Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN.CHONG HS BỎ HỌC.NEN TRIEN KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.29 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN YÊN THÀNH
==================
VAI TRÒ CỦA GVCN LỚP TRONG VIỆC
GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH Ở TTGDTX
HUYỆN
TRONG TÌNH HÌNH MỚI HIỆN NAY
***********************
Người viết : PHAN ANH CƯƠNG
Tháng 5 - 2008
1
VAI TRÒ CỦA GVCN LỚP TRONG
VIỆC GIỮ VỮNG SĨ SỐ HỌC SINH Ở TTGDTX HUYỆN
TRONG TÌNH HÌNH MỚI HIỆN NAY
* *
*
A. MỤC LỤC …………………………………………………………..Tr 2
B. NỘI DUNG :
I. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………..tr3 đến tr 12
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỤ THỂ…………………………..tr 13
1.Quan điểm và biện pháp chỉ đạo của lãnh đạo …………tr 13
2.Phương hướng, kế hoạch và biện pháp thực hiện ……..tr 14
a. Phương hướng…………………..……………………tr 14
b. Kế hoạch…………..……….. …………………………tr 14
c. Biện pháp …………………………………………….. tr 14
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN…………………………. …..tr 16
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG………………………….tr 16
a. Đầu năm học…………………………………………..tr 1 6
b. Công việc cụ thể của mỗi GVCN ……………………...tr16
2. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 12C5 (07 – 08) …..tr18
a. Những công việc chuẩn bị của GVCN ………………...tr18


b. Những nét chính về lớp 12C5 đầu năm học……………tr18
c. Triển khai công việc …………………… …….. tr 18.19.20
d. Những kết quả đáng khích lệ ………………………. Tr 21
IV. MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ………tr 19.25
1. Một số bài học kinh nghiệm ………………………..tr 25
2. Những ý kiến đề xuất ………………………………..tr 27

C. VÀI LỜI KẾT LUẬN. ………………………………………TR 27.28
2
B. NỘI DUNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Gỉữ vững sĩ số là một trong những yêu cầu cơ bản của công tác GVCN ( giáo viên
chủ nhiệm ) trong nhà trường. Nó thể hiện nhiều yếu tố quan trọng để đánh giá năng
lực của GVCN, chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục.
Đối với hệ Bổ túc văn hóa ( BTVH ) của các Trung tâm giáo dục thường xuyên
(TTGDTX) (quận) huyện thì việc giữ vững sĩ số học sinh còn là một thách thức rất
lớn. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Khi mà vấn đề ( VĐ ) bỏ học của học sinh
( h/s ) đã và đang là một trong những VĐ làm nhức nhối ngành GD nói riêng và toàn
xã hội nói chung. Khi mà ở các trường Trung học phổ thông (THPT) được hình thành
và phát triển không chỉ về số trường, số lớp, về chất lượng, lại còn lấy thêm hệ bán
công; các trường THPT dân lập ra đời và đưa sức cạnh tranh trong ngành GD phát
triển chưa từng thấy. Khi mà đời sống xã hội được nâng cao, thị hiếu và nhu cầu về
chất lượng, về bằng cấp trong XH cũng thay đổi hẳn. Tấm bằng BTTHPT xưa nay đã
kém giá thì nay càng ít được phụ huynh, h/s để ý !
Việc đầu tư cho ngành GD, sự quan tâm của lãnh đạo trong ngành cũng như của các
cấp ủy Đảng, chính quyền đối với ngành GDTX trong nhiệm vụ giảng dạy bổ túc văn
hóa ở hoàn cảnh hiện nay, khi đất nước đang phát triển nhanh chóng vào thời đại kinh
tế tri thức để hội nhập với trào lưu phát triển chung của thế giớí, đặc biệt là trong khi
chúng ta đã và đang triển khai cuộc vận động “hai không”, “bốn không” … sự quan
tâm ấy không phải lúc nào cũng đúng mức.

