Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

LUẬN án TIẾN sỹ mối QUAN hệ GIỮA đổi mới KINH tế và đổi mới CHÍNH TRỊ ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.86 KB, 173 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại thắng Mùa xuân 1975 đã mở ra trang sử mới của dân tộc; Đất nước hoà bình, độc
lập, thống nhất và cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và do sự nỗ lực của toàn dân, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Song, do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những gì
đã đạt được đó còn rất xa mới đáp ứng yêu cầu của dân tộc và thời đại. Để nâng cao chất
lượng và hiệu quả xây dựng CNXH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ
chức bộ máy, đổi mới phương pháp lãnh đạo, đổi mới phong cách hoạt động; từ đổi mới
kinh tế đến đổi mới chính trị. Trong tổng thể chung của sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới kinh
tế theo hướng chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xem là trọng tâm; đồng thời cũng đã từng bước
đổi mới về chính trị theo hướng từng bước hình thành và hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa mà nội hàm cơ bản của nó là: Toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.
Những thành tựu của quá trình đổi mới toàn diện đất nước nói chung, của quá trình giải
quyết đúng đắn quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nói riêng đã đưa đất nước
ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội để bước vào giai đoạn mới - đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Đó là cơ sở thực tiễn để khi tổng kết chặng
đường 10 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII xem: "Kết hợp chặt chẽ
ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng
thời từng bước đổi mới chính trị" là một trong sáu bài học kinh nghiệm lớn được tích luỹ
qua 10 năm đó.


2

Trong khi khẳng định những thành quả to lớn trong việc nhận thức và giải quyết quan
hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cùng những biến đổi tích cực trong thực tiễn


do chúng mang lại, chúng ta cũng không thể không thấy rằng trên bình diện nhận thức lý
luận lẫn tổ chức thực tiễn còn tồn tại những khiếm khuyết, lệch lạc nhất định.
Trên lĩnh vực nhận thức: lúc này hay lúc khác, một số người vẫn cho rằng kinh tế thị
trường và CNXH như nước với lửa, chúng không thể tương dung; rằng, do đó, không thể
"bắt cá hai tay". Theo họ, hoặc chấp nhận kinh tế thị trường thì kinh tế phát triển, nhưng
thể chế chính trị tương ứng sẽ là chủ nghĩa tư bản (CNTB); hoặc là phát triển nền kinh tế
phi thị trường, khi đó sẽ là thứ CNXH "chia đều sự khổ ải"(!). Dựa trên một sự thực là khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), sự đa dạng hoá
thành phần kinh tế dẫn tới đa dạng hoá cơ cấu xã hội, đa dạng hoá cơ cấu lợi ích, trong giai
đoạn đó không chỉ có sự đồng nhất, còn có sự khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, một số
người cho rằng thích ứng với nền kinh tế "đa nguyên" đó, nền chính trị không thể "nhất
nguyên", không thể duy trì mãi chế độ lãnh đạo của một đảng duy nhất. Do vậy, theo họ, ở
nước ta hiện nay có mâu thuẫn cơ bản là: "Yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường một
cách đầy đủ trong điều kiện hiện đại với nhiều thách thức và cạnh tranh gay gắt đòi hỏi sự
đổi mới toàn diện cả về kinh tế và chính trị đã xung đột với vị trí độc quyền của một Đảng
Cộng sản" (!)….
Ngay trong Đảng, trong khi đại đa số cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng đều thống
nhất với quan niệm của Đảng về tương quan giữa đổi mới kinh tế và đổi mới về chính trị
như đã được khẳng định và phát triển trong các văn kiện của Đảng, thì vẫn có một bộ phận
nhỏ hoang mang, dao động ngả nghiêng. Một số đề cao kinh tế thị trường lên tận mây
xanh, xem đó là liều thuốc vạn năng có thể chữa được bách bệnh và giải quyết được mọi


3

vấn đề mà công cuộc đổi mới đặt ra. Trước một số hiện tượng tiêu cực phát triển do tác
động của mặt trái thuộc cơ chế thị trường , một số khác lại muốn quay lại cơ chế cũ. Trong
tình trạng đổ vỡ nặng nề ở Liên bang Xô - viết cũ và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu do những bước đi sai lầm trong cải cách chính trị, một số người lại muốn kìm hãm quá
trình đổi mới chính trị…

Về mặt thực tiễn: Bên cạnh hiện tượng trì trệ trong đẩy mạnh đổi mới kinh tế hoặc đổi
mới chính trị, cũng có tình trạng ở nơi này hay nơi khác, lúc này hay lúc kia muốn đẩy thật
nhanh quá trình đổi mới kinh tế hoặc đổi mới chính trị, làm cho hai quá trình đổi mới đó bị
tách rời nhau, gây ra hậu quả xấu cho cả đổi mới kinh tế lẫn đổi mới chính trị.
Mặt khác, trong thực tiễn đổi mới cũng xuất hiện hai cực đoan dẫn tới giải quyết không
thật đúng mối tương quan giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Một là, có lúc, có nơi
xuất hiện sự định hướng phiến diện của chính trị đối với kinh tế, không đánh giá đầy đủ vai
trò chỉ đạo của chính trị, của quan điểm chính trị đúng đắn đối với việc giải quyết các vấn
đề kinh tế. Không kịp thời ngăn chặn sai lầm đó sẽ làm cho các trung tâm quyền lực rơi
vào tình trạng thụ động, làm tăng những nhân tố tự phát không thể kiểm soát được trong
nền kinh tế thị trường . Hai là, có hiện tượng chính trị tách rời kinh tế; đây đó có lúc xuất
hiện thái độ coi thường các nhu cầu kinh tế, tuyệt đối hoá sức mạnh của các quyết định
chính trị, làm cho các quyết định đó mất cơ sở khách quan trên nền tảng kinh tế. Sự lệch
lạc như vậy sẽ đưa chúng ta rơi vào sai lầm của chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.
Vì vậy, hiện nay, việc tiếp tục làm rõ hơn nữa quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới
chính trị nhằm tìm ra giải pháp đúng đắn thúc đẩy sự đổi mới trên hai lĩnh vực này vẫn là
vấn đề cấp bách.


4

Từ suy nghĩ đó, tôi chọn vấn đề :" Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay" làm đối tượng nghiên cứu trong luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới, vấn đề quân đội giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lý luận, do vậy, đã có
nhiều công trình có liên quan tới đề tài này được công bố. Chẳng hạn, "Kinh tế thị trường
và định hướng XHCN" của GS Bùi Ngọc Chưởng (Tạp chí Cộng sản, 12/1994); "NEP Một cách tiếp cận mới mang tính nguyên tắc của V. I. Lênin về CNXH" của PTS Nguyễn
Thế Nghĩa (Tạp chí Triết Học, 2/1995); "Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế" của
PTS Đỗ Hoài Nam (Nxb CTQG, Hà Nội, 1993); "Bài học kinh nghiệm về việc xử lý mối

quan hệ giữa cải tổ chính trị và cải tổ kinh tế ở Liên Xô trước đây" của PGS, PTS Phạm
Ngọc Quang (Tạp chí Lịch sử Đảng 4/1993); "Chính trị với kinh tế trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay" của PGS, PTS Phạm Ngọc Quang (Tạp chí
Nghiên cứu lý luận 4/1995); "Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế bảo đảm sự
tăng trưởng kinh tế bền vững" của GS.PTS Vũ Đình Bách, GS.TS Ngô Đình Giao (Nxb
CTQG, Hà Nội, 1996); "Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam" (Chương trình KX.05 do GS. Nguyễn Đức Bình làm chủ nhiệm); "Định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp bách" của GS.Trần Xuân Trường
(Nxb CTQG, Hà Nội, 1996); "Coi trọng cao độ vấn đề địa vị cầm quyền của Đảng trong
điều kiện kinh tế thị trường" của Wang Mao Lin (Tạp chí Thông tin khoa học xã hội ,
5/1994); " Chủ nghĩa xã hội cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường" của Cung Kim
Quốc… (Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 ); "Kinh tế thị trường và những vấn đề xã hội" của
nhiều tác giả (Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản, H, 1994); v.v..


