Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận cao học môn sản xuất quảng cáo thực trạng sản xuất TVC loại hình quảng cáo trên truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.7 KB, 28 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU.

Doanh nghiệp, sản phẩm, người tiêu dùng… có mối liên hệ chung đó là
quảng cáo. Quảng cáo là một trong những công cụ hiệu quả để thu hút, thuyết
phục khách hàng, thúc đẩy hoạt động bán hàng là hoạt động quảng cáo. Đối
với các doanh nghiệp, bên cạnh việc để ý đến các yếu tố như chất lượng, giá
cả hay dịch vụ, họ còn quan tâm đến quảng cáo như một vũ khí sắc bén, lợi
hại nhằm thu hẹp khả năng chiếm lĩnh và cuối cùng đánh bại các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường mà mình hoạt động.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì yếu tố cạnh tranh trong hoạt
động trao đổi mua bán là thực sự cần thiết trong quá trình thúc đẩy bán hàng.
quảng cáo chính là công cụ thúc đẩy cạnh tranh lớn nhất giữa các công ty,
doanh nghiệp. quảng cáo có mặt khắp chốn, từ những quốc gia có truyền
thống tư bản đến những nền kinh tế theo khuynh hướng xã hội một khi đã
chọn sự cạnh tranh thương nghiệp làm động lực kích thích kinh tế. Về bề sâu,
quảng cáo không những đã làm biến dạng những mô thức sinh hoạt của người
tiêu thụ mà còn thay đổi tư duy, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của mọi lớp
người trong xã hội.
Còn một chiều nữa nói đến sựu phát triển của quảng cáo đó là về kỹ
thuật và công nghệ, quảng cáo từ những phương tiện thô sơ như lời đồn đại,
tin tức truyền miệng giữa bạn bè, lời dẫn giải của người bán hàng đến các
hình thức khác như tặng quà, phát giải, xổ số, yết thị, bích chương... đã tận
dụng sức mạnh của năm môi thể truyền thông đại chúng ( nhật báo, tạp chí,
truyền thanh, truyền hình, điện ảnh) trước khi tiến về phía những phương tiện
truyền thông tối tân đa môi thể (Multi Media), truyền thông vệ tinh
(Broadcasting Satellite) và thông tin trên mạng (Net).

1



Nói về các hình thức của quảng cáo thì rất đa dạng, như: quảng cáo các
sản phẩm in (poster, báo in, tạp chí…), quảng cáo truyền hình ( TVC, phim
giới thiệu…), quảng cáo radio, quảng cáo internet… mỗi một hình thức quảng
cáo trên các phương tiện truyền thông khác nhau đều có quy trình sản xuất
khác nhau và phù hợp với từng loại hình, điều kiện của từng công ty doanh
nghiệp quốc gia.
Tại mỗi quốc gia khác nhau, một doanh nghiệp, tổ chức muốn có một
quảng cáo thành công hay nói cách khác là một quảng cáo xuất sắc thì có rất
nhiều nguyên nhân tác động đến, như: điều kiện phát triển kinh tế, chính trị,
văn hóa, trình độ khoa học công nghệ và đặc biệt là nhân lực. ngành quảng
cáo tại Việt Nam cũng vậy chịu nhiều chi phối và tác động trong phát triển
quảng cáo cũng như quá trình sản xuất những quảng cáo đó.
Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình là quảng cáo hiệu quả nhất, do
truyền hình phổ biến nhất, nhiều người dùng nhất và tiếp cận được nhiều
người nhất. có thể nói quảng cáo hiện đại nhất hiện nay là quảng cáo trên
internet với web 2.0, nhưng hiệu quả nhất vẫn là quảng cáo trên truyền hình.
Quảng cáo trên truyền hình có nhiều hình thức thể hiện, phim tự giới thiệu
sản phẩm, doanh nghiệp dài từ khoảng 3 phút. Homeshoping đây là lạo hình
quảng cáo truyền hình mới xuất hiện gần đây. Loại hình quảng cáo phổ biến
nhất trên truyền hình hiện nay là TVC quảng cáo có độ dài khác nhau: 5s-60s.
Phim Tự giới thiệu nên áp dụng cho những sản phẩm quảng cáo theo
chương trình khuyến mãi, bán hàng trực tiếp, giới thiệu công nghệ, dây
chuyền sản xuất, bước tiến mới của doanh nghiệp, giới thiệu hoạt động doanh
nghiệp hoặc cũng có thể giới thiệu sản phẩm mới…v.v
Phim quảng cáo home shopping nên quảng cáo các sản phẩm bán hàng
khuyến mãi, bán hàng trực tiếp và thường xuyên, giới thiệu những sản phẩm

2



có tính năng nổi trội bằng cách hướng dẫn tiêu dùng, hướng dẫn mua hàng,
đặt hàng…v.v.
Phim quảng cáo TVC áp dụng chủ yếu cho việc làm thương hiệu sản
phẩm. TVC thể hiện được đẳng cấp nhờ cách thể hiện qua hình ảnh và âm
thanh có sự kết hợp độc đáo. Do đó sản phẩm hoặc doanh nghiệp quảng cáo
TVC phải có tiềm lực đủ mạnh về tài chính để theo đuổi quảng cáo dài hạn thì
mới hiệu quả, bên cạnh đó còn kết hợp thêm nhiều công cụ truyền thông khác
như: báo giấy, báo mạng, internet… để tạo ra “cú sock” ngoạn mục thì mới
hiệu quả đích thực.
Trong bài nghiên cứu này, tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng
quảng cáo truyền hình Việt Nam, từ đó rút ra được thực trạng sản xuất TVC_
loại hình quảng cáo trên truyền hình phổ biến nhất. những nhân tố tác động
tích cực, tiêu cực đến sản xuất TVC quảng cáo tại Việt Nam hiện nay đồng
thời đề xuất giải pháp cũng như triển vọng phát triển trong tương lai.

