Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích tác động của xuất khẩu lao động tới tăng trưởng kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.63 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
­­­­­­­***­­­­­­­

KHOA LUÂN T
́
̣
ỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 
VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: Phan Thị Trang Vân

Mã số sinh viên

: 1214410224

Lớp

: Anh 5 – KTQT

Khóa

: K51

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thi Thùy Vinh
̣



ii

Hà Nội, tháng 12 năm 2015


i
MỤC LỤC
DANH MUC HINH
̣
̀ .............................................................................................................iv
DANH MUC BANG
̣
̉ ............................................................................................................iv
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................................1
1.1Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
1.2Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................................2
1.3Mục tiêu và nội dung nghiên cứu........................................................................3
1.4 Đối tượng, phạm vi ..............................................................................................4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
1.6 Kết cấu của bài khóa luận...................................................................................4

CHƯƠNG 2..........................................................................................................................6
 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ ..............................................6
TĂNG TRƯỞNG KINH  TẾ..............................................................................................6
2.1 Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu lao động và tăng trưởng kinh tế...........6


2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về lao động và xuất khẩu lao động............6
2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế...................................................14
2.2 Kênh tác động của xuất khẩu lao động tới tăng trưởng kinh tế..................18

2.2.1 Kiều hối và tích lũy vốn.................................................................18
2.2.2 Kiều hối và tăng trưởng lực lượng lao động................................20
2.2.3 Kiều hối và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)..21
2.2.4 Những tác động khác .....................................................................23
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thực chứng về tác động của xuất khẩu
lao động đến tăng trưởng kinh tế...........................................................................24

CHƯƠNG 3........................................................................................................................29
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ ......................................................29
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM...................................................................29


ii
3.1 Tổng quan về xuất khẩu lao động ở Việt Nam................................................29

3.1.1 Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam...................................29
3.1.2 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam từ năm 1991 tới nay 31
3.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam......................................................43

3.2.1 Tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam...................43
3.2.2 Mối quan hệ  giữa xuất khẩu lao động và tăng trưởng kinh tế   ở  
Việt Nam..................................................................................................47
CHƯƠNG 4........................................................................................................................49
PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA XKLĐ TỚI TĂNG TRƯỞNG 
KINH TẾ.............................................................................................................................49

4.1 Xây dựng mô hình..............................................................................................49

4.1.1 Lựa chọn biến cho mô hình............................................................49
4.1.2 Phương pháp ước lượng................................................................50
4.2 Số liệu và nguồn số liệu....................................................................................51
4.3 Kết quả phân tích thực chứng..........................................................................52

4.3.1 Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi dữ liệu ....................................52
4.2.2 Hồi quy OLS mô hình (1)................................................................53
4.2.3 Kiểm tra tính dừng của chuỗi phần dư.........................................53
4.2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi: .........................................54
4.2.5  Ước lượng mô hình Hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model –  
ECM)........................................................................................................54
CHƯƠNG 5........................................................................................................................56
 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................................56
5.1 Đánh giá chung về tác động của xuất khẩu lao động tới tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam.............................................................................................................56
5.2 Những cơ hội và thách thức của xuất khẩu lao động ở Việt Nam...............58

5.2.1 Cơ hội.............................................................................................58
5.2.2 Khó khăn.........................................................................................60
5.3 Hàm ý chính sách...............................................................................................64
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................66

5.4.1 Hạn chế..........................................................................................66


iii
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................68



iv

DANH MUC HINH
̣
̀

Hình  3.1 Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam........................................................30
Hình 3.2  Lao động xuất khẩu ở Việt Nam 2010­2014................................................36
Hình 3.3 Tỷ lệ các hình thức XKLĐ các năm................................................................39
Hình 3.4 Cơ cấu lao động xuất khẩu lao động.............................................................41
Hình  3.5 Top 10 nước nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới................................43
Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm (1986­2014)...............44
Hình 3.7 Kiều hối do XKLĐ và kiều hối chung của cả nước....................................47

DANH MUC BANG
̣
̉
Bảng 3.1 Số lao động xuất khẩu giai đoạn 1991­2000 32
Bảng 3.2 Số lao động xuất khẩu giai đoạn 2001­2010 34
Bảng 3.3 Số lao động xuất khẩu Việt Nam qua các nước và khu vực 35
Bảng  3.4 Tiền lương theo hợp đồng của người LĐ tại một số thị trường (2006) 
42
Bảng 3.5 Giai đoạn các thời kỳ kinh tế và tốc độ tăng trưởng bình quân 44