5

Các công trình khoa học trên đề cập tương đối có hệ thống một số vấn đề về mối quan
hệ giữa kinh tế thị trường và CNXH, làm sáng tỏ vai trò của một số nhân tố chính trị trong
việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế đó vào việc đạt mục tiêu của CNXH (như:
vai trò và nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế thị trường; vai trò quản
lý của Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế đó…).
Ngoài ra, do tính bức xúc của vấn đề này, trong những năm gần đây đã có một số luận
án liên quan tới mối quan hệ chính trị và kinh tế được bảo vệ. Chẳng hạn, "Vai trò của Nhà
nước chuyên chính vô sản đối với việc xây dựng phương thức sản xuất XHCN ở Việt Nam"
của PTS Trần Văn Hải; "Bệnh chủ quan duy ý chí trong quá trình xây dựng CNXH ở nước
ta sau 1975:nguyên nhân và phương hướng khắc phục" của PGS Nguyễn Văn Sáu.v.v.
Tuy nhiên, vấn đề quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và điều kiện chính trị trong
quá trình đổi mới ở nước ta chưa trở thành đối tượng trình bày một cách tương đối toàn
diện trong bất kỳ một công trình khoa học nào. Vì thế, luận án này là sự bổ sung, phát triển

hơn nữa những vấn đề liên quan tới quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ít
nhiều đã được đề cập trong các công trình đã có, nó góp phần đưa nhận thức về vấn đề này
tới độ sâu sắc cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn đổi mới CNH, HĐH và phát triển kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Dựa trên việc luận chứng một cách khoa học quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay, thực trạng giải quyết mối
quan hệ này trong những năm gần đây, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp
nhằm giải quyết tốt hơn nữa quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong những
năm trước mắt ở Việt Nam.


6

Để thực hiện được mục đích trên, luận án có Nhiệm vụ
- Làm rõ quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong lịch sử xã hội có giai cấp.
- Xác định mục tiêu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta, mối quan hệ biện
chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong hơn thập kỷ vừa qua và làm rõ một
số mâu thuẫn nảy sinh hiện nay trong phần có liên quan tới vấn đề này.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cũng như hiệu
quả vận dụng quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nhằm phát triển kinh tế và giữ
vững ổn định chính trị để thực hiện thành công CNH, HĐH theo mục tiêu XHCN.
4. Giới hạn nghiên cứu của luận án
Kinh tế và chính trị có ngoại diện rất rộng, nó bao hàm nhiều yếu tố cấu trúc và khía
cạnh, phương diện khác nhau. Để tập trung vào vấn đề chính yếu nhất mà chưa được khai
thác nhiều trong các công trình khoa học khác, trong luận án này, ở những phần nhất định
của luận án, khi nói tới kinh tế, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ vấn đề lợi ích kinh tế; khi
nói tới chính trị, chúng tôi tập trung trình bày vấn đề quyền lực chính trị. Thích ứng với
việc tập trung đó, khi nói tới quan hệ giữa kinh tế và chính trị, chúng tôi chú ý trước hết tới
quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị; khi nói tới quan hệ giữa đổi mới

kinh tế và đổi mới chính trị, do đó, chúng tôi tập trung chú ý vào vấn đề quan hệ giữa đổi
mới quan hệ lợi ích kinh tế và đổi mới quan hệ quyền lực chính trị.
5. Cái mới về mặt khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ sự biểu hiện có tính đặc thù của luận điểm về quan hệ giữa kinh
tế và chính trị do chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra trong sự vận dụng cụ thể vào việc xem xét
quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay.


7

- Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp có giá trị nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả vận dụng mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong
những năm trước mắt.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn
kế thừa một cách chọn lọc các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước ở thời kỳ đổi mới, cải cách và cải tổ ở các nước XHCN hay vốn là XHCN. Đặc biệt,
người làm luận án coi trọng việc kết hợp giữa lý luận đổi mới và thực tiễn đang đổi mới
hiện nay để rút ra những vấn đề cần thiết.
6.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các
quan điểm phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, đặc biệt là phương pháp luận về
mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, phương pháp thống kê… được đặc biệt
chú ý khi giải quyết các vấn đề của luận án.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đã góp phần làm rõ hơn quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị;
những kinh nghiệm thành công cũng như những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện cùng những
phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả thực tiễn giải
quyết quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo khi hoạch định chính sách và chỉ đạo
thực tiễn đổi mới kinh tế cũng như đổi mới chính trị ở nước ta trong những năm trước mắt;


8

nó cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị trong khi nghiên cứu và giảng dạy vấn đề
phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thuộc chuyên đề "Hình thái
kinh tế - xã hội " trong chương trình Triết học Mác-Lênin.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương với 7
tiết.


9

Chương 1
KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ; TÍNH TẤT YẾU, MỤC TIÊU ĐỔI MỚI KINH TẾ
VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA
1.1. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị
1.1.1. Kinh tế và chính trị, mối quan hệ qua lại giữa chúng
Thoạt đầu, thuật ngữ "kinh tế" được dùng để chỉ nghệ thuật tiến hành công việc nội
trợ, nghệ thuật quản lý kinh tế và gia đình. Về sau, nó được dùng để chỉ các hoạt động của
con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như các mối quan hệ liên quan đến lợi ích
vật chất của con người. Ở phương Đông, ngoài các hàm nghĩa trên, thuật ngữ "kinh tế" là
hai chữ viết tắt của cụm từ "kinh tế bang tế thế", nghĩa là: trông coi việc nước, cứu giúp
người đời. Ở phương Tây, kể từ năm 1890, năm xuất bản cuốn sách "Những nguyên lý
kinh tế học" của nhà kinh tế học người Anh A.Mácsan (1842-1924) [70, tr.55], thuật ngữ
kinh tế trở thành khái niệm khoa học thông dụng cùng với khái niệm "écononaics" - kinh tế
học.

Ngày nay, khái niệm kinh tế được hiểu với hai nghĩa cơ bản:
- Tổng thể các quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử phù hợp với mỗi trình độ
phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.
- Toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân hay một bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
Nó bao gồm các hình thức sản xuất theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế
(tức cơ cấu kinh tế) và cơ chế quản lý kinh tế.
Trong "kinh tế", nhân tố có vai trò to lớn nhất là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất;
ngoài ra, còn phải kể đến quan hệ giữa người với người trong quá trình tổ chức, quản lý
sản xuất và tái sản xuất, trong phân phối và tiêu dùng sản phẩn được làm ra trên cơ sở tính
chất của chế độ sở hữu đó.
Những ý niệm sơ khai liên quan tới vấn đề vừa nêu đã được manh nha ở châu Âu từ
thời cổ đại và trung cổ, đặc biệt từ khi xuất hiện môn kinh tế chính trị. Thuật ngữ "kinh tế
chính trị" lần đầu tiên được nhà kinh tế học người Pháp là môngcrèxchiên
(M……..hrestien) sử dụng vào năm 1615 [70,tr.54]. Các quan điểm trên, ở mức này hay


