo và đặt báo. Do đó, việc chạy
theo xu hướng mới mà không quan tâm đến các hoạt động “nuôi sống” báo chí là
một thiếu sót đáng kể.
Đề tài này được đưa ra nhằm tận dụng những hỗ trợ của công nghệ mới
trong thiết kế web để tạo một phần mềm quản lý tòa soạn có chi phí triển khai
thấp, giảm sự phức tạp trong cài đặt ứng dụng và tăng tính tương tác với người
dùng đồng thời khắc phục những thiếu sót trong quản lý của các phần mềm hiện
nay.
Tuy còn hạn chế do thời gian không cho phép nhưng tôi đã tạo được phần
mềm tương đối hoàn chỉnh với chi phí thấp, cài đặt đơn giản, giao diện thân thiện,
dễ sử dụng dựa trên nền tảng công nghệ Ajax và hệ quản trị cơ sở dữ liệu DB2.
Phần mềm đã đáp ứng được đòi hỏi cao về công nghệ của người dùng và một phần
công tác quản lý của tòa soạn báo.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 8/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

ABSTRACT
Journalism is a popular food of mind. To meet the information needs of

more readers, Vietnamese newspaper has developed to satisfy the requirements.
The application of information technology to management activities of
newspapers office prepared by the court was interested since quite early. However,
due to the limitations in technology, the software only to meet practical
requirements but now it’s backward compared to the user’s requirements.
Recently, the development of applications based on web trends have
developed new press is the online press. The software is now focusing on the
management of the online press but neglect other activities of newspapers office.
These important activities are ads and newspapers reservation. Keen and honestly
of News makes the prestige of the editorial office but to maintain operations of a
newspaper must be based on revenue from ads and newspapers reservation.
Therefore, running the new trend and disregard other the activities of press are a
significant

mistake.

This thesis was made to utilize the assistance of new technologies in web
design to create a editorial office management software, which is low-cost to
implementation, to reduce the complexity of installation and to enhance interactive
to users at the same time overcome the shortcomings in the management of today
software.
Although limited by time does not permit, I have created the software is
relatively complete with low-cost, easy installation, friendly interface, easy to use
based on Ajax technology and DB2 database management system. This software
meets the highly technological requirements of user.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 9/102



Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

CHƯƠNG I TỔNG QUAN
I.
I.1

L CH S

BÁO CHÍ VÀ XU HƯ NG PHÁT TRI N

LỊCH SỬ BÁO CHÍ GẮN LIỀN VỚI QUẢNG CÁO
Để đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin trong cuộc sống hàng ngày của

chúng ta, báo chí đã ra đời.
I.1.1

Trên th gi i
Một trong những tờ báo đầu tiên trên thế giới là Post-och Inrikes Tidningar

của Thụy Điển, Tờ báo này do Nữ hoàng Kristina của Thụy Điển thành lập năm
1645, Nữ hoàng Kristina đã sử dụng tờ báo này để thông báo cho thần dân của
mình biết những sự việc xảy ra trong đất nước. Ấn phẩm đầu tiên - trông giống
như một cuốn sách nhỏ - đã được phân phát bởi những người đưa thư và nó được
dán trên các bản tin ở các thành phố và thị trấn trên toàn vương quốc.
Theo thời gian, mục đích thương mại của báo in được hình thành ngày càng
rõ. Tờ Anzeiger (người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà
nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay

ngoài thành phố muốn mua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở Mỹ,
trong thời gian thuộc địa, thương mại là một yếu tố tiên quyết của báo chí. Nhu
cầu về buôn bán hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt thông tin về những tuyến tàu chở
hàng từ bên kia đại dương đã để lại kết quả là các tờ báo ban đầu hầu hết đều gắn
với từ “người quảng cáo” (Advertiser).
Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hoặc một ấn phẩm niên giám nào cũng
dành một vài trang cho quảng cáo. Hiện chính quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của
ấn phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc và tình hình
kinh tế, ở từng nước các khoản thu từ quảng cáo của các phương tiện thông tin đại
chúng có khác nhau. Ở Tây Ban Nha là khoảng 80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là
khoảng 60%.[9]
Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnh tranh dữ
dội để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo. Nhiều cơ quan đã
SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 10/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn ngành công nghiệp
này, khiến cho các mối quan tâm thương mại ngang với hoặc quan trọng hơn chất
lượng của xã luận hay trách nhiệm với xã hội. Riêng ngành công nghiệp báo in
Mỹ: thu nhập tăng từ 12,2 tỉ đô la Mỹ vào năm 1975 lên 54,4 tỉ đô la năm 2000.
Nói cách khác, báo in đã tăng thu nhập gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với
năm 1950. Trong vòng 30 năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ
vượt trên 60%. [9]
I.1.2