1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Di chuyển lao động quốc tế  là một thuộc tính quan trọng đối với sự  phát  
triển của các nước Châu Á khi bắt đầu những năm 1980. Khoảng cách về  thu  
nhập cũng như  các cơ  hội làm việc  ở  các nền kinh tế  châu Á dẫn tới việc di  
chuyển lao động từ  nơi có mức lương thấp tới nơi có mức lương cao hơn. Di  
chuyển lao động quốc tế ngày càng có xu hướng tăng, trở thành một hiện tượng  
toàn cầu. Không thể  phủ  nhận rằng di cư  không thể  bị  ngăn cản và lượng lao 
động di cư đã trở nên quan trọng, không thể thiếu đối với nhiều nền kinh tế trên 
khắp thế giới. 
Việt Nam là nước đang phát triển, với số dân đã lên tới hơn 90 triệu, hằng  
năm với mức tăng dân số trung bình khoảng 1 triệu, được đánh giá là một nước  
có nhiều lợi thế  về sức lao động, đặc biệt là lao động giá rẻ. Do tình trạng gia  
tăng nhanh về  dân số  và lao động mà nền kinh tế  không hấp thụ  được hết, nên  
nhu cầu về việc làm ngày càng cấp bách. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh  
tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển  
về nguồn nhân lực, trao đổi hàng hóa “sức lao động” giữa các nước và khu vực.  
Nhất là khi Cộng đồng kinh tế  Asean đã được hình thành, việc lưu chuyển các 
nguồn lực cũng như nguồn nhân lực ngày càng tự do hơn giữa các nước, dẫn đến 
việc cạnh tranh về hàng hóa “sức lao động” càng cao. Trong điều kiện đất nước  
dồi dào về sức lao động, nhưng chủ yếu là lao động sống ở  nông thôn, trình độ 
chuyên môn tay nghề thấp, giá rẻ, sức ép việc làm lớn, nên xuất khẩu lao động 
(XKLĐ) không những là một chủ  trương lớn mà còn là một chiến lược quan  
trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu 
nhập cho người lao động, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế. 
Từ  năm 1980, Việt Nam đã tiến hành XKLĐ sang các nước Xã hội chủ 
nghĩa (XHCN) theo Hiệp định hợp tác quốc tế  về  lao động. Từ  năm 1991 đến 
nay, hình thức XKLĐ chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự  quản lý của nhà  
nước theo định hướng XHCN. Hơn 30 năm tiến hành XKLĐ, số lao động đưa đi 



2
làm việc  ở  nước ngoài ngày càng nhiều và chất lượng hơn  ở  41 nước và vùng 
lãnh thổ. 
Mặc dù, lợi ích trước mắt mà XKLĐ mang lại như tạo việc làm cho người 
lao động trong nước, tăng thu nhập,… nhưng lợi ích dài hạn tác động tới sự tăng 
trưởng của nền kinh tế  như  thế  nào thì vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu về 
dòng di cư, đặc biệt về lượng kiều hối, tiền mà người lao động nước ngoài gửi  
về quê hương đã được nghiên cứu từ những năm 1980 nhưng vẫn có nhiều quan  
điểm trái chiều. Nghiên cứu về tác động của XKLĐ đối với tăng trưởng kinh tế 
cũng như  nghiên cứu dòng tiền kiều hối đến tăng trưởng kinh tế  các nước tiếp 
nhận có ý nghĩa quan trọng. Hiểu rõ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế 
sẽ  giúp chính phủ  các nước đưa ra các chính sách hợp lý để  thu hút nguồn lực  
một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về vấn đề  này vẫn rất ít, đặc biệt là trường 
hợp  ở  Việt Nam. Xuất phát từ  những lý do trên, tác giả  chọn đề  tài nghiên cứu 
“Tác động của Xuất khẩu lao động tới tăng trưởng kinh tế   ở  Việt Nam” làm 
khóa luận tốt nghiệp. Bài nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 2013.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng về xuất khẩu lao động tác động tới tăng trưởng kinh  
tế  được các nhà kinh tế  quan tâm nghiên cứu từ  những năm 1980 nhưng vẫn 
chưa tìm ra được các mối quan hệ thực sự rõ ràng về tác động của chúng. Nghiên  
cứu của Ratha (2003) cho rằng: Kiều hối từ  những người lao động làm việc  ở 
nước ngoài là một vốn tài chính ngoại ngày càng quan trọng và ổn định cao đối  
với các nước đang phát triển. 
Mặc dù quy mô của kiều hối có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các 
nước, nhưng mức độ quan trọng của chúng liên quan đến dòng thu nhập làm kết 
luận này càng phù hợp hơn. Ví dụ, theo Chami et al (2008) báo cáo rằng tỉ lệ kiều  
hối trên GDP trung bình của các nước đang phát triển giai đoạn 1995 – 2004 là  
3,6%. Đối với từng quốc gia, lượng kiều hối vượt quá 1% GDP đối với 60 quốc  