3


PHẦN HAI NỘI DUNG

I.
1.

Cơ sở lý luận (các khái niệm)
Quảng cáo
Quảng cáo hiện nay rất phát triển và phổ biến, nó xuất hiện bất cứ đâu,
bất cứ gia đình nài cũng có sự xuất hiện của quảng cáo. Và chúng ta cũng
không thể phủ nhận vai trò của quảng cáo trong cuộc sống hàng ngày đặc biệt
là thông tin kinh tế. quảng cáo không chỉ thông tin đến công chúng của mình

về sản phẩm, dịch vụ mà còn giáo dục lối sống văn hóa, thúc đẩy kinh tế phát
triển…

-

Ở những nước phát triển, đặc biệt là ở Hoa Kì, quảng cáo đã trở thành một
ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp quảng cáo. Theo hiệp hội quảng cáo
Mĩ (American Advertising Association), một hiệp hội quảng cáo lâu đời và uy
tín nhất trên thế giới, “ Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó
nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ của chủ quảng
cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người

-

khác”.
Quảng cáo là loại thoong tin phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành
riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ
một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích một ứng cử viên,

-

một tổ chức nào đó… được nêu danh trong quảng cáo. (A. Day an, 1995).
Philip Kotler, Trong cuốn sách “Marketing căn bản”, năm 1998, nhà xuất bản
thống kê: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được
thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ

-

nguồn kinh phí.”
trong giáo trình “Quản trị Marketing” (Marketing Management ), Philip

Kotler lại đưa ra một khái niêm khác: “Quảng cáo là một hình thức trình bày
gián tiếp và khuyếch trương ý tưởng, hàng hoá hay dịch vụ được người bảo
trợ nhất định trả tiền.”
4


-

Quảng cáo là hoạt động nhằm mục đích làm cho người ta biết đến một nhãn
hiệu, nhằm kích thích công chúng mua sản phẩm, dùng một dịch vụ. (Petit

-

Larouse, 1993).
theo giáo trình nguyên lý Marketing của trường Đại học Ngoại Thương,
“Quảng cáo là quá trình truyền tin có định hướng tới người mua để kích thích
họ dẫn đến hành động mua những sản phẩm dịch vụ mà quảng cáo đã giới

-

thiệu và để xuất.”
Tại Việt Nam, Theo pháp lệnh về quảng cáo số 39/ 2001 PL- UBTVQH10
ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2001, quy định: “ Hoạt động quảng cáo bao
gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ,
nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở

-

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”.
trong giáo trình “Nghiệp vụ quảng cáo và tiếp thị”,( do Nhà xuất bản khoa

học và kĩ thuật phát hành năm 1994, trang 7), “ Quảng cáo là dịch vụ kinh
doanh thông tin mang tính phi cá nhân về sản phẩm (hàng hoá hay dịch vụ)
hay ý tưởng do bên thuê mua thông báo qua các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm thuyết phục hay ảnh hưởng tới hành vi của một số đối tượng nào
đó”.
Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa, khái niệm về quảng cáo khác, Dù
trong bất kỳ định nghĩa nào ta cũng dễ dàng nhận ra các điểm chung về quảng
cáo của các khái niệm trên: quảng cáo là hoạt động truyền thông phải trả tiền;
dựa vào phương tiện trung gian không dựa vào con người; để loan báo, chào
mời về về một ý kiến, sản phẩm, dịch vụ; do một bên thuê quảng cáo có danh
tính rõ ràng. Là quá trình thông tin một chiều: thông tin thông báo thương
mại, thông tin được chuyển từ người bán đến khách hàng tiềm năng, chủ yếu
là đối tượng mua hàng, là tiếng nói trực tiếp cua người bán hàng về chính sản
phẩm của chính họ, người bán hàng tự nói tốt về mình.

2.
2.1.

Quảng cáo truyền hình
Khái niệm.

5


Quảng cáo truyền hình là một loại hình quảng cáo, quảng cáo trên
truyền hình có thể truyền tải tới người xem cả âm thanh lẫn hình ảnh, tạo cho
người xem hình dung tốt nhất vê sản phẩm, dịch vụ nào đó. Quảng cáo truyền
hình có rất nhiều ưu thế so với loại hình quảng cáo khác: hơn qaungr cáo trên
các sản phẩm in là có âm thanh, hơn quảng cáo trên radio là có hình ảnh sinh
động.

