Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập giữa học kỳ i môn học ngữ văn 10 năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.36 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
A. KIẾN THỨC ÔN TẬP
I.Văn học
1. Tổng quan văn học Việt Nam
- Các bộ phận hợp thành của văn học VN: văn học dân gian và văn học viết
- Quá trình phát triển của văn học viết VN: văn học trung đại và văn học hiện đại
- Con người VN qua văn học:
+ Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên
+ Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc
+ Con người VN trong quan hệ xã hội
+ Con người VN và ý thức về bản thân
2. Khái quát văn học dân gian VN
- Khái niệm văn học dân gian
- Đặc trưng cơ bản của VHDG: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành
- Hệ thống thể loại của VHDG: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo
- Những giá trị cơ bản của VHDG VN: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ
3. Chiến thắng Mtao Mxây
- Khái niệm sử thi
- Phân loại sử thi: sử thi thần thoại, sử thi anh hùng
- Đặc trưng sử thi: quy mô lớn; ngôn ngữ có vần, nhịp; hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào
hùng; kể về những biến cố lớn xảy ra trong đời sống cộng đồng.
- Nội dung & nghệ thuật đoạn trích:
+ Hình tượng nhân vật Đăm Săn
+ Nghệ thuật:bút pháp lí tưởng hóa, so sánh, giọng văn trang trọng, hào hùng.
4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
- Khái niệm truyền thuyết, đặc trưng truyền thuyết
- Tóm tắt truyện
- Nội dung và nghệ thuật:


+Nội dung: Hình tượng nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy
+ Nghệ thuật: yếu tố lịch sử, yếu tố tưởng tượng
5. Uylitxơ trở về
- Nội dung: Hình tượng nhân vật Pênêlôp, Uylitxơ
- Nghệ thuật: so sánh, khắc họa tâm trạng nhân vật sử thi
6. Tấm Cám
- Khái niệm
- Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần

- Nội dung, nghệ thuật:
+ Nội dung: hình tượng nhân vật Tấm
+ Nghệ thuật: yếu tố thần kì, kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích
7. Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày
- Khái niệm
- Phân loại truyện cười: truyện khôi hài, truyện trào phúng
- Ý nghĩa, nghệ thuật gây cười của Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày
8. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
- Khái niệm
- Phân loại: ca dao than thân, ca dao yêu thương, ca dao tình nghĩa, nội dung và nghệ thuật của
ca dao


- Nội dung, nghệ thuật của bài 1,4,6
II. Tiếng Việt
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Khái niệm hoạt động giao tiếp
- Hai quá trình của hoạt động giao tiếp: tạo lập văn bản, lĩnh hội văn bản
- Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp:nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao
tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp
III. Làm văn

1. Văn bản
2. Chọn sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI: có thể 3 câu hoặc bỏ câu 2
Câu 1 (3đ): Đọc hiểu: tìm nội dung, đặt nhan đề cho văn bản, viết đoạn văn; chỉ ra nhân vật giao
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp trong một văn bản cụ thể
Câu 2 (3đ): Nghị luận xã hội
Câu 3 (4đ): Văn tự sự
C. ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1:
Câu 1 (3đ): đọc văn bản sau và thực hiên các yêu cầu nêu ở bên dưới:
Bệnh tay chân miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm nếu không biết cách phát
hiện, phòng tránh và điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn là bệnh có thể để lại biến chứng gây nên
viêm màng não, viêm cơ tim… có thể gây tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy
ở trẻ trên 5 tuổi. Một điểm cần lưu ý là trong một đợt dịch bệnh, trẻ có thể bị mắc bệnh tái đi tái lại
nhiều lần cho đến khi được 5 tuổi mới có miễn dịch hoàn toàn với bệnh.Vi-rút gây bệnh có khả
năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ
này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh. Trẻ lành tiếp xúc
trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc
ho, hắt hơi. Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi
họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.
a. Tìm nội dung chính và đặt nhan đề cho văn bản sau:
b. Viết đoạn văn từ 5- 7 dòng nêu cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ em.
Câu 2 (3đ): Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nguyên nhân, biện pháp hạn chế tình trạng bạo lực
học đường hiện nay ở Việt Nam
Câu 3 (4đ): Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè anh (chị) về thăm lại trường xưa.
Hãy viết thư cho một người thân kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Đề 2:
Câu 1 (3đ): Chỉ ra nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp trong văn bản sau:
Một con ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?

Thật mệt chết đi được!”
- “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc
sên mẹ nói.
- “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng
vừa cứng đó?”
- “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
- “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại
sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
- “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất
cũng chẳng che chở chúng ta”.
- “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng
chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.


Câu 2 (3đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa và bài học rút ra từ câu nói “Tiên học lễ, hậu
học văn”
Câu 3 (4đ): Sau khi tự tử ở giếng trong Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã gặp lại Mị
Châu. Những việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó.


KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI , KHỐI 10
NĂM HỌC 2015 - 2016
I. Mục tiêu đề kiểm tra:
- Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giữa HKI môn Ngữ Văn
lớp 10 (Từ tuần 01 – Tuần 07).
- Khảo sát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm ở 3 nội dung: Các văn bản cụ thể ,
NLXH, NLVH.
II. Hình thức, cách tổ chức kiểm tra:
- Hình thức: Tự luận.

- Cách tổ chức: HS làm bài tại trường trong vòng 90 phút
Chủ đề/ Mức độ Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao Cộng
thấp
1. Văn học
Nội dung văn Đặt nhan đề
Viết đoạn
bản
cho văn bản
văn

1
2. Tiếng Việt

1
Chỉ ra các yếu
tố của hoạt
động giao tiếp
(chọn 1 trong 2 câu: văn học hoặc tiếng Việt)

3. Phần nghị
luận xã hội

Tích hợp kiến
thức, kĩ năng
làm một bài
văn NLXH về
hiện tượng đời

sống hoặc tư
tưởng đạo lí
1

4. Văn tự sự

Tích hợp kiến
thức, kĩ năng
làm một bài
văn tự sự
1

1

1

2

Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30%
Số câu: 1
Số điểm:3
Tỉ lệ 30%

Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ 30%

Số câu: 1

Số điểm: 5
Tỉ lệ: 40%
Tổng số
câu: 3
Tổng số
điểm: 10
Tỉ lệ:100%



×