gia trong nghiên cứu này và trong đó có 7 quốc gia có tỷ  lệ  kiều hối trên GDP 
trung bình là 15% hoặc cao hơn. 


3
Các tài liệu học thuật về kiều hối và tăng trưởng đã không tìm thấy một tác  
động   tích   cực   mạnh   mẽ   nào   về   kiều   hối   đối   với   tăng   trưởng   (Mansoor   A., 
Quillin Br., 2009). Một vài nghiên cứu kết luận rằng kiều hối có tác rất ít đến mô 
hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong dài hạn. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác  
cho rằng vì một lượng lớn kiều hối không được đầu tư  một cách hiệu quả  nên  
nó không có hoặc có đóng góp ít vào tăng trưởng kinh tế (Pradhan G., Upadhyay  
M., Upadhyaya K., 2008). Một vài tác giả khác thì có quan điểm ngược lại. Kiều  
hối cũng có tác động tiêu cực và mối quan hệ mạnh mẽ tới tăng trưởng thu nhập.  
Khi tốc độ  tăng trưởng thu nhập tăng thì kiều hối giảm. Do đó, một số  tác giả 
cho rằng kiều hối không hành xử giống như các nguồn vốn do đó mà không đóng 
góp vào tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng cho rằng khả  năng tạo ra tăng  
trưởng của kiều hối biến động theo từng nước và từng thời kỳ: chúng có thể 
thúc đẩy hoặc hạn chế  tăng trưởng kinh tế. Dựa trên các nghiên cứu trên, tác 
động của kiều hối ở cấp độ vĩ mô vẫn còn chưa rõ ràng.
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế đều coi kiều hối là nguồn 
tài chính phát triển tiềm năng, nhưng liệu quan điểm này có thực sự  được đảm 
bảo. Một nghiên cứu hệ thống về kiều hối tác động như thế nào tới tăng trưởng, 
sau đó đánh giá thực nghiệm mối quan hệ này, sẽ cung cấp nền tảng tốt hơn cho  
chính sách phát triển, đặc biệt là nếu chúng không có bất kỳ  tác động tích cực  
(hoặc không có tác động gì). Đa số  các nghiên cứu về  kiều hối tới tăng trưởng 
cũng như  tác động của xuất khẩu lao động tới tăng trưởng đều tiến hành thực  
nghiệm với dữ liệu mảng các nước trong khu vực hoặc các nước đang phát triển, 
rất ít bài nghiên cứu phân tích tác động đối với từng quốc gia.  Ở  Việt Nam,  
nghiên cứu tác động của XKLĐ tới tăng trưởng vẫn còn rất hạn chế, chủ  yếu  
nghiên cứu định tính về  mối quan hệ  đó hoặc nghiên cứu chung cùng với các 

nước đang phát triển khác.
1.3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các mối quan hệ định lượng về tác động của  
XKLĐ tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sau đó, đưa ra các đề xuất khắc phục 
những hạn chế, nhược điểm của lao động xuất khẩu Việt Nam góp phần tăng 


4
trưởng kinh tế.
Nội dung nghiên cứu của khóa luận là:
­

Nghiên cứu và tổng hợp những vấn đề  về  cơ  sở  lý luận của XKLĐ, các 
mô hình lý thuyết của các học giả trên thế giới.