Tất cả đang đặt ra cho lãnh đạo và mỗi giáo viên, cán bộ công nhân viên của
TTGDTX ( quận ) huyện những thử thách mang ý nghĩa sống còn. Trong những thử
thách khắc nghiệt đó, việc giữ vững sĩ số học sinh có một vai trò đặc biệt quan trọng
đối với ngành GD – ĐT nói chung, đối với các TTGDTX cấp quận, huyện nói riêng.
Thử nhìn lại vấn đề h/s bỏ học trong mấy năm lại nay:
Có thể từ nay đến cuối năm, số HS bỏ học sẽ còn tăng thêm Theo báo cáo mới nhất (ngày 12/5) đến
thời điểm 31/3/2008, tổng số học sinh (HS) bỏ học trên toàn quốc là 147.000 trên tổng số 15.710.000
HS. Trong đó, học sinh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới trên 1/3. Một số tỉnh có tỉ lệ
HS bỏ học tiếp tục tăng
(VOV): Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Đào tạo (GD – ĐT), từ năm học 2003-2004 đến năm học
2005- 2006, bình quân cả nước có hơn 850.000 HS bỏ học, chiếm 5% số HS phổ thông. Mặc dù trong
thời gian này, ngành và các địa phương đã triển khai thêm các phòng học mới, tăng cường thiết bị,
song tỉ lệ HS bỏ học không giảm.
Cụ thể, số HS bỏ học, trong học kỳ I năm học 2007-2008 là hơn 142.000 HS và đến thời điểm
31/3/2008, tăng lên 147.000 HS bỏ học (trong tổng số HS 15.710.060 HS). Trong đó, cấp tiểu học bỏ
học là 19.217 HS; THCS là 66.205 HS và cấp THPT có số HS bỏ học cao nhất là 61.583 HS. Đặc
3
biệt, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 1/3 số lượng HS bỏ học trên cả nước. Bộ GD -
ĐT cho rằng, về tổng thể, việc HS bỏ học năm học 2007-2008 không có thay đổi gì đáng kể, nhưng
vẫn cần tìm các nguyên nhân khiến HS bỏ học để khắc phục, nhất là ở các tỉnh có số HS bỏ học năm
học 2007-2008 cao hơn đáng kể so với năm học trước.
Từ cuối học kỳ I năm học 2007 - 2008 đến 31/3/2008, số học sinh bỏ học tăng thêm là 5.000 em. Bộ
GD - ĐT dự báo rằng, năm học 2007 - 2008, việc HS bỏ học có xu hướng giảm (!) Thực tế, ở một số
địa phương, tình trạng HS bỏ học cuối năm học này đang có chiều hướng tăng. Hiện nay, tại tỉnh
Quảng Ngãi vẫn còn hơn 3000 HS bỏ học. Theo ông Trần Hữu Tháp, Phó GĐ Sở GD - ĐT Quãng
Ngãi thì, HS bỏ học chủ yếu là do học lực yếu và kinh tế khó khăn. Mặc dù trong thời gian qua,
ngành GD phối hợp với các ban, ngành tích cực vận động HS trở lại lớp nhưng vẫn chưa thể vận
động hết. Và có thể từ đây đến cuối năm, con số bỏ học sẽ tăng thêm.
Ông Lê Xuân Đồng, GĐ Sở GD-ĐT Thanh Hoá, Trưởng Cụm thi đua Bắc Trung bộ, tính đến cuối
tháng 4/2008, 6 tỉnh Bắc Bộ có 17.779 HS bỏ học, trong đó nhất là cấp THPT có 7.600 HS bỏ học,

tiếp đến là. Nghệ An và Quảng Trị. Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, con số thống kê đến 15/4 có chiều
hướng tăng lên so với cuối học kỳ 1 năm học này. (Nguồn VNnet)
* *
*
TT - Trong hai ngày 24 và 25-4, Bộ GD-ĐT đã triển khai hội nghị giao ban thực hiện cuộc vận động "hai
không" tại Tuyên Quang đối với các sở GD-ĐT thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và tại Hà Tây đối với
các sở GD-ĐT thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Vấn đề HS yếu kém và bỏ học, giải pháp khắc phục là nội dung quan trọng được đề cập tại hai hội nghị giao
ban.