10

mức khác, được Petti (W.Petty), D.Ricácđô (D.Ricardo) ở Anh và Boagmbe (Boisguibert),
Xixmônđi (Sismondi) ở Pháp phát triển.
Kế thừa có chọn lọc thành quả của những người đi trước, dựa trên những cứ liệu
được rút ra từ thực tiễn lịch sử nói chung, thực tiễn của chủ nghĩa tư bản đương thời nói
riêng, từ những năm 40 của thế kỷ XIX, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã vạch ra
những bí mật của các quá trình kinh tế, giải thích bản chất và động lực phát triển của kinh
tế một cách khoa học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Trong Hệ tư tưởng Đức, C. Mác và Ph. Ăngghen đã xác định rằng, tiền đề đầu
tiên của mọi sự tồn tại của con người, do đó, cũng là của lịch sử, là người ta phải sống đã
rồi mới có thể làm ra lịch sử. Nhưng, như C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra, muốn sống
được, trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác. Muốn
có những thứ đó, người ta phải tiến hành sản xuất. Đời sống sẽ chấm dứt, xã hội sẽ tiêu tan,

nếu hoạt động đó ngưng lại.
Việc sản xuất ra của cải vật chất luôn luôn được lặp đi, lặp lại không ngừng - hoặc
ở trình độ tái sản xuất giản đơn, hoặc ở trình độ tái sản xuất mở rộng. Trong mỗi quá trình
sản xuất như vậy đều có sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất:
Người lao động (sức lao động), tư liệu sản xuất (bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao
động). Sức lao động được vận dụng trong quá trình lao động - một loại hình hoạt động có
mục đích, có ý thức diễn ra trong mỗi quá trình giữa con người với tự nhiên và giữa con
người với nhau nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với yêu cầu của con
người. Trong quá trình lao động, người ta, một mặt, tác động vào tự nhiên, mặt khác, lại
tác động lẫn nhau, có quan hệ với nhau để sản xuất ra của cải vật chất. Vì thế, quá trình sản
xuất ra của cải vật chất sẽ làm nảy sinh "quan hệ kép" (C.Mác): Quan hệ giữa người với
người và quan hệ giữa người với giới tự nhiên. Hai loại quan hệ đó tạo thành hai mặt của
phương thức sản xuất: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Sự tương tác qua lại giữa
chúng chính là nguồn gốc căn bản nhất của mọi tiến trình lịch sử, nó quyết định sự thay thế
một hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác, cao hơn. Khái quát
thực tế này, C. Mác viết: "Trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người ta có những
mối quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ- tức những quan hệ sản
xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng
sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội,


11

tức là cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị
và tương ứng với cơ sở hiện thực đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định.
Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị
và tinh thần nói chung" [50, tr.593]. Nói cách khác, sự tác động qua lại giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái kinh
tế- xã hội.
Cơ cấu của hình thái kinh tế- xã hội gồm nhiều yếu tố, trong đó, ba yếu tố cơ bản

là; Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Ngoài ba yếu tố cơ bản
đó, còn có các yếu tố khác như: Quan hệ gia đình, dân tộc, … Các yếu tố này có quan hệ
biện chứng với nhau tạo thành những quy luật nhất định của lịch sử, như quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật
cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng… Chính sự tác động của các quy luật đó
làm cho sự phát triển xã hội nói chung, sự thay thế của các hình thái kinh tế- xã hội nói
riêng diễn ra như là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Khi xã hội phân chia ra thành các giai cấp, có đấu tranh giai cấp và Nhà nước xuất
hiện, chính trị ra đời.
Trong tác phẩm "chính trị", Platon xem chính trị là nghệ thuật cung đình liên kết
trực tiếp các chuẩn mực của người anh hùng và sự thông minh: sự liên kết cuộc sống của
họ được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái.
Mác Vây be xem chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến
sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người
trong một quốc gia.
Trong giới chính trị học tư sản cũng có thời lan truyền quan niệm xem chính trị là
một "nhà hát". Trong đó, có nhà hát, nghệ sĩ, diễn viên và người xem, sự bài trí sân khâu,
nhà phê bình.
Trong các tác phẩm của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã xem chính trị là một hiện
tượng đặc biệt của đời sống xã hội có liên quan tới các đảng phái và Nhà nước; các ông đã
vạch ra bản chất chính trị của các giai cấp cầm quyền trong xã hội bóc lột, tính định hướng
của chính trị thuộc giai cấp bóc lột vào của cải và sự tuỳ tiện. Khi vạch ra tính chất phản
động của chính trị tư sản đương thời, các ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giai


12

cấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam soạn thảo ra một đường lối chính trị độc lập.
Chính trị như thế, theo các ông, cần phải góp phần củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các
dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân và lấy việc giải phóng con người làm

mục tiêu cơ bản của mình.
Theo V. I. Lênin, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp; là sự tham gia của
nhân dân vào các công việc Nhà nước, định hướng hoạt động Nhà nước; xác định hình
thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động Nhà nước. Bất kỳ hoạt động nào cũng có tính chất
chính trị, nếu như việc giải quyết nó trực tiếp hay gián tiếp gắn với lợi ích giai cấp, gắn với
vấn đề quyền lực chính trị.
Kế thừa những di sản trên đây, có thể hiểu chính trị là mối quan hệ giữa các giai
cấp, các dân tộc, các quốc gia trong vấn đề giành, giữ, sử dụng quyền lực Nhà nước; là
những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của giai cấp, của
đảng phái; là hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các Nhà nước
để thực hiện đường lối đã lựa chọn nhằm đi tới mục tiêu đã đặt ra.
Giữa kinh tế và chính trị có quan hệ qua lại với nhau: Các quan hệ kinh tế và cơ
cấu kinh tế là nền móng trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị
tương ứng; ngược lại, thượng tầng chính trị, pháp lý đó cũng có tác động mạnh tới sự vận
động và phát triển của kinh tế. Sự tác động lại đó có hai khả năng cơ bản: Thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế, khi đó là thứ chính trị đúng đắn, khoa học; kìm hãm sự phát triển của
kinh tế, khi đó là thứ chính trị sai lầm (bao gồm cả thứ chính trị "tả" khuynh lẫn hữu
khuynh).
Từ việc nghiên cứu sâu sắc quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế đã từng
diễn ra trong lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin nêu lên hai luận điểm nền tảng: Một là, chính
trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế; hai là, chính trị không thể không chiếm vị trí ưu
tiên so với kinh tế.
"Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế" [76,tr.9]. Điều đó có nghĩa là, so với
kinh tế, chính trị là sự phản ánh, là "tính thứ hai"; không có những quan hệ chính trị và quy
luật chính trị độc lập tuyệt đối với các quan hệ và qui luật kinh tế. Tuy nhiên, từ luận điểm
trên cũng cần lưu ý rằng chính trị không phải là cái gương soi đối với đời sống kinh tế, mà
là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Nó phản ánh mang tầm khái quát, làm bộc lộ cái bản