­

Phân tích thực trạng, tình hình phát triển của XKLĐ và tăng trưởng ở Việt  
Nam thời kì từ  năm 1991 đến nay, từ  đó xác định các biến số  vĩ mô đưa 
vào mô hình phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

­

Phân tích mối liên hệ giữa XKLĐ và kiều hối, mối quan hệ giữa kiều hối  
và tăng trưởng kinh tế  ở Việt Nam; từ đó rút ra mối quan hệ giữa XKLĐ 
và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

­

Xem xét mối các mối quan hệ này trong dài hạn và ngắn hạn.


1.4 Đối tượng, phạm vi 
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tác động của XKLĐ tới tăng trưởng 
kinh tế. 
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
­ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, các đặc 
điểm của xuất khẩu lao động ở Việt Nam, mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế 
và xuất khẩu lao động, phân tích định lượng mối quan hệ xuất khẩu lao động và 
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
­ Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 1991 đến năm 2013.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, định tính, định lượng kết hợp tư 
duy khoa học và duy vật biện chứng  để  hệ  thống hóa các cơ  sở  lý luận về 
XKLĐ, tầm quan trọng của XKLĐ đối với tăng trưởng kinh tế.
Sử  dụng mô hình hồi quy Hai bước Engle – Granger để  xác định mối quan  
hệ ngắn hạn và dài hạn của các biến. 
1.6 Kết cấu của bài khóa luận
Kết cấu của bài khóa luận gồm 5 chương: 
­

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 


5
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, tình hình nghiên cứu vấn đề trên  
thế giới và trong nước.
­

CHƯƠNG  II:  LÝ  LUẬN  CHUNG  VỀ  XUẤT KHẨU  LAO  ĐỘNG  VÀ 

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 
Đưa ra các mô hình lý thuyết về  tăng trưởng và các kênh tác động của 

XKLĐ cũng như kiều hối tới tăng trưởng kinh tế.
­

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TĂNG 
TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 
Trình bày về tổng quan lực lượng lao động, tình tình XKLĐ và tăng trưởng  

của nền Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ 1991 đến nay.
­

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT 
KHẨU LAO ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM. 
Xây dựng mô hình, các bước thực hiện nghiên cứu và đưa ra kết quả nghiên  

cứu thực nghiệm.
­

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH. 
Thông qua kết quả thực chứng, đưa ra kết luận, những cơ hội và thách thức 

của xuất khẩu lao động của Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cho tăng trưởng  
kinh tế Việt Nam.


6

CHƯƠNG 2

 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ 
TĂNG TRƯỞNG KINH  TẾ
2.1 Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu lao động và tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về lao động và xuất khẩu lao động
2.1.1.1 Các khái niệm về lao động
Khái niệm lao động:  là hoạt động có chủ  đích, có ý thức của con người  
nhằm thay đổi những vật thể  tư  nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động 
còn là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và  
tinh thần, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.
Khái niệm sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của cong người trong  
quá tình lao động tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội.
Khái niệm nguồn lao động:  là một bộ  phận của dân cư, bao gồm những 
người đang  ở  trong độ  tuổi lao động, không kể  mất khả  năng lao động, và bao 
gồm những người ngoài độ tuổi lao động.
Khái niệm nhân lực: là nguồn lực của mỗi con người, nó bao gồm cả  thể 
lực và trí lực. Khái niệm nguồn nhân lực: là một lực lượng bao gồm toàn bộ lao 
động trong xã hội, không phân biệt về trình độ, tay nghề, Nam nữ, tuổi tác. Hoặc  
nguồn nhân lực còn được hiểu là một bộ phận của dân số, bao gồm những người  
có việc làm và những người thất nghiệp.
Thị  trường lao động:  là một bộ  phân cấu thành của hệ  thống thị  trường  
trong nền kinh tế  thị  trường phát triển;  ở  đó, diễn ra quá trình thoả  thuận, trao  
đổi, thuê mướn lao động giữa hai bên, bên sử dụng và bên cho thuê lao động.
Thất nghiệp là hiện tượng một bộ phận lực lượng lao động không có việc  
làm. Người thất nghiệp là người nằm trong lực lượng lao động đang ở tình trạng 
không có việc làm, mặc dù tích cực tìm kiếm việc làm.
Lực lượng lao động là bao gồm những người có việc làm và những người 


7
thất nghiệp.