Hơn nữa quảng cáo trên truyền hình hiện nay là hiệu quả nhất vì có
lượng người xem lớn nhất, tiếp cận được nhiều nhóm công chúng nhất. có
nhiều daonh nghiệp có thể tiếp cận 90%-95% công chúng mục tiêu của mình
chỉ dựa vào quảng cáo trên truyền hình. Quảng cáo trên truyền hình là loại
hình quảng cáo được các công ty doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất, có thời
điểm lên đến hơn 80% doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo này.
Trong các hình thức quảng cáo trên truyền hình, như đã kể ở trên thì
TVC là phổ biến nhất. TVC (TVC – TV Commercial) là là các mẫu quảng
cáo bằng video clip ngắn với sự kết hợp của hình ảnh, chuyển động và âm
thanh, được trình chiếu trên màn hình, không chỉ được dùng trên truyền hình
mà còn được dùng trên Internet, LCD…TVC quảng cáo rất phổ biến và dễ
dàng tiếp cận công chúng, vì TVC thường ngắn nhưng ấn tượng, âm thanh và
hình ảnh sinh động. không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà một TVC quảng
cáo mang lại, đặc biệt là được phát trên truyền hình.
2.2.

Quy trình sản xuất TVC.
Quảng cáo là thuyết phục và qui trình làm TVC cũng là qui trình thuyết
phục. Một kịch bản (storyboard) trước khi được hoá kiếp thành TVC phải trải
qua không biết bao nhiêu khó khăn, như thuyết phục khách hàng, duyệt qua
nhiều lần…
Về quy trình sản xuất này, tôi có thâm khảo quá trình sản xuất TVC
theeo như trình bày của công ty VietstarMax Media:

6


-

Gặp gỡ khách hàng: khâu đầu tiên trong sản xuất TVC quảng cáo là tiếp xúc

và gặp gỡ khách hàng. các yêu cầu của khách hàng sẽ được ghi lại một cách
chi tiết để đảm bảo nội dung, hình thức của TVC đảm bảo yêu cầu cảu khách
hàng. gặp gỡ khách hàng còn giúp hai bên thỏa thuận được cách thức thực

-

hiện TVC ( người thuê quảng cáo và công ty quảng cáo_ Client & Agency).
Ý tưởng kịch bản: khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, yêu cầu
định vị sản phẩm trên thị trường, thông tin để đưa vào TVC, ý tưởng và kịch
bản sẽ được đau ra khi nhận được thông tin và yêu cầu của khách hàng. sau
khi thống nhất nội dung kịch bản sẽ được hoàn thành dưới dạng TEXT.
Khách hàng và nhà sản xuất kkys hợp đồng và thống nhất phân cảnh, dự toán

-

sản xuất.
Phân cảnh kịch bản (Story Board): kịch bản sẽ được phân thành các phân
cảnh như hai bên đã thống nhất. việc phân cảnh kịch bản giúp đỡ được nhà
sản xuất và đội ngũ sản xuất thuận lợi trong: tìm diễn viên, quay phim VTR,

7


đạo diễn, âm thanh ánh sáng, vận chuyển… thiết bị sử dụng trong ghi hình,
-

dựng hình.
Tổ chức sản xuất: có 4 khâu chính trong tổ chức sản xuất là: chọn cảnh, dựng
cảnh, chọn dịch vụ, êkíp sản xuất. ê kíp sản xuất sẽ thống nhất tất cả các nội


-

dung để bước vào quá trình sản xuất.
Tiền kỳ: ê kíp sản xuất sẽ bắt tay vào quay các đoạn phim tư liệu, khâu tiền kỳ
có thể kéo dài 1 tuần tùy theo nội dung kịch bản. sau khi quay xong băng tư

-

liệu sẽ được đau vào in và tráng hay thực hiện khâu Capture.
Dựng phim, kỹ xảo: sau khi nhận băng phim tư liệu bộ phận kỹ thuật sẽ dựng
phim với kỹ xảo phù hợp với kịch bản như: 3D, effect, animation… kỹ xảo
được sử dụng phải phù hợp với kịch bản và yêu cầu của khách hàng, có thể sử

-

dụng nguyên kỹ ảo để dựng 1 TVC. thời gian khoảng 1 tuần có thể hơn.
Khâu hậu kỳ: là khâu hoàn thiện đoạn băng đã quay ở tiền kỳ. khâu hậu kỳ
bao gồm: dựng kỹ xảo, thu thanh, lồng tiếng, hòa âm, phối khí. Thời gian

-

thực hiện khoảng 1 tuần.
Duyệt và in băng: sau khi hoàn thiện phần hậu kỳ, khách hàng sẽ được xem
băng trước, sau đó sẽ được swaar theo yêu cầu của khách hàng. băng sẽ được
mang đi I sau khi khách hàng duyệt lần cuối.
Trên đây là quy trình sản xuất một TVC của VietstarMax Media, và
đây cũng là quy trình sản xuất TVC cơ bản nhất.

II.


Thực trạng sản xuất TVC quảng cáo tại Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển và đang trong quá trình kinh tế hội
nhập, quảng cáo có thể coi như vũ khí lợi hại nhất mà các doanh nghiệp sử
dụng trong cạnh tranh và bán hàng. quảng cáo tại Việt Nam là ngành mới, nên
vẫn chưa phát triển toàn diện côgn chúng còn chưa hiểu rõ về quảng cáo, các
daonh nghiệp và công ty quảng cáo thì thuê và làm quảng cáo một cách tự
phát chưa có trình tự và kỹ thuật. hệ thống pháp lý về qaungr cáo tại nước ta
vẫn chưa hoàn chỉnh.ngoài ra còn một số yếu tố khác nữa ảnh hưởng đến
phát triển và đuổi kịp các nước có nền quảng cáo phát triển như Mỹ, Nhật…
để sản xuất được một TVC quảng cáo thành công cả về ý tưởng lẫn phù hợp

8


với hoàn cảnh của Việt Nam như văn hóa, pháp luật thì có rất nhiều yếu tố tác
động, và cũng là những thuận lợi và khó khăn trong sản xuaats quảng cáo
Việt Nam hiện nay. Các yếu tố đó bao gồm: nhân lực chuyên nghiệp; hệ
thống pháp lý; công ty quảng cáo; văn hóa; kỹ thuật và công nghệ; công ty và
doanh nghiệp nước ngoài.
1.

