Bốn đề xuất cho Bộ Giáo dục và Đào tạo
HS ở vùng sâu vùng xa vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi. Trong ảnh: HS trường Tiểu học Võ
Thị Sáu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bên dàn máy vi tính mới do Quỹ học bổng “Đèn
Đom đóm” của Công ty Dutch Lady Việt Nam tài trợ - Ảnh: H.Y.
Tuần trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức họp báo định kỳ tháng 3-2008. Tại
đây, các quan chức của ngành đã phải công khai thừa nhận rằng có tới gần 119.000 học
sinh (HS) trên cả nước đã bỏ học sau học kỳ I năm nay.
Trước sự thật phũ phàng đó, Bộ GD-ĐT đã có phản ứng gì? Trước hết, họ phân tích năm
nhóm nguyên nhân HS bỏ học (song lại không nêu được nguyên nhân quan trọng nhất), sau
đó nêu “cách làm mới” là “dạy học linh hoạt” và “chốt” lại vấn đề bằng quyết tâm “tập
trung giải quyết các điểm nóng”.
Điều đáng buồn là một lần nữa, Bộ GD-ĐT đã không dám đối mặt trực diện với những đòi
hỏi, thách thức của công luận và vẫn cứ điềm nhiên đi theo vết xe đổ.
Giáo dục phổ thông đã quá kém hiệu quả
Có thể nói giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay, Bộ GD-ĐT đã vận dụng đủ “chiêu” để cải
tiến chương trình đào tạo mà như nhiều người đánh giá, cải tiến thành “cải lùi”. Với tham
vọng cung cấp cho thế hệ trẻ một hành trang tri thức thật đầy đủ để họ vững bước vào đời,
các chương trình, giáo án, sách giáo khoa được biên soạn công phu, tốn biết bao tiền của
và công sức của các học giả (và của các bậc phụ huynh) xem ra đã bị phá sản từ lâu.
Từ lớp 1 đến lớp 12, con em của chúng ta vừa bị “hành hạ” về mặt thể xác đến nỗi còi cọc
bởi những chiếc cặp nặng hàng năm, bảy ký, vừa bị nhồi nhét quá sức chịu đựng về kiến
thức. Biết bao ý kiến đã khẳng định khoảng một phần ba, thậm chí một nửa số kiến thức
mà các thầy cô nhồi nhét cho HS là vô bổ! Thành thử, nói chung HS sau khi tốt nghiệp
trung học cơ sở thì “chẳng biết gì”, còn HS đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì “phần lớn
chữ đã trả cho thầy”, cho nên những em không may mắn được học đại học, cao đẳng hoặc
trung cấp, phải bước vào cuộc sống lao động để phụ giúp gia đình thì đến đâu cũng bị chê
là vô dụng…
Ngay từ đầu cấp trung học cơ sở, các em đã bị thầy cô nhồi nhét quá nhiều kiến thức khoa
học không phù hợp với nhận thức của thanh thiếu niên, với trình độ của lứa tuổi nên các
em bắt buộc phải học vẹt, mà đã học vẹt thì nhất định “học trước quên sau”, nhất định
“chữ thầy trả cho thầy”. Một điều hết sức rõ ràng là rất nhiều HS không thể tự trình bày
chính xác, đúng ngữ pháp tiếng Việt một vấn đề đơn giản trong khuôn khổ một trang giấy,
nhưng ở trường, các em thường xuyên phải phân tích, bình giảng những tác phẩm rất khó
của các nhà văn nổi tiếng từ thế kỷ trước, chẳng hạn Truyện Kiều, thơ Tú Xương, Nguyễn
Khuyến, Huy Cận, Chế Lan Viên… để rồi chẳng bao lâu sau quên hết cả, lẫn lộn lung tung
nhà văn này với nhà thơ khác, anh hùng này với vị vua khác.
Chương trình dạy đầy tham vọng của Bộ GD-ĐT đã vô hình buộc HS không thích học, học
chỉ là cách đối phó với thầy cô, đến trường không còn là niềm vui, mà là sự bắt buộc.
Chương trình ấy đã cho ra lò những lứa HS tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung
học đầy “khuyết tật”. Nguyên do là không nắm vững những kiến thức cơ bản nhất, cần
thiết nhất đối với lứa tuổi, mà bị quá nhiều kiến thức cao quá tầm làm rối trí, các em dễ
dàng mắc phải những sai lầm rất thiển cận trong cuộc sống, phải trả giá bằng sự hiểu biết
hỗn độn mớ kiến thức dày đặc mà các thầy cô đã nhồi nhét cho.
