Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề thi toán và tiếng việt tham khảo có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.58 KB, 14 trang )

Đề 1

I. Trắc nghiệm: (2đ)
Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng :
Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” – Thanh Tịnh thuộc thể
loại nào ?
A. Bút ký
D.Tuỳ bút

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

Câu 2. Nhà văn Nguyên Hồng quê ở đâu?
A. Ngoại ô thành phố Huế
nội

B. Ngoại thành Hà

C. Thành phố Nam Định

D. Tỉnh Hà Nam

Câu 3. Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo
nghĩ : ” Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn,
hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa
khác”. Theo em , nghĩa khác của cái đáng buồn ấy là
gì?
A. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn,
thương tâm.
B. Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát


bằng cái chết.


C. Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng
trối.
D. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà
phải tìm đến cái chết
Câu 4. Trong các từ sau, từ nào không thuộc trường
từ vựng “mắt”:
A. Cận thị
trẻo

B. Tinh anh

C. Sắc

D. Trắng

Câu 5. Từ nào sau đây thuộc từ tượng thanh:
A. Ào ào
Hì hục

B. lướt thướt

C . Cặm cụi

D.

Câu 6. Câu nào sau đây không có thán từ?
A. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

B. Không, ông giáo ạ!
C. Thế nó cho bắt à?
D. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 7: Câu nào là câu ghép trong các câu sau
đây ?
A. Sông Hồng nước đỏ ngầu phù sa.
B. Ai học hành thế nào thì người đó đạt kết quả thế
ấy.


C. Khi mùa hè đến, hoa phượng nở đỏ rực.
D. Chăm chỉ học tập là đáng khen.
Câu 8: Thế nào là thuyết minh theo cách phân loại?
A. Chia nhỏ đối tượng thành từng phần, từng phương
diện .
B. Chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng
nhóm để giới thiệu.
C. Làm cho kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ
hiểu.
D. Quy sự vật cần thuyết minh vào loại sự, vật hiện
tượng nào đó?
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (2.5 điểm)
Chép thuộc lòng 4 câu thơ cuối bài thơ ” Đập đá ở
Côn Lôn”của Phan Châu Trinh và trình bày cảm nhận
của em về 4 câu thơ đó.
Câu 2 ( 5.5 điểm)
Hãy kể về một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con vật
nuôi mà mình yêu thích.


—————————HẾT————————


ĐÁP ÁN VÀ BIẾU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN
VĂN 8
I. Trắc nghiệm: (2đ)
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 đ
Câu. 1 – C
5 – A;

;

2–B;

6–C ;

3 – D;

7–B;

4–D

8–B

II. Tự Luận
Câu 1. (2.5 điểm)II. Tự luận
* Chép thuộc lòng 4 câu thơ, không sai từ, lỗi chính
tả.
0.5 điểm
*


Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!
“Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh

* Trình bày cảm nhận về đoạn thơ cần đảm bảo các
ý sau:


-Nghệ thuật: hai câu luận tác giả sử dụng hiệu quả
các vế đối cùng những hình ảnh thơ có sức gợi hình,
gợi cảm. 5 điểm
-Nội dung :
+ Khẳng định khí phách kiên cường, tinh thần cứng
cỏi, trung kiên không sờn lòng đổi chí của người
chiến sĩ cách mạng.
0.75 điểm
+ Khẳng định con người với những công việc mang
tầm vóc lớn lao hi sinh vì Tổ quốc coi việc tù đày chỉ
là chuyện con con.
0.75 điểm
Nếu không viết đúng hình thức đoạn văn (trừ 0.5
điểm)
Câu 2. (5.5 điểm)Yêu cầu chung
+ Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố
miêu tả và biểu cảm
+Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc

thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết
+ Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn
người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm
xúc chân thành trong sáng
+ Bố cục rõ ràng
* Mở bài: 0.5 điểm


Dẫn dắt và giới thiệu được kỷ niệm đáng nhớ với con
vật nuôi mà mình yêu thích ( cần chỉ rõ con vật đó là
con gì, kỷ niệm đáng nhớ là gì) .
* Thân bài : 4.5 điểm
+ Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp
lí.
(1.5 điểm)
– Nêu được sự việc mở đầu,
– Nêu được sự việc phát triển – cao trào
– Nêu được sự việc kết thúc
Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả,
biểu cảm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ
để thể hiện một kỷ niệm đáng nhớ đối với một con
vật nuôi mà mình yêu thích trong câu chuyện.
+ Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và con
vật nuôi
(1.5 điểm)
Đó là kỉ niệm nào
Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại
thời điểm đó và bây giờ.
Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn
ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, để thể hiện tình

cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với con vật nuôi.
Nội dung câu chuyện phải sáng rõ và có ý nghĩa giáo
dục sâu sắc. (0.5 điểm)


* Kết bài: 0.5 điểm
Bộc lộ suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc về kỷ niệm mà
mình vừa kể.
Cho điểm :
* Điểm 5 – 5.5 : Đảm bảo các yêu cầu trên, nội
dung sâu sắc, lời văn hấp dẫn ,bài viết giàu cảm xúc
và chân thành, có liên hệ mở rộng khi phân tích ,
không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch
đẹp, trình bày rõ, bố cục hoàn chỉnh .
* Điểm 4 – 4.5 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu
cầu trên sai không quá hai lỗi chính tả ,dùng từ .
* Điểm 3 – 3.5 : Nắm được yêu cầu của đề bài, đảm
bảo các nội dung cơ bản ,diễn đạt trôi chảy ,sai
không quá 4 lỗi.
*Điểm 2 – 2.5 : Còn lúng túng về phương pháp làm
bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
* Điểm 1- 1.5 : Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
——————————HẾT——————————–


Đề 2

Câu 1: (1 điểm) Nêu nội dung và nghệ thuật truyện
ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Câu 2: (1,5 điểm) Chép lại 4 câu thơ đầu bài

thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà và nêu nội
dung.
Câu 3: (1,5 điểm) Phân biệt dấu ngoặc đơn và dấu
ngoặc kép? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: (1 điểm) Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng
sau:
a. Nếu … thì …
b. Tuy … nhưng …
c. Không những … mà còn …
d. … càng … càng …
Câu 5: (5 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học
tập.
———- HẾT ———ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN VĂN 8 VÀ HƯỚNG
DẪN CHẤM


Câu 1. (1 điểm)
– Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân
thực, cảm động số phận đau thương của người nông
dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng
của họ. (0,5 điểm)
– Tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người
nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà
văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí
nhân vật và cách kể chuyện. (0,5 điểm)
Câu 2. Chép đúng thơ (1 điểm)
– Học sinh chép đúng 4 câu thơ cuối bài thơ Muốn
làm thằng Cuội của Tản Đà:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán nửa rồi,

Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
– 4 câu thơ đầu bài thơ Muốn làm thằng Cuội của
Tản Đà là lời tâm sự của tác giả cảm thấy bất hoà
sâu sắc với xã hội và muốn thoát li khỏi cuộc đời
bằng mộng tưởng. (0,5 điểm)
Câu 3.
– Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích
(giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm. (0,25 điểm)


-Ví dụ: Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng của
Trung Quốc thời Đường. (0.25đ)
– Dấu ngoặc kép:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
(0.25đ)
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
hay có hàm ý mỉa mai; (0.25đ)
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, … được
dẫn. (0.25đ)
-Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Non sông Việt
Nam có trở nên vẻ vang, tươi đẹp….. (0.25đ)
Câu 4. Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Học sinh có thể đặt câu như sau:
a. Nếu trời mưa to thì ruộng đủ nước cấy.
b. Tuy nhà xa trường nhưng Lan vẫn đi học sớm.
c. Không những Hà là học sinh giỏi mà bạn ấy còn
rất khéo tay.
d. Trời càng về trưa, nắng càng to.
Câu 5. (5 điểm) có bài làm mẫu.

1. Yêu cầu chung:


– Bài văn có bố cục đủ ba phần.
– Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
2. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: Giới thiệu một đồ dùng học tập của học
sinh như bút bi, bút máy, cặp sách, … (1 điểm)
B. Thân bài:
– Nguồn gốc của đồ dùng : được thưởng, tặng, cho,
… (0,5đ)
– Xuất xứ: giới thiệu về nơi sản xuất, các công đoạn
làm ra, đến tay người tiêu dùng. (0,5đ)
– Cấu tạo:
+ Cấu tạo ngoài : hình dáng, màu sắc, kích thước,
hoa văn.(0,5đ)
+ Cấu tạo trong : hình dáng, nguyên tắc hoạt
động. (0,5đ)
– Cách sử dụng: dùng để đựng, để viết, …(0,5đ)
– Bảo quản: tránh va đập mạnh, không để ướt, giữ
gìn sạch sẽ.(0,5đ)
C. Kết bài:
– Lợi ích của đồ dùng.

(0,5đ)


– Sự gắn bó và ý nghĩa đối với bản thân.

(0,5đ)


Bài làm mẫu thuyết minh về chiếc cặp sách.
Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi
được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân
hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai
không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp
các bạn đựng đồ dụng học tập.
Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm,
nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có
nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm
rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn
được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo
để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên
tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều
kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi
có nhiều loại: cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách.
Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn
xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải
dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình
tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt.
Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi
bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ
nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là
nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để
đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh
vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là
một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò
đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái
túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu
thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo

mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai


có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là
bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng
để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một
ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp
được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.
Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng
chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu
chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến
trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng
tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ
nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi,
nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai
một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.
Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần
phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản
chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu
chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi
chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau
khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch
rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có
bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ,
nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây
kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ
nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ
phận này dễ bị hỏng.
Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ!
Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học

sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn
mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành
những người tài đức vẹn toàn, giúp ích cho đất nước
và mở ra cho mình một tương lai mới.
—————– HẾT —————–




×