Hệ thống pháp lý trong ngành quảng cáo.
Sản xuất TVC quảng cáo nói riêng và sản xuất tất cả các loại hình
quảng cáo khác nói chung đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp
lý của nước sở tại về quảng cáo, nếu một quảng cáo mà có điểm nào mà
không đúng quy định thì không thể đăng tải hay trình chiếu được. Tại Việt
Nam, luật quảng cáo chính thức được sửa đổi và bổ sung chính thức áp dụng
từ 01/01/2013.

1.1.


Cơ chế tổ chức và quản lý quảng cáo ở Việt Nam.
Mỗi một ngành nghề đều có một bộ nào đó trong nhà nước chịu trách
nhiệm quản lý, và hỗ trợ bảo đảm công bằng. Theo luật quảng cáo số:
16/2012/QH1, quy định cơ chế quản lý quảng cáo như sau:
Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
hoạt động quảng cáo.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển hoạt động quảng cáo.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo.
- Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong
hoạt động quảng cáo.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho
hoạt động quảng cáo.
- Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động quảng cáo.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo.

9


- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong hoạt động quảng cáo.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản
lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động
quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
Về cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo trong luật số 16/2012/QH1,
năm 2012 thì chỉ còn một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp trong
hoạt động quản lý quảng cáo là Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch (Bộ VH,
TT& DL). So với Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16
tháng 11 năm 200, cơ quan quảng lý không bị chồng chéo bao goomg hai bộ
quản lý nữa: hai Bộ quản Klý đó là Bộ Thông tin & Truyền thông; Bộ Văn
hóa, Thể thao & Du lịch. Bộ luật quảng cáo 2012, chi tiết hơn trong cơ quan
quản lý, phân rỗ ràng nhiệm vụ của cơ quan này. Tạo thuận lợi và dễ dang
hơn cho các công ty, doanh nghiệp xin cấp phép và duyệt quảng cáo. Nên dễ
dàng hơn trong sản xuất một TVC quảng cáo được hoàn thành thuận lợi,
không còn tốn quá nhiều thời gian trong việc chạy đi chạy lại vì bộ nào đuyệt,
bộ nào cấp phép nữa:
Điều 9. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo

10


- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận
về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong
trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
- Thành phần của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm
đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện của tổ chức nghề nghiệp
về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Trong bất cứ thủ tục hành chính nào ở Việt Nam hiện nay luôn rườm
rà, và nhiều bất cập, nên cũng gây rất nhiều khó khăn về xin cấp phép và

duyệt quảng cáo.
1.2.

Luật về hoạt động quảng cáo

1.2.1.

Chính sách và sự ủng hộ của nhà nước.
Luật quảng cáo 2012, có sữa chữa bổ sung pháp lệnh quảng cáo 2001,
một cách chi tiết đầy đủ hơn, quy định đầy đủ, ủng hộ bảo đảm quyền lợi
giữa các bên công bằng về quyền, nghĩa vụ cũng như các quy định phải tuân
theo khi sản xuất quảng cáo truyền hình nói riêng, quảng cáo nói chung. luật
số 16/2012/QH1:
Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt
động quảng cáo.
- Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo,
nâng cao chất lượng quảng cáo.

11


- Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có
hiệu quả vào quảng cáo.
- Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt
động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ,
công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo.
Còn có một số điều, khoản quy ddainhj về quyền và nghĩa vụ của các

bên tham gia: Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo; Điều 13.
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; Điều 14. Quyền
và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo; Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của
người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo; Điều 16. Quyền và nghĩa vụ
của người tiếp nhận quảng cáo. Tất cả các điều khoản này đều bảo đảm lợi ích
và nghĩa vụ của các bên tham gia, góp phẫn cô vũ và ủng hộ các công ty
doanh nghiệp, công ty quảng cáo sản xuất râ những TVC quảng cảo đảm bảo
chất lượng.
Ngoài ra còn nhiều điều và khoản khác nữa quy định đầy đủ về hình
thức, nội dung quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia; các hình
thức sử phạt khi vi phạm các điều khoản quy định. Nhưng luật quảng cáo
Việt Nam lại khác với những luật quảng cáo cơ bản trên thế giới, ví dụ như:
quảng cáo tại Việt Nam khoogn cho phép nói xấu đối thủ cạnh tranh, nhưng
môỵ số nước trên thế giới lại dùng cách này côi như một hình thức quảng cáo.
1.2.2.

Về mặt cạnh tranh.
Ví dụ cụ thể là trên thế giới có quảng cáo Pepsi, đối thủ chính của Pepsi
là CocaCola, nên Pepsi sử dụng quảng cáo nói xấu hay nói cách khác là so
sánh trực tiếp giữa hai sản phẩm này đánh giá thấp sản phẩm của đối thủ.có
thể kể đến các Clip sau: /> />
12


Khi chiếc ống hút nhất định không chui vào lon Coca Cola.