13


chất nhất của đời sống kinh tế, cái cơ bản nhất, cái mang tính chi phối trong đời sống kinh
tế. Chính loại yếu tố đó quy định nội dung căn bản nhất của chính trị thuộc chủ thể cầm
quyền. Cho nên, không phải kinh tế có kết cấu đa dạng như thế nào thì chính trị cũng có sự
đa dạng tương ứng như thế. Chẳng hạn, nền kinh tế trong xã hội đang ở bước chuyển từ xã
hội phong kiến sang xã hội TBCN mang trong mình cả những yếu tố kinh tế phong kiến gia trưởng thậm chí cả một số yếu tố của nền kinh tế tiền phong kiến, bên cạnh đó là những
yếu tố của nền kinh tế mới - kinh tế TBCN. Chính trị của giai cấp cầm quyền đương thời
(giai cấp tư sản) trước hết là sự phản ánh những yêu cầu bức xúc của các nhân tố kinh tế
TBCN, làm cho kinh tế này từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, chi phối mọi yếu tố
kinh tế khác. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay cũng đang tồn
tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Chính trị của chúng ta hiện nay là sự biểu hiện tập
trung của nền kinh tế đó, trong đó, việc làm cho kinh tế Nhà nước từng bước vươn lên nắm
được vai trò chủ đạo được xem là một nội dung vô cùng quan trọng của nó.
"Chính trị không thể không chiếm vị trí ưu tiên so với kinh tế" (V. I. Lênin) là luận
điểm nói lên vai trò năng động, tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của chính trị
đối với kinh tế. Quan điểm đó có tiền đề phương pháp luận xuất phát của mình từ tính năng
động của ý thức đối với vật chất, của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội (khi xét chính trị
từ phương diện "ý thức chính trị", bao gồm cả quan điểm chính trị, đường lối chính trị, tâm
lý và tình cảm chính trị, chủ trương, chính sách…), của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở
hạ tầng (khi xét chính trị là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng). Thực tiễn chứng minh
rằng, một quan điểm hay một thiết chế chính trị sai lầm có tác động rất tiêu cực đối với sự
phát triển của kinh tế, của sản xuất; nó có tác động kìm hãm vô cùng to lớn đối với sự phát
triển của kinh tế. Nhận thức chính trị sai lầm về cơ cấu thành phần kinh tế ngay khi bước
vào thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước nghèo nàn, lạc hậu lại bỏ qua chế độ TBCN đã
có hậu quả tiêu cực như thế nào trong thời kỳ trước đổi mới ở nước ta, mọi người đã rõ.
Tác động kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thời kỳ đó còn tăng lên do tình trạng quan liêu
của các thiết chế chính trị. Từ khủng hoảng về kinh tế lan sang khủng hoảng về xã hội tạo
ra cái mà chúng ta vẫn nói là "khủng hoảng kinh tế- xã hội" xuất hiện vào đầu những năm
80 của thế kỷ XX ở nước ta là biểu hiện tập trung nhất của tác động kìm hãm, tác động tiêu
cực của một số yếu tố chính trị sai lầm đối với kinh tế. Ngược lại, sự phát triển mạnh mẽ

của kinh tế, của việc giải phóng lực lượng sản xuất và, do đó, sự tăng trưởng và phát triển


14

nhanh chóng của đời sống kinh tế dưới tác động của những quan điểm kinh tế, của đường
lối kinh tế (chính trị trên lĩnh vực kinh tế) trong quá trình đổi mới là bằng chứng nói lên tác
động tích cực của chính trị đúng đắn đối với kinh tế.
Vai trò ưu tiên của chính trị so với kinh tế không chỉ biểu hiện ở năng lực tác động
trở lại của chính trị đối với kinh tế (thúc đẩy hoặc kìm hãm); cũng không chỉ ở chỗ một
quan điểm chính trị đúng đắn, khoa học có khả năng can thiệp một cách tự giác vào tiến
trình kinh tế khách quan, điều chỉnh sự vận động, phát triển của kinh tế theo quy luật khách
quan của nó; mà còn ở chỗ: để giải quyết giai cấp công nhân, nhân dân lao động về mặt
kinh tế, trước hết phải giải phóng họ về chính trị, làm cho họ trở thành chủ thể của quyền
lực Nhà nước. Diễn đạt tính tất yếu lôgíc đó, trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã xem việc giai cấp công nhân giành chính trị, trở thành chủ
thể của quyền lực Nhà nước là "bước thứ nhất" của cuộc cách mạng công nhân. Không đạt
được tiêu đề chính trị đó mà nói tới giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động về
kinh tế thì chỉ là ảo tưởng mà thôi.
Như vậy, quan điểm duy vật về lịch sử đòi hỏi phải khẳng định tính thứ nhất của
kinh tế so với chính trị, vai trò quyết định của yếu tố thứ nhất đối với yếu tố thứ hai vừa
nêu. Song, dừng lại ở đó vẫn chưa phải là một quan điểm duy vật khoa học về xã hội. Chủ
nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa duy kinh tế không chỉ ủng hộ, mà còn đề cao lên tận
mây xanh điều khẳng định đó. Quan điểm duy vật khoa học về xã hội phải là quan điểm
duy vật biện chứng về xã hội nói chung, về quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói riêng.
Trong quan điểm đó, một mặt, khẳng định tính thứ nấht của kinh tế so với chính trị; mặt
khác, xem chính trị không phải là cái hoàn toàn thụ động đối với kinh tế, trái lại, nảy sinh
trên nền tảng kinh tế, chính trị có tác động lại đối với kinh tế.
Thêm vào đó, cần lưu ý rằng sự tác động của chính trị đối với kinh tế được thực
hiện cả bằng con đường trực tiếp lẫn con đường gián tiếp; trong đó, tác động qua hoạt động

thực tiễn, hoạt động vật chất của con người là con đường cơ bản nhất, có hiệu quả nhất.
Thực tế những năm đổi mới vừa qua cho thấy, cùng một chủ trương, một chính sách kinh
tế (những cái thuộc về chính trị) như vậy, nhưng kinh tế ở ngành này, ở địa phương này
phát triển nhanh, mạnh; ở ngành kia, địa phương kia lại phát triển rất yếu, thậm chí không
phát triển. Điều đó không chỉ hoàn cảnh, điều kiện khách quan không như nhau, mà còn
do, và chủ yếu là do, ở các ngành đó, địa phương đó, tính năng động, sự sáng tạo của các


15

cấp lãnh đạo và quản lý có hạn. Cho nên, cần khẳng định rằng tác động trở lại của chính trị
đối với kinh tế sẽ như thế nào (thúc dẩy nhay kìm hãm, mạnh hay yếu, hiệu quả cao hay
thấp…) - điều đó phụ thuộc vào tính đúng, sai của chính trị và mức độ của tính đúng, sai
đó; tuỳ thuộc vào khả năng thâm nhập của chính trị vào quần chúng, vào năng lực tổ chức
thực tiễn của đội ngũ lãnh đạo và quản lý các quá trình chính trị và kinh tế tương ứng.
Sự tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị (trước hết giữa các quy luật kinh tế và
quy luật chính trị) đóng vai trò to lớn đối với sự vận động của cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến
trúc thượng tầng, của xã hội nói chung. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị quyết định diện
mạo và bản chất của các chế độ xã hội có giai cấp, nó cũng có tác động to lớn tới vị thế của
mỗi người.
1.1.2. Quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị
Nếu hiểu lợi ích kinh tế là giá trị vật chất - kinh tế thoả mãn nhu cầu vật chất - kinh
tế của chủ thể nhu cầu và được hình thành, được xác định trong mối quan hệ giữa người
với người đối với giá trị vật chất- kinh tế đó thì lợi ích kinh tế là một vấn đề trung tâm của
kinh tế.
Thật vậy, như đã trình bày trên đây, đặt trong mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế,
"kinh tế" trước hết và chủ yếu được hiểu là quan hệ giữa người với tự nhiên và giữa người
với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Xét từ quan hệ thứ hai vừa nêu, kinh
tế bao gồm quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất; trong tổ chức,
quản lý quá trình sản xuất; trong phân phối và tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất ra.