Tỉ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp trong tổng số 
lực lượng lao động của xã hội.
2.1.1.2 Khái niệm về xuất khẩu lao động
Việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo nghĩa rộng tức là 
tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân theo hoặc là Hiệp ước giữa  
hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công  ước quốc tế, hoặc thông lệ  quốc tế,  
tùy theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm trong giới hạn nào.
Nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực do  
di chuyển lao động quốc tế  mang lại, các nước xuất khẩu phải tiến hành quản  
lý, hỗ  trợ  và cho phép các tổ  chức đưa lao động hoặc cho phép các nhân người 
lao động ra nước ngoài làm việc, đây chính là hoạt động XKLĐ. XKLĐ là hoạt  
động mang tính KT­XH, đem lại lợi ich không chỉ cho các quốc gia tham gia, xuất 
khẩu và nhập khẩu mà còn mang lại lợi ích cho chính người lao động, tổ  chức  
dịch vụ XKLĐ, người sử dụng lao động...
Vậy, XKLĐ chúng ta cần nghiên cứu là sự  di chuyển lao động quốc tế  có 
thời hạn, có tổ chức, vì mục đích kinh tế, được pháp luật cho phép, dưới sự quản 
lý và hỗ trợ của nhà nước.
Hay hiểu theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo 
hợp đồng “XKLĐ là quá trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn  ở 
nước ngoài hợp pháp được quản lý và hỗ  trợ  của nhà nước theo hợp đồng của  
các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ  chức sự  nghiệp, các doanh nghiệp  
trúng thầu, nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, hợp đồng nâng 
cao tay nghề, hoặc theo hợp đồng các nhân giữa người lao động và chủ  sử dụng  
lao động.
Người lao động khi ra nước ngoài làm việc thì gọi là người lao động xuất 
cư. Nước mà họ ra đi được gọi là nước xuất cư. Người lao động khi đến nước  
khác gọi là người lao động nhập cư và nước tiếp nhận gọi là nước nhập cư.
Từ  hiện tượng di chuyển lao động quốc tế  tự  do tới XKLĐ phản ảnh một 
quá trình phát triển KT­XH, quan hệ cung – cầu lao động của mỗi quốc gia. Đó là 



8
quá trình nhận thức vai trò của người lao động, lợi thế nguồn nhân lực trong mỗi  
quốc gia và sự phân công lao động quốc tế. 
Di chuyển lao động quốc tế  và xuất khẩu lao động tuy cùng có nội hàm 
giống nhau, đó là di cư  lao động từ  quốc gia này đến quốc gia khác làm việc vì 
mục đích kinh tế, nhưng giữa chúng có sự khác nhau về chất. Việc di chuyển lao  
động ngoài XKLĐ mang tính tự pháp, tự do, có khi là bất hợp pháp còn di chuyển 
trong XKLĐ mang tính tự  giác, có tổ  chức, có thời hạn và được sự  cho phép, 
quản lý của Nhà nước.
Ở  Việt Nam, từ  năm 1991 tới nay, khái niệm   “Đưa người đi làm việc  ở  
nước ngoài theo hợp đồng” được sử dụng trong các nghị định của Chính phủ, Bộ 
Luật lao động hoặc nhiều văn bản pháp luật khác. Tại Luật sửa đổi Bộ Luật lao 
động (hiệu lực từ 01/01/2003), khái niệm”đưa người đi làm việc ở nước ngoài”  
và “xuất khẩu lao động” được sử  dụng đồng thời và mang nghĩa tương đương  
nhau. Do đó, việc sử dụng đồng thời hai thuật ngữ này trong bài khóa luận được  
hiểu là như nhau.
2.1.1.3 Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hóa sức lao động quốc tế
Thị  trường lao động trong nước:  là một loại thị  trường, trong đó mọi lao 
động đều có thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi 
biên giới của một quốc gia.
Thị  trường lao động quốc tế: là một bộ  phận cấu thành của hệ  thống thị 
trường thế giới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này qua 
nước khác thông qua Hiệp định, các Thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên 
thế giới.
Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hóa sức lao động quốc tế:
Do sự  phát triển không đồng đều về  trình độ  phát triển kinh tế  ­ xã hội, 
cũng như sự phân bố không đồng đều về tài nguyên, dân cư, khoa học công nghệ 
giữa các vùng, khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại 
có thể có đầy đủ, đồng bộ các yếu tố  cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh  

tế.
Để giải quyết tình trạng bất cân đối trên, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc  