Có vẻ như không ai đoái hoài đến máy bán hàng của gã khổng lồ màu đỏ.

Mặt khác tại Nước ta, quảng cáo cạnh tranh không được nhắc đến các
thương hiệu cạnh tranh mà chỉ có thể để hình sản phẩm bao bì trắng, hoặc nói

13


là sản phẩm thường, ví dụ Pepsi tại Việt Nam cũng chỉ là những TVC quảng
cáo bình thường mà không có so ssanhs với các thương hiệu cạnh tranh khác:
/> />
Không còn hình ảnh CocaCola bị đem ra so sánh nữa.

14


Quy định này ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cauwcj trong sản xuất
TVC quảng cáo tại nước ta. Tích cực: giúp các công ty doanh nghiệp cạnh
tranh công bằng, không tổn hại danh dự lẫn nhau, quá trình sản xuất cũng dễ
dàng hơn trong đạo đức nghề nghiệp của nhà quảng cáo. Hạn chế: có thể thấy
quảng cáo nói xấu, so sánh thường là những TVC hài hước, sáng tạo; tại nước
ta không được phép sản xuất và phát hành những loại quảng cáo này là vô
cùng đáng tiếc, không có cơ hội tạo ra những TVC đầy hài hước và đặc sắc.
Về chính trị. Tại nước ta không có quảng cáo chính trị như vận động
tranh cử tại một số nước Tư Bản như Mỹ, như quảng cáo của Obama:
/>
Tại nước ta, không có quảng cáo chính trị, hơn thế luật quảng cáo tại
nước ta nghiêm ccams sử dụng hình ảnh của các nguyên thủ quốc gia trong tất

15


cả các loại hình quảng cáo. Xét trên phương diện, điều kiện chính trị, pháp
luật thì điều luật này là bình thường, mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là các
nhà quảng cáo cần tuân thủ để đảm bảo an ninh quốc gia. Nhưng xét trên

phowng diện trên phương diện phát trieenrr ngành quảng cáo tại nước ta thì
đây là một thiệt thòi vì căn bản tại nước ta cư nhiên lại thiếu mất một hình
thức quảng cáo đặc thù. Loại hình quảng cáo này không mang tình lợi nhuận
mà mang chủ yếu là mang tính thuyết phục công chúng tiếp nhận thông điệp
mà người thuê quảng cáo đưa ra.
Đây là loại hình quảng cáo không mang tính thương mại, ở Việt Nam
chỉ có quảng cáo Xã Hội là không mang tính thương mại như: bảo vệ rừng,
chống hút thuốc lá… trên thế giới còn có quảng cáo chính trị là không theo
đuổi lợi nhuận. nhưng nước ta do điều kiện hoàn cảnh bắt buộc mà thiếu mất
làm cho ngành quảng cáo tại nước ta phát triển không toàn diện.

16


1.2.3. Về văn hóa

Luật quảng cáo, có một số điều khoản về văn hóa trong quảng cáo ũng
rất được trú trọng nhắc đến. chủ yếu là dực vào đặc thù văn hóa quốc gia mà
áp dụng vào luật trong quảng cáo. Nhà quảng cáo không chỉ phải tuân theo
luật quảng cáo quy định về văn hóa mà còn phải có quảng cáo phù hợp với
văn hóa quốc gia đó. Quảng cáo phù hợp với văn hóa sẽ được công chúng đón
nhận nếu ngược lại sẽ bị phản tác dụng.
Luật quảng cáo quy định các quảng cáo phải phát huy giá trị lịch sử văn
hóa dân tộc, cấm bôi nhọ xúc phạm. tại mỗi quốc gia khác nhau có nền văn
hóa khác nhau nên họ có nhận thức khác nhau. Việt Nam là nước có khoảng
cách quyền lực cao. Nên việc kính trên nhương dưới rất được trú trọng. ví dun
quảng cáo Rejoice của Mai Phương Thúy, không dùng kính ngũ với người lớn
tuổi:
/>văn hóa Việt Nam phân tích theo năm chiều văn hóa của Hopstede, bao
gồm khoảng cách quyền lực: Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ bình

đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó;
Tính cá nhân tập thể: Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội
chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể.
Anh, Mỹ và Úc là các nền văn hóa Chủ Nghĩa Cá Nhân cao nhất, còn Châu
Mỹ Latin là nơi theo chủ nghĩa Tập Thể nhất; tính nam/tính nữ: Chiều văn
hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực
truyền thống của người đàn ông trong xã hội.Điểm Nam Tính thấp chỉ ra xã
hội chấp nhận nam nữ bình quyền. Trong xã hội như thế, phụ nữ được đối xử
bình đẳng với nam giới trong mọi khía cạnh; xu hướn tránh rủi ro: Chiều văn
hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới
17


mẻ của một cộng đồng; hướng tương lai: Chiều Hướng tương lai mô tả cách
nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và
hiện tại.
văn hóa nước ta và một số nước khác phân tích theo chiều văn hóa này:
Nghĩa Nam Tính

ân
40
66
95
34
62
16

Từ bản điều tra này có thể hình dung ra, quảng cáo tại Việt Nam cần
quan tâm đến yếu tố văn hóa như thế nào. Vieecj nhà quảng cáo vận dụng như
thế nào để sản xuất ra một TVC thành công , được công chúng ủng hộ hay bị

bài trừ tảy chay phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa. Nhiều công ty đã biết
lợi dụng tâm lý người Việt để tạo nên những TVC ấn tượng, hài hước, giàu
cảm xúc: quảng cáo neptune 2013 : />v=vnzj3rBhYjo

;

quảng

cáo

chúc

tết

của

knorr:

_ đây là nhữn quảng cáo
điển hình cho văn hóa tết sum vầy của việt Nam, cũng thể hiện khoảng cách
quyền lực tong xã hội. ngoài ra còn quảng cáo Vinaphone 3G veeff khoảng
cách quyền lực giữa sếp và cấp dưới: />v=Bau9iagdUJo những quảng cáo này vừa sáng tạo, thú vị giàu cảm xúc phù
hợp văn hóa nên rất được ủng hộ.
2. Công ty quảng cáo_nhân lực.
2.1.