Các mặt vừa nêu trong tính tổng hợp của chúng tạo thành quan hệ sản xuất. Trên từng
phương diện của quan hệ sản xuất cũng như xét trong tổng thể chung của nó, các quan hệ
đó đều biểu hiện mối quan hệ giữa người với người đối với đối tượng thoả mãn nhu cầu.
Khi đối tượng thoả mãn nhu cầu được thực hiện đối với chủ thể nhu cầu này- và, do đó, nó
trở thành lợi ích của chính chủ thể nhu cầu đó - thì khả năng thoả nãm nhu cầu của chủ thể
khác không được thực hiện (cũng tức là lợi ích của chủ thể đó không có). Do vậy, vấn đề
lợi ích, quan hệ lợi ích trở thành vấn đề trung tâm của kinh tế, của các quan hệ kinh tế. Về
vấn đề này, Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất
định được biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích. Lợi ích nói chung và lợi ích kinh tế vật chất nói riêng bao giờ cũng nảy sinh trên cơ sở nhu cầu và hoạt động nhằm thoả mãn


16

các nhu cầu của con người. Lợi ích, trong đó lợi ích kinh tế, là cái thoả mãn nhu cầu và là
cái đáp ứng nhu cầu. Nó là một động lực cơ bản thúc đẩy con người hành động.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, các nhân tố cơ bản sau đây
đóng vai trò là những động lực thúc đẩy hoạt động của con người và toàn bộ lịch sử:
Phương thức sản xuất và trao đổi; sự phát triển các lực lượng sản xuất xã hội; mâu thuẫn;
đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội (trong xã hội có giai cấp); nhu cầu và lợi ích… Tất cả
các yếu tố đó đều gắn bó chặt chẽ với con người, chúng được thể hiện thông qua hoạt động
của con người. Trong số các động lực đó, nhu cầu và lợi ích là nhân tố gắn bó chặt nhất với
con người. Do vậy, chúng đóng vai trò là động lực đặc biệt nhất, thúc đẩy con người làm ra
lịch sử của mình, vô luận là lịch sử này diễn ra như thế nào. Lợi ích kinh tế là nhân tố cuối
cùng tạo nên các động lực làm chuyển động quảng đại quần chúng, những giai cấp và dân
tộc trọn vẹn… và đó là sự chuyển động lâu dài đưa đến những biến đổi lịch sử vĩ đại.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ giữa các giai cấp (thuộc lĩnh vực chính trị) trước
hết và chủ yếu biểu hiện quan hệ giữa các lợi ích mà các giai cấp đó đang theo đuổi. Quan
hệ lợi ích giữa các giai cấp cũng hết sức đa dạng, bởi vì, lợi ích mà các giai cấp theo đuổi
có nhiều loại khác nhau: Có lợi ích vật chất- kinh tế, có lợi ích chính trị, có lợi ích văn
hoá… Trong tính đa dạng, muôn vẻ của các lợi ích đó, quan điểm duy vật về lịch sử đòi

hỏi phải khẳng định vị trí ưu trội, vai trò chi phối của lợi ích vật chất - kinh tế so với các
loại lợi ích khác. Thực tế lịch sử loài người từ khi phân chia thành giai cấp đến nay mang
lại nhiều bằng chứng để khẳng định rằng, giai cấp nào nắm được hầu hết tư liệu sản xuất
trong tay thì đó cũng là giai cấp nắm vị trí chi phối trong việc tổ chức xã hội về lao động,
chiếm hầu hết sản phẩm do xã hội làm ra - tức là lợi ích kinh tế cơ bản của giai cấp đó
được thực hiện. Nhờ vậy, nó cũng là giai cấp chi phối quyền lực chính trị, chi phối đời
sống tinh thần. Tư tưởng thống trị trong mọi xã hội có giai cấp là tư tưởng của giai cấp chi
phối tư liệu sản xuất vật chất. Quan điểm duy vật lịch sử đó của chủ nghĩa Mác-Lênin là sự
tổng kết, là sự khái quát trung thực từ toàn bộ lịch sử xã hội có giai cấp và được chứng
minh bởi toàn bộ thực tiễn lịch sử đó. Hiện thực của chủ nghĩa tư bản hiện đại mang lại
cho chúng ta bằng chứng sống động cho phép khẳng định một lần nữa tính đúng đắn của
quan điểm mác - xít nêu trên. Theo tờ Diễn đàn thông tin quốc tế ngày 4-7-2000, hiện nay
tài sản của ba người giàu nhất thế giới lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của 48
nước kém phát triển nhất với trên 600 triệu dân; năm 1997, các nước giàu nhất chiếm 20%


17

dân số thế giới lại nắm 86% GDP, 82% xuất khẩu hàng hoá, 93% người sử dụng Internet;
trong khi đó, các nước nghèo nhất với 20% dân số thế giới thì chỉ nắm có 1%GNP và 0,2%
Internet. Trên quy mô quốc tế, do tình hình trên, quốc tế hoá hiện nay đang đặt dưới sự chi
phối của chủ nghĩa tư bản, làm gia tăng quyền lực của tư bản quốc tế… Đó là cơ sở để
khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên minh hiệp quốc diễn ra ở Giơ-ne-vơ cuối tháng 62000 rút ra kết luận rằng sự nghèo đói, sự phát triển không đồng đều, tình trạng mất an
ninh đã tăng lên trên thế giới kể từ khi toàn cầu hoá được phát triển. Nắm trong tay nguồn
lực kinh tế, khoa học- công nghệ khổng lồ, các nước phát triển đang khuynh đảo thế giới,
liên tiếp gây sức ép toàn diện đối với các nước đang phát triển.
Đó là xét mối tương quan giữa kinh tế và chính trị trên quy mô quốc tế. Còn xét
mối tương quan này trên quy mô quốc gia, chúng ta cũng thấy rằng ngay ở Mĩ, nơi được
giới học giả phương Tây ca ngợi là dân chủ nhất, thì 20% dân số thuộc những người giầu
có cũng kiểm soát trên 80% GDP, 20% dân số gồm có những người nghèo nhất chiếm

không quá 1% GDP. Chính 20% những kẻ giầu có kia hàng ngày đang là lực lượng có tác
động quyết định tới đời sống chính trị Mĩ; hầu hết các quyết định chính trị quan trọng liên
quan tới cả đối nội và đối ngoại được thông qua hay không đều do áp lực của số này quyết
định.
Vai trò quyết định của lợi ích kinh tế đối với lợi ích chính trị không chỉ được biểu
hiện bởi mối quan hệ như vừa nêu trên (nắm được lợi ích kinh tế là cơ sở để nắm được lợi
ích chính trị), mà còn được biểu hiện ở chỗ: Việc giành lấy lợi ích chính trị không có mục
đích tự thân, mà chỉ là phương thức, là con đường, là phương tiện để đạt lợi ích kinh tế và
củng cố lợi ích kinh tế. Nói cách khác, đấu tranh giành lợi ích chính trị cũng nhằm phục vụ
cho việc giành lợi ích kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế.
Để khẳng định được rằng quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị là vấn
đề trung tâm của quan hệ giữa kinh tế và chính trị, thì việc dừng lại ở sự khẳng định vai trò
cốt lõi của lợi ích kinh tế trong "kinh tế" và vai trò chi phối của lợi ích kinh tế đối với lợi
ích chính trị là chưa đủ, mà còn phải luận chứng được rằng, trong "chính trị", "quyền lực
chính trị" là cốt lõi. Muốn vậy, cần có quan điểm đúng đắn về quyền lực chính trị và cấu
trúc của nó.