15 tỉnh miền núi phía Bắc là khu vực có số HS bỏ học bằng 1/3 cả nước với gần 40.000 HS. Nguyên nhân
được các sở GD-ĐT cho biết do hoàn cảnh khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, trình độ tiếp thu của HS yếu, kém,
dẫn đến chán học, chất lượng đội ngũ giáo viên thấp... Tại đồng bằng Bắc bộ, tình trạng HS bỏ học ít hơn,
chủ yếu tập trung ở HS bậc THCS, THPT, bổ túc THPT. Trong đó, tỉ lệ HS bổ túc THPT bỏ học nhiều nhất từ
0,72-5,2%. (Nguôn VNnet)
* * *
Quảng Ngãi: còn hơn 3.000 học sinh bỏ học
TTO - Đó là thông báo của ông Trần Hữu Tháp - phó giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, với báo chí
trong buổi họp báo với các cơ quan báo chí do UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức vào sáng 25-4.08
Ngành giáo dục Quảng Ngãi đang
“bó tay” trước nạn học sinh bỏ
học hàng loạt.
4
Theo ông Tháp, dù trong thời gian qua ngành giáo dục phối hợp với các địa phương trong tỉnh tích cực vận
động học sinh trở lại lớp nhưng vẫn chưa thể vận động hết số học sinh bỏ học (học sinh bỏ học nhiều nhất
nằm ở các huyện miền núi). Nguyên nhân khiến học sinh bỏ học là do học lực yếu và kinh tế quá khó khăn.
Ông Tháp nói thêm có thể từ nay đến cuối năm con số học sinh bỏ học của tỉnh sẽ tiếp tục tăng thêm.
Xin nêu một số hình ảnh cụ thể về tình trạng h/s bỏ học ( Nguồn từ VNnet – ĐTN VN ) :
TT - Đây là phóng sự ảnh về tình trạng học sinh bỏ học ở huyện Sơn Hà và huyện Sơn Tây - hai "điểm
nóng" của tỉnh Quảng Ngãi. Sau kỳ nghỉ tết, ở hai huyện miền núi này có tới trên 2.400 học sinh không
trở lại lớp.

Nguyên nhân nghỉ học chủ yếu vẫn là đời sống khó khăn nên nhiều gia đình không muốn cho con tiếp tục đi
học.
Trong suốt một tháng qua, các thầy cô giáo ở cả huyện Sơn Hà lẫn huyện Sơn Tây đã kết hợp đoàn thể và
chính quyền địa phương băng rừng, vượt núi đi vận động các em tới trường nhưng số học sinh trở lại vẫn
không nhiều. Chỉ riêng huyện Sơn Hà đã có 400 học sinh nghỉ học hẳn, hàng trăm học sinh trở lại trường
nhưng cũng thuộc dạng "vài bữa học, vài bữa nghỉ”. Ngành giáo dục hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây đang đối
mặt với nỗi lo lớn: lớp học thưa dần.
Từ sau tết đến nay, nhiều lớp học
của huyện Sơn Tây rơi vào tình
trạng trống vắng như thế này.