Nhân lực trong ngành quảng cáo.
18



Xét về trình độ chuyên môn trong ngành quảng cáo có thể nói là bất
cập và nhân lực không bảo đảm trình độ chuyên môn. Rất nhiều người làm
quảng cáo mà khoogn có kiến thức căn bản về truyền thông và hầu như là làm
trái ngành. Hiện tại mới có hai trường đại học đào tạo cử nhân ngành quảng
cáo là Học Viện Báo Chí & Tuyên Truyền và trương Kinh Tế Quốc Dân.
Còn về mảng thiết kế, đò hòa thì là từ trường bách khoa và Arena, nhưng họ
lại không được đào tạo vè truyền thông.
Nguồn nhân lực của ngành quảng cáo ở Việt Nam hầu hết đều là các
nhân vật then chốt trong các doanh nghiệp quảng cáo đa quốc gia, họ có trình
độ, kinh nghiệm, và đều đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Nhưng họ không
được đãi ngộ thỏa đáng. Yếu kém ở đây là yếu kém về mặt quản lý, định
hướng phát triển, chế độ đãi ngộ nhân tài, điều kiện học hỏi, không gian sáng
tạo, bồi dưỡng lực lượng kế thừa.Tình trạng không đồng đều về mặt chuyên
môn, thái độ lệch lạc khi tiếp cận vấn đề của một số nhân sự quảng cáo người
Việt Nam trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Đó là nhừ khó khăn
của nhân lực của ngnahf quảng cáo hiện tại. nếu như không nhiều người có đủ
năng lực về tất cả các mang thì rất khó có thể làm ra những quảng cáo độc
đáo về ý tưởng, lời hay, kỹ xảo đẹp. nên rất nhiều quảng cáo hiện nay ở nước
ta là do chuyên gia nước ngoài cũng như công ty nước ngoài làm ra.
Mặc dù vậy, trong số những người làm trái nghề cũng có rất nhiều
người xuất sắc, họ có thể nghĩ ra những slogan hay ví dụ như “nâng niu bàn
chân việt” của biti’s…Hơn nữa, nguồn lao động việt nam luôn dồi dào và có
tinh thần học cao, thông minh và sáng tạo cộng thêm đã có các trường đại học
đào tạo chuyên nghiệp ngành quảng cáo nên chắc chắn rằng trong tương lai
nước ta sẽ có những nhà quảng cáo đầy năng lực để sản xuất ra những quảng
cáo thành công nhất.
2.2.
2.2.1.

Công ty quảng cáo và khoa học công nghệ.

Công ty quảng cáo

19


Công ty trong nước:
Các công ty quảng cáo, trong nước, nước ngoài hay có vốn nước ngoài
đều tập trung trong Thành Phố Hồ Chí Minh, ngoài Bắc chủ yếu có là công ty
truyền thông nếu có liên quan đến quảng cáo thì là mua bán, thuê quảng cáo
chứ không có sản xuất quảng cáo. Hầu hết các doanh nghiệp quảng cáo Việt
Nam chỉ làm đại lý cấp hai cho công ty nước ngoài và đang giẫm đạp nhau để
giành đất sống
Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA), ngành quảng cáo Việt
Nam mới chính thức ra đời hơn 20 năm nay nhưng phát triển nhanh chóng.
Năm 2005, doanh thu của ngành quảng cáo là 5.000 tỉ đồng, đến năm 2011 là
20.000 tỉ đồng, bao gồm các lĩnh vực quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực
tuyến, báo chí, quan hệ công chúng (PR), tổ chức sự kiện (event)... Trong đó,
doanh thu từ quảng cáo truyền hình, báo chí chiếm đến 70% - 80%.
Hiện nay, cả nước có hơn 5.000 đơn vị chuyên kinh doanh hoặc có
chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên nhiều loại phương tiện. Một số
rất ít ỏi công ty quảng cáo trong nước có thể hoạch định chiến lược cho khách
hàng, bao gồm cả sáng tạo và tư vấn về truyền thông như Đất Việt, Vinaxad,
D&D, Trẻ, Kim Minh, Việt Mỹ, Sài Gòn, Sao Mai… còn lại đa số các công ty
quảng cáo Việt Nam chỉ là “lính đánh thuê” vẫn chỉ thực thi những công đoạn
hết sức cụ thể hoặc thuần túy kỹ thuật, còn nhường lại phần béo bở nhất là
hoạch định chiến lược và sáng tạo thì nằm gọn trong tay các doanh nghiệp
quảng cáo có yếu tố nước ngoài hoặc của nước ngoài.
Do một số nguyên nhân như về pháp lý, không đủ nhân lực mà công ty
nước ngoài thường thuê các công ty quảng cáo Việt Nam thực hiện chương
trình quảng cáo. Nhưng lợi nhuận phần lớn nằm trong tay công ty nước