Ngoài việc bản thân nhiều thầy cô chưa hiểu thấu đáo được điều mình cần dạy, lại có cả
trường hợp một số thầy cô vì say mê với cái hay, cái đẹp của khoa học đã vô tình làm thui
chột học trò mình. Xin đơn cử một thí dụ: Khi học về cơ học (chương trình lớp 10), ở một
trường, thầy cô đã soạn cuốn sách bao gồm những bài toán cơ học khá phức tạp để rèn học
sinh, buộc HS phải tốn hàng giờ để làm cho được những bài toán mà thực chất thì sinh
viên năm thứ hai của trường đại học kỹ thuật chưa chắc đã giải nổi!
Đại học cũng quá nhiều bất cập
Cái sự học ở cấp phổ thông sơ sơ là thế, còn ở đại học thì càng nhiêu khê. Thời nay, cái
xấu trong cơ chế thị trường đã tác động khá tiêu cực vào các trường đại học, khiến nhiều
thầy cô không còn giữ được chuẩn mực của chính những “người lái đò” nữa. Sinh viên
ráng thi xong một môn học rồi cũng “chữ thầy trả thầy”, bởi đơn giản là cách dạy của các
thầy cô vẫn lấy “nhồi nhét” làm chính, sinh viên vẫn phải học để đối phó, vì vậy, chuyện
xin điểm, mua điểm, sao chép kiến thức của người khác là khá phổ biến. Đến khi tốt
nghiệp, ra trường họ không còn được bao nhiêu kiến thức cần có của một cử nhân hay kỹ
sư, do đó thường bị các doanh nghiệp chê hoặc phải đào tạo lại.
Nếu ở một số trường đại học khối kinh tế - tài chính - ngân hàng, các thầy cô “tung hết
lực” để viết sách bán cho trò (cũng là một cách tăng thu nhập) khiến trò rối tinh vì có khi
một môn học của một bộ môn mà có hai, ba giáo trình khác nhau. Sinh viên nào lỡ mua
trước sách do thầy A viết mà khi học lại được nghe thầy B giảng thì “khôn hồn” phải tìm
mua thêm cuốn sách nữa của thầy B! Ngược lại, ở đôi ba trường khối đại học kỹ thuật,
chẳng thấy thầy cô viết giáo trình, trò cứ phải vào thư viện tìm những cuốn giáo trình đã
được xuất bản từ… 30 năm trước (hoặc sách cũ tái bản) để học.
Xin Bộ trưởng hãy chủ động nhận lấy phần việc của chính mình!
Trở lại chuyện đại sự là cải cách giáo dục, đến nay, Bộ GD-ĐT vẫn lo “tập trung giải quyết
các điểm nóng” thì rõ ràng, họ vẫn đang “xây nhà từ nóc”. Đã tưởng từ khi bộ này có bộ
trưởng mới thì phải có những tiến bộ thấy được, nhưng cái mới xem ra chỉ là “nói không
với…” hoặc “ba không” rất đúng nghĩa hô hào! Có ý kiến mạnh miệng cho rằng cổ hủ, trì
trệ, quan liêu, chậm tiến nhất ở Việt Nam chính là Bộ GD-ĐT! Kết luận đó có phần hơi
quá, nhưng phải chăng, với sự tình như hiện nay, Bộ GD-ĐT đang cần, rất đang cần một
cuộc cải cách lớn?
Cần quay lại đối diện với thực tế. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang rất cần lao
động trẻ có tri thức, được đào tạo nghề để cung cấp cho hàng trăm nhà máy liên tục được
khánh thành, song con số 119 ngàn HS ở nông thôn bỏ học đã nêu (năm học 2002-2003
còn lên tới hơn 550 ngàn) thì thử hỏi chúng ta đã tốn kém biết bao nhiêu tiền của đầu tư
cho GD-ĐT mà mỗi năm, ngần ấy con người trẻ bị thất nghiệp, cho dù nhà máy, xí nghiệp
mới đã, đang và sẽ tiếp tục lên ngay trên quê hương họ! Có phải nếu tính đúng, tính đủ thì
hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng đã bị ngành GD-ĐT vứt xuống sông, xuống biển?
Theo như chính những người hoạt động trong ngành, Bộ đã chi nhiều khoản phi lý nhưng
không hề mang lại hiệu quả. Đã vậy mới đây lại còn bị phát giác là để không ít “các cây
đại thụ ăn dầm nằm dề”, đến tuổi về hưu không chịu nghỉ, cố giữ lấy cái ghế để làm trì trệ
quá trình đổi mới của ngành. Sự bất cập, khập khiễng trong chương trình GD-ĐT đã quá rõ
ràng, nhưng tại sao Bộ GD-ĐT vẫn còn phải “xem xét xem có như dư luận đề cập không”
như đã nêu trong cuộc họp báo ngày 12-3? Hơn bao giờ hết, Bộ trưởng GD-ĐT phải trực
tiếp và kiên quyết bắt tay vào công việc cải cách một cách triệt để, không nên chờ đợi,
cũng không thể làm từng bước theo kiểu cũ hoặc vận dụng “dạy học linh hoạt” được.