T i Vi t Nam
Gia Định báo - Tờ báo Quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - ra số 1 tại Sài Gòn

vào ngày 15/4/1865 đánh dấu cột mốc khởi nguyên của lịch sử báo chí Việt Nam.
Báo chí Việt Nam ra đời thời điểm này nhằm hai mục đích:
- Trước tiên là đáp ứng nhu cầu tin tức của người Việt.
- Sau là nhằm phục vụ cho các phong trào yêu nước.
Hay nói khác đi là báo chí chưa mang tính thương mại như báo thế giới.
Tuy nhiên, do yêu cầu cuộc sống, tờ báo đầu tiên này cũng đã thay đổi. Ở số báo
thứ 1 của năm 1882, Gia Định báo dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho
Nhà thuốc Pharmacie Reynaud. Từ đó, quảng cáo trở thành một trang cố định,
xuất hiện thường kỳ trên Gia Định báo. Hoạt động quảng cáo từ đó cũng dần phổ
biến ở nhiều báo khác.
Hiện nay, báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức,
chỉ tính riêng số lượng báo in đã hơn 330 loại báo-tạp chí, với khối lượng xuất bản
hàng năm là hơn 2,7 triệu tờ/cuốn. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu quảng cáo
trong nước cũng tăng lên. Ngày 28-5-2008, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó
thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với kiến nghị của các doanh
nghiệp là nâng tỉ lệ giới hạn chi phí quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị, hoa hồng môi
giới lên 15%, áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp, nhưng chỉ trong ba năm đầu
tính từ khi doanh nghiệp được thành lập, từ năm thứ tư trở đi áp dụng thống nhất
mức 10%. Điều này cho thấy nhu cầu quảng cáo là không nhỏ.[9]

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 11/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009


Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

I.2
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ
I.2.1 Báo In
Hiện nay, xu hướng phát triển báo in sẽ theo ba nội dung sau:
- Sự thay đổi trong cách trình bày.
- Những thay đổi trong các tin, bài.
- Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh.
Trong phạm vi đề tài, chúng ta chỉ xét nội dung báo giá rẻ, báo miễn phí,
báo đọc nhanh.
I.2.1.1

Báo giá rẻ
Một thời đại mới đã hình thành. Một thời đại mà cuộc sống diễn ra nhanh

chóng đến nỗi tất cả chúng ta đều bị cuốn vào guồng quay của nó. Nhịp sống gấp
gáp không cho phép người ta nhẩn nha đọc một tờ báo dài dằng dặc, dày đặc chữ
mà đọc mãi chẳng tìm thấy thông tin cốt lõi ở đâu. Thường độc giả sẽ bỏ lại tờ báo
khi vừa vào đến giữa bài. Số lượng độc giả trẻ có khả năng kiên nhẫn đọc những
bài dài tới vài nghìn chữ là rất ít. Theo hiệp hội báo chí Mỹ, thói quen đọc báo mỗi
ngày của người Mỹ trong năm 1982 là 67%. Đến năm 2002 còn 55%. Độc giả
trong độ tuổi từ 18 – 34 chỉ có 17% trong khi độc giả trên 55 tuổi chiếm 43%.[9]
Số lượng độc giả là thước đo chất lượng của tờ báo. Đặc biệt ngoài những công
chúng mục tiêu thì một đối tượng cực kì quan trọng mà các báo hướng tới là công
chúng tiềm năng, chính là những độc giả trẻ tuổi. Không chỉ nền báo chí Mỹ mà ở
bất cứ một nền báo chí thuộc một quốc gia nào cũng cần tìm ra giải pháp để chiếm
lĩnh độc giả đặc biệt là lượng độc giả trẻ. Sự kết hợp giữa báo chí và doanh
nghiệp, báo chí là nơi để doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của mình

cùng với sự cạnh tranh về thông tin giữa các báo đã làm cho giá báo giảm xuống.
Xu hướng báo giá rẻ ra đời vào giữa thế kỉ 19 với khởi đầu từ Penny Press. Những
tờ báo giá rẻ được bán rất rẻ và nội dung thông tin rất phong phú, đa dạng vì nó
phải phục vụ nhiều đối tượng công chúng khác nhau.
Sự ra đời và phát triển của dòng báo giá rẻ giữa thế kỉ 19 là mốc phát triển
quan trọng của lịch sử báo chí thế giới. Báo đã đến được với nhiều người và do đó
SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 12/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

vị thế, tầm ảnh hưởng của nó ngày càng lớn hơn. Xu hướng báo chí thế giới đó là
giá ngày càng giảm xuống, thông tin ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn, hấp
dẫn hơn. Ở Việt Nam cách đây khoảng 10 năm giá báo Thanh Niên là 1700 đồng,
năm 2006 đã hạ giá xuống còn 1300 đồng, bằng giá báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh. Sự cạnh tranh về thông tin và độc giả là nguyên nhân chủ yếu để Thanh
Niên có quyết định “sáng suốt” này. “Nếu cứ để giá cao hơn báo Tuổi trẻ thì
Thanh Niên sẽ gặp bất lợi và khó cạnh tranh” - Phó Tổng Biên tập của báo Thanh
Niên cho biết sau khi có quyết định sáng suốt đó, tốc độ tăng trưởng số lượng báo
rất nhanh: năm 2006 là 300.000 bản/ kỳ, thu hút nhiều quảng cáo hơn bù đắp giá
bán. Người đọc báo lẫn tòa soạn đều có lợi hơn.
I.2.1.2