ngoài. Ví dụ, Một công ty quảng cáo của Nhật thực hiện chương trình ra mắt
sản phẩm cho một hãng xe máy với chi phí nhân đựơc là hơn 100.000 USD.
Công ty này thuê lại công ty quảng cáo Việt Nam với chi phí chỉ khoảng
30%-40%. Thực tế chỉ ra rằng, ngay tịa nước mình mà chúng ta yếu thế hơn,
20


vì trong ngành quảng cáo quốc tế, sự sáng tạo, lao động chất xám, kỹ năng
quản lý được đánh giá rất cao. Một công ty quảng cáo nhỏ thì không thể tính
công thiết kế một mẫu quảng cáo báo chí quá vài trăm đô la. Một nhiếp ảnh
gia Việt Nam có tiếng, không thể tính quá 500 đô la cho một tấm ảnh quảng
cáo, trong khi một nhà nhiếp ảnh nước ngoài hành nghề tại TP Hồ Chí Minh
có thể lấy tới vài ngàn đô la một ngày.
Một doanh nghiệp trong nước chi tiền cho sản xuất một TVC, chỉ trên
dưới 100 triệu đồng, còn doanh nghiệp nước ngoài như Tiger chẳng hạn chi
đến tận hơn 1 triệu USD. Doanh nghiệp nươc ngoài thuê công ty quảng cáo
nươc ngoài, với cchi phí lớn nên lợi nhuận lớn. doanh nghiệp trong nước thuê
công ty trong nước với chi phí thấp nên lọi nhuận mà công ty quảng cáo thu
được cũng thấp, vẫn không thể vươn lên được.
Doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào doanh
nghiệp nước ngoài
Doanh nghiệp quảng cáo trong nước còn phụ thuộc vào doanh nghiệp
quảng cáo nước ngoài về vốn đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia cùng doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài chỉ là sự đóng góp, cộng
tác về nhà xưởng, đất đai.
Theo ông Đỗ Kim Dũng, Phó Chủ tịch VAA, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu và Đào tạo Quảng cáo Việt Nam (ARTI), nhiều ý kiến cho rằng các DN
quảng cáo nước ngoài chiếm đến 75% - 80% thị phần toàn ngành. Điều này
vừa đúng vừa không đúng bởi các DN quảng cáo nước ngoài làm chiến lược
quảng cáo cho khách hàng, hưởng 10%-15% tổng chi phí và đặt hàng, phân

phối lại cho các DN Việt Nam triển khai thực hiện.
Từ những thực tế trên, việc các TVC được sản xuất ra mà xuất sắc của
các doanh nghiệp việt thường là công ty trong nước làm một nửa sau đó phải
đưa ra nước ngoài thực hiện, ví dụ như quảng cáo Vinamilk_ mỗi ngày một ly
sữa, lên ý tưởng, thiết kế là làm ở Việt Nam nhưng do cần hiệu ứng 3D nên
lúc dựng lại phải mang ra nước ngoài: />21


v=Kx71pJ6g3aE . tóm lại, riêng trong sản xuất quảng cáo, thì phần lớn vẫn
còn phụ thuộc rất nhiều vào công ty nước ngoài. Đa số công ty tong nước
hiếm khi làm ra được những TVC cực xuất sắc.
2.2.2.

Khoa học công nghệ.
Một trong những yếu tố quyết định trong việc sản xuất một TVC của
các công ty quảng cáo chính là kỹ thuật, đò họa, 3D, dựng phim, thiết kế…
đòi hỏi không chỉ giỏi về kỹ thuật mà còn phải có óc sáng tạo. nhiều quảng
cáo trong nước cos ý tưởng và lời quảng cáo cực tốt nhưng không thể sản xuất
được do kỹ thuật, nên phair thuê công ty nước ngoài làm. Hầu như các doanh
nghiệp lớn trong nước như Vinamilk, Vinaphone… các quảng cáo hay và
xuất sắc của họ đều là công ty nuuowcs ngoài làm, còn công t, doanh nghiệp
nước ngoài luôn thuê các công ty nước ngoài lớn lamg quảng cáo. Ví dụ:
Vinaphone: /> />vinamilk: /> />từ những yếu tố như trên, tác động tích cực có, tiêu cực có ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất TVC quảng cáo nói riêng sản xuất quảng cáo nói chung
của các công ty trong nước cũng như các công ty quảng cáo nước ngoài tại
Việt Nam. Góp phần thưc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành công
nghiệp quảng cáo của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp được đề
ra và việc áp dụng nó như thế nào.

22



PHẦN BA KẾT LUẬN

I.

Tiềm năng phát triển cảu quảng cáo truyền hình.
Công nghiệp quảng cáo là một ngành vô cùng tiềm năng, vì rất nhiều
ngành nghề khác phải dựa vào quảng cáo để phát triển và tồn tại. từ năm 2008
đến nay nền kinh tế khủng hoảng đặc biệt là ngành tài chính. Thế mà ngành
quảng cáo là ngoại lệ, tại Việt Nam (VN), doanh thu quảng cáo vẫn đứng
vững. Mức tăng trưởng này là nhờ doanh thu quảng cáo trên truyền hình tăng
136% so với năm 2011. Trong số hơn 20.400 tỷ đồng quảng cáo trên các
phương tiện truyền thông mà các doanh nghiệp chi năm 2012, truyền hình
chiếm 18.246 tỷ đồng, tăng 136% so với năm trước đó.