9
gia phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một phần 
thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển của đất nước mình.
Thông thường, các nước xuất khẩu lao động đều là những quốc gia kém 
hoặc đang phát triển, dân số đông, thiếu việc làm ở trong nước hoặc có thu nhập 
thấp, không đủ để đảm bảo cho cuộc sống gia đình và cho chính người lao động.  
Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn này, buộc các nước trên phải tìm kiếm việc 
làm cho người lao động của nước mình từ  bên ngoài. Trong khi đó,  ở  những 
nước có nền kinh tế  phát triển thường lại có ít dân, thậm chí có những nước 
đông dân nhưng vẫn không đủ  nhân lực để  đáp  ứng nhu cầu sản xuất do nhiều  
nguyên nhân: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại,... nên không thu hút 
được lao động nội địa, dẫn tới thiếu hụt lao động. Để có thể duy trì và phát triển 
sản xuất, bắt buộc các nước này phải thuê lao động từ  các nước kém phát triển  
hơn, có nhiều lao động dồi dào và đang có khả năng cung ứng lao động làm thuê. 
Thu nhập ở các nước phát triển cao hơn hẳn so với các nước đang phát triển nên  
càng hấp dẫn lao động xuất khẩu. Lao động xuất khẩu di chuyển từ  nơi có thu 
nhập thấp tới nơi có thu nhập cao hơn.
Theo mô hình “Lực đẩy – lực hút” của Ravenstien (1876), các yếu tố  tại 
nước xuất cư như thất nghiệp, nghèo đói, thu nhập thấp, kinh tế kém phát triển,  
điều kiện sống và làm việc không đảm bảo, cuộc sống bấp bênh,... gọi là yếu tố 
lực đẩy. Các yếu tố tại nước nhập cư như cơ hội việc làm cao, cơ hội thăng tiến  
tốt, thu nhập cao, điều kiện sống và làm việc đảm bảo,... được gọi là  yếu tố lực  
hút. Ravenstien cho rằng, chính các yếu tố  lực hút là nguyên nhân chính quan 
trọng quyết định việc di cư của người lao động khi ông nghiên cứu việc di cư từ 
Ailen tới Anh làm việc từ  đầu thế  kỷ  thứ  XIX. Tuy nhiên, kết quả  nghiên cứu  
này vẫn còn nguyên giá trị  khi xem xét các nguyên nhân của XKLĐ trong điều 

kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, khi nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài 
cao, thu nhập và điều kiện sống và làm việc của người lao động nhập cư  được 
đảm bảo là yếu tố lực hút, điều kiện quyết định tới việc xuất cư của người lao 
động.
Vậy là đã xuất hiện nhu cầu trao đổi giữa một bên là những quốc gia có  


10
nguồn lao động dôi dư  với một bên là các nước có nhiều việc làm nhưng thiếu  
số  lượng lao động để  sản xuất. Do đó vô hình chung đã làm xuất hiện Cung – 
Cầu: Cung, đại diện cho bên có nguồn lao động dồi dào, còn Cầu đại diện cho  
bên các nước có nhiều việc làm, đi thuê lao động. Điều này cũng đồng nghĩa với  
việc đã hình thành nên một loại thị  trường, đó là thị  trường hàng hóa lao động  
quốc tế.
Khi lao động được hai bên mang ra thỏa thuận, trao đổi, thuê mướn, lúc này 
sức lao động trở thành một loại hàng hóa như những loại hàng hóa hữu hình bình 
thường khác. Như vậy, sức lao động cũng là một loại hàng hóa khi nó được đem  
ra trao đổi, mua bán, thuê mướn và khi đã là một loại hàng hóa sức lao động thì 
phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường: Quy luật Cung – Cầu,  
quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh... như những loại hàng hóa hữu hình khác.
Như  vậy, để  có thể  hình thành thị  trường lao động xuất khẩu trước hết 
phải xuất phát từ những nhu cầu trao đổi hoặc thuê mướn lao động giữa bên cho  
thuê lao động và bên đi thuê lao động. Thực chất, khi xuất hiện nhu cầu trao đổi,  
thuê mướn lao động giữa quốc gia này với quốc gia khác, là đã hình thành nên hai  
yếu tố  cơ  bản của thị  trường, đó là cung và cầu về  lao động. Như  vậy, là thị 
trường hàng hóa sức lao động quốc tế đã được hình thành từ đây.
Trong điều kiện hội nhập phát triển đời sống kinh tế như hiện nay, quan hệ 
cung – cầu không còn bị  bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, biên giới của một  
nước chỉ còn ý nghĩa hành chính, còn quan hệ này ngày càng diễn ra trên phạm vi  
quốc tế, mà trong đó bên Cung đóng vai trò là bên xuất khẩu và Cầu là đại diện 

cho bên nhập khẩu lao động. 