Báo miễn phí đọc nhanh
Sự ra đời của những tờ báo giá rẻ đã tạo điều kiện cho báo miễn phí ra đời.


Sự ra đời của báo miễn phí đọc nhanh đồng thời còn giải quyết được bài toán là
làm thế nào để công chúng tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhất trong một
khoảng thời gian ngắn nhất.
Khổ báo nhỏ dễ cầm ngay cả khi đi trên các phương tiện giao thông. Thông
tin ngắn gọn, trình bày rõ ràng giúp người đọc dễ đọc hơn. Chỉ 15 -20 phút là độc
giả có thể nắm được hết nội dung của tờ báo. Tiêu biểu cho kiểu báo này là tờ
Twenty - five minutes (25 phút) của Mỹ. Tên báo đã gây ấn tượng với công chúng
bởi tòa soạn này khẳng định với công chúng rằng báo của họ chỉ đọc trong 25 phút
là nắm được hết thông tin và 25 phút cũng chính là thời gian mà chuyến tàu đến ga
tiếp theo và vứt tờ báo vào sọt rác khi xuống khỏi xe. Nghĩa là độc giả có thể đọc
trong lúc nghỉ ngơi, đợi xe, lấp đầy những giây phút trống trải ngắn ngủi trên xe
buýt hay tàu điện ngầm. Những tờ báo này được phát không ở nhiều nơi công
cộng, nhiều người qua lại như trạm xe buýt, ga tàu điện ngầm…
Báo miễn phí đang tăng nhanh ở một số thị trường. Theo thống kê của các
Hiệp hội báo chí thế giới thì hiện nay báo miễn phí đã có mặt tại 38 quốc gia.
Tổng cộng có 169 tờ báo miễn phí hàng ngày có lượng phát hành là 27,9 triệu

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 13/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

hàng ngày, với 18,6 triệu bản phân phối tại châu Âu. Tại vương quốc Anh sự phân
phối báo phát không đã tăng từ 237.000 bản năm 1999 lên 864.000bản năm
2003.[9]
Thị trường báo miễn phí hàng ngày tại một vài nước rất ấn tượng. Ở Tây

Ban Nha: báo miễn phí hàng ngày chiếm tỉ lệ lớn 51% của thị trường báo chí. Ở
Bồ Đào Nha là 33%. Ở Đan Mạch là 32%. Ở Ý là 29%. (theo Hiệp hội Báo chí thế
giới năm 2008).[9]
Ở châu Á, Hàn Quốc là nước phát triển rầm rộ báo phát không. Năm 2000,
Hàn Quốc có duy nhất một tờ báo phát không nhưng năm 2005 thì đất nước này đã
có 5 tờ.
Ở Đài Loan, ngày 26/3/2007 tờ “Upaper” của tập đoàn báo chí Liên Hợp đã
ra mắt bạn đọc Đài Loan. Đây là tờ báo miễn phí đầu tiên của Đài Loan, ngay
trong ngày đầu tiên 800.000 tờ báo “Upaper” bày ở 300 thùng báo đặt tại 69 trạm
dừng xe ở thành phố Đài Bắc đã được bạn đọc lấy sạch trong khoảng 1h đồng
hồ.[9]
Tại Việt Nam nếu không kể một số ấn phẩm được phát miễn phí như các tờ
rơi, một số tờ báo phát miễn phí cho đồng bào dân tộc của Chính Phủ hoặc báo
phát không cho đối tượng khách hàng nào đó, thì tờ Thế giới thương mại là tờ báo
in miễn phí đầu tiên. Thế giới thương mại là ấn phẩm do báo Thương mại phát
hành. Và những ngày cuối tháng 6/2006, độc giả Thủ đô Hà Nội khá tò mò khi
nhận được những tờ báo in dày dặn, thông tin hấp dẫn với những chuyên mục khá
tiện ích và hoàn toàn miễn phí. Tờ báo đã chọn một hướng đi, đó là tự mình tìm
đến với độc giả qua kênh phát hành miễn phí. Và những gì mà nó thu được là đánh
dấu bước đầu thành công. Mỗi kỳ phát hành 2 vạn bản tại các tuyến phố buôn bán
sầm uất như Bạch Mai, Hàng Đào, các tụ điểm ẩm thực, các quán cà phê, các
trung tâm thương mại lớn… Những cuộc điện thoại về tòa soạn đã chứng tỏ sự
quan tâm của độc giả tới tờ báo. Và số lượng độc giả là 5 vạn, một con số rất lớn
đối với một tờ báo chưa phải là lớn như báo Thương mại. Hướng đi này của báo
Thương mại đã chuẩn bị cho sự hội nhập báo chí thế giới.
SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 14/102



Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

I.2.1.3

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

Miễn phí nhưng vẫn có lợi nhuận
Báo miễn phí sống chủ yếu nhờ quảng cáo. Sự phổ biến của kiểu báo này là

một mảnh đất tốt lành để các nhà quảng cáo tìm đến. Thu nhập từ quảng cáo ở báo
miễn phí đã tăng 1,5% trong một năm và 22,6% trong vòng 5 năm (theo Hiệp hội
báo chí thế giới). Quảng cáo là đứa con tinh thần của báo phát không. Sự xuất hiện
của báo đọc nhanh miễn phí và phát với số lượng lớn là cơ hội để giới lười đọc
báo tiếp cận một cách rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém (so với truyền
hình, internet…) Các tờ báo phát không này chủ yếu sống bằng quảng cáo. Quan
hệ giữa báo miễn phí đọc nhanh và quảng cáo là hình thức cộng sinh. Trong các tờ
báo đọc nhanh thành công nhất về mặt quảng cáo là tờ Express với lượng phát
hành 150.000 bản mỗi số và tỉ lệ quảng cáo lúc nào cũng chiếm 50% số trang. Đối
với những tờ báo lớn đây là con số mơ ước... Nhiều hãng kinh doanh báo miễn phí
đã có doanh thu khổng lồ từ việc kinh doanh thị trường chứng khoán.[9]
Kết luận: Như vậy dù phát không những vẫn sẽ có lợi nhuận, thậm chí lợi
nhuận cao nếu nó thực sự thu hút độc giả. Vấn đề ở đây là tờ báo phải sinh động,
thông tin phong phú, hấp dẫn độc giả.
I.2.2
I.2.2.1

Báo đi n t
Giới thiệu
Báo mạng hay báo chí internet tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời và


phát triển của hệ thống internet trên toàn cầu. Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại
học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994,
phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và
hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực
tuyến bắt đầu. Một khảo sát lần đầu tiên về độc giả Internet của hãng dịch vụ
thống kê truy cập Nielsen/NetRatings công bố mới đây cho thấy 1/5 số người lướt
web thích đọc báo mạng hơn các phiên bản phi trực tuyến. Có lẽ đó cũng chính là
một động lực khiến các tờ báo giấy - vừa là để cạnh tranh vừa là không thể cưỡng
lại xu thế điện tử hóa - cũng đã phải lập tức triển khai phiên bản điện tử, trong đó
phần lớn phát hành lại các bài báo từ bản giấy và có cập nhật thêm thông tin riêng.
SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 15/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

I.2.2.2

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

Ưu thế của báo mạng so với các loại hình báo chí khác
Sự ra đời của báo mạng đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước

đây của một bộ phận công chúng đọc giả. Nếu như trước đây công chúng phải chờ
đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng để cầm một tờ báo in
trong tay và đọc nó, hoặc phải chờ đến một giờ nhất định để xem một chương
trình trên ti vi hay trên đài phát thanh. Thì nay, với sự ra đời và phát triển vượt bậc
của công nghệ internet, báo mạng có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chỉ qua một cái kích chuột. Bạn chỉ cần

trỏ vào các siêu liên kết (Hyperlink), hay chỉ cần gõ tên địa chỉ (URL) vào máy là
nhận được ngay thông tin yêu cầu. Cùng với các ngôn ngữ lập trình được thiết kế
riêng cho Web như HTML, XML, Java... các trang web được hiện ra một cách
sống động nhất. Thông tin không chỉ hiện ra dưới dạng văn bản (text), các đối
tượng đồ hoạ (graphics) mà còn là các hoạt cảnh chuyển động (media clip) kèm
theo âm thanh sống động...
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy
nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế
giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung
cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng
(audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới
dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình
ngay trên các website báo chí.
Một thế mạnh nữa của báo mạng là khả năng tương tác nhiều chiều. Đơn
giản nhất là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng và toà soạn: người đọc
có thể phát biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đưa lên mạng. Nhờ đó toà soạn có
thể nắm bắt nhanh tâm tư, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của đọc giả để có
những điều chỉnh cần thiết. Với khả năng tương tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ
chức nhiều cuộc giao lưu trực tuyến giữa đọc giả trong, ngoài nước với các vị lãnh
đạo hoặc các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học... về những đề tài mà nhiều

