Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghị luận xã hội ôn thi THPT Quốc gia 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.76 KB, 4 trang )

Đề: Với nhân dân, quyền lực duy nhất là pháp luật. Với cá nhân, quyền lực duy
nhất là l ương tâm (v. Huy gô)

BÀI LÀM

Công cụ để nhân dân thể hiện quyền lực với xã hội là pháp luật, còn
đối với mỗi người, quyền lực cao nhất của chúng ta đó là lương tâm.
Pháp luật và lương tâm tuy một bên cụ thể, một bên trừu tượng, nhưng
lại tồn tại song song với nhau, khiến chúng ta không chỉ thể hiện được
quyền lực với xã hội và với chính bản thân mình mà còn giúp hoàn thiện
nhân cách bên trong mỗi người. Đó cũng chính là điều mà nhà văn
Victor Hugo muốn gửi gắm qua câu nói: “Với nhân dân, quyền lực duy nhất
là pháp luật. Với cá nhân, quyền lực duy nhất là lương tâm”

Pháp luật là những quy tắc chung mà qua đó nhân dân có tiếng nói, vì
vậy trong thời đại dân chủ, pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng.
Khi đã có pháp luật, xã hội trở nên khuôn mẫu và công bằng, nhân dân
thông qua đó sẽ sỡ hữu những quyền lợi như quyền được sống, quyền
được phát biểu,… và hoàn toàn làm chủ đất nước để chung tay xây
dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Lương tâm là cái thiện tâm có
sẵn của con người, cũng như ý thức về trách nhiệm, về chân thiện mỹ.
Không có lương tâm, cái ác sẽ ngự trị hoàn toàn nhân cách con người,
phần “con” sẽ lấn át phần “người” để rồi con người chúng ta sẽ xử sự
một cách không có phép tắc, không có chuẩn mực đạo đức.
Trong thời đại văn minh, công bằng và dân chủ, pháp luật là thứ duy
nhất mà nhân dân tôn trọng và tin tưởng nhất, những quy tắc xử sự
chung giúp công dân phân biệt đúng sai, phải trái, ý thức được nghĩa vụ,


trách nhiệm lớn lao của mình đối với đất nước . Pháp luật được ban
hành rộng rãi, nhân dân đã có nhiều quyền lợi như quyền được bầu cử


cho những người có năng lực điều hành đất nước, quyền được đi học,
quyền tố cáo những điều bất công trong xã hội, làm cho đất nước ngày
càng lớn mạnh.
Ta có thể thấy pháp luật có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các công dân
trong xã hội. Bên cạnh đó, lương tâm có thể được coi là một thứ pháp
luật riêng của bản thân mỗi chúng ta, kể cả khi hệ thống pháp luật chưa
hoàn chỉnh thì mỗi cá thể đều thực sự cư xử thật văn minh, có trách
nhiệm đối với lương tâm của mình. Lương tâm thật sự là tài sản quý
báu của con người, lương tâm đánh vào bản tính tốt đẹp của mỗi con
người làm con người biết suy nghĩ, biết trăn trở, biết day dắt trước mỗi
hành động để sống cho ra đúng từ “người”. Trong khi loài vật có thể cắn
xé chính đồng loại của chúng thì lương tâm không cho phép làm điều
đó, và chính lương tâm khiến cho tâm hồn ta thanh thản, nhẹ nhàng vì
đã làm được một điều có ý nghĩa đúng với phẩm chất nhân ái, ngăn
chặn sự nhỏ nhen có thể dấy lên trong long bất cứ lúc nào.
Chúng ta chắc hẳn đã từng nghe về câu danh ngôn: “Anh muốn vui
trong chốc lát, hãy trả thù. Anh muốn yên vui mãi mãi, hãy tha thứ.”
Câu văn này đong đầy ý nghĩa và mang tinh thần đúng đắn của sự vị tha.
Nếu ai từng đối mặt với kẻ thù của mình cùng với vũ khí trên tay, ắt hẳn
người đó sẽ nghĩ ngay đến sự trả thù cho tội lỗi do kẻ đó gây ra, và anh
ta sẽ thoáng chốc vui mừng vì mối thù của mình sắp được trả. Nhưng,
pháp luật không cho phép anh làm điều trái đạo đức là giết người, còn
lương tâm sẽ dày vò anh mãi mãi đến cuối đời vì đã tước đi sinh mạng
của một con người, cho dù sự phạm pháp của anh có được che đậy kỹ
càng hoặc được giấu kín và chôn sâu đi chăng nữa. Nếu anh ta làm điều
đó, anh ta sẽ phải cúi đầu trước vành móng ngựa của hội đồng tòa án,


bên cạnh đó anh ta cũng phải ăn năn khi đối mặt với tòa án của lương
tâm.

Có một câu chuyện rất cảm động về tình bạn và tình cha con, kể rằng:
một người cha có đứa con bị tai nạn và đang hấp hối trên đường đến
bệnh viện. Sau khi đứa bé được đưa vào phòng cấp cứu với sự cứu
chữa hết khả năng của các bác sĩ, bác sĩ trưởng mới ra thông báo tin
buồn cho người cha: đứa bé đã qua đời rồi. Người cha suy sụp tinh
thần, ông cảm tưởng như cả mặt đất không còn đỡ ông được nữa. Dần
dần ông ám ảnh về việc chính người bác sĩ kia đã gây ra cái chết của con
mình, ông liền bắt cóc con trai của ông bác sĩ ấy và loan tin sẽ đoạt
mạng đứa trẻ. Khi người bác sĩ trưởng cùng cảnh sát đến kịp thời
thuyết phục người cha khốn khổ ấy, ông vẫn ngoan cố không đầu hàng,
nhưng khi ông ta nhìn thấy nước của ông bác sĩ rơi xuống cùng với
khuôn mặt thân thiện của đứa trẻ ông ta đang bắt làm con tin, bỗng
chốc ông thức tỉnh, nhận ra rằng ông bác sĩ cũng là một người cha như
ông, đứa bé không có tội gì mà phải lên thiên đàng như con mình, ngoài
ra ông cũng phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp luật khi ra tay sát
hại một người vô tội. Và người cha ấy đã đầu hàng và nhận được sự tha
thứ của người bác sĩ kia. Như vậy lương tâm đã đánh thức con người,
khiến con người hướng thiện, tránh tội ác mà cả xã hội lên án và hơn cả
là sự trắc ẩn đối với đồng loại của mình.
Chúng ta đều cần phải nhận thức được rằng pháp luật và lương tâm
thật sự cần thiết đối với mỗi con người. Mỗi công dân cần phải tuân thủ
theo đúng pháp luật để có những hành vi thật chuẩn mực, và mỗi con
người phải suy nghĩ kỹ càng xem việc làm của mình có phù hợp với cái
thiện không trước khi đưa ra quyết định.


Câu văn của nhà văn Victor Hugo đã giúp chúng ta hiểu được chân lí
về quyền lực của pháp luật và của lương tâm, pháp luật đem lại sự bình
đẳng giữa người với người, còn lương tâm buộc chúng ta phải hướng
đến những giá trị tốt đẹp của chính mình để sống thật có ích.




×