Trong ảnh: Một giờ học ở lớp 7B
Trường THCS Sơn Tân (ảnh
chụp ngày 21-3)
5
Đây là những học sinh Trường tiểu học Sơn Thượng (Sơn Hà)
thường xuyên bỏ học để ở nhà giữ em cho cha mẹ (ảnh chụp ngày
21-3)
Cuộc sống khó khăn, không ít học sinh bỏ học để ở nhà phụ giúp gia
đình. Trong ảnh: Em Đinh Thị Hoa, học lớp 2B Trường tiểu học Sơn
Thượng (huyện Sơn Hà), chỉ đi học kiểu “giã gạo” (bữa học bữa
nghỉ), đang trên đường lên rẫy (ảnh chụp ngày 21-3)
Trước tình trạng học sinh bỏ học quá nhiều, giáo
viên của các trường hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây
đã phải đến tận nhà, lên tận rẫy để vận động học
sinh đến lớp. Trong ảnh: Thầy Huỳnh Văn Tín - hiệu
trưởng Trường THCS Sơn Thượng (Sơn Hà) - lên
rẫy để vận động em Đinh Thị Tư (học sinh lớp 8) trở
lại trường (ảnh chụp ngày 21-3)
6
Không chỉ học sinh tiểu học và THCS, ngay cả học sinh THPT cũng

bỏ học để mưu sinh. Trong ảnh: Em Huỳnh Công Vũ - học sinh lớp
10A5 Trường THPT Sơn Hà - cùng cha khiêng thùng suốt lên rẫy thu
hoạch lúa. Em cho biết phải vừa đi học, vừa đi làm thêm để phụ giúp
cha mẹ. Em còn nói lớp có 42 bạn nhưng 10 bạn đã bỏ học để vô
Nam kiếm sống (ảnh chụp ngày 31-3)
“Nhà nghèo nên em phải nghỉ học”, đó là lời giải
thích của em Đinh Thị Thương - học sinh lớp 3B
Trường tiểu học Di Lăng (Sơn Hà). Em Thương cho
biết đã nghỉ học hơn một tháng nay, ở nhà đi thả
bò, hái rau. Trong ảnh: Em Thương đang rửa rau tại
suối Tà Mang trong trời mưa dông tầm tã (ảnh chụp
ngày 31-3)
7
Những cố gắng của thầy cô cũng không làm lớp học đầy hơn. Trong
ảnh: Lớp 7A Trường THCS Sơn Bao (Sơn Hà) vẫn... trống vắng, lớp
này sĩ số 37 học sinh nhưng đã có tới 16 học sinh bỏ học (ảnh chụp
ngày 31-3)
Phóng sự ảnh của MINH THU ( Nguồn VN net )
* * *
Thứ Tư, 14/05/2008, 08:33 (GMT+7) Bộ GD- ĐT báo cáo số liệu mới nhất:
Hơn 147.000 học sinh bỏ học
TT (Hà Nội) - Sau khi yêu cầu các địa phương rà soát và cập nhật số liệu HS bỏ học, Bộ GD-ĐT đã
chính thức thông báo số liệu mới nhất về HS bỏ học năm học 2007-2008. Theo đó, số HS phổ thông bỏ
học là 147.005/tổng số 15.710.060 HS, chiếm 0,94%.
Trong số này có hơn 1/3 HS bỏ học thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bậc tiểu học có 19.217 HS bỏ
học/6.863.205 HS, chiếm 0,28%. Bậc THCS có 66.205 HS bỏ học/5.794.235 HS, chiếm 1,14%. Bậc THPT có
61.583 HS bỏ học/3.052.620 HS, chiếm 2,02%. Theo số liệu này, số HS bỏ học tăng ở tất cả các cấp so với
số liệu cung cấp trong cuộc họp báo của Bộ GD-ĐT ngày 10-3-2008.