18

Quyền lực chính trị, theo C. Mác và Ph. Ăngghen, "là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để trấn áp một giai cấp khác" [53, tr.628].Quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền được tổ chức thành Nhà nước, từ đó ra đời quyền lực Nhà nước; nó được thực hiện
bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị nói chung.
Do vậy, quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị trở thành quan hệ giữa
lợi ích kinh tế với Nhà nước, pháp luật và hệ thống chính trị nói chung. Tất cả các yếu tố
vừa nêu của hệ thống quyền lực chính trị đều có tác động không nhỏ tới kinh tế và lợi ích
kinh tế. Thật vậy, Nhà nước - như Ph. Ăngghen và V. I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh- là
công cụ của giai cấp thống trị về kinh tế và bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp đó. Còn pháp
luật? Thì C. Mác cũng dã chỉ ra rằng, pháp quyền tư sản chẳng qua chỉ là lợi ích, ý chí của

giai cấp tư sản được đưa lên thành luật mà thôi, nó nhằm bảo vệ lợi ích đó [51, tr.619].
Như vậy, lợi ích kinh tế có tác dụng rất quan trọng, thậm chí mang tính quyết định
đối với quyền lực chính trị, đối với việc phát huy vai trò của Nhà nước, pháp luật và toàn
bộ hệ thống chính trị với tư cách là những thể chế và thiết chế thực hiện quyền lực chính
trị. Ngược lại, một khi quyền lực chính trị và các thiết chế chính trị được củng cố, được
hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, tăng cường sức mạnh lợi ích kinh
tế của chủ thể quyền lực chính trị tương ứng. Đây là những nội dung quan trọng của quan
hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị.
Xem xét sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị, chúng
ta còn thấy rằng, khi quan hệ sở hữu được thể hiện về mặt luật pháp thì quyền sở hữu được
xác lập.
Nhưng "quyền sở hữu" là gì? Hiện nay cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề
này.Trong rất nhiều quan niệm khác nhau đó, có một quan niệm nhấn mạnh sự gắn kết chặt
chẽ vấn đề sở hữu với lợi ích. Đó là quan niệm coi quyền sở hữu gồm 4 quyền năng: quyền
chiếm giữ (mà không phải là quyền chiếm hữu- cái được xem là tương đương với quyền sở
hữu), quyền sử dụng, quyền định đoạt đối tượng sở hữu và quyền hưởng lợi (tức là lợi ích)
[12, tr.25]. Sở hữu gắn với lợi ích, đó là tất yếu khách quan. Lợi ích là cái thúc đẩy sự
chiếm giữ, đến lượt mình, nó lại đặt ra nhu cầu và yêu cầu hưởng lợi ở những con người
hiện thực.


19

Toàn bộ hoạt động của các thiết chế chính trị với tư cách là công cụ, phương thức,
phương tiện thực hiện quyền lực chính trị đều được định hướng vào việc thúc đẩy sự vận
động của chu trình trên đây theo hướng có lợi nhất cho chủ thể quyền lực. Do đó, theo C.
Mác và Ph. Ăngghen, mấu chốt của vấn đề là những lợi ích kinh tế mà quyền lực chính trị
phải phục vụ với tư cách là phương tiên. Chính vì vậy, Ph. Ăngghen cho rằng cần phải
giải thích mọi hành vi của con người (trong đó có hành vi chính trị) từ nhu cầu và lợi ích
mà họ theo đuổi. Theo C. Mác, tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều

gắn liền với lợi ích của họ. V. I. Lênin thì cho rằng, chính các lợi ích thúc đẩy đời sống của
các dân tộc.
Trong phép biện chứng giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị thì lợi ích kinh tế
là động cơ và có giá trị hướng đích của quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, và, do đó,
của quan hệ sản xuất nói chung. Chính nó là cơ sở nảy sinh và vận động của quyền lực
chính trị; còn quyền lực chính trị là nhu cầu và lợi ích của các quan hệ kinh tế - chính trị;
hoạt động chính trị nhằm thực hiện lợi ích kinh tế. Cái đặc trưng cốt lõi và mục đích trực
tiếp của chính trị là quyền lực chính trị (thuộc lợi ích chính trị). Mục đích sâu xa của chính
trị là kinh tế, là lợi ích kinh tế. Quyền lực chính trị được thúc đẩy và củng cố nhờ sở hữu
quyền lực chính trị; đến lượt nó, sự sở hữu (hay chiếm hữu) quyền lực chính trị lại là tiền
đề để đặt ra nhu cầu và yêu cầu hưởng lợi…
Khi xem xét một cách riêng biệt, có thể thấy mối quan hệ nhân quả giữa lợi ích
kinh tế với quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất cũng tương đồng như mối quan hệ nhân quả giữa quyền lực chính trị với quyền sở hữu quyền lực chính trị.
Khi xem xét một cách tổng hợp, chúng ta thấy quan hệ gắn bó giữa lợi ích kinh tế
và quyền lực chính trị có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đó là mối quan hệ mang tính khách quan. Cả lợi ích kinh tế lẫn quyền
lực chính trị đều xuất phát từ hiện thực khách quan. Các yếu tố hình thành nội dung cũng
như các hình thức, phương tiện thực hiện chúng đều do những điều kiện xã hội (không tuỳ
thuộc vào cá nhân) đem lại. Đến lượt mình, chúng sẽ góp phần thúc đẩy (hoặc kìm hãm) sự
phát triển của xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên. Chính điều đó quy định tính
khách quan trong mối quan hệ qua lại giữa chính trị và kinh tế, giữa quyền lực chính trị và
lợi ích kinh tế.


20

Thứ hai, nó mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, con người cá nhân và con
người giai cấp không tách biệt nhau. Điều đó được quy định trước hết bởi điều kiện kinh
tế, điều kiện sở hữu về tư liệu sản xuất, điều kiện sản xuất vật chất và hưởng thụ thành quả
của quá trình sản xuất vật chất. Điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau sẽ qui định lợi ích kinh

tế và quyền lực chính trị khác nhau. Trong xã hội có giai cấp, theo C. Mác và Ph. Ăngghen
cần tìm nguồn gốc của các nhu cầu và lợi ích xã hội ở trong những quan hệ sản xuất và
phải quy những hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định; cần tìm lời giải
thích cho các quá trình kinh tế trong lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau. Đấu tranh giai
cấp, suy cho cùng, cũng nhằm thoả mãn lợi ích giai cấp và lợi ích của mỗi thành viên giai
cấp nhất định nào đó. V. I. Lênin cũng đã cảnh tỉnh là: Chừng nào người ta chưa phân biệt
được lợi ích của giai cấp này hay giai cấp khác qua những câu nói, những lời hứa hẹn cho
tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ cũng là kẻ ngốc
nghếch, bị người khác lừa bịp mình về chính trị.
Các nhà kinh điển mác - xít cũng đã dự báo sự chuyển hoá từ tính giai cấp nhỏ hẹp
của lợi ích sang tính chung, giá trị phổ biến của nó. Theo c. Mác, sự phụ thuộc của những
cá nhân vào những giai cấp nhất định sẽ bị xoá bỏ, khi hình thành một giai cấp không phải
bảo vệ một lợi ích giai cấp riêng biệt chống lại giai cấp thống trị. Sự ra đời của giai cấp vô
sản cầm quyền sẽ tạo ra điều kiện cho sự chuyển hoá đó. Bởi vì, để giải phóng mình và
toàn xã hội nói chung, sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, nó phải biểu hiện lợi ích của
bản thân mình như là lợi ích phổ biến. Trong quá trình đi đến thủ tiêu Nhà nước, thủ tiêu
giai cấp và, cùng với nó, là lợi ích giai cấp, thì lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị luôn
mang dấu ấn giai cấp, luôn in đậm nét quan hệ giữa các giai cấp trên cơ sở các quan hệ sản
xuất cụ thể và kiến trúc thượng tầng tương ứng.
Thứ ba, quan hệ đó mang tính chất lịch sử - xã hội. Đây là hệ quả của hai tính chất
trên. Tình chất này được xác định bởi chỗ, mức độ thoả mãn và đáp ứng đối với lợi ích
kinh tế và quyền lực chính trị không thể cao hơn khả năng mà hiện thực có được. Tính lịch
sử - cụ thể của lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị quy định tính lịch sử- cụ thể trong tính
chất và trình độ của thể chế kinh tế và thể chế chính trị cũng như quan hệ qua lại giữa
chúng. Mỗi chế độ xã hội trong nấc thang phát triển cụ thể của nó có hệ thống nhu cầu
riêng, cho nên cũng làm nảy sinh một hệ thống lợi ích kinh tế và chính trị tương ứng.
Chính do tính quy định lịch sử- xã hội này mà sự phát triển, tiến hoá và tính chất người của