Quảng cáo tại VN là một ngành vô cùng tiềm năng, chúng ta có nhiều
điều kiện thuận lợi có thể phát triển ngành quảng cáo, cũng như có thể tự tay
sản xuất ra những TVC xuất sắc nhất. năm 2013, và các năm tiếp theo nữa,
quảng cáo trên truyền hình vẫn chiếm đa số khi đây vẫn là phương tiện truyền
thông phổ biến nhất.
23


Sự phát triển của truyền hình kỹ thuật số, đặc biệt là truyền hình cáp
càng khiến cho truyền hình trở nên phổ biến hơn, và các đài địa phương được
nhiều người xem hơn cũng hứa hẹn mang lại cho thị trường này một nguồn
doanh thu lớn từ quảng cáo. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, nhiều kênh truyền hình, đặc biệt là Internet, thì thị trường quảng
cáo cũng bị phân khúc và chia mảng thị trường quảng cáo. Để cạnh tranh và

để lại ấn tượng trong công chúng đòi hỏi những quảng cáo phải thật xuát sắc
và ấn tượng. truyền hình sẽ không mất đi ngôi vị, khi các nghiên cứu cho thấy
Internet và điện thoại di động được coi là các phương tiện quảng cáo bổ
sung cho truyền hình, và giới doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thận
trọng, thử nghiệm, nên thường chỉ dành ra khoảng 3-5% tổng ngân sách
quảng cáo dành cho phương tiện này.
Hơn nữa, sự phát triển của công nghệ ngày càng cho phép truyền hình
được xem ở trên rất nhiều phương tiện, từ điện thoại di động, máy tính bảng,
đến màn hình lớn.
Lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh vẫn chiếm giữ ngôi vị đầu trong quảng
cáo trên truyền hình, dẫn đầu vẫn là hai tên tuổi đa quốc gia Unilever và
Procter & Gamble.
II.

Giải pháp cho sản xuất TVC quảng cáo truyền hình hiện nay.
Mỗi một vấn đề nào đó càn tìm ra hướng giải quyết thì giải pháp tối ưu
nhất là phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế cảu vấn đề cần giải quyết. hiện
nay để thúc đẩy sản xuất TVC phát triển và đạt hiệu quả hơn, thì việc tuân thủ
nghiêm ngặt Các quy định cảu pháp luât, tạn dụng tối đa sử ủng hộ của chính
phủ, những quy định của pháp luật trong cạnh tranh công bằng.
Dùng lòng nhiệt huyết, sự năng động, thông minh sáng tạo của tuổi trẻ
để áp dụng và việc đưa ra ý tưởng, viết lời, sở thích… cùng tạo ra những ý
24


tưởng đột phá mới, quảng cáo phải luôn đổi mới và khác biệt thì mớ có thể
được chú ý.
Văn hóa VN, là nền văn hóa đa dạng, đậm bản sắc dân tộc với nhiều
phong tục, quan niệm cổ truyền luôn là đề tài với nhiều ý tưởng hay đ nhà
quảng cáo khai thác. Chúng ta cần khai thác triệt để những thứ tốt đẹp vốn có

xung quanh chúng ta. Nhiều khi chỉ là sự việc bình thương quanh ta mà trở
thành ý tưởng độc đáo nhất.
Khó khăn vầ nhân lực. công ty chuyên nghiệp, thì càn phải có các khóa
đào tại chuyên nghiệp cả về truyền thông và kỹ thuật công nghệ. Để có
nguồn nhân lực chất lượng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất. cố gắng theo
kịp các công ty quảng cáo nước ngoài để cạnh tranh công bằng và tìm lại lợi
thế sân nhà của mình đối với các công ty quảng cáo trong nước.
Nhà nước cần có những biện pháp khuyến kích các chương trình quảng
cáo trên truyền hình được sảm xuất tại Việt Nam, dùng hình ảnh Việt Nam,
dùng hình ảnh con người Việt Nam để quảng cáo. Trái lại, đối với các
chương trình quảng cáo trên hình nhập ngoại, có hình ảnh, ngôn ngữ nước
ngoài... nhà nước cần phải có những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ,
đồng thời áp đặt một mức thuế cao. Luật quảng cáo VN, nếu như có thể chi
tiết hơn, phạt thỏa đáng hơn trong quy định trừng phạt đối với ác doanh
nghiệp vi phạp luật quảng cáo về: cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản
quyền, ăn cắp ý tưởng… bởi nếu những điều này được kiểm soát chặt chẽ thì
tạo được lòng tin cho doanh nghiệp và nhà quảng cáo có niềm tin là họ cùng
sản phẩm quảng cáo của họ được bảo vệ.
Đối với doanh nghiệp thuê quảng cáo và công ty quảng cáo ngoài tuân
thủ pháp luật còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp. để mỗi TVC quảng cáo
nói riêng và quảng cáo nói chung được sản xuất ra sẽ là những sản phẩm
hoàn hảo không khiếm khuyết nào.
Trong bài tiểu luận này em đã đi phân tích những yếu tố tác động đến
thực trạng sản xuất truyền hình hiện nay,bao gồm tích cực và tiêu cực, để chỉ
25


×