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 16/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo


người quan tâm. Đây là một lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm được
và rất hạn chế đối với truyền hình và phát thanh.
Báo mạng có sức chứa to lớn cả về không gian và thời gian, tức dung lượng
của thông tin gần như không hạn chế. Mỗi một tờ báo mạng là một cấu trúc rộng
về không gian với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần như một tờ báo riêng.
Chẳng hạn như về thời sự quốc tế, thời sự trong nước, giáo dục, khoa học, thể
thao, văn hoá, văn nghệ, âm nhạc, công nghệ thông tin, giải trí...
Với lợi thế nhanh và mạnh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương
tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang “chiếm ngôi” của báo
giấy.
Trong bối cảnh báo điện tử và báo miễn phí đang lấn sân báo giấy, việc đưa
các bài viết trên báo giấy cộng thêm tin tức, hình ảnh, video mới nhất lên Internet
đang là một trong những giải pháp nhằm giữ chân độc giả.
Có hai lý do chính báo mạng lại thu hút được nhiều bạn đọc. Thứ nhất, báo
giấy không còn sức lôi cuốn như trước kia nữa. Thứ hai, việc cập nhật thông tin
nhanh, hình ảnh minh hoạ đẹp cũng khiến độc giả bị báo mạng cuốn hút. Theo các
chuyên gia, trong vòng 2-3 năm tới, báo điện tử sẽ phát triển mạnh ở nhiều quốc
gia, đặc biệt là Pháp, nơi 90% người dùng Internet thích xem báo mạng.
Báo điện tử lại có thể giúp giảm khoảng 75% chi phí sản xuất và phát hành
cho các tờ báo. Chi phí phát hành lên tới 55 tỉ USD của ngành công nghiệp báo chí
Mỹ đã giảm đi một cách đáng kể trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây khi mà báo
in phải cạnh tranh mạnh mẽ với báo điện tử trên Internet về phương diện độc giả
và quảng cáo.[9]
Tóm lại, có thể mô tả diện mạo của một tờ báo điện tử hoàn chỉnh như một
cấu trúc mở rộng về không gian cho nhiều đối tượng bạn đọc, dày về thời gian với
sự tích luỹ nhiều tầng thông tin. Một cơ cấu giao diện hai chiều giữa toà soạn và
bạn đọc, một tổ hợp dịch vụ thông tin đa dạng đọc, nghe, nhìn phong phú. Tuy
tuổi đời của báo mạng mới chỉ dừng lại là con số trên một chục năm so với lịch sử
hàng trăm năm của báo chí. Nhưng không phải mới ra đời mà báo mạng chịu lép
SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)


Trang 17/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

vế trước những loại hình báo chí khác. Nhờ những ưu thế vượt trội của mình mà
báo mạng ngày càng thu hút công chúng đến với mình.
Theo một báo cáo của Hiệp hội các Nhật báo Mỹ, doanh số quảng cáo trên
báo in ở nước này trong năm 2007 giảm 7,9%, mức giảm tồi tệ thứ hai trong vòng
hơn nửa thế kỷ qua. Điều đáng nói là những con số này đã bao gồm mức tăng
trưởng về doanh số quảng cáo trên bản điện tử của các báo.[9]
Khi nền kinh tế phát triển chậm lại, báo in đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh
trong tháng 4 năm 2007 - thời gian đỉnh điểm cho hoạt động bán quảng cáo - với
mức doanh số giảm tới 10,3% so với cùng kỳ năm 2006. Nếu chỉ tính riêng quảng
cáo trên báo in thì mức giảm cho cả năm là 9,4%, mức giảm lớn nhất kể từ năm
1950, khi hiệp hội bắt đầu thống kê. Doanh số bán quảng cáo trên bản điện tử của
các báo in tăng 18,8%, ít hơn so với mức tăng trưởng hằng năm tới 30% trong 3
năm trước.
Doanh số quảng cáo trên Internet mới chỉ chiếm 7,5% tổng doanh số quảng
cáo trong năm 2007, vì thế vẫn còn phải mất nhiều năm nữa thì mức tăng trưởng
quảng cáo trên mạng mới vượt được báo in.
I.2.2.3

Những hạn chế và thách thức đối với báo mạng
Bên cạnh vai trò tích cực và to lớn của loại hình truyền thông điện tử,

chúng ta cũng nên nhận diện sâu sắc mặt trái, mặt phức tạp của nó, những thách

thức mà nó mang lại để có những phương sách ứng xử thích hợp.
Sau phát thanh truyền hình, truyền thông điện tử cuốn mọi quốc gia vào
thời đại thông tin mở. Với sự tồn tại trôi nổi trên mạng vô số những website đủ
màu sắc, với sự mở rộng mạng lưới Internet đến từng trường học, đến các vùng
nông thôn xa xôi, vào tận các gia đình riêng, sự giao lưu thông tin hầu như đã và
sẽ càng chọc thủng biên giới ngăn cách giữa các quốc gia, giữa các nền văn hoá và
giữa các xu hướng chính trị. Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng: Quyền lực
của một tờ báo chính là bạn đọc. Bạn đọc càng đông, tác động xã hội càng lớn. Từ
khuynh hướng xã hội của nó thì tác động ấy có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Bản

