CHƯƠNG VIII
CÁC NHÓM THỰC VẬT
TUẦN 23
TIẾT 45 - BÀI 37 TẢO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
• Nêu rõ được MT sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là TVBT.
• Tập nhận biết 1số tảo thường gặp.
• Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
• Tranh phóng to H.37.1, 2, 3, 4.
• Mẫu tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
• Tìm VD về các cây sống trong MT nước. Chúng có đặc điểm gì thích nghi?
• Các cây sống trong MT đặc biệt có những đặc điểm gì? Cho VD.
3. Bài mới:
• Giới thiệu: Trên mặt nước ao hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do
những cơ thể TV rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn, sống ở nước
ngọt hoặc nước mặn.
• Các hoạt động:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA TẢO
a. Quan sát tảo xoắn:
-GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống.
-HD HS quan sát H.37.1, trả lời câu hỏi:
+Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
+Vì sao tảo xoắn có màu lục?
+Nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo
xoắn.
-GV nghe HS trả lời và thêm về về tên gọi của
tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa
DL.
+Cách sinh sản của tảo xoắn?
b. Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn)
-Các nhóm quan sát mẫu tảo xoắn, đối chứng
với tranh, trả lời:
+Mỗi sợi tảo gồm nhiều TB hình chữ nhật.
+Nhờ có thể màu chứa chất diệp lục.
-HS các nhóm trao đổi kết quả, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
+Cơ thể tảo xoắn là 1sợi gồm nhiều TB hình
chữ nhật.
+Tảo sinh sản sinh dưỡng hoặc tiếp hợp.
-Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H.37.2,
trả lời câu hỏi:
+Rong mơ sống ở đâu?
+Rong mơ có cấu tạo như thế nào?
+Vì sao rong mơ có màu nâu?
+Rong mơ sinh sản bằng cách nào?
+So sánh hình dạng rong mơ với cây đậu. Tìm
các đặc điểm giống và khác nhau.
-GV nhận xét:
+Giống nhau: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản,
chưa có rễ, thân, lá, có thể màu.
+Khác nhau: hình dạng, màu sắc.
-GV cho HS trao đổi kết quả thảo luận → tự rút
ra kết luận và nhận xét về TVBT có đặc điểm
gì?
-HS quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận,
trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổsung.
+Rong mơ sống thành từng đám bám vào đá
hoặc san hô ở vùng ven biển nhiệt đới.
+Rong mơ có hình dạng giống 1 cây nhưng
chưa có rễ, thân, lá thật sự.
+HS lập bảng so sánh:
Thân Lá Rễ Hoa Quả
Cây đậu + + + + +
Rong mơ
# #
giá 0
#
-HS căn cứ vào CT của rong mơ và tảo xoắn
rút ra nhận xét:
Tảo là TVBT: cơ thể gồm 1 hoặc nhiều TB,
cấu tạo rất đơn giản, có màu sắc khác nhau
và luôn có DL, chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết
sống ở nước.
Hoạt động 2
LÀM QUEN VỚI MỘT VÀI TẢO KHÁC THƯỜNG GẶP
-GV giới thiệu 1 số tảo khác, HDHS quan sát
tranh H.37.3, 4.
-Yêu cầu HS đọc thông tin, nhận xét về hình
dạng của các loại tảo.
-HS quan sát: tảo đơn bào, tảo đa bào. Đọc
thông tin, xem lại đặc điểm của rong mơ và tảo
xoắn.
-Đại diện nhóm nhận xét sự đa dạng của tảo
về: hình dạng, cấu tạo, màu sắc.
Hoạt động 3
VAI TRÒ CỦA TẢO
-Yêu cầu HS đọc thông tin, liên hệ thực tế, trả
lời câu hỏi:
+Tảo sống ở nước có ích lợi gì?
+Tảo có ích lợi gì đối với đời sống con người?
+Khi nào tảo có thể gây hại? (SS quá nhanh
làm ô nhiễm MT nước, quấn quanh gốc lúa …
-HS đọc thông tin thảo luận , trả lời:
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Cung cấp Oxi và TĂ cho ĐV ở nước.
+1số tảo làm TĂ cho người và gia súc, làm
thuốc, phân bón, nguyên liệu dùng trong CN.
+Bên cạnh đó có 1số tảo cũng gây hại.
Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.
4. Củng cố:
• Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Chúng có những đặc điểm gì khác và giống
nhau?
• Tại sao ko thể xem rong mơ là 1 cây xanh thật sự?
• Nêu vai trò của tảo.
5. Dặn dò:
• Học bài, trả lời câu hỏi.
• Đọc “Em có biết”.
• Chuẩn bò bài 38.
TIẾT 46 – BÀI 38
RÊU – CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
• HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa.
• Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu.
• Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
• Tranh phóng to H.38.1, 2.
• Mẫu cây rêu và kính lúp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
• Tại sao nói tảo là TVBT?
• Vai trò của tảo như thế nào đối với đời sống con người?
3. Bài mới:
• Giới thiệu: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa tới 1cm),
thường mọc thành từng đám, tạo nên 1lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là cây
rêu, chúng thuộc nhóm Rêu. Rêu là nhóm TV lên cạn đầu tiên, cơ thể cấu tạo đơn giản.
• Các hoạt động:
-GV: yêu cầu HS phát biểu nơi sống của rêu, đặc điểm bên ngoài → nhận xét: rêu sống nơi ẩm
ướt như chân tường, đất ẩm, tảng đá, trong rừng, thân cây to…
Hoạt động 1
QUAN SÁT CƠ QUAN SINH DƯỢNG CỦA CÂY RÊU
-Yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chứng H.38.1,
nhận thấy được những bộ phận nào của cây rêu?
