Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

sơ lược về nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.73 KB, 4 trang )

Nguyễn Dữ là 1 văn sĩ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải
Dương. Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng
Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng
thư. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với Nguyễn
Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập
truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768).
Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương
nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và
từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì vì bất mãn với thời
cuộc ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải
mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành". Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ
dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường
ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại.
Theo những tư liệu được biết cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của
Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt
truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất
phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn.
Nhà văn Việt Nam, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải
Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra
làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy
mươi sương, chân không bước đến thị thành". Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào,
chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng
Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết
trong thời gian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh
Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục
gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có
lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các truyện
xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là
Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện
thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của
các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam


chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này.
Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự
hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm
có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã
hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã
hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay,
chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt,
cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú,
đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không
thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới
của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu,
xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện
mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc
hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn
Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã
phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con
người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái
Nhà văn Việt Nam, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải
Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra
làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy
mươi sương, chân không bước đến thị thành". Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào,
chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng
Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết
trong thời gian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh
Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục
gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có
lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các truyện
xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là
Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện
thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của

các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam
chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này.
Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự
hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm
có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã
hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã
hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay,
chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt,
cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú,
đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không
thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới
của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu,
xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện
mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc
hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn
Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã
phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con
người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái
Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng
Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng
thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn
chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng
trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin
từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội,
ông miệt mài "ghi chép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm "thiên cổ
kỳ bút" Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào
tác phẩm cùng bài Tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất
(1547) và những ghi chép của Lê Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có
thể biết ông là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình
chút ít. Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về

tư tưởng, học thuật... nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh
Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi. Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông
đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành
ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của
thế kỷ XVI.
Theo những tư liệu được biết cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của
Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt
truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất
phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà
Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội).
Truyện được viết bằng văn xuôi Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi
truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình thể hiện rõ chính kiến của tác
giả. Hầu hết các truyện đều lấy bối cảnh ở các thời Lý-Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê sơ và trên
địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc. Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật,
cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ
cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình;
những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến
chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn
thế tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần
cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục.
Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ
dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu
phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi
thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng
Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở
Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma
quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương.
Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về
cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi

đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu
nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp.
Truyền kỳ mạn lục ngay từ khi mới hoàn thành đã được đón nhận. Hà Thiện Hán người
cùng thời viết lời Tựa, Nguyễn Thế Nghi, theo Vũ Phương Đề cũng là người cùng thời,
dịch ra văn nôm. Về sau nhiều học giả tên tuổi Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú
đều ghi chép về Nguyễn Dữ và định giá tác phẩm của ông. Nhìn chung các học giả thời
Trung đại khẳng định giá trị nhân đạo và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm. Các nhà nghiên
cứu hiện đại phát hiện thêm giá trị hiện thực đồng thời khai thác tinh thần "táo bạo, phóng
túng" của Nguyễn Dữ khi ông miêu tả những cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục.
Hành vi ấy tuy trái lễ, trái đạo trung dung nhưng lại đem đến chút hạnh phúc trần thế có
thực cho những số phận oan nghiệt. Về mặt thể loại mà xét thì Truyền kỳ mạn lục là tác
phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt Nam. Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của Cù Hựu
nhưng Truyền kỳ mạn lục vẫn là "áng văn hay của bậc đại gia", là sáng tạo riêng của
Nguyễn Dữ cũng như của thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam.
TRẦN THỊ BĂNG THANH
Lời tựa(1)
Tập lục này là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng
vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu (2). Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc
rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến,
nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền (3). Được
một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu. Mấy năm dư không đặt chân đến chốn
thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý. Xem văn từ thì không vượt ra ngoài
phên giậu của Tông Cát (4), nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với
việc giáo hóa ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu!
Vĩnh Định năm đầu (1547),
tháng Bảy, ngày tốt.
Đại An Hà Thiện Hán kính ghi
Kẻ hậu học là Tùng Châu Nguyễn Lập Phu biên.
(1) Lời Tựa này được chép trong Cựu biên Truyền kỳ mạn lục. Bản này hiện chưa có trong
các thư viện ở Hà Nội. Ở đây chúng tôi theo Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, Đài

Loan thư cục in năm 1987. Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm
Cảnh Hưng 35 (1774) lấy lại lời tựa này nhưng không ghi tên Hà Thiện Hán. Cuối bài ghi
thêm "Nay xã trưởng xã Liễu Chàng là Nguyễn Đình Lân soạn in vào năm Giáp Ngọ
(1774) để làm bản gốc cho nghìn vạn đời và để bán cho thiên hạ xem đọc".
Chú thích
(2) Nguyễn Tường Phiêu: người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc tỉnh Hải
Dương, đồ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Hồng Đức 27 (1496) đời Lê Thánh
Tông; làm quan đến Thừa chánh sứ. Sau khi mất được tặng chức Thượng thư, phong phúc
thần.
(3) Thanh Tuyền: tức huyện Bình Xuyên, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
(4) Tông Cát: Cù Tông Cát, tên là Cù Hựu, tác giả Tiễn đăng tân thoại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×