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 18/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

thân độc giả nhiều khi cũng là nạn nhân. Bởi đứng trước một khối lượng khổng lồ
thông tin trên các tờ báo mạng mang nhiều màu sắc chính trị khác nhau, nhiều
khuynh hướng khác nhau họ bị rơi vào một mê hồn trận thông tin không biết thật
giả ở đâu mà lần.
Ngoài ra, báo mạng cũng phải đối diện với một vấn đề rất lớn đó là có thể
bị “biên tập” lại ngay khi đã được ban biên tập chỉnh sửa rồi. Với tình trạng “hỗn
quân hỗn quan” hiện nay của Internet, điều này khó có thể tránh khỏi. Các hacker
có thể tấn công bất cứ một site nào khi họ tìm được lỗi của hệ thống.
Một ưu thế của báo mạng như đã nói ở trên đó chính là khả năng tương tác
nhiều chiều của báo mạng. Tức là sau mỗi bài báo của các phóng viên được đẩy
lên thì chỉ vài phút sau đã có thông tin phản hồi, ý kiến của đọc giả. Thông tin

phản hồi này xuất hiện ngay dưới phần tin của phóng viên vừa đăng trong mục
diễn đàn. Số người truy nhập được thống kê đầy đủ bằng một cơ chế phiên làm
việc và xuất hiện công khai ngay trên trang báo. Chính điều này đã gây ra một sức
ép lớn cho ban biên tập và phóng viên. Vì họ không thể có các ý kiến cá nhân hay
bình luận gì. Qua đó gần như thấy rằng báo mạng có một hình thức riêng, rất đặc
biệt để đánh giá “đẳng cấp” các phóng viên dựa vào các webmaster lưu giữ thư
của đọc giả.
Một mặt trái nữa của báo mạng, đó chính là việc có nhiều ý kiến cho rằng:
tin tức trên báo mạng đôi khi chỉ chuẩn ở khái niệm “đưa tin nhanh nhất chứ chưa
chắc đã đúng nhất, hoặc có văn phong hay nhất”. Các mẩu tin viết vội mang tính
thời sự cao được viết theo kiểu tin thư thì rõ ràng cái “thô” sẽ đầy rẫy. Các tin tức
phá bỏ hầu hết các niêm luật, không có trọng chứng hay nói xa hơn là chưa mang
đầy đủ tính đạo đức của báo chí truyền thống. Nhanh thì càng dễ ẩu. Với báo
mạng, phóng viên đôi khi cũng chính là các biên tập viên.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 19/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

I.3

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

TƯƠNG LAI CỦA ĐẶT BÁO
Trong giai đoạn phát triển tạo lập uy tín của một tờ báo, không phải lúc nào

cũng có khách hàng đăng ký quảng cáo. Chủ yếu là do số lượng độc giả chưa cao,

do đó, việc bù đắp chi phí từ việc bán báo là tất yếu. Tuy nhiên, việc đặt báo
không chỉ đơn giản tạo thu nhập cho tờ báo, các số liệu thống kê độc giả đặt báo
rất có ích trong công tác phát triển tờ báo. Đối với độc giả, việc đặt báo đảm bảo
họ luôn luôn nhận được báo.
Vậy trong xu hướng phát triển mới, các tờ báo còn duy trì hoạt động đặt
báo không? Câu trả lời là: có. Tuy một số báo tạp chí sẽ miễn phí, nhưng độc giả
vẫn có thể đặt báo, vì không phải lúc nào họ cũng nhận đựơc báo miễn phí (do
người khác lấy hết). Các tờ báo cũng cần thống kê số lượng độc giả thường xuyên
theo dõi báo mình để tạo thương hiệu khi giao dịch với các đối tác quảng cáo, có
các số liệu từ đặt báo họ sẽ không cần tốn thêm chi phí thuê các công ty khảo sát
thị trường làm các báo cáo. Ngoài ra, các tạp chí chuyên ngành uy tín luôn thu hút
một số lượng lớn độc giả sẽ không đi theo xu hướng miễn phí.
Kết luận: Từ lịch sử ra đời của báo chí trong và ngoài nước, cho đến xu
hướng phát triển báo chí, cũng như các mặt lợi và hại của báo trực tuyến, tôi có thể
nói rằng báo in vẫn còn có thể tồn tại trong một thời gian dài, báo trực tuyến vẫn
cần các cơ chế hoạt động chặt chẽ hơn để có thể thay thế báo in. Do đó, trước các
yêu cầu cao của độc giả và sự phát triển của công nghệ thì việc thiết kế chương
trình quản lý hoạt động của một tòa báo vẫn còn là một thách thức, đặc biệt là
trong mảng quảng cáo và đặt báo.
I.4

MỤC TIÊU
- Xây dựng mô hình MVC cho thiết kế web trên công nghệ AJAX.
- Phát triển hệ thống thông tin quản lý hoạt động quảng cáo và đặt báo của

toà soạn báo theo mô hình đã xây dựng.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 20/102



Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

II.
II.1

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

CÁC PH N M M QU N LÝ TÒA SO N BÁO TRONG NƯ C
HI N NAY
EC Portal PRESS
Sử dụng nhân (engine) của portal (EC Portal).
Quản trị thông tin

portal/website và

các mẫu hiển thị

(skins/templates).
Quản trị thông tin người dùng và phân quyền truy cập.
Quản trị nội dung tin bài.
Quản trị chủ đề, tạp chí theo từng số.
Quản trị phóng sự ảnh.
Quản trị nội dung tin bài đa phương tiện (Media News - Audio,
Video, Streaming).
Quản lý và điều phối giao lưu trực tuyến.
Quản lý banner quảng cáo với ảnh (image), văn bản (text) và media
(video và Flash movie), tính phí quảng cáo thông qua số lượt bấm hoặc thời
gian.

Thống kê truy cập và tần suất đọc tin qua từng chuyên mục.
Quản lý yêu cầu bạn đọc, hồi đáp tự động.
Trưng cầu ý kiến với nhiều tiêu chí và lịch đặt trước.
Tuỳ biến menu theo ngữ cảnh.
Đọc và xuất bản tin tự động với chuẩn RSS 2.0, ATOM 1.0
Tìm kiếm thông tin toàn văn.
Tiện ích: thời gian, nội dung tĩnh, kênh iFrame, đăng nhập,…
Sản phẩm của : Công ty Cổ Phần Tối Thiểu Chi Phí và Tối Đa Hiệu Quả
Thương Mại Điện Tử (minandmax.vn).

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 21/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

II.2

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

EMANNEWS
Module Khai thác thông tin từ Internet.
Module Tư liệu Điện tử.
Module Quản trị Tòa soạn (viết, gửi, biên tập và xuất bản, cho phép
quản lí, tìm kiếm, lưu trữ bài viết, quản lý, thống kê, báo cáo hoạt động của
phóng viên).
Module Quản lý Công văn - Thư mời họp báo.
Module Quản lý Lịch làm việc.
Sản phẩm của : Công ty EBIZ VIETNAM (ebizvietnam.net ).


II.3

aMedia Portal
Chức năng biên tập thông tin.
Khối chức năng quản trị website.
Quản lý phiên bản bài viết (versioning).
Quản lý quảng cáo (website)
Khối chức năng quản lý hiển thị giao diện.
Thống kê theo chuyên mục tin tức, thống kê quảng cáo, lựa chọn
ngày để thống kê…
Sản phẩm của : Công ty ATCOMM(atcomm.vn).
Nhận xét: Nhận xét chung cho cả 3 ba phần mềm trên.
* Ưu điểm:
- Công nghệ hiện đại.
- Xử lý tin bài tốt.
* Hạn chế : Chỉ chú trọng quản lý tin bài và hoạt động cho phiên bản trực

tuyến; bỏ qua quản lý báo in.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 22/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

II.4

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo


Giải pháp tòa soạn điện tử của nhóm HoaTieu
Người dùng chỉ được phép gửi bài theo những đường dẫn
(workflow) được chỉ định. Mỗi người sử dụng đều có hệ thống lưu trữ
những bài đang viết dở, bài chờ biên tập và đang biên tập.
Hệ thống được xây dựng với những tính năng cơ bản như:Cho phép
người dùng viết bài, gửi bài, biên tập bài gửi đến cho mình, gửi tiếp cho cấp
trên hoặc gửi trả lại cấp dưới.
Hỗ trợ cơ chế đồng biên tập (bài viết được gửi tới cho một nhóm
người cùng biên tập, tuy nhiên trong một thời điểm chỉ có 1 người được
quyền sửa bài).
Với nhân viên trình bày, hệ thống hỗ trợ chuyển mã sang bảng mã
chuyên dụng dành cho môi trường chế bản...
Giải pháp này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý người dùng,