+Cây rêu gồm những bộ phận nào?(rêu có thân
nhỏ, không phân nhánh, bên dưới có 1túm “rễ”,
bên trên mang những “lá” nhỏ mọc chi chít).
+So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo và cây
có hoa.
(Rễ giả → hút nước, thân và lá chưa có mạch dẫn
nên chỉ sống được ở nơi ẩm ướt).
+Tại sao rêu lại xếp vào nhóm TVBC? (có cơ thể
đã phân hoá dạng thân, lá với 1số mô khác nhau
nhưng còn sơ khai, đặc biệt mô nâng đỡ và mô dẫn)
-HS hoạt động nhóm:
+Tách rời cây rêu → quan sát bằng kính
lúp.
+Quan sát đối chiếu tranh cây rêu.
-Phát hiện các bộ phận của cây rêu.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ
sung.
+Thân ngắn, không phân cành.
+Lá nhỏ, mỏng.
+Rễ giả có khả năng hút nước.
+Chưa có mạch dẫn.
Hoạt động 2
QUAN SÁT TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RÊU
-Yêu cầu HS quan sát tranh H.38.2 → phân biệt các
phần của túi bào tử, đọc chú ý → trả lời câu hỏi:
+Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào?
+Rêu sinh sản bằng gì?
+Trình bày sự phát triển của rêu?
Đực → túi tinh → tinh trùng
Cây rêu hợp tử
Cái → túi noãn →noãn cầu
Bào tử Túi bào tử
-GV giảng: cây rêu có cqss hữu tính riêng biệt, sau
quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử
chứa bào tử thụ tinh trong nước. Tinh trùng bơi đến
túi noãn rồi chui vào kết hợp với noãn cầu →hợp tử
Hợp tử sẽ phát triển →túi bào tử nằm trên 1cuống
dài. Khi túi bào tử chín, mũ và nắp sẽ mở ra, các
bào tử sẽ phát tán ra ngoài, gặp ĐK thuận lợi sẽ
phát triển thành cây rêu mới.
-GV liên hệ: nếu ko muốn rêu phát triển ở tường
nhà hoặc sàn nước… phải thường xuyên cọ rửa, lau
khô. Ngày nay, người ta thường dùng loại sơn tường
có dầu (pê) để quét tường chống rêu...
-HS quan sát H.38.2, theo dõi chi tiết
trong tranh, trao đổi nhóm, trả lời.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở
ngọn cây.
+Rêu sinh sản bằng bào tử.
+Bào tử nảy mầm phát triển thành cây
rêu.
Hoạt động 3
VAI TRÒ CỦA RÊU
-Yêu cầu HS đọc SGK trả lời: Rêu có lợi ích gì?
-GV: Rêu đã góp phần vào việc hình thành đất như
thế nào?
-GV mở rộng: Rêu có thể sống được cả ở những
vùng đất nghèo nàn nhưng ẩm ướtnên chúng góp
phần vào việc phân huỷ các loại đá thành đất.
Ngoài ra, những loài rêu mọc ở đầm lầy, khi chết
tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt
→ than tổ ong → khí rất độc…
-HS tự rút ra vai trò của rêu:
+Góp phần vào việc tạo thành chất mùn.
+Rêu mọc ở đầm lầy, khi chết tạo thành
lớp than bùn dùng làm phân bón, chất
đốt.
Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.
4. Củng cố:
• Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?
• So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
• So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?
5. Dặn dò:
• Học bài, trả lời câu hỏi.
• Chuẩn bò bài 39.
TUẦN 24
TIẾT 47 – BÀI 39
QUYẾT- CÂY DƯƠNG XỈ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
• Trình bày được đặc điểm CT CQSD và CQSS của dương xỉ.
• Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc dương xỉ.
• Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ:
Yêu và bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra sỉ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
• Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?
• Cơ quan sinh sản và cách sinh sản của rêu như thế nào?
• Rêu có lợi ích gì?
3. Bài mới:
• Giới thiệu: Quyết là tên gọi chung của 1nhóm TV (trong đó có cây DX) sinh sản bằng bào
tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan SD và SS. Ta hãy xem sự khác nhau đó như
thế nào?
• Các hoạt động:
Hoạt động 1
QUAN SÁT CÂY DƯƠNG XỈ
-GV: Cây dương xỉ thường sống ở đâu?
-HS: DX ưa nơi ẩm ướt, có bóng rợp nên thường thấy chúng mọc ở dưới những tán cây to, khe
tường cũ, ven đường, bờ ruộng …
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng:
-Yêu cầu HS quan sát kỹ cây DX, thảo luận →
ghi lại đặc điểm, chú ý xem lá non có đặc
điểm gì? So sánh đặc điểm bên ngoài của
thân, lá, rễ của cây DX với cây rêu.
-Chú ý cuống lá già, HS có thể nhầm lẫn là
thân.
-So sánh DX với rêu: DX có cấu tạo phức tạp
hơn, có rễ thật, có mạch dẫn → phù hợp với
MT sống ở cạn.
b.Quan sát túi bào tử và sự phát triển của DX
-Yêu cầu HS lật mặt dưới lá già tìm túi bào tử
→ quan sát H.39.2, trả lời câu hỏi:
-Các nhòm HS quan sát mẫu cây DX→đối
chiếu với hình.
-Trao đổi nhóm về đặc điểm của thân, lá, rễ
đã quan sát được. Chú ý xem lá non có đđ gì?
-Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét, bổ sung → kết luận:
DX đã có rễ, thân, lá thật sự:
-Lá già có cuống dài, lá non có nhiều lông
bạc, ở đầu cuộn lại.
-Thân ngầm , có mạch dẫn.
-Rễ thật.
-HS quan sát H.39.2, nhận xét các chi tiết trên
hình, phát biểu từ bước 1→4 theo hình.