21


lợi ích kinh tế cũng như quyền lực chính trị mang tính lịch sử - nhân văn mà loài người có
được.
Tính quy định lịch sử - xã hội này, một mặt, là sản phẩm của các điều kiện kinh tế,
chính trị đương đại; mặt khác, là sản phẩm của sự kế thừa từ các thế hệ trước cũng như từ
các dân tộc, các quốc gia đương thời. Tính quy định lịch sử - xã hội đối với lợi ích kinh tế
và quyền lực chính trị bộc lộ rõ trong mâu thuẫn xã hội, trước tiên là mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Những
mâu thuẫn này là cơ sở định vị mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói chung, đặc biệt,
giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị nói riêng.
Thứ tư, quan hệ đó mang tính thống nhất biện chứng: giữa lợi ích cá nhân với
quyền lực chính trị của cá nhân và của giai cấp có sự khác biệt, thậm chí có mâu thuẫn.
Lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị được thể hiện ở cả con người cá nhân - cá thể lẫn con
người giai cấp, con người xã hội - cộng đồng, tộc loại. Trên tinh thần đó, theo C. Mác, lợi
ích (bao gồm cả lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị) cá nhân và lợi ích xã hội luôn luôn
xuất hiện và vận động trong mối quan hệ biện chứng với nhau. C. Mác đã phân định rạch
ròi hai phương diện là cá nhân "lệ thuộc điều kiện giai cấp" và cá nhân "nhân cách"; đồng
thời, ông cũng chỉ ra rằng, muốn kết hợp được lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội một cách
triệt để nhất, phải xoá bỏ tình trạng phân chia xã hội ra thành các giai cấp để đạt tới chỗ: sự
phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do cho tất cả mọi người.
Để thấy rõ hơn tính lịch sử của mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính
trị, dưới đây xin trình bày thêm sự vận động của quan hệ đó trong lịch sử.
Nội dung và tính chất cụ thể của quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị
bị quy định bởi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội - giai cấp được nảy sinh từ cơ cấu kinh tế
đó, bởi các mâu thuẫn kinh tế - xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp… Trong các hình thái
kinh tế - xã hội khác nhau, mối quan hệ đó có nội dung và hình thức biểu hiện không như
nhau.
Trong xã hội cộng sản nguyên tuỷ không có chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư
liệu sản xuất, không có tính trạng phân chia thành giai cấp, không có quan hệ giai cấp và,
do đó, không có chính trị, không có quyền lực chính trị, đương nhiên cũng không có quan

hệ lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Trong xã hội này chỉ có thể ra đời và tồn tại quan


22

hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực xã hội phi chính trị. Ở đây, lợi ích kinh tế thể hiện ở sở
hữu chung đối với tư liệu sản xuất và tiêu dùng chung đối với sản phẩm mà công xã làm ra.
Phù hợp với phân công lao động còn rất hạn chế, cơ cấu xã hội chỉ giới hạn ở sự mở rộng
của đại gia đình thị tộc. Nhiều thị tộc hợp thành bộ lạc. Bộ lạc có cơ cấu: Dưới tù trưởng là
những thành viên bộ lạc và cuối cùng là những người lao động. Thoạt đầu, đứng đầu thị
tộc là phữn (nên gọi thị tộc mẫu hệ), về sau, gần cuối chế độ cộng sản nguyên thuỷ, do
trồng trọt và chăn nuôi phát triển, người đàn ông dần dần đóng vai trò chủ đạo trong hoạt
động kinh tế và , do đó, giữ địa vị chi phối thị tộc.
Về mặt tổ chức quyền lực xã hội: Mỗi thị tốc có hội nghị toàn thị tộc do tộc trưởng
xếp đặt. Các thị tộc bầu ra tộc trưởng đứng đầu thị tộc và tham gia vào hội đồng bộ lạc.
Khi có chiến tranh, bộ lạc bầu ra thủ lĩnh quân sự. Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự không
được ưu đãi về vật chất hơn những người khác. Quyền uy của những người có cương vị
trong công xã chỉ nặng về tinh thần và họ có thể bị hội nghị toàn thị tộc bãi miễn. Ở đây
mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực xã hội phi chính trị, nhìn chung, là hài hoà và
thống nhất.
Cuối chế độ cộng sản nguyên thuỷ, sự thống nhất này bị phá vỡ từng bước và xuất
hiện mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của người lao động và bộ phận nắm giữ hệ thống quyền
lực xã hội. Mâu thuẫn đó xuất hiện là do sự phát triển của công cụ sản xuất nói riêng, của
lực lượng sản xuất nói chung đã góp phần tăng cường sự phân công lao động xã hội và gia
tăng năng suất lao động. Lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều. Bằng
lao động hết sức mình, người lao động có thể tạo ra một lượng sản phẩm sau khi tiêu dùng
ở mức tối thiểu cần thiết, còn có một lượng dư thừa. Lòng ham muốn chiếm hữu chúng nảy
sinh ở người nắm bộ máy quyền lực của công xã hội. Mặt khác, sự phát triển của lực lượng
sản xuất cũng cho phép người ta có thể tiến hành sản xuất một cách riêng rẽ và mang lại
hiệu quả cao hơn là sản xuất chung trên cơ sở sở hữu chung đối với tư liệu sản xuất. Chế

độ sở hữu tư nhân từng bước hình thành. Những người nắm hệ thống quyền lực xã hội
trong công xã sử dụng quyền lực của mình để biến tư liệu sản xuất chung thành của riêng.
Những chủ nô đầu tiên ra đời.
Ngoài ra, sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự gia tăng của năng suất lao động
đã làm cho tù binh bắt được trong cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc trở thành nhân tố có lợi
về mặt kinh tế đối với người chiến thắng. Khi đó, tù binh không còn bị xử lý như trước


23

(hoặc là giết đi, hoặc trả họ về công xã của mình), họ buộc phải lao động khổ sai để mang
lại sản phẩm thặng dư cho giới có cương vị thuộc công xã thắng trận. Những người nô lệ
đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiện. Trong quá trình phát triển tiếp theo, sự "sa cơ lỡ vận"
của một bộ phận ngày càng đông đảo của người lao động khiến họ trắng tay, họ được bổ
sung vào hàng ngũ những người nô lệ. Xã hội có giai cấp đối lập nhau về lợi ích kinh tế và
quyền lực chính trị ra đời. Những cơ quan quyền lực chung của mọi thành viên công xã
trước đây cũng dần dần biến thành công cụ riêng của những kẻ chủ nô. Để củng cố và hoàn
thiện sự cai trị của mình, giai cấp chủ nô đã hình thành và tăng cường các thể chế quyền
lực. Nhà nước chiếm hữu nô lệ xuất hiện. Cũng từ đây, mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và
quyền lực chính trị bắt đầu sự hiện diện của mình trong xã hội.
Trong xã hội nô lệ, mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị được thể
hiện ở trao đổi hàng hoá, trao đổi quyền chiếm hữu nô lệ. Sự trao đổi đó đầu tiên được thực
hiện giữa các bộ lạc, về sau là giữa các cá nhân tù trưởng và thủ lĩnh quân sự, một bộ phận
người lao động tự do. Chế độ tư hữu đã thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa lợi ích kinh tế
và quyền lực chính trị không phải theo chiều hướng thống nhất, hài hoà đối với mọi thành
viên xã hội, đối với mọi giai cấp, mà theo chiều gia tăng của sự đối kháng giữa các giai
cấp. Sự gia tăng đó được quy định bởi sự gia tăng của đối lập trong quan hệ lợi ích kinh tế
và quyền lực chính trị giữa giai cấp thống trị (chủ nô) và giai cấp bị trị (nô lệ). Đối với
từng giai cấp trong hai giai cấp đó luôn có sự thống nhất: Giai cấp chủ nô là chủ thể của
hầu hết tư liệu sản xuất, do vậy, là chủ thể của hầu hết lợi ích kinh tế thì họ cũng là chủ thể