Xin nêu vài đề xuất thiết thực nhất với Bộ trưởng:
1. Đặt rõ mục tiêu giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, đặt trọng tâm vào giáo dục
trung học nhằm đảo bảo đúng và đủ yêu cầu về nền chuẩn kiến thức cho HS cả nước (căn
cứ vào mặt bằng chung chứ không phải là dựa vào số ít HS tại thành thị), giảm mạnh
những phần kiến thức cao siêu, tăng cường cung cấp những kiến thức khoa học phổ thông
để thực sự nâng cao kỹ năng sống và chuẩn bị hành trang tri thức phù hợp cho HS tốt
nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông, giúp họ dễ dàng chuyển sang học tập thêm
hai năm ở trường trung cấp kỹ thuật (đối với HS đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở không có
điều kiện học tiếp) và hai năm ở trường cao đẳng (đối với HS đã tốt nghiệp trung học phổ
thông).
2. Coi trọng truyền đạt kiến thức bằng việc minh họa thực tế. Không lấy những khó khăn
về điều kiện thí nghiệm mà đổ cho việc “dạy chay, học chay”. Hiện nay, chúng ta thừa khả
năng cung cấp cho các trường phổ thông đủ số bộ tivi - đầu đĩa cần thiết và vượt qua trở
ngại về điều kiện thí nghiệm thực tế bằng theo dõi phim truyền hình (một nghe không bằng
mười thấy!). Như vậy, nên chăng có một cơ quan của Bộ GD-ĐT chuyên lo sản xuất các
chương trình truyền hình cho các môn học (nguồn cung cấp thể loại phim này rất nhiều, rất
đa dạng và dễ hiểu, vấn đề chỉ là lựa chọn từng đoạn phim thích hợp để phối hợp thành
những bộ phim phù hợp với nội dung giảng dạy)?
3. Song song với việc củng cố chương trình giáo dục phổ thông, đặt ra mục tiêu mỗi huyện
có ít nhất ba trường trung học dạy nghề, hai trường cao đẳng để chuẩn bị tiếp nhận đào tạo
nghề cho các HS đã tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ưu tiên ngay việc
tăng cường đào tạo các thầy cô đủ trình độ giảng dạy tại các trường trung học dạy nghề và
cao đẳng, đồng thời có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với thầy cô ở các trường này.
4. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đại học (do đây là vấn đề lớn và tương đối phức
tạp, xin được trình bày nhiều hơn vào dịp thích hợp).
Theo PHAN LÊ
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Bỏ học!
11-03-2008 00:20:01 GMT +7
Sở dĩ triều đại nhà Lý đưa đất nước đến thời cực thịnh bởi: Chọn nhân tài cho đất nước không thể
theo: “Thân-huân” tức bà con, dòng họ và những người có công mà phải những người có học, Văn
Miếu Quốc Tử Giám ra đời. Bảng nhãn Lê Quý Đôn nói: “Phi trí bất hưng”. Các vị nhân sĩ hàng đầu
của đất nước trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục: “Dân trí - dân khí - hậu dân sinh”. Một trong
những ham muốn tột bậc của Bác Hồ: “Dân được học hành”.
Tiếp thu kế thừa quan điểm của cha ông, Đảng ta đề ra: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Và giáo dục
thành nỗi lo chung của xã hội. Dù đất nước chưa thoát ra khỏi nhóm nghèo trên thế giới dân ta vẫn dành
20% và xu hướng ngày càng tăng ngân sách cho giáo dục hằng năm. Thế mà: “Giáo dục giờ đây với
những nỗi lo: Đau đầu vì bỏ học. Từ năm học 2007, 2008 đã có 114.000 học sinh (HS) trên cả nước bỏ
học. Đây là hiện tượng bất thường? Bất thường bởi: Một dân tộc có truyền thống hiếu học, bởi đất nước
trên con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa, bởi sau một năm gia nhập WTO, bởi năm 2007 kinh tế đất
nước tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Nguyên nhân đầu tiên là : “Đói” có HS ăn thịt chuột, có HS
ăn nhầm rau độc chết, có gia đình nhắn với nhà trường: rét trâu, bò chết nên nghỉ học... Nỗi lo nhân lực,
nhân lực chất lượng cao. Báo NLĐ từng báo động “Muốn phát triển kinh tế phải lo trước nguồn lao động”.