11

Mô hình XKLĐ:

Hình  1.1 Biểu đồ cung cầu lao động

P

P

Nguồn: Tác giả vẽ lại từ lý thuyết Di chuyển lao động quốc tế (Từ Thúy  
Anh, 2013)
Một quốc gia có nguồn lao động khan hiếm có thể  nhập khẩu hàng hóa 
thâm dụng lao động hoặc có thể tuyển dụng lao động từ  nước khác. Giả  sử thế 
giới chỉ có hai quốc gia, quốc gia có thu nhập cao là quốc gia 1; quốc gia có thu 
nhập thấp là quốc gia 2. Khi chưa xảy ra thương mai, quốc gia 1 phải thuê một 
lượng ít lao động LA, với một mức lương PA; quốc gia 2 với lượng lao động dồi 
dào LA’, với mức lương PA’ nước 1 cân bằng tại điểm A. Cung lao động (SL 2) và cầu lao động (DL2) của 
nước 2 cân bằng tại điểm A’. Khi thương mại xảy ra giữa hai nước, quốc gia 2  
dồi dào lao động nên sẽ tiến hành xuất khẩu lao động sang quốc gia 1. Lao động  
từ  quốc gia 2 sẽ  di chuyển qua quốc gia 1 có mức lương cao hơn, khi đó, làm 
mức lương của quốc gia 1 giảm xuống, quốc gia 2 tăng lên. Khi đó, cung lao  
động của nước 1 và 2 lần lượt là S và S’ và cân bằng tại điểm cân bằng mới, lần  
lượt là B và B’. Lượng lao động sẽ di chuyển giữa hai quốc gia cho đến khi mức  
lương giữa hai nước bằng nhau Pw.



12
2.1.1.4 Đặc điểm của xuất khẩu lao động
 XKLĐ là một hoạt động kinh tế 
XKLĐ là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô, đem lại lợi ích cho cả hai 
bên tham gia (bên cung – cầu).  Ở  tầm vĩ mô, bên cung là nước xuất khẩu lao 
động, bên cầu là nước nhập khẩu lao động, thể hiện ở vai trò qua các hiệp định  
song phương kí kết giữa hai nước để  cho phép xuất nhập khẩu lao động. Nhà  
nước cần tăng cường thiết lập các mối quan hệ  đa phương, song phương và 
quốc tế, cũng như  xem xét mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và chính sách  
phát triển với chính sách xuất khẩu lao động. Ở tầm vi mô, bên cung là người lao 
động mà đại diện của họ là các tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao  
động (gọi là doanh nghiệp XKLĐ), bên cầu là người sử  dụng lao động  ở  nước  
ngoài. Ngày nay, toàn bộ hoạt động XKLĐ đều do các tổ chức XKLĐ thực hiện  
trên cơ sở hợp đồng đã kí, chịu trách nhiệm quản lý người lao động trước, trong 
và sau quá trình xuất khẩu lao động.
Dù ở bên nào, thì mục tiêu nhắm tới đều là lợi ích kinh tế. Vì vậy, các bên  
đều phải tính toán giữa chi phí phải bỏ  ra và lợi ích kinh tế  thu về  để  mang lại  
lợi ích tối đa. 
Ngày nay, hoạt động XKLĐ là một hoạt động kinh tế  quan trọng, chiến 
lược nhằm giảm thất nghiệp trong nước, đồng thời thu ngoại tệ bằng hình thức 
chuyển tiền về  nước của người lao động ngoài nước và các lợi ích khác. Vì  
những lợi ích này, mà thị trường lao động thế giới ngày càng diễn ra gay gắt giữa  
lao động các nước, giữa các quốc gia XKLĐ. Thị  trường lao động thế  giới cũng  
chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu sức 
lao động. Vì thế, bên cung phải tính toán, dự báo mọi hoạt động để đáp ứng kịp 
thời nhu cầu lao động quốc tế, bù đắp chi phí và có lãi. Bên cầu cũng phải tính  
toán kĩ lưỡng lợi ích cận biên của việc nhập khẩu lao động.
 XKLĐ là hoạt động mang tính xã hội cao
XKLĐ là hoạt động mang tính xã hội cao vì tạo việc làm cho người lao  

