Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

CHO BENH NHAN AN QUA ONG THONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.21 KB, 15 trang )

KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG
NB ĂN QUA SONDE
GV: Trần Thị Thanh Huyền
Bộ môn: Tiền Lâm Sàng


MỤC TIÊU
1.Trình bày được tầm quan trọng của
thức ăn đối với NB.
2. Nêu được các trường hợp áp dụng
và không áp dụng khi cho NB ăn qua
sonde.
3. Tiến hành được QTKT cho NB ăn
qua sonde.


ĐẠI CƯƠNG
Các đường đưa thức ăn vào cơ thể:
• Đường miệng.
• Đường tĩnh mạch.
• Bằng ống thông qua:
+ Mũi miệng vào dạ dày.
+ Qua da vào thẳng dạ dày.
+ Hậu môn.


1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA
THỨC ĂN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH
- Cung cấp các chất và năng lượng để
cơ thể tồn tại, phát triển và chống lại
bệnh tật đồng thời hồi phục sức khỏe.


- Ăn uống có vai trò quan trọng ngang
như thuốc trong điều trị vì vậy phải
tuân thủ theo chế độ ăn mà thầy
thuốc đã quy định.


2. CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG
- Trẻ đẻ non, phản xạ bú nuốt kém.
- Người bệnh hôn mê, co giật.
- Những người bệnh không nhai,
không nuốt được.
- Dị dạng đường tiêu hóa (như sứt
môi, hở hàm ếch… ).


3. CÁC TRƯƠNG HỢP, KHÔNG
ÁP DỤNG
- Tổn thương thực quản:
+ Bỏng acid, kiềm.
+ Áp xe thành họng.
-Lỗ thông thực quản.
- Hẹp khít môn vị, tắc ruột.
- Hôn mê chưa đặt ống nội khí quản.
- Viêm phúc mạc sau thủng tạng rỗng.


4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
4.1. Chuẩn bị người bệnh
- Xem hồ sơ: chỉ định của thầy thuốc, tên
người bệnh, đường cho ăn, số lượng và

loại thức ăn.
- Thông báo và giải thích cho người bệnh
hoặc người nhà biết về thủ thuật sắp làm.
- Động viên người bệnh yên tâm hợp tác với
điều dưỡng.


4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
- Hướng dẫn người bệnh những điều
cần thiết.
- Đặt người bệnh nằm tư thế thoải
mái, thuận tiện để đưa được ống
thông vào đúng thực quản ( đầu kê
gối 30° so với giường).


4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
4.2. Chuẩn bị người điều dưỡng:
- Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang.
- Rửa tay thường quy.


4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
4.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Khay chữ nhật sạch, trụ cắm kìm Kocher
- Bình đựng thức ăn.
- Cốc đựng nước chín.
- Khăn bông nhỏ.
- Ống nghe.



Tiêu chuẩn thức ăn cho NB ăn qua
sonde:
-Lỏng
- Nhiệt độ: 35- 40°C
- Đảm bảo vệ sinh.
- Đảm bảo dinh dưỡng.


4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
4.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Kéo, băng dính.
- Que tăm bông hoặc kẹp phẫu tích.
- Cốc, bông tẩm dầu nhờn, ống thông levin
(người lớn), ống thông Neleton ( trẻ em),
bơm tiêm 50 ml, găng tay vô khuẩn.
- Hộp đựng gạc, bông cầu, đè lưỡi nếu cần,
nilon, khay quả đậu, túi đựng đô bẩn.


4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
4.4. Kỹ thuật tiến hành:
* Đo ống thông:
+ Cách1: từ đỉnh mũi tới dái tai cùng
bên, từ dái tai đến điểm giữa từ mũi
ức đến rốn NB.
+ Cách 2: từ cung răng cửa tới rốn
NB.



4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
- Kiểm tra đầu ống thông:
+ Cách 1: dùng bơm tiêm hút dịch
trong dạ dày (hay được áp dụng)
+ Cách 2: dùng bơm tiêm bơm
khoảng 20 – 30 ml không khí (bơm
một lần dứt khoát) đồng thời đặt ống
nghe lên vùng thượng vị người bệnh
để nghe.


5. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Không đặt ống thông qua đường mũi nếu người
bệnh viêm mũi, chảy máu cam, polip mũi.
- Trong khi đưa ống thông vào nếu thấy người
bệnh có phản ứng ho sặc sụa, tím tái thì phải rút
ra ngay.
- Chỉ được bơm thức ăn khi ống thông đã chính
xác vào tới dạ dày.
- Mỗi lần thay ống thông thì đổi luôn lỗ mũi để đặt
ống thông.
- Thời gian lưu ống thông không quá 48h.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×