của quyền lực chính trị; ngược lại, nô lệ, về cơ bản, không có lợi ích kinh tế nên cũng
không có lợi ích chính trị và quyền lực chính trị nói chung.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, lợi ích kinh tế lớn nhất của chủ nô là quyền chiếm
hữu cả về tư liệu sản xuất và nô lệ. Lợi ích kinh tế lớn nhất mà người nô lệ đấu tranh để
thoát khỏi tình trạng nô lệ của mình là trở thành chủ nhân của một mảnh ruộng nhỏ bé hay
đàn gia súc. Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị thể hiện ở việc chiếm
hữu và đấu tranh thoát khỏi nạn chiếm hữu nô lệ, ruộng đất; ở việc tăng cường Nhà nước
quân sự chủ nô hay chống lại nó.
Nhìn nhận vấn đề từ sự tiến bộ lịch sử, sự tác động qua lại giữa lợi ích kinh tế và
quyền lực chính trị khi ra đời chế độ chiếm hữu nô lệ đã mang lại những tiến bộ nhất định.
Chẳng hạn, Nhà nước chủ nô tập trung số lượng lớn tư liệu sản xuất và nô lệ (bằng những


24

biện pháp cưỡng bức, bóc lột tàn bạo) để tổ chức việc hiệp tác lao động giản đơn trên quy
mô lớn và lẻ tẻ có sự phân công trong nội bộ từng ngành sản xuất, tức là, ở mức độ nhất
định, có chuyên môn hoá thành những nghề khác nhau. Thật vậy, trong nông nghiệp, bên
cạnh trồng lúa, dần dần có nghề vườn, chăn nuôi súc vật, chế biến sản phẩm nông
nghiệp.v.v. Trong thủ công nghiệp và công nghiệp, có khai khoáng, luyện kim, rèn mộc,
làm đồ trang sức, dệt vải… "Nhờ đó tạo ra được khối lượng lớn sản phẩm thặng dư và các
công trình xây dựng (kiến trúc, thuỷ lợi) to lớn từ sự tập trung số lượng lớn lao động nô lệ"
[79, tr. 54-58].
Sự áp bức, bóc lột dã man của chủ nô đã đưa đến hậu quả chính trị là tăng cường
cuộc đấu tranh giai cấp giữa nô lệ và chủ nô. Quyền lực chính trị tàn bạo của chủ nô đã
mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho giai cấp chủ nô trong điều kiện trình độ lực lượng sản
xuất còn rất thấp kém, hơn nữa, quyền lực chính trị đó đã được tổ chức thành bộ máy chà
đạp người lao động và dùng chiến tranh để duy trì, mở rộng quyền lực chính trị.
Dưới chế độ phong kiến, lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị của giai cấp cầm
quyền (giai cấp địa chủ, phong kiến) được nhằm vào việc chiếm hữu ruộng đất, cống nạp

địa tô của nông dân và duy trì Nhà nước tập quyền với sự cắt cứ của các lãnh chúa phong
kiến. Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị được đặc trưng ở sự phụ
thuộc và sự cưỡng bức phi kinh tế được thực hiện từ phía giai cấp cầm quyền; ngược lại, về
phía bị trị (nông dân và những người tiểu chủ…), lợi ích kinh tế mà họ hướng tới là xoá bỏ
bóc lột địa tô, yêu cầu quyền lực chính trị mà họ cần có là tham gia và tiến tới trở thành
chủ thể của quyền lực Nhà nước.
Lợi ích kinh tế của giai cấp địa chủ, phong kiến được thực hiện, chẳng hạn, bằng
chế độ đẳng cấp, đạo đức, tôn giáo (như Khổng giáo ở Á Đông) trên cơ sở người nông dân
bị lệ thuộc vào ruộng đất phong kiến [79, tr.65-67]. Tái sản xuất giản đơn rời rạc của kinh
tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong từng gia đình nông dân và sự phụ thuộc, sự cưỡng bức phi
kinh tế đã duy trì sản xuất nhỏ tự nhiên và tính chất bảo thủ, trì trệ của mối dây liên hệ giữa
lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị phong kiến kéo dài hàng ngàn năm. Rốt cuộc, nó đã
làm gay gắt mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị của giai cấp địa chủ, phong
kiến. Do được "gia cố" bằng bóc lột kinh tế và sự cưỡng bức phi kinh tế đối với nông dân,
quyền lực chính trị của địa chủ, phong kiến không dung hoà và không khai thông được cơ


25

chế vận hành các lợi ích kinh tế của giai cấp nông dân, làm cho các phong trào khởi nghĩa
của giai cấp nông dân ngày càng tăng.
Cùng với sự mở rộng của sản xuất và trao đổi hàng hoá, tầng lớp thợ thủ công,
nông dân tự do, thị dân và tầng lớp tư sản lớn dần lên và luôn tìm cách thoát ra khỏi cơ chế
cưỡng bức phi kinh tế phong kiến. Điều đó đã góp phần đáng kể vào quá trình phá vỡ kết
cấu kinh tế- chính trị phong kiến.
Trong quá trình hình thành và phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi
ích kinh tế của giai cấp tư sản không còn được thực hiện bằng sự kết hợp sản xuất và sở
hữu theo những cộng đồng nhỏ hẹp như hộ gia đình, phường hội thủ công… Sự tách rời
hoàn toàn giữa lao động và quyền sở hữu tư liệu sản xuất được thực hiện triệt để, giữa
công nhân và tư bản đối lập nhau như là người bán và người mua hàng hoá [80, tr.22-23].

Động cơ chủ yếu của lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị thuộc giai cấp tư sản là bóc lột
giá trị thặng dư, tư do mua bán hàng hoá (đặc biệt là hàng hoá sức lao động), cạnh tranh và
thao túng bộ máy Nhà nước vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch. Trái lại, lợi ích
kinh tế cơ bản và yêu cầu quyền lực chính trị tương ứng của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động là xoá bỏ tình trạng lao động trở thành hàng hoá, họ phải trở thành chủ thể
thực sự của mọi tư liệu sản xuất, loại bỏ tình trạng bóc lột giá trị thặng dư- mang lại những
tiến bộ nhất định. Chẳng hạn, Nhà nước chủ nô tập trung số lượng lớn tư liệu sản xuất và
nô lệ (bằng những biện pháp cưỡng bức, bóc lột tàn bạo) để tổ chức việc hiệp tác lao động
giản đơn trên quy mô lớn và lẻ tẻ có sự phân công trong nội bộ từng ngành sản xuất, tức là,
ở mức độ nhất định, có chuyên môn hoá thành những nghề khác nhau. Thật vậy, trong
nông nghiệp, bên cạnh trồng lúa, dần dần có nghề vườn, chăn nuôi súc vật, chế biến sản
phẩm nông nghiệp, v.v. Trong thủ công nghiệp và công nghiệp, có khai hoang, luyện kim,
rèn, mộc, làm đồ trang sức, dệt vải, … "Nhờ đó tạo ra được khối lượng lớn sản phẩm thặng
dư và các công trình xây dựng (kiến trúc, thủy lợi) to lớn từ sự tập trung số lượng lớn lao
động nô lệ"[79, tr. 54-58].
Sự áp bức, bóc lột dã man của chủ nô đã đưa đến hậu quả chính trị là tăng cường
cuộc đấu tranh giai cấp giữa nô lệ và chủ nô. Quyền lực chính trị tàn bạo của chủ nô đã
mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho giai cấp chủ nô trong điều kiện trình độ lực lượng sản
xuất còn rất thấp kém, hơn nữa, quyền lực chính trị đó đã được tổ chức thành bộ máy chà
đạp người lao động và dùng chiến tranh để duy trì, mở rộng quyền lực chính trị.


×