Cụ thể, bậc tiểu học tăng 6.304 HS bỏ học, bậc THCS tăng trên 7.000 HS, bậc THPT tăng 14.437 HS. So với
thời điểm thống kê trước, một phần HS bỏ học phát sinh, nhưng một phần do các địa phương báo cáo số liệu

chưa chính xác.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT với đại biểu Quốc hội ngành giáo dục, có mười nguyên nhân dẫn đến tình trạng
HS bỏ học. Trong đó đáng chú ý có những nguyên nhân liên quan đến chương trình học còn nặng, phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá chưa phù hợp với một số đối tượng HS khó cải thiện đang tiếp tục tác động
đến người học. ( Vĩnh Hà – Nguôn VNnet )
* * *
8
- Sau cuộc họp báo ngày 12/3, Bộ GD-ĐT vừa tiếp tục có thêm một công bố mới về thống kê
chi tiết số học sinh bỏ học theo từng nguyên nhân của cấp tiểu học. Có 4 nguyên nhân để HS tiểu học
bỏ học được Bộ đưa ra là: do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiên tai, học lực quá yếu và các nguyên
nhân khác. Bản thống kê này được xem là một sự nỗ lực rất lớn của Bộ GD- ĐT trong việc nhìn thẳng vào thực trạng
HS bỏ học, tuy nỗ lực này mới chỉ thực hiện được ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, thống kê tình hình HS chỉ ở riêng bậc tiểu
học bỏ học mà cũng đã xuất hiện 3 điều “kỳ lạ”. Học kỳ I năm học 2007- 2008 bậc học này có tất cả 12.966 học
sinh bỏ học, chiếm 0,2% tổng số HS tiểu học. Trong đó, số HS bỏ học do hoàn cảnh kinh tế khó khăn là 2466
HS, 70 HS bỏ học do thiên tai, 724 HS bỏ học do học lực quá yếu và 1748 HS bỏ học do các nguyên nhân
khác. 21/64 tỉnh thành không tìm được nguyên nhân HS bỏ học
* * *
• SOS: Tình trạng học sinh bỏ học ở ĐBSCL
• 114.000HS bỏ học: Chưa thể đánh giá xấu đi hay tốt hơn!
• Bỏ học hàng loạt không hẳn vì khó khăn
• Hơn 110.000 HS bỏ học, địa phương đề xuất phạt tiền
• Học sinh ở Bạc Liêu bỏ học vượt ngưỡng báo động
• Thực hiện "hai không", nhiều HS bỏ học
• Gần 11.000 HS lưu ban, bỏ học do...ngành GD chống tiêu cực!
• Quảng Bình: HS bỏ học vì...không được lên lớp?
• Lâm Đồng:Học sinh tiếp tục bỏ học vì... cà phê được giá
• Học sinh ồ ạt bỏ học vì... học không nổi
• Phú Yên: Hơn 1.600 HS bỏ học
• Hơn 4.200 học sinh ở Kiên Giang bỏ học
( )

Thực hiện "hai không", nhiều HS bỏ học
(VietNamNet) - Cuộc vận động "hai không" với nội dung: chống "ngồi nhầm lớp" đã "cho" nhiều HS phải ở lại
lớp. Tỷ lệ lưu ban cao, đồng nghĩa với việc nhiều HS bỏ học do không chịu học lại, do hoàn cảnh gia đình.
Miền núi: Không cho lên lớp - bỏ học
Năm học 2007 - 2008, số HS bỏ học của Nghệ An là 1,7% với gần 11.000 em. Trong đó, hệ THPT có gần 4.000 HS,
THCS hơn 4.000 HS, Tiểu học có 568 HS và hệ bổ túc văn hoá có khoảng 1.700 HS không đến lớp.
So với mọi năm, tỷ lệ HS bỏ học gấp 1,5 lần. Theo Phạm Huy Đức, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An, lý do bỏ học,
cũng như những năm trước, chủ yếu là HS lưu ban. Đối tượng bỏ học phần nhiều là HS nữ, chủ yếu là người H’Mông,
chỉ học hết tiểu học là dừng, ở nhà lao động và lấy chồng.
Tỷ lệ bỏ học nhiều hơn gấp rưỡi năm ngoái là do năm nay thực hiện cuộc vận động "hai không", trong đó, có nội dung
không để HS "ngồi nhầm lớp". Giải thích lý do, ông Đức cho biết thêm "ngành giáo dục Nghệ An không bất ngờ với kết
quả này".
Bảo Anh ( )
Tính đến tháng 12/2007, tổng số HS cấp THCS bỏ học trên cả nước là 63.729 - chiếm tỉ lệ 1,1% so
với tổng HS của bậc học này; tổng số HS cấp THPT bỏ học là 50.309 (tỉ lệ 1,66%).
Cấp THCS, Trà Vinh là địa phương có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất: 10,75% (5.450 HS); tiếp theo là An
Giang: 7,8% (8.803 HS); Kiên Giang: 5,02% (5.077 HS); Tây Ninh: 4,1% (2.604 HS).
Một số tỉnh, tỷ lệ HS bỏ học tương đương tỷ lệ bình quân chung cả nước nhưng có số lượng HS bỏ
học lớn: Nghệ An 1,56% (4.547 HS); Đăk Lăk: 3.274 HS (2,04%); Thanh Hóa: 1,06% (2.975 HS);
Hà Giang 1.219 HS (2,42%)...
9
Cấp THPT, An Giang là địa phương có tỉ lệ HS bỏ học cao nhất: 19,31% (8.600 HS); tiếp theo là
Tuyên Quang 11,07% (3.409 HS); Đăk Lăk 9,29% (7.398 HS); Trà Vinh: 7,93% (2.034), Vĩnh Long
5,97% (2.176 HS)... (Nguồn: Bộ GD-ĐT)
* * *
Sở GD-ĐT Nghệ An : Những ngày đầu tháng 4, điện thoại phòng Văn thư "nóng" hơn bởi liên tục nhận tin
báo HS bỏ học từ cơ sở.
Phó Chánh Văn phòng sở Đào Công Lợi cho hay, số HS bỏ học sau ngày 25/9/2007 là hơn 10.700 HS; trong đó, có hơn
1.000 HS bổ túc còn lại hơn 9.000 HS phổ thông.
Và số HS bỏ học được cập nhật liên tục hàng tháng. Những tháng cuối năm học này HS bỏ học ít hơn, nhưng thời điểm

bỏ học nhiều nhất là hè. Do vậy, năm học này số HS bỏ học ở Nghệ An chắc chắn sẽ nhiều hơn năm học trước -
Nguyên Chánh Văn phòng sở dự báo.
HS bỏ học tăng so với năm học trước có nhiều lý do: địa hình đi lại giữa khu dân cư và điểm trường hiểm trở, phức tạp.
Số HS người dân tộc chiếm ngày càng đông, trong đó, một bộ phận HS nữ người Mông lâu nay chỉ học hết tiểu học rồi
bỏ học...
* * *
Quỳ Châu là một trong 5 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đường dẫn từ ngã ba Yên Lý (cách TP.Vinh 50
km) vào Quỳ Châu gần 100 km, mất khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe ô tô khách. Cả huyện có 11 xã. Tổng số trường học các
cấp có 40 trường, chủ yếu là các trường mầm non, tiểu học và THCS. Riêng cấp 3 (THPT) cả huyện có 1 trường.
Trưởng phòng GD huyện Quỳ Châu Võ Thị Lộc khẳng định, tương lai huyện cũng không mở thêm trường
THPT. Lý do vì HS không chịu đi học!?
Bà dẫn dụ, năm học 2006-2007 số HS tốt nghiệp lớp 9 của huyện dao động từ 1.000 - 1.200 HS, nhưng số vào học
THPT chỉ chiếm 50% (khoảng 600 - 700 HS). Còn lại một số ít vào Trung tâm GD thường xuyên. Một số đi học nghề và
một số đi lao động kiếm tiền.
Ông Cao Thanh Lương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - trường cấp 3 duy nhất của huyện bộc bạch, số
HS vào lớp 10 năm học 2007-2008 giảm 1 lớp so với năm học trước nhưng còn muốn giảm nữa vì chất lượng đầu vào
thấp quá. Hai năm gần đây, số HS bỏ học từ 75-80 HS, tăng gần gấp đôi so với trước. Trung bình mỗi khối 10,11,12 bỏ
20 em. Số HS bỏ học chủ yếu do học yếu.
* * *
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, số lượng HS bỏ học năm 2007
tăng gấp 1,5 lần là hệ quả từ cuộc vận động "2 không" với "siết chặt" dạy - học và
đánh giá. Một nguyên nhân thường niên khác: do hoàn cảnh gia đình khó khăn,
thiên tai, học lực yếu.
Trường THPT Đô Lương 3,
Nghệ An. Tiết học cuối của lớp
ôn tập thi lại tốt nghiệp THPT
chỉ còn lại 4 HS. Ảnh: Bảo
Anh
10
Đến cuối tháng 2/2008, tỷ lệ HS bỏ học của bậc THPT ở Lâm Đồng tăng gần 2%. Con số hơn 1.700 HS bỏ học (chiếm

3,6%) so với cả nước không nhiều, nhưng là đột biến đối với giáo dục Lâm Đồng - ông Huỳnh Quang Long, Chánh VP
Sở GD-ĐT cho biết.
Theo ông Long, HS bỏ học chủ yếu tập trung ở các trường ngoài công lập, bán công, tư thục và các vùng kinh tế khó
khăn. Nguyên nhân trực tiếp là do HS học yếu, không theo kịp chương trình lớp 10. Đặc biệt, HS vùng sâu, vùng xa đầu
vào lớp 10 chỉ qua xét tuyển, không thi tuyển nên chất lượng kém.
Một đối tượng khác: HS là lao động chính trong gia đình. Hiện nay, giá cà phê hiện đang lên, gia đình buộc các em ở
nhà tham gia lao động. "Thậm chí, dịp này, nhiều gia đình có kinh tế phát triển cũng cho con em nghỉ học", ông Long nói.
An Giang có tỷ lệ HS bỏ học cao ở cả 2 cấp học. Từ tháng 5/2006, UBND tỉnh có chỉ thị về việc tăng cường huy động
HS đến trường, lớp và hạn chế tình trạng HS bỏ học. Tỷ lệ này đã giảm so với trước đây. Nhưng do các biện pháp thực
hiện chưa quyết liệt, nên tỷ lệ bỏ học vẫn ở mức cao.)
Tại Nghệ An, đầu năm học, có 10.700 HS bỏ học. Đến cuối học kỳ I, ngành đã vận động được hơn 3.500 HS ra lớp.
Ông Đào Công Lợi, Phó Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, số HS bỏ học chủ yếu thuộc khu vực miền núi.
Hơn 500 HS tiểu học không đến lớp tập trung nhiều ở Kỳ Sơn, theo bố mẹ sang Lào. HS cấp THCS, THPT thì ở nhà
giúp gia đình hoặc bỏ đi làm ăn xa.
Giám đốc Sở GD -ĐT Nghệ An, Lê Văn Ngọ: "Trong phát triển giáo dục ở Nghệ An, đối
với vùng khó luôn có những chính sách ưu tiên tối đa. Cụ thể, ở các vùng cao không có
hệ thống trường lớp ngoài công lập. Những GV lên đó đều là những GV biên chế. Lương
của GV vùng cao hoàn toàn nhận từ ngân sách Nhà nước. GV vẫn từ một "lò" đào tạo
nhưng lên vùng cao, họ không phát huy được hết những khả năng, tiềm lực của người
GV có để thể hiện trong giảng dạy hàng ngày vì: trường lớp thiếu cơ sở vật chất; điều kiện
sống thiếu thốn, không có những tiếp thu cập nhật những kiến thức mới về khoa học trong
ngành..." ( * )
* * *
- Những thông tin về tình hình HS bỏ học "vênh" so với thực tế đã trở thành nội dung "nóng"
tại buổi giao ban Bộ GD-ĐT sáng 9/4. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, đang yêu cầu địa phương báo cáo
HS bỏ học đến từng trường. Sẽ biên soạn tài liệu "Học để làm gì?" để tuyên truyền đến phụ huynh HS.
Ai báo cáo sai phải chịu trách nhiệm
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: "Bộ không có bệnh thành tích. Từ trước
đến nay, cũng không phê bình các địa phương năm vừa rồi thi không tốt mà phải xem lại đúng thực tế".
Số HS bỏ học trong học kỳ 1 trên cả nước được Bộ GD-ĐT công bố là hơn 110.000. Trên các phương tiện

thông tin đại chúng thời gian gần đây có phản ánh về con số đó khác xa so với thực tế. Thậm chí, có những
địa phương, số HS bỏ học "vênh" đến hàng chục lần so với báo cáo.
Một giờ học phụ đạo của cô và trò Trường THCS
Trung Chải, Sapa, Lào Cai. Ảnh: Bảo Anh
11

×