ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 11
*Về nội dung kiến thức:
A-Phần Tiếng Việt:
1/Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
-Ngôn ngữ-tài sản chung của xã hội
-Lời nói-sản phẩm riêng của cá nhân
-Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
2/Ngữ cảnh:
-Khái niệm ngữ cảnh
-Các nhân tố của ngữ cảnh
-Vai trò của ngữ cảnh
3/Phong cách ngôn ngữ báo chí:
-Một số thể loại thường gặp: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm
-Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
B-Phần văn học sử:
1/Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng
Tám 1945:
-Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
Tháng Tám 1945
-Những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng Tháng Tám 1945
2/Tác gia Nguyễn Đình Chiểu:
-Vài nét về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu:
+Năm sinh, năm mất
+Xuất thân
+Quê quán
+Những bất hạnh trong cuộc đời Đồ Chiểu
+Nhân cách sáng ngời
+Tấm lòng yêu nước, thương dân
-Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
+Nội dung thơ văn
+Nghệ thuật thơ văn
+Một số tác phẩm tiêu biểu
3/Tác gia Nam Cao:
-Vài nét về tiểu sử và con người
-Sự nghiệp văn học:
+Quan điểm nghệ thuật
+Các đề tài chính
+Phong cách nghệ thuật
C-Phần tác phẩm văn học:
I/Văn học trung đại:
1/"Vào phủ chúa Trịnh"-Lê Hữu Trác:
-Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm: sự cao sang, quyền quý cùng cuộc
sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa
-Vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của Lê Hữu Trác
-Ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo
2/"Tự tình" (bài II)-Hồ Xuân Hương:
-Tâm sự của Hồ Xuân Hương thể hiện qua bài thơ
-Tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
3/"Câu cá mùa thu"- Nguyễn Khuyến
-Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ
-Tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
-Bút pháp tả cảnh và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Khuyến
4/"Thương vợ"-Trần Tế Xương:
-Hình ảnh bà Tú và tình cảm yêu thương, quý trọng mà Tú Xương dành cho
vợ
-Thành công nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giàu sức biểu cảm, vận dụng
sáng tạo hình ảnh, ngôn từ văn học dân gian
5/"Bài ca ngất ngưởng"- Nguyễn Công Trứ:
-Quan niệm sống "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ
-Tâm hồn tự do, phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả
-Đặc điểm nổi bật của thể hát nói
6/"Bài ca ngắn đi trên bãi cát"- Cao Bá Quát:
-Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời
-Đặc điểm của thơ cổ thể và các hình ảnh biểu tượng trong bài thơ
7/"Lẽ ghét thương"- Nguyễn Đình Chiểu:
-Tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả
-Bút pháp trữ tình giàu sức truyền cảm của Nguyễn Đình Chiểu
8/"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"- Nguyễn Đình Chiểu:
-Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân
-Thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với những con người xả thân
vì nước
-Giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, thủ pháp tương phản, việc sử
dụng ngôn ngữ
9/"Chiếu cầu hiền"- Ngô Thì Nhậm:
-Chủ trương đúng đắn của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền
tài, nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người trí thức đối với công
cuộc xây dựng đất nước
-Nghệ thuật lập luận và thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm
II/Văn học hiện đại:
1/"Hai đứa trẻ"- Thạch Lam:
-Bức tranh đời sống phố huyện
-Ý nghĩa hình tượng chuyến tàu đêm
-Tấm lòng trân trọng của nhà văn trước mong ước của người dân phố huyện
về một cuộc sống tươi sáng hơn
-Nét độc đáo trong nghệ thuật của Thạch Lam
2/"Chữ người tử tù"- Nguyễn Tuân:
-Hình tượng nhân vật Huấn Cao
-Hình tượng nhân vật Quản Ngục
-Cảnh tượng cho chữ
-Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích
3/"Hạnh phúc của một tang gia"- Vũ Trọng Phụng:
-Ý nghĩa nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia"
-Những chân dung biếm họa xuất sắc
→Tố cáo bản chất lố lăng đồi bại của xã hội thượng lưu trước Cách mạng
4/"Chí Phèo"- Nam Cao:
-Hình tượng nhân vật Chí Phèo
-Giá trị hiện thực của tác phẩm
-Giá trị nhân đạo của tác phẩm
-Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
*Về kĩ năng:
-Các thao tác lập luận phân tích, so sánh và vận dụng kết hợp hai thao tác
phân tích và so sánh. Ngoài ra còn vận dụng các thao tác giải thích, chứng
minh, bình luận.
-Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để lập luận và xây dựng đoạn văn, bài
văn nghị luận