động, mang lại thu nhập và nâng cao tay nghề  cho người tham gia. Đồng thời,  


13
với mức thu nhập được cải thiện, đời sống người dân sẽ  được nâng cao, đảm  
bảo phúc lợi xã hội và an ninh chính trị, ... 
Ngoài ra, có thể thấy tính xã hội rõ ràng trong chính sách của Nhà nước về 
người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định trong điều 5 Luật Người 
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đó là: 
Tạo điều kiện thuận lợi để  công dân Việt Nam có đủ  điều kiện đi làm  
việc ở nước ngoài.
Bảo hộ  quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc  ở  nước 
ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm 
việc ở nước ngoài. 
 Hỗ trợ đầu tư mở thị tường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị 
trường tiếp nhận nhiều người lao động, hỗ  trợ  đào tạo cán bộ  quản lý, 
dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
 Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm  
việc ở nước ngoài.
 Khuyến khích đưa nhiều lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm 
việc  ở  nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc  ở  thị  trường có thu 
nhập cao; khuyến khích dưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự 
án, cơ  sở  sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ  chức, cá nhân trúng  
thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài.
Như vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhận được rất nhiều ưu  
đãi, sự quan tâm của Nhà nước, không chỉ trước, trong và sau khi thực hiện công  
tác xuất khẩu lao động.
 Đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ
Lợi ích kinh tế  của Nhà nước chính là khoản ngoại tệ  mà người lao động 
nước ngoài gửi về  và các khoản thuế. Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ là các  

khoản thu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Lợi ích của người lao  
động là các khoản thu nhập. Nhà nước cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ  các  
hành vi của người lao động và tổ chức XKLĐ vì họ có thể dễ dàng chạy theo lợi  


14
nhuận mà vi phạm luật pháp. Các tổ  chức XKLĐ có thể  vi phạm thông qa việc 
thu thêm các loại phí dịch vụ. Người lao động có thể vi phạm hợp đồng đã kí, bỏ 
hợp đồng ra làm việc ngoài, hết hợp đồng không về nước,... 
Để  đảm bảo lợi ích ba bên, cần phải có sự  phối kết hợp hoạt động từ  ba 
phía. Hoạt động XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao 
động. Do vậy, cần phải có sự phân tích và dự báo toàn diện nhu cầu tuyển dụng  
quốc tế, các dự  án  ở  nước ngoài đang và sẽ  được thực hiện để  xây dựng chính  
sách và chương trình đào đạo giáo dục định hướng phù hợp, linh hoạt và kịp thời. 
2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Tăng trưởng kinh tế  được hiểu là sự  gia tăng của sản lượng thực tế trong 
một thời kỳ  nhất định. Theo Adam Smith: “Tăng trưởng kinh tế  là tăng đầu ra  
theo bình quân đầu người, hoặc tăng sản phẩm lao động (tăng thu nhập ròng của 
Xã hội)”. 
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product­ GDP) đo lường giá trị 
tính bằng tiền của các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi  
lãnh thổ kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). 
Khi nói về tăng trưởng kinh tế, Samuelson cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự gia 
tăng về GDP hay sản lượng tiềm năng của một nước. 
GDP của một nước bao gồm cả giá trị  hàng hóa do công dân của các nước  
khác thường trú (trên một năm) trong lãnh thổ  nước đó sản xuất ra, nhưng lại  
không bao gồm giá trị  hàng hóa và dịch vụ  do công dân nước đó thường trú  ở 
nước ngoài tạo ra.
GDP danh nghĩa (GDPn) là GDP được tính bằng tiền theo giá trị  hiện hành  

của nó, chưa tính sự thay đổi của giá cả.
GDP thực tế (GDPr) là GDP được tính theo giá gốc của một năm cơ sở nào 
đó.
Tốc độ  tăng trưởng kinh tế  được tính bằng cách lấy chênh lệch quy mô 
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô nền kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế 



×