Vậy mà Dung Quất đã thiếu nhân lực trầm trọng, 100.000 lao động cho Qatar, Tập đoàn Intel, Tập đoàn
Nidec... làm cho người đứng đầu Chính phủ lo lắng... (Báo NLĐ, 6-3-2008). Làm sao mở một trong hai “nút
thắt” của nền kinh tế 2008. Từ nay đến 2020, dân tộc có hai sứ mệnh: Đến 2010 thoát khỏi nước nghèo,
đến 2020 là nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa nhưng giải bài toán nhân lực sao đây. Riêng ngành du
lịch, mỗi năm cần 19.000 lao động qua đào tạo. Ngành công nghiệp không khói này có 1,03 triệu người làm
việc mà trong đó chỉ có 3,11% có bằng ĐH đúng nghề...
Liệu đây có trở thành vấn đề tâm huyết thiết thực của ngành giáo dục, của các doanh nghiệp sử dụng sản
phẩm của ngành giáo dục. Hay ngành giáo dục chỉ chăm bẳm “tăng học phí, dạy nghề để xóa đói giảm
nghèo, lo 20.000 tiến sĩ mà “lơ” chuyện HS bỏ học, thiếu nguồn nhân lực trầm trọng!
Có ý kiến cho rằng: “Việt Nam có nhiều điều kỳ lạ: Trong đó các doanh nghiệp sử dụng lao động lại đứng
ngoài hệ thống đào tạo, đóng vai trò là người tuyển chọn, là khán giả, là người bình luận, chê lao động,
phải tốn công đào tạo lại... Ấy vậy mà họ đâu mặn mà tài trợ cho GD-ĐT nhưng rất hào hứng tài trợ thi hoa
hậu, người mẫu, ca nhạc, bóng đá. Quốc sách hàng đầu là của toàn dân nhưng trước hết các cơ quan
công quyền, ngành GD-ĐT, các doanh nghiệp phải nhảy vào... Bác dạy: “Dù hoàn cảnh nào cũng phải thi
đua dạy tốt, học tốt...”.
Quốc Khánh
GIÁO DỤC
Ngăn chặn học sinh bỏ họ - Lực bất tòng tâm?
Thứ hai, 03/03/2008, 01:55 (GMT+7)
Mỗi năm, TPHCM có hàng ngàn học sinh (HS) bỏ học. Nửa đường đứt gánh việc học đã đặt ra nhiều trăn
trở. Nhưng điều quan trọng hơn là việc kéo các em trở lại với trường học gặp vô vàn khó khăn và có nhiều
trường hợp bất lực…
Khó khăn đường đến trường
Cha bỏ nhà đi biền biệt mấy tháng nay, mẹ đau ốm thường xuyên, N.T.T., lớp 10A9 Trường THPT Nguyễn
An Ninh trở thành trụ cột chính của gia đình. Ngoài giờ học, em phải phụ bán cà phê, bán trà sữa. Khủng
hoảng và mệt mỏi, kết thúc học kỳ 1, T. quyết định nghỉ học. Đoàn trường đến nhà vận động T. trở lại
trường, nâng mức học bổng hỗ trợ trước đó từ 50.000 đồng/tháng lên 400.000 đồng/tháng. N.T.T. đến lớp
được vài bữa lại nghỉ tiếp.
Đầu tháng 1 – 2008, nhiều thầy cô ngỡ ngàng khi em nghỉ một hơi 2 tuần lễ. Dù có thêm học bổng của Quận
đoàn 10 cấp 500.000 đồng/tháng (tổng cộng một tháng em có 900.000 đồng tiền học bổng), nhưng mẹ em
vẫn băn khoăn vì khi em đi học, ai sẽ lo cho người em kế? Vậy là để vận động cô học trò trở lại lớp, Đoàn
trường phải “bao cấp” luôn cả chi phí điện, nước cho nhà T.
Trên đây chỉ là một trong số ít trường hợp thành công trong việc giành giật lại học trò trước cuộc sống mưu
sinh. Số HS nghỉ học từ đầu năm đến nay ở Trường THPT Nguyễn An Ninh có 30 HS, con số chưa bằng
cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng đã làm nhà trường nóng ruột. Tương tự, ở Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ
có 57 HS, THPT Hàn Thuyên: 24 HS, THPT Ngô Gia Tự: 27 HS… Đây chưa phải là những con số cuối cùng
vì càng gần cuối học kỳ 2, tỷ lệ HS nghỉ học sẽ càng tăng.
Theo lãnh đạo các trường, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS nghỉ, bỏ học: kinh tế gia đình khó
khăn; cha mẹ đổ vỡ, con