quản lý phiên bản, mã hoá nội dung thông tin khi truyền qua Internet để tránh bị
theo dõi, sửa đổi, hỗ trợ khả năng tìm kiếm, thống kê, báo cáo... Các biên tập viên
luôn có danh sách đầy đủ những bài đang chờ biên tập. Phóng viên có thể biết tình
trạng bài viết của mình (đã được đăng hay chưa, ai đang biên tập). Kết quả cuối
cùng có thể in ra báo giấy, đưa lên website, hoặc lưu trữ để tham khảo. Các tòa
báo sẽ không cần có nhóm riêng để làm website và không mất thêm chi phí khi
muốn đưa thông tin ra CD.
Phần mềm xây dựng nền công nghệ ASP.NET 1.1, sử dụng công cụ Visual
Studio.NET 2003.
*Ưu điểm: Hệ thống đạt được 6 ưu điểm:
- Thân thiện (giao diện web dễ dùng, môi trường soạn thảo quen thuộc),
- Đầy đủ (tính năng soạn thảo phong phú, cho phép chèn bảng, ảnh, flash,
audio, video vào bài viết, hỗ trợ tính năng Autosave (ghi bài tự động...),
- Mềm dẻo (trong phân cấp quản lý),
- Chặt chẽ (giới hạn đối tượng truy xuất, an toàn với username/password

hoặc mã hoá mật khẩu SHA1/MD5),

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 23/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

- Bảo mật (hỗ trợ khả năng mã hoá dữ liệu khi truyền qua Internet bằng hai
giải pháp: sử dụng kết nối bảo mật HTTPS hoặc công nghệ mạng riêng ảo (Virtual
Private Network).
- Tính linh động (thiết kế đa tầng, 3 lớp: Presentation, Business Logic và
Data Access nên dễ dàng nâng cấp, cập nhật từng phần của chương trình).
* Hạn chế:
- Công nghệ lạc hậu.
- Chi phí triển khai cao.
II.5

Kết luận
Xu hướng phát triển phần mềm quản lý toà soạn chia làm hai loại:
- Loại đáp ứng được yêu cầu quản lý thì công nghệ không còn phù hợp,

không đáp được đòi hỏi của người dùng.
- Loại theo xu hướng phát triển báo trực tuyến mà tạo ra các sản phẩm rất
tốt cho các báo điện tử mà bỏ qua các hoạt động khác của báo in trong đó có
quảng cáo và đặt báo.
Ta có thể thấy rằng chưa có phần mềm quản lý toà soạn báo hoàn chỉnh.Do

đó, cần phải thiết kế phần mềm vừa đáp ứng yêu cầu nhanh, chính xác, vừa có chi
phí thấp và cuối cùng là thân thiện và phù hợp trình độ người dùng hiện nay.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 24/102


Luận Văn Tốt Nghiệp HKII-NH:2008-2009

Xây dựng Website QL Tòa Soạn Báo

III. PH M VI – Ý NGHĨA
III.1 PHẠM VI YÊU CẦU
III.1.1 Yêu c u v cơ s lý thuy t
Tìm hiểu công nghệ AJAX.
Tìm hiểu mô hình 3 lớp trong phát triển phần mềm nền tảng web, từ
đó xây dựng khung phát triển web sử dụng công nghệ AJAX.
Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phân tích hệ thống đã học để tìm
hiểu hệ thống hiện tại, xây dựng các mô hình hệ thống thực thể kết hợp, mô
hình luận lý, lưu đồ dòng dữ liệu phục vụ cho đề tài.
Nghiên cứu một số ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu, trên cơ sở đó
lựa chọn một ngôn ngữ lập trình phù hợp cho ứng dụng.
Tìm hiểu một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu, từ đó chọn một hệ quản trị
tương thích với ngôn ngữ lập trình đã chọn sao cho phù hợp với ứng dụng.
III.1.2 Yêu c u v d li u
Các danh mục hệ thống gồm: Quảnng cáo, đặt báo… các bảng lưu trữ
thông tin khối lượng công tác: hợp đồng quảng cáo, đặt báo,….
III.1.3 Yêu c u các ch c năng
Hệ thống là một phân hệ trong hệ thống lớn quản trị tòa soạn, có hai

phần:
- Phần tích hợp trên giao diện báo trực tuyến: đặt báo, biểu giá quảng cáo,
giá báo…
- Phần quản trị: quản lý người dùng, quản lý khách hàng đặt báo, đối tác
quảng cáo, đại diện quảng cáo….
Để tiện việc sử dụng, hệ thống sẽ không phân chia người dùng, việc
phân chia sẽ do quản trị quyết định.Quản trị sẽ tạo các nhóm người dùng,
sau đó phân quyền cho các nhóm người dùng này, khi tạo người dùng mới
thì Quản trị sẽ xác định nhóm sử dụng cho người dùng. Cách phân chia hệ
thống như vậy sẽ tăng sự mềm dẻo trong việc mở rộng các module xử lý
sau này.

SVTH: Phạm Trương Hồng Ngân (MSSV:LT07019)

Trang 25/102


×