Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN THỰC HÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.59 KB, 38 trang )

HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN
THỰC HÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC
I.

Bài tập tình huống rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học

BTTH 1.1: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh đoạn giáo án SVxác định muc tiêu bài 1: Thành
phần nguyên tử (SGK HH 10 CB).
Một SV khi soạn nội dung bài 1: Thành phần nguyên tử (SGK HH 10 CB)
đã xác định mục tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H1].
1. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên hợp lý chưa?
Vì sao?
2. Anh (chị) xác định mục tiêu bài soạn trên như thế nào?
3. Hãy chọn các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái
độ, định hướng phát triển năng lực) mà anh (chị) sử dụng trong bài
soạn.
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách xác định mục tiêu bài học trên chưa hợp lí vì:
- Mục tiêu về kiến thức: GV sử dụng từ “ Biết được…” là không hợp
lí, cụm từ đó mới chỉ nói chung chung về mục tiêu đạt được, chứ chưa
được cụ thể hóa. HS cũng không thể “Giải thích được cấu tạo hạt nhân
nguyên tử” mà chỉ “nêu được cấu tạo hạt nhân nguyên tử”.
- Mục tiêu kĩ năng: GV chưa có mục tiêu rèn kĩ năng quan sát các mô
hình thí nghiệm.
- Mục tiêu thái độ: Có thái độ yêu quê hương đất nước, đoàn kết nhau
là không hợp lí.
- Mục tiêu về phát triển năng lực: GV nêu sai các năng lực cần phát
triển.
2. Xác định lại mục tiêu bài dạy trên:



1. Kiến thức
- HS nêu được nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ e
của nguyên tử mang điện tích âm, kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- HS trình bày được cấu tạo của hạt nhân gồm các hạt proton và notron.
- HS nêu được kí hiệu, khối lượng và điện tích của proton, notron và
electron.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh khối lượng của e, p, n.
- Rèn kĩ năng so sánh kích thước của hạt nhân với e và với nguyên tử.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập.
- Nâng cao hứng thú học tập bộ môn.
- Nâng cao lòng tin vào khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Phát triển năng lực tư duy hóa học.
- Phát triển năng lực tính toán hóa học.
3. Các từ chính để diễn tả mục tiêu (về kiến thức, kĩ năng, thái độ, định
hướng phát triển năng lực) mà tôi sử dụng trong bài soạn.
- Kiến thức : HS nêu được, HS trình bày được, HS giải thích được,...
- Kĩ năng: rèn kĩ năng kiểm tra, quan sát, dự đoán, thao tác, biểu diễn
được, phân tích được, giải thích được…
- Thái độ: Hứng thú, đam mê, cẩn thận, tích cực…
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy hóa học,
năng lực thực hành hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết thực tiễn, năng lực tính toán hóa học.



BTTH 1.2: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 57:
Bài thực hành: Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol
(SGK HH 11 NC).
Một SV khi soạn nội dung bài 57: Bài thực hành: Tính chất của một vài
dẫn xuất halogen, ancol và phenol (SGK HH 11 NC) đã xác định mục tiêu
bài học như trong hình ảnh sau [H2].
1. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên hợp lý chưa?
Vì sao?
2. Nếu là GV, anh (chị) sẽ xác định mục tiêu bài học trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách xác định mục tiêu bài học như trên chưa hợp lí.
- Mục tiêu kĩ năng: Thiếu kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành hóa học.
- Mục tiêu thái độ: Thiếu rẽn kĩ năng cẩn thận, tiết kiệm khi làm thí
nghiệm.
- Thiếu định hướng phát triển năng lực.
2. Xác định lại mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Vận dụng tính chất hóa học của dẫn xuất halogen, ancol, phenol để
thực hiện các thí nghiệm.
- Củng cố kiến thức về tính chất vật lí và hóa học của một số dẫn xuất
halogen, ancol, phenol.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thao tác tiến hành thí nghiệm.
3. Thái độ
- Rèn tính thận trọng, chính xác khi tiến hành thí nghiệm với các chất
cháy, nổ, độc.


- Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm khi làm thí nghiệm.


- Giáo dục lòng yêu môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực thực hành hóa học.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Phát triển năng lực tư duy hóa học.
BTTH 1.3: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 17:
Phản ứng oxi hóa – khử (SGK HH 10 NC).
Một SV khi soạn nội dung bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử (SGK HH 10 NC)
đã xác định mục tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H3].
1. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học trên có hợp lý không>
Vì sao?
2. Để thiết kế một giờ học theo định hướng phát triển năng lực, anh (chị)
sẽ xác định mục tiêu bài dạy trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách xác định mục tiêu bài học trên chưa hợp lí vì:
- Ở mục tiêu kĩ năng: “lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi
hóa – khử dựa vào số oxi hóa” là mục tiêu về kiến thức.
- Định hướng phát triển năng lực sai: Năng lực quan sát là của phần
mục tiêu kĩ năng. Thiếu định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến
thức, giải quyết thực tiễn, năng lực tính toán hóa học.
2. Thiết kế bài dạy trên theo định hướng phát triển năng lực.
1. Kiến thức


- HS nêu được thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
- Nêu được định nghĩa mới về phản ứng oxi hóa khử.
- HS thiết lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
theo phương pháp thăng bằng electron.

- HS biết vận dụng phản ứng oxi hóa khử để giải thích các hiện tượng
trong tự nhiên.
2. Kỹ năng
- Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình hóa học.
- Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng
electron.
3. Thái độ
- Học tập tích cực và yêu thích bộ môn hóa học.
- Thấy được ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử trong sản xuất và bảo vệ
môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải thích thực tiễn.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Phát triển năng lực tính toán hóa học.
BTTH 1.4: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 42:
Luyện tập Ancol – Phenol (SGK HH11 NC).
Một SV khi soạn nội dung bài 42: Luyện tập Ancol – Phenol (SGK HH11
NC) đã xác định mục tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H4].
1. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên đã hợp lí chưa?


Vì sao?
2. Nếu là GV, anh (chị) sẽ xác định mục tiêu bài học trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách xác định mục tiêu bài học như trên chưa hợp lí vì: mục tiêu kiến
thức xác định sai, trong giáo án trên mục tiêu kiến thức là mục tiêu khi
dạy bài mới, mục tiêu kiến thức trong bài luyện tập là củng cố và mở
rộng kiến thức.

2. Nếu là GV, tôi sẽ xác định mục tiêu bài học trên như sau:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều
chế ancol và phenol.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng:
− So sánh, khái quát hóa tìm mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản để lập
bảng tổng kết từ đó biết cách nhớ có hệ thống.
− Độc lập suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã được học vào giải các bài tập.
− Tính toán hóa học.
3. Thái độ
− Rèn cho HS có thái độ tích cực, chủ động trong học tập, say mê với
môn học.
− Vận dụng kiến thức giải thích thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- NL sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- NL tính toán hóa học.
- NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn.


BTTH 1.5: BTTH rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học được xây dựng trên
tư liệu băng hình là hình ảnh là đoạn giáo án SV xác định mục tiêu bài 55:
Phenol (SGK HH 11 NC).
Một SV khi soạn nội dung bài 55: Phenol (SGK HH 11 NC) đã xác định mục
tiêu bài học như trong hình ảnh sau [H5].
1. Theo anh (chị) cách xác định mục tiêu bài học như trên đã hợp lí chưa?
Nêu ra những điểm anh (chị) thấy chưa hợp lý.
2. Nếu là GV, anh (chị) sẽ xác định mục tiêu bài học trên như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách xác định mục tiêu bài học trên chưa hợp lí vì:

- Mục tiêu kiến thức chưa rõ ràng, thiếu các động từ chỉ mục đích như nêu
được, trình bày được, giải thích được,…
- Mục tiêu kĩ năng: thiếu kĩ năng quan sát.
- Định hướng phát triển năng lực: thiếu phát triển năng lực thực hành hóa
học, năng lực tư duy hóa học.
2. Nếu là GV, tôi sẽ xác định mục tiêu bài dạy như sau:
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm, cách phân loại phenol.
- HS nêu được tính chất vật lý, công thức phân tử, công thức cấu tạo của
phenol.
- HS giải thích được các phản ứng của phenol với kim loại Natri, dung
dịch bazo, nước brom.
- HS giải thích được ảnh hưởng qua lại của các nguyển tử trong phân tử
phenol.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, khái quát hóa, kỹ năng tư duy.
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của


phenol.
- Rèn kỹ năng phân biệt và nhận biết phenol bằng phương pháp hóa học.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức tự lực, tích cực dành lấy tri thức.
- Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm với phenol, biết cách sơ cứu vết
bỏng phenol.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Phát triển năng lực tính toán hóa học.
- Phát triển năng lực thực hành hóa học.

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng tự nhiên.
II.

Bài tập tình huống rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học

BTTH 2.1: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường
(SGK HH 12 CB).
Một SV khi dạy bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường – Hóa học 12 đã sử
dụng đoạn một đoạn video để đặt vấn đề giới thiệu vào bài như trong đoạn
phim sau [2.1].
1. Theo anh (chị) cách giới thiệu vào bài như vậy có nêu bật trọng tâm
bài học hay không?
2. Nếu là anh (chị) là GV, anh (chị) sẽ vào bài như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết:
1.

Trọng tâm của bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường là những ảnh
hưởng của hóa học đến môi trường đất, nước, không khí và những biện
pháp bảo vệ môi trường.


Bạn SV trên đã sử dụng một đoạn video nói về những hậu quả của ô
nhiễm môi trường từ sự phát triển của hóa học. Việc sử dụng một loạt
các hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cùng âm thanh
và dòng chữ trên video sẽ thu hút được sự chú ý của HS ngay từ đầu
tiết học. Tuy nhiên, cách vào bài như vậy mới nêu được một nửa trọng
tâm bài học, chưa đề cập đến biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Nếu là tôi, tôi sẽ vào bài như sau:
Trái đất mà chúng ta đang sinh sống đã từng là một nơi rất đẹp và

trong lành. Nhưng ngày nay, nó đang dần bị ô nhiễm do sự phát triển
của các ngành công nghiệp nói chung và ngành hóa học nói riêng. Vì
thế, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh
duy nhất trong vũ trụ có tồn tại sự sống, cũng chính là bảo vệ bản thân
và gia đình chúng ta. Vậy hóa học đã ảnh hưởng đến môi trường như
thế nào và cách phòng chống ô nhiễm môi trường ra sao chúng ta sẽ
cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
BTTH 2.2: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit
– Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB).
Một SV đã đặt vấn đề trực tiếp khi vào bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh
đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau
[2.2].
1. Theo anh (chị) cách đặt vấn đề như vậy có định hướng đúng vào bài
hay không?
2. Cách đưa ra dẫn chứng khí Hiđrosunfua có trong xác động, thực vật
không được xử lý trong thời gian dài như trong đoạn phim có điển hình
hay không? Theo anh (chị) nên đưa ra những dẫn chứng gì khi nói về
khí Hiđrosunfua?


3. Có thể đặt vấn đề vào bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu
huỳnh trioxit (tiết 1) bằng cách khác hay không? Nêu ví dụ.
Hướng giải quyết
1. Cách đặt vấn đề như vậy đã định hướng đúng vào bài, cụ thể là đi tìm
hiểu hợp chất Hiđrosunfua.
2. Cách đưa ra dẫn chứng như vậy chưa điển hình vì trong xác động, thực
vật phân hủy còn chứa nhiều các chất khí khác gây nên mùi khó chịu.
Nên đưa ra dẫn chứng khí Hiđrosunfua có mùi trứng thối là đặc trưng
nhất.

3. Có thể đặt vấn đề vào bài này bằng cách như sau:
Ở những tiết trước, các em đã được học về hai nguyên tố đặc trưng của
nhóm VIA. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về những hợp chất của lưu
huỳnh, tính chất lí hóa, đồng thời tìm hiểu những ứng dụng và tác hại của
chúng trong đời sống.
Các em thân mến! Nếu chẳng may ở nhà chúng ta làm vỡ một quả trứng
bị ung, các em sẽ thấy có mùi khó chịu thoát ra từ quả trứng. Mùi đó chính là
là mùi của khí Hiđro Sunfua. Vậy hiđro sunfua là hợp chất gì? Nó có những
tính chất hoá học nào? Và nếu phải hít thở lâu dài khí này thì có độc hại cho
sức khỏe con người hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời qua bài
học ngày hôm nay.
BTTH 2.3: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học (SGK HH 10 CB).
Một SV đã đặt vấn đề bằng cách kể chuyện khi vào bài 7: Bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học – Hóa học 10 như trong đoạn phim sau [2.3].
1. Anh (chị) hãy cho biết các dẫn chứng trong đọan chuyện của SV đã


chính xác chưa?
2. Nếu là GV, anh (chị) sẽ sử dụng cách vào bài nào khi dạy bài này. Lấy
ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải quyết
1. Dẫn chứng trong đoạn chuyện của SV đưa ra chưa chính xác. Bảng hệ
thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay có 118 nguyên tố chứ
không phải 110 nguyên tố.
2. Nếu là GV, tôi sẽ sử dụng hình ảnh để giới thiệu vào bài như sau:
- GV: Chiếu hình ảnh bảng hệ thống tuần hoàn ban đầu của Mendeleep và
hình ảnh chân dung ông.
- GV thuyết trình: Năm 1869, Mendeleep đã tìm ra định luật tuần hoàn và

công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ở thời kì của ông chỉ có
63 nguyên tố được tìm thấy, nên ông phải để trống một số ô trong bảng và
dự đoán các tính chất của các nguyên tố trong các ô đó. Sau này các
nguyên tố đó đã được tìm thấy với các tính chất đúng với dự đoán của
ông.
- GV: Chiếu hình ảnh bảng hệ thống tuần hoàn với 118 nguyên tố được
tìm ra.
- GV Thuyết trình: Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được 118 nguyên
tố và đang trong công cuộc tìm kiếm nguyên tố thứ 119. Vậy cấu tạo của
bảng tuần hoàn ra sao? Chúng được sắp sếp theo nguyên tắc nào? Để trả
lời được những câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu bài học
ngày hôm nay.
BTTH 2.4: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 1: Thành phần nguyên tử (SGK HH
10 CB).


Một SV đã vào bài bằng cách kể chuyện khi dạy bài 1: Thành phần nguyên tử
(SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau [2.4].
1. Theo anh (chị) có nên sử dụng cách vào bài bằng phương pháp kể
chuyện khi dạy bài này hay không?
2. Anh (chị) hãy đóng vai là GV phổ thông và giới thiệu vào bài khi dạy
bài này.
Hướng dẫn giải quyết
1. Nên sử dụng cách vào bài bằng phương pháp kể chuyện khi dạy bài
này vì bài có liên quan đến các nhà khoa học lịch sử.
2. Đóng vai là GV phổ thông và giới thiệu vào bài
- GV: Ở lớp 8 chúng ta đã biết khái niệm về nguyên tử, hãy nhắc lại khái
niệm nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo thành từ những hạt nào?
- HS: Trả lời

+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, nguyên tử gồm hạt
nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện
tích âm.
+ Nguyên tử được cấu thành bởi 3 loại hạt: Proton, notron và electron
- GV: Như vậy, chúng ta đã biết sơ lược khái niệm nguyên tử là gì.
Nhưng nguyên tử có kích thước, khối lượng và thành phần như thế nào? Kích
thước, khối lượng và điện tích các hạt tạo nên nguyên tử là bao nhiêu? Bài
học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên.
BTTH 2.5: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim GV dạy bài 10: Photpho (SGK HH 11 CB).
Một SV đã sử dụng video để giới thiệu bài mới khi dạy bài 10: Photpho
(SGK HH 11 CB) như trong đoạn video sau [2.5].
1. Anh (chị) hãy cho biết cách dùng video để vào bài như vậy có nêu bật


trọng tậm của bài hay không?
2. Hãy nêu một số cách giới thiệu bài khi dạy bài 10: Photpho (SGK HH
11 CB) để thu được hiệu quả tích cực nhất. Lấy ví dụ minh họa.
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách dùng video để vào bài như vậy đã nêu bật được trọng tâm của bài
là tìm hiểu về nguyên tố photpho.
2. Một số cách giới thiệu vào bài khi dạy bài 10: Photpho
- Cách 1: Kể chuyện
Các em có tin trên thế giới này tồn tại “hòn đá triết lí” không? Cô sẽ kể
cho các em nghe một câu chuyện liên quan đến “hòn đá” thần kì này! Một
thương nhân đáng kính của thành phố Hamburg là Brand cùng các nhà giả
kim thuật đương thời tin chắc rằng trên thế giới có “hòn đá triết lí” mà có
nó thì có thể biến bất kì kim loại “xấu” nào thành vàng, thậm chí tiêu trừ
bách bệnh, cãi lão hoàn đồng. Ông Brand nghĩ rằng phương pháp chế thứ
“đá triết lí” đó rất đơn giản là chỉ đun nóng thứ vật chất trong đó có chứa

đá triết lí là được. Nhưng rủi thay, chưa một ai nhìn thấy vật chất chứa “
đá triết lí” cũng như bản thân “đá triết lí” như thế nào. Brand lánh mình
trong hầm tối và buồn thảm, đốt lò và tìm cách rút “đá triết lí” từ những gì
mà ông ta có trong tay nhưng không thành công. Một hôm, khi bóp đầu
suy nghĩ vấn đề còn có những vật gì có che dấu đá triết lí thì Brand nghĩ
đến nước tiểu! Ông ta bèn nấu bay hơi nước tiểu rồi nung khô chất rắn
còn lại. Thình lình, bình chứa đầy một thứ khối phát sáng kì lạ. Sau khi
làm lạnh bình đựng, Brand thu được một miếng chất giống như sáp; trong
bóng tối, chất này phát ra những tia màu xanh nhạt tương đối sáng, sờ vào
đó ta có cảm giác lạnh. Chất phát ra ánh sáng màu xanh đó là gì? Brand
đã tìm ra nguyên tố photpho mà Viện sĩ Phexman gọi là “nguyên tố của sự
sống và tư tưởng”. “Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về
“Photpho” qua bài học cùng tên.


- Cách 2: Vào bài bằng cách đặt câu hỏi
GV chiếu hình ảnh xương động vật và đặt vấn đề: “Đây là một nguyên
tố phi kim, thường có trong răng, xương, bắp thịt, tế bào não… của người
hay động vật. Nó còn được gọi là “nguyên tố của sự sống và tư tưởng”.
Các em có biết cô đang nhắc đến nguyên tố nào không ?” Sau khi HS trả
lời, GV đưa ra đáp án là nguyên tố Photpho.
GV dẫn dắt HS vào bài mới: Vậy Photpho có cấu tạo như thế nào? Có
tính chất ra sao? Người ra ứng dụng nó trong cuộc sống như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
BTTH 2.6: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnh
đioxxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB).
Một SV đã đặt vấn đề trực tiếp khi vào bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh
đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1) (SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau
[2.6].

1. Anh (chị) hãy nhận xét về cách đặt vấn đề giới thiệu bài mới của bạn
SV trong đoạn video trên.
2. Đóng vai một GV phổ thông, anh (chị) hãy đặt vấn đề giới thiệu vào
bài này.
Hướng dẫn giải quyết
1. Nhận xét về cách đặt vấn đề giới thiệu bài mới của bạn SV trên:
Cách vào bài của bạn SV trên chưa hợp lí. Không nên sử dụng cụm từ “Ở
nhà các em đã quá quen với mùi trứng thôi rồi đúng không?”. Có thể dùng
dẫn chứng này để nói đến khí Hidro sunfua nhưng bạn SV nên nói theo
cách khác tế nhị hơn. Bạn SV vào bài quá nhanh và ngắn gọn, không có
điểm nhấn nên chưa thu hút được sự chú ý của HS ngay từ đầu tiết học.


2. Đặt vấn đề giới thiệu bài:
Ở những tiết trước, các em đã được học về hai nguyên tố đặc trưng của nhóm
VIA. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về những hợp chất của lưu huỳnh,
tính chất lí hóa, đồng thời tìm hiểu những ứng dụng và tác hại của chúng
trong đời sống.
Các em thân mến! Nếu chẳng may ở nhà chúng ta làm vỡ một quả
trứng bị ung, các em sẽ thấy có mùi khó chịu thoát ra từ quả trứng. Mùi
đó chính là là mùi của khí Hiđro Sunfua. Vậy hiđro sunfua là hợp chất gì?
Nó có những tính chất hoá học nào? Và nếu phải hít thở lâu dài khí này thì
có độc hại cho sức khỏe con người hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm
câu trả lời qua bài học ngày hôm nay.
BTTH 2.7: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnh
đioxxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 2) (SGK HH 10 CB).
Một SV đã dùng video để đặt vấn đề khi giới thiệu vào bài 32: Hiđrosunfua –
Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 2) (SGK HH 10 CB) như trong
đoạn phim sau [2.7].

1. Theo anh (chị) đoạn video mà bạn SV sử dụng có định hướng đúng vào
trọng tâm bài học hay không?
2. Theo anh (chị) cách vào bài như trên có hợp lí không? Vì sao?
Hướng dẫn giải quyết
1. Đoạn video mà bạn SV sử dụng không định hướng đúng vào trọng tâm
bài học vì: Trong đoạn video đó có xuất hiện nhiều hợp chất như H 2SO4,
H2O, NOx, SO2 nên GV không thể dùng đoạn video này để giới thiệu vào
bài SO2 được. Nên chọn đoạn video chỉ xuất hiện chất SO 2 và SO3 để giới
thiệu vào bài như vậy sẽ nêu bật đưỡ trọng tâm bài học.


2. Cách vào bài như trên không hợp lí.
- Bạn SV chọn video chưa bám vào nội dung bài học.
- Bài này học về hai hợp chất là SO 2 và SO3 nhưng bạn SV mới chỉ giới
thiệu về SO2 chứ chưa giới thiệu về SO3.
BTTH 2.8: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 6: Saccarozo, tinh bột, xenlulozo
(tiết 2) (SGK HH 12 CB).
Một SV đã dùng hình ảnh để đặt vấn đề giới thiệu vào bài 6: Saccarozo, tinh
bột, xenlulozo (tiết 2) (SGK HH 12 CB) như trong đoạn phim sau [2.8].
1. Anh (chị) có nhận xét gì về cách vào bài của bạn SV trên?
2. Đóng vai một GV phổ thông, anh (chị) hãy nêu cách giới thiệu vào bài
khi dạy bài này.
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách vào bài như trên đã định hướng đúng trọng tâm bài học là tìm
hiểu về xenlulozo. Hình ảnh đẹp, dễ quan sát. Tuy nhiên, trong đoạn
video bạn SV chiếu 4 hình ảnh nhưng bạn mới chỉ nói về 2 hình ảnh.
Bạn nên nói hết về 4 hình ảnh khi giới thiệu về xenlulozo. Bạn nên nói
chậm lại, ngữ điệu cần nhẹ nhàng hơn.
2. Đóng vai một GV phổ thông, nêu cách giới thiệu vào bài:

Như các em đã biết, xenlulozo là một chất có nhiều trong hoa quả,
rau xanh nói riêng và trong các loại thực vật nói chung. Có thể thấy,
xenlulozo là một chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Vậy nó có cấu
tạo như thế nào, tính chất ra sao và người ta ứng dụng nó để làm gì?
Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta đi trả lời các câu hỏi trên.


BTTH 2.9: BTTH rèn kĩ năng đặt vấn đề cho bài học được xây dựng trên tư
liệu băng hình là đoạn phim SV dạy bài 40: Ancol (SGK HH 11 CB).
Một SV đã dùng video để đặt vấn đề giới thiệu vào bài 40: Ancol (SGK HH
11 CB) như trong đoạn video sau [2.9].
1. Theo anh (chị) cách vào bài như trên có định hướng đúng vào nội dung
của bài hay không? Anh (chị) có nhận xét gì về đoạn video mà bạn SV
sử dụng.
2. Anh (chị) hãy nêu một vài cách đặt vấn đề khi giới thiệu vào bài này.
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách vào bài như trên đã định hướng đúng vào nội dung của bài là tìm
hiểu về ancol. Đoạn video có hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt, thu hút
được sự chú ý của HS.
2. Một số cách giới thiệu bài ancol
- Cách 1: Vào bài trực tiếp
GV dẫn dắt: “Trong chương trình hóa học lớp 9, các em đã được biết
đến rượu etylic. Nhưng theo chương trình hiện nay chúng ta sẽ thay từ “
rượu” bằng 1 từ mới là “ancol”. Ancol etylic chỉ là một ancol tiêu biểu,
còn có nhiều loại ancol khác mà chúng ta sẽ được biết đến qua bài học
hôm nay, bài “Ancol”.
- Cách 2: Sử dụng câu hỏi
GV yêu cầu một HS trả lời câu hỏi sau: Hãy cho biết sự giống nhau và
khác nhau của 4 hợp chất hữu cơ sau đây:
CH3-CH2- CH2-OH (A)

CH3-CH(OH)-CH2-CH(OH)-CH3 (B)
CH2=CH – CH2-OH (C)
C6H5-CH2-OH (D)
Sau khi HS trả lời, GV kết luận lại: “ 4 hợp chất giống nhau đều có nhóm


–OH gắn với cacbon no (cacbon chỉ tạo liên kết đơn với nguyên tử khác),
khác nhau ở mạch cacbon và số nhóm –OH. Các hợp chất trên được gọi là
ancol. Để hiểu rõ hơn các hợp chất này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu
qua bài “Ancol”.
III.

Bài tập tình huống rèn kĩ năng lựa chọn, thiết kế và sử dụng
phương tiện dạy học

BTTH 3.1: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần 1: Ô nguyên tố - Bài 7:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (SGK HH 10 CB).
Một SV khi dạy học phần 1: Ô nguyên tố - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học (SGK HH 10 CB) đã sử dụng các phương tiện dạy học như trong
đoạn phim sau [3.1].
1. Theo anh (chị) SV đã sử dụng các phương tiện dạy học nào?
2. Anh (chị) hãy nhận xét về cách khai thác nội dung bài học từ phương
tiện dạy học mà SV sử dụng trong đoạn phim.
3. Anh (chị) hãy thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập khai thác các phương
tiện dạy học trên.
Hướng dẫn giải quyết
1. SV đã sử dụng các phương tiện dạy học sau:
- Hình ảnh ô nguyên tố Đồng (Cu)
- Hình ảnh ô nguyên tố Clo (Cl)

2. Thông qua các hình ảnh trực quan về ô nguyên tố đồng và clo, GV đã
chỉ rõ cho HS các thành phần của ô nguyên tố, việc chỉ trực tiếp các
thành phần trên hình như vậy giúp HS có cái nhìn trực quan, dễ hiểu và
nhớ lâu hơn.
3. Hệ thống câu hỏi, bài tập khai thác các phương tiện dạy học trên


Câu 1: Quan sát hình ảnh ô nguyên tố trên, hãy cho biết ô nguyên tố
trên cho ta biết những dữ kiện gì?
Câu 2: Quan sát hình ảnh ô nguyên tố Clo, cho biết số oxi hóa, độ âm
điện, cấu hình electron, số proton, số electron của Clo.
BTTH 3.2: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần 2: Sự tìm ra hạt nhân
nguyên tử - Bài 1: Thành phần nguyên tử (SGK HH 10 CB).
Một SV đã sử dụng mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử để
dạy phần 2 - Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử - Bài 1: Thành phần nguyên tử
(SGK HH 10 CB) như trong đoạn phim sau [3.2].
1. Theo anh (chị) mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử
có tác dụng dạy phần kiến thức gì?
2. Anh (chị) hãy nhận xét cách phân tích đoạn mô phỏng thí nghiệm của
giáo viên để làm sáng tỏ sự tìm ra hạt nhân nguyên tử.
3. Để học sinh tự lực rút ra kiến thức về sự tìm ra hạt nhân nguyên tử GV
nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1. Mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử có tác dụng cho
HS thấy được hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, có khối lượng
lớn và kích thước nhỏ. Nó còn có tác dụng cho HS biết được nguyên tử
có cấu tạo rỗng.
2. GV đã phân tích thí nghiệm trên thành 3 phần rõ rệt tương ứng với 3
câu hỏi lần lượt như sau:

+ Câu 1: “Đa số các hạt xuyên qua lá vàng, hiện tượng này chứng tỏ
điều gì?”. Câu hỏi này giúp HS tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng
+ Câu 2: “Có những hạt bị lệch khỏi hướng ban đầu, hiện tượng này


chứng tỏ điều gì”. Câu hỏi này giúp HS tìm ra trong nguyên tử có phần
mang điện tích dương
+ Câu 3: “Có một số hạt bị bật ngược lại phía sau, hiện tượng này
chứng tỏ điều gì?”. Câu hỏi này giúp HS tìm ra phần mang điện tích
dương ở trong nguyên tử có khối lượng nhất định.
Cách phân tích, dẫn dắt như vậy giúp HS lần lượt tìm hiểu được từng
phần kiến thức về hạt nhân nguyên tử một cách cụ thể, đầy đủ và rõ
ràng, dễ hiểu.
3. Để học sinh tự lực rút ra kiến thức về sự tìm ra hạt nhân nguyên tử GV
nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt như sau:
- Câu 1: Quan sát thí nghiệm của Rodopho và ghi ra các hiện tượng
quan sát được.
- Câu 2: Hãy giải thích vì sao đa số các hạt lại xuyên qua được lá
vàng?
- Câu 3: Hãy cho biết hạt anpha mang điện tích gì?
- Câu 4: Dựa vào điện tích của hạt anpha hãy cho biết vì sao một số hạt
bị lệch khỏi hướng đi ban đầu?
- Câu 5: Hãy giải thích vì sao một số hạt bị bật ngược trở lại phía sau?
Có phải nó đã va vào một vật gì rồi bật lại hay không?
- Câu 6: Từ các câu hỏi trên, hãy rút ra nhận xét về nguyên tử.
BTTH 3.3: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần a – sự hình thành phân tử
hidro – Bài 13: Liên kết cộng hóa trị (SGK HH 10 CB).
Một SV đã sử dụng mô phỏng sự hình thành phân tử hidro khi dạy phần a sự hình thành phân tử hidro - Bài 13: Liên kết cộng hóa trị (SGK HH 10 CB)
như trong đoạn phim sau [3.3].



1. Hãy nhận xét tính trực quan của mô phỏng mà SV sử dụng.
2. Theo anh (chị) cách sử dụng mô phỏng để hình thành kiến thức cho HS
như vậy đã hợp lý chưa?
3. Khi dạy phần này, ngoài cách sử dụng mô phỏng, anh (chị) hãy đề xuất
các phương tiện dạy học khác.
Hướng dẫn giải quyết
1. Nhận xét tính trực quan của mô phỏng
- Mô phỏng đã thể hiện rõ được sự xen phủ các obitan để hình thành
phân tử hidro.
- Mô phỏng của electron còn nhỏ, màu chưa nổi bật nên khó quan sát,
nên mô phỏng to hơn và dùng màu khác (ví dụ màu đỏ) để cho HS
thấy rõ hơn sự xen phủ.
2. Cách sử dụng mô phỏng của GV trong đoạn video chưa hợp lý.
- GV mô tả và thuyết trình quá nhiều, không có sự tương tác với HS,
dẫn đến HS sẽ bị thụ động khi lĩnh hội kiến thức.
- GV chưa xây dựng hệ thống câu hỏi kết hợp với việc sử dụng mô
phỏng để HS tự lực tìm ra kiến thức mà chỉ đơn thuần truyền thụ kiến
thức một chiều cho HS.
- Sau khi quy ước 2 dấu chấm được viết thành 1 dấu gạch ngang, GV
chưa chỉ ra dấu gạch ngang đó là liên kết đơn. Như vậy, là thiếu kiến
thức của bài.
3. Ngoài cách sử dụng mô phỏng, khi dạy bài này còn có thể sử dụng
phương tiện dạy học như sau:
- GV Chuẩn bị các tấm bìa màu hình tròn có dán sẵn băng dính 2 mặt.
2 hình tròn to màu xanh là 2 obitan s của Hidro, 2 hình tròn nhỏ màu
đỏ là 2 electron. GV sử dụng các tấm bìa hình tròn đó là miêu tả sự xen
phủ 2 obitan ngay trên bảng cho HS quan sát.



- GV có thể sử dụng video về sự xen phủ các obitan s khi hình thành
phân tử hidro.
BTTH 3.4: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần 1- Tác dụng với kim loại –
Bài 22: Clo (SGK HH 10 CB).
Một SV đã sử dụng video thí nghiệm để dạy học phần 1- Tác dụng với kim
loại – Bài 22: Clo (SGK HH 10 CB) như trong đoạn video sau [3.4].
1. Anh (chị) hãy cho biết SV đã sử dụng thí nghiệm nào để minh họa cho
phản ứng của Clo với kim loại?
2. Anh (chị) hãy phân tích cách lựa chọn và sử dụng video thí nghiệm của
SV trên.
Hướng dẫn giải quyết
1. SV đã sử dụng video thí nghiệm Natri tác dụng với khí Clo để minh
họa cho phản ứng của Clo với kim loại.
2. Phân tích cách lựa chọn và sử dụng video thí nghiệm
- Cách lựa chọn: SV đã lựa chọn thí nghiệm điển hình minh họa cho phản
ứng của Clo với kim loại. Video có chất lượng tốt, hình ảnh rõ nét, dễ
quan sát, thao tác thí nghiệm đúng.
- Cách sử dụng video thí nghiệm của SV: Vì Clo là khí độc nên việc sử
dụng video thí nghiệm của GV thay cho tiến hành thí nghiêm trên lớp là
hợp lí. Tuy nhiên, GV nên cho HS dự đoán hiện tượng trước khi tiến hành
thí nghiệm vì phản ứng này HS đã được học từ trước. GV chưa thông báo
cho HS biết Natri được bảo quản trong dầu hỏa và sử dụng Natri khi tiến
hành thí nghiệm. Sau khi tiến hành xong thí nghiệm, GV chưa lưu ý đây
là phản ứng xảy ra mãnh liệt và tỏa nhiều nhiệt..


BTTH 3.5: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần a - phản ứng oxi hóa không

hoàn toàn – Bài 40: Ancol (SGK HH 11 CB).
Một SV khi dạy phần a - phản ứng oxi hóa không hoàn toàn – Bài 40: Ancol
(SGK HH 11 CB) đã làm thí nghiệm etanol phản ứng với Đồng (II) Oxit như
trong đoạn video sau [3.5].
1. Theo anh (chị) thí nghiệm trên có tác dụng dạy kiến thức phần gì?
2. Anh (chị) hãy nhận xét cách tiến hành thí nghiệm của bạn SV trong
đoạn video trên. Từ đó anh (chị) có lưu ý gì trong khi tiến hành làm thí
nghiệm?
3. Anh (chị) hãy nhận xét cách sử dụng thí nghiệm của bạn SV trên để
giúp HS lĩnh hội kiến thức.
Hướng dẫn giải quyết
1. Thí nghiệm trên có tác dụng dạy kiến thức về phần phản ứng oxi hóa
không hoàn toàn của ancol. Cụ thể, ancol bậc 1 tạo thành andehit khi
bị oxi hóa không hoàn toàn.
2. - Nhận xét cách tiến hành thí nghiệm của bạn SV trong vieo trên:
+ GV khi tiến hành thí nghiệm chưa đeo gang tay và mặc áo thí nghiệm.
+ Trước khi tiến hành thí nghiệm GV không giới thiệu hóa chất, dụng cụ
cho HS biết.
+ GV làm thí nghiệm lúng túng, làm rơi dây đồng vào ống nghiệm dẫn
đến HS khó quan sát màu của dây đồng.
- Những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm:
+ Đọc thật kĩ cách tiến hành trước khi làm thí nghiệm, dự đoán hiện tượng
và rủi ro có thể xảy ra để có cách phòng tránh.
+ Mặc áo bảo hộ và đeo gang tay khi làm thí nghiệm.
+ Hướng ống nghiệm ra phía không có người.


+ Tiến hành thí nghiệm theo từng bước, cẩn thận để đảm bảo an toàn.
+ Nơi tiến hành thí nghiệm phải gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo mĩ quan.
3. Nhận xét cách sử dụng thí nghiệm của bạn SV trên để giúp HS lĩnh hội

kiến thức:
- Cách sử dụng thí nghiệm của bạn SV trên chưa hợp lý. GV đã tự mình
nêu các hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
HS thụ động tiếp nhận kiến thức mà không có tư duy.
- GV ít có câu hỏi phát vấn cho HS, ít có sự tương tác giữa thầy và trò nên
không kích thích được tư duy của HS.
BTTH 3.6: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần 1- Tác dụng với phi kim,
bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm (SGK HH 12 CB).
Một SV khi dạy phần 1- Tác dụng với phi kim, bài 27: Nhôm và hợp chất của
nhôm (SGK HH 12 CB) đã sử dụng video nhôm cháy trong không khí như
trong đoạn video sau [3.6].
1. Anh (chị) có nhận xét gì về cách sử dụng video thí nghiệm của SV
trên?
2. Nếu là GV, anh (chị) sẽ sử dụng đoạn video này để dạy phần 1- Tác
dụng với phi kim như thế nào?
Hướng dẫn giải quyết
1. Cách sử dụng video thí nNếu là GV, anh (chị) sẽ sử dụng đoạn video
này để dạy phần 1- Tác dụng với phi kim như tghiệm của bạn SV trên
chưa đúng. Vì bạn SV không giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến
hành.
2. Nếu là GV, tôi sẽ sử dụng đoạn video này để dạy phần 1- Tác dụng với
phi kim như sau:


- GV: Nêu các hóa chất, dụng cụ trước khi chiếu video.
- HS: Quan sát.
- GV: Chiếu video và nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- GV: Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng
- HS: Quan sát, nêu hiện tượng.

- GV: Yêu cầu HS viết phương trình.
- HS: Lên bảng viết phương trình.
- GV: Nhận xét, kết luận.
BTTH 3.7: BTTH rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được xây dựng
trên tư liệu băng hình là đoạn phim SV dạy phần a: Tính chất của dung dịch
axit sunfuric loãng, bài 33: Axit sunfuric, muối sunfat (SGK HH 10 CB).
Một SV khi dạy phần a: Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng, bài 33:
Axit sunfuric, muối sunfat (SGK HH 10 CB) đã sử dụng video thí nghiệm
axit sunfuric loãng tác dụng với sắt như trong đoạn video sau [3.7].
1. Theo anh (chị) bạn SV sử dụng phương tiện dạy học trong tình huống
trên có hợp lý không? Tại sao?
2. Theo anh (chị) khi dạy phần tính chất của dung dịch axit sunfuric
loãng có cần sử dụng phương tiện dạy học hay không?
Hướng dẫn giải quyết
1. Bạn SV sử dụng phương tiện dạy học trong tình huống trên là không
hợp lý vì: phần tính chất axit sunfuric loãng là kiến thức cũ, HS đã
được học về thí nghiệm này ở lớp 9 nên GV không cần chiếu video về
thí nghiệm này.
2. Khi dạy phần tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng không cần
dùng phương tiện dạy học vì đây là kiến thức cũ HS đã biết, chỉ cần
yêu cầu HS nêu lại các tính chất và viết phương trình minh họa.


×