ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I
Môn : Ngữ văn 9
NĂM HỌC : 2015 – 2016
* Giới hạn chương trình : Từ tuần 1- tuần 15
Nội dung trọng tâm
I.
Phần Ngữ văn :
1. Văn trung đại
1.1. Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ
thuật trong truyện và thơ trung đại.
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Hoàng Lê nhất thống chí
- Truyện Kiều ( các đoạn trích)
- Xem lại tiết ôn tập văn trung đại tuần 9
2.Thơ và truyện hiện đại
2.1- Kẻ bảng thống kê các tác phẩm ,tác giả , nội dung, thể loại,
thời gian sáng tác về phần thơ và truyện hiện đại . ( Xem lại hai bảng thống kê ở
phần ôn tập thơ tuần 15 và ôn tập Tiếng Việt tuần 16)
2.2- Học thuộc các bài thơ đã học
2.3 - Các nhân vật cần lưu ý khi pt tác phẩm truyện : Nhân vật Anh
thanh niên trong tác phẩm LLSP, nhân vật Ông Hai trong tác phẩm Làng của
Kim Lân , bé Thu, ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng .
2.4 – Giải thích nhan đề các tác phẩm : Làng, Lặng lẽ Sapa, chiếc
lược ngà, Đồng chí , Ánh trăng
2.5 – Nêu tình huống và tác dụng của tình huống trong các tác
phẩm sau:
Làng của Kim Lân; Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long; Chiếc lược ngà –
Nguyễn Quang Sáng.
3. Các văn bản nhật dụng
- Năm vững nội dung ba văn bản nhật dụng : Phong cách Hồ Chí Minh,
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố với thế giới về quyền sống còn
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2. Phần Tiếng Việt : Nắm vững khái niệm và xem lại bài tập các bài
dưới đây:
- Các phương châm hội thoại
- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
- Thuật ngữ
- Nắm vững kĩ năng phát hiện và nêu tác dụng các biện pháp tu từ.
- Hs xem lại các bài tập tiết ôn tập tổng kết từ vựng
3.Phần tập làm văn : Phần quan trọng gv giành thời gian nhiều ôn tập kĩ
cho hs
* Văn thuyết minh có kêt hợp các yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ
thuật.
* Trọng tâm phần văn tự sự (có kết hợp các yếu tố đối thoại , độc thoại,
độc thoại nội, vận dụng các yếu tố miêu tả và nghị luận trong văn bản tự sự.)
Một số tài liệu tham khảo
1. Bảng thống kê các tác phẩm văn học
Thứ Tên
tự tác
phẩm
1
2
3
Làng
Tác giả
Kim Lân
Lặng lẽ Nguyễn
Sapa
Thành
Long
Chiếc
lược
ngà
Nguyễn
Quang
Sáng
Nước
Việt
Nam
Việt
Nam
Việt
Nam
Năm
sáng
tác
1948
1970
1966
Tóm tắt nội dung
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông
Hai ở nơi tản cư khi nghe tin làng
mình theo giặc, truyện thể hiện tình
yêu làng quê sâu sắc, lòng yêu nước
và tinh thân kháng chiến của người
nông dân.
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ,
cô kỹ sư mới ra trường với người
thanh niên làm việc một mình tại
trạm khí tượng trên núi cao Sapa.
Qua đó ca ngợi những người lao động
thầm lặng, có cách sống đẹp, cống
hiến sức mình cho đất nước.
Câu chuyện éo le và cảm động về hai
cha con : ông Sáu và bé Thu – trong
lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ.
Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con
thắm thiết trong hoàn cảnh chiến
tranh.
THƠ HIỆN ĐẠI
Tên
Thứ
tự
bài
thơ
Tác giả
Năm
sáng
tác
Thể thơ
Tóm tắt nội
dung
Đặc sắc
nghệ thuật
1
2
Đồng
Chính
chí
Hữu
Đoàn
Huy
thuyền
Tên
Thứ
tự
đánh
bài
cáthơ
4
8
Bếp
Anh
lửatrăng
1948
Tự do
1958
7 chữ
Vẻ đẹp chân
thực giản dị
của anh bộ đội
thời chống
Pháp và tình
đồng chí sâu
sắc, cảm động
Chi tiết, hình ảnh tự
nhiên, bình dị, cô
đông gợi cảm.
Vẻ đẹp tráng lệ, Từ ngữ giàu hình ảnh,
giàu màu sắc sử dụng các biện pháp
Cận
Năm
lãng mạn của
ẩn dụ,Đặc
nhân
sắchoá.
Tóm tắt nội
Tác giả
sáng Thể thơ thiên nhiên, vũ
dung
nghệ thuật
tác
trụ và con
người lao động
Gợi
nhớ những
mới.
năm tháng gian
Bằng
1963 7 chữ và
Tình cảm bà
Hồi tưởng kết hợp với
khổ của người
Giọng tâm tình,
Nguyễn
8 chữ
cháu và hình
cảm xúc, tự sự, bình
1978
5 chữ
lính, nhắc nhở
hồn nhiên. Hình
Việt
Duy
ảnh người bà
luận.
thái độ sống
ảnh gợi cảm.
giàu tình
“uống nước
thương, giàu
nhớ nguồn”
đức hy sinh.
Bài thơ
về
5
tiểu đội
xe
Tự do
Vẻ đẹp hiên
ngang, dũng
cảm của người
lính lái xe
Trường Sơn.
Ngôn ngữ bình dị,
giọng điệu và hình
ảnh thơ độc đáo.
Tự do
Tình yêu
thương con và
ước vọng của
người mẹ dân
tộc Tà ôi trong
cuộc kháng
chiến chống
Mỹ.
Giọng thơ tha thiết,
hình ảnh giản dị, gần
gũi.
Phạm
Tiến
1969
Duật
không
kính
6
Khúc hát
ru những
em bé lớn
trên lưng
mẹ
Nguyễn
Khoa
Điềm
1971
II. Một số bài tập thực hành văn – Tiếng Việt.
1. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ trong các ví dụ
sau:
a.
b.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Một bếp lửa chơn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
c. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
2. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên
quan đến phương châm hội thoại nào?
a.Nói băm nói bổ :
………………………………………………………….......................................
c. Nói có sách mách có chứng :
……………………………………………………...............................................
3. Nêu khái niệm của các thuật ngữ sau và cho biết thuật ngữ đó thuộc lĩnh
vực khoa học nào?
- Trường từ
vựng : ......................................................................................................................
.........
- Định lý
Pytago : ...................................................................................................................
............
4. Mở đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận viết:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm với gió khơi.
Và kết thúc bài thơ, tác giả viết:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Cách mở đầu và kết thúc của bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 5 .
Sắp xếp các tác phẩm Đồng chí, Lặng lẽ Sa Pa, Ánh trăng, Bài thơ
về tiểu đội xe không kính, Mùa xuân nho nhỏ theo hai chủ đề sau:
a. Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và thời
bình.
b. Hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 6.
Từ đất trong hai trường hợp (a) và (b), từ nào là nghĩa gốc, từ nao
là nghĩa chuyển. Phương thức chuyển nghĩa là gì ?
a.
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
(Chính Hữu, Đồng chí)
b.
Ôi ! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi
Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ
Có miền Nam anh dũng tuyệt vời !
(Tố Hữu, Miền Nam)
7. Viết thành một đoạn văn ngắn trả lời cho những câu hỏi sau: Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có thể kết thúc câu chuyện ở đâu? Theo em
việc them vào các yếu tố kì lạ hoang đường có ý nghĩa gì? Đoạn kết này có làm
mất tính bi kịch của chuyện không ? vì sao ?
8. Nêu ý nghĩa chi tiết “ Chiếc bóng” trong tác phẩm Chuyện người con
gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ.
9. Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều, Nguyễn Du có
câu:
“Vân xem trang trọng khác vời.
...........
”
- Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều ở đoạn
trích .
- Cho biết nghệ thuật xây dựng nhân vật được sử dụng trong đoạn thơ trên và
nêu cái hay của nghệ thuật đó .
11.Đọc những dòng thơ sau trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và làm theo
yêu càu dưới đây:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
- Cho biết những câu thơ trên trích trong đoạn trích nào, phần nào trong tác
phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Nêu điểm giống và khác nhau của những dòng thơ trên.
12. Viết thành một đoạn văn ngắn trả lời cho những câu hỏi sau: Chuyện người
con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có thể kết thúc câu chuyện ở đâu? Theo em
việc them vào các yếu tố kì lạ hoang đường có ý nghĩa gì? Đoạn kết này có làm
mất tính bi kịch của chuyện không ? vì sao ?
13. Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
"- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện Ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(. . .) Các ngươi đều là những kẻ có
lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công
lớn."
(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 20 1 2)
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
- Nhà vua nói "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì ? Hãy chép 2 câu trong bài
thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự.
14. Đọc đoạn trích sau và làm các câu hỏi phía dưới:
“ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” cái câu nói của người đàn bà tản cư
hôm trước dội lên trong tâm trí ông.
“ Hay là quay về làng ?”
Vừa chớm nghĩ như vậy , lập tức ông lão phản đối ngay . Về làm gì cái làng
ấy nữa . Chúng nó theo Tây cả rồi . Về làng tức là bỏ kháng chiến . Bá cô Hå...
Nước mắt ông giàn ra . Về tức là chịu quay lại làm việc cho thằng Tây . Ông
lão nghĩ ngay đến mấy thằng kỳ lý chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra
hống hách ở trong cái đình . Và cái đình lại như của riêng chúng nó , lại thâm
nghiêm ghê gớm , chứa toàn những sự ức hiếp ,đè nén . Ngày ngày chúng dong
ra , dong vào , đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy . Những
hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ dám liếc trộm vào , rồi cắm
đầu xuống mà lủi đi . Anh nào ho he , hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách
để hại, cắt phần ruộng ,truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng...
Ông Hai nghĩ rợn cả người . Cả cuộc đời đen tối , lầm than cứ nổi lên trong
ý nghĩ ông . Ông không thể về cái làng ấy được nữa . Về bây giờ ra ông chịu
mất hết à ?
Làng thì yêu thật nhung làng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!
( Trích Ngữ văn9 _ Tập I)
- Phần trích trên được trích từ tác phẩm nào ?
- Phần trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
- Văn bản được viết theo thể loại nào?
- Văn bản có phần trích trên viết vào thời kỳ nào?
- Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
- Trong câu văn , phần “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...” Là lời dẫn gián
tiếp, Lời dẫn trực tiếp
15 . Câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của tác phẩm?
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( Từ câu1 đến câu9 ) bằng cách khoanh
tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
“ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười . Có lẽ vì khổ tâm
đến nỗi không khóc được , nên anh phải cười vậy thôi . Bữa sau , đang nấu cơm
thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn . Mẹ nó dăn ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho .
Nó không nói không rằng , cứ lui cui dưới bếp . Nghe nồi cơm sôi , nó giở nắp ,
lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to , nhắm không thể bắc xuống để chắt nước
được , đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu . Tôi nghĩ thầm , con bé đang bị dồn
vào thế bí , chắc nó phải gọi ba thôi . Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên :
- Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái ! Nó cũng lại nói trổng
Tôi lên tiếng mở đường cho nó
- Cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con” , phải nói vậy.
Nó như không đẻ ý đến câu nói của tôi , nó lại kêu lên :
- Cơm sôi rồi , nhão bây giờ!
anh Sáu cứ ngồi im . Tôi doạ nó:
- Cơm mà nhão ,má cháu về thế nào cũng bị đòn . Sao cháu không gọi
ba cháu . Cháu nói một tiếng “ ba” không được sao?
( Sách ngữ văn 9 - TậpI NXBGD
2003,trang 189)
- Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, Tác giả đoạn văn trên là ai?
- Đoạn văn trên được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ?
- Cách chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác dụng :
- Cho biết nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên đã vi phạm phương châm
hội thoại nào?
16. Đọc các ngữ liệu sau, chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những
trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
a. Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
(Bếp lửa – Bằng Việt)
b. Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”.
Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
17. Nêu cảm nhận của em các về đoạn thơ sau:
- Khổ thơ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
- Khổ thơ cuối bài thơ Đồng chí – Chính Hữu
III.Tập làm văn.
1.Kể nội dung tác phẩm “ Làng” của Kim Lân bằng lời kể của nhân vật ông Hai
( Đảm bảo được các sự kiện chính : Ông Hai nhớ những ngày chưa đi tản cư ;
ông nghe đọc báo ở phòng thông tin ; ông nghe tin làng chợ Dầu là Việt Gian ;
nỗi khổ tâm của ông Hai khi biết tin đó ; niềm vui của ông khi tin đồn được cải
chính )
2. Đóng vai một trong các nhân vật ( Cô kĩ sư, ông họa sĩ) kể lại chuyện gặp gỡ
tình cờ trong tác phẩm lặng lẽ Sapa.
3. Kể lại câu chuyện Chiếc lược ngà theo lời kể của nhật vật bé Thu.
4. Lấy nhan đề “Một lần và mãi mãi” hãy kể lại kỉ niệm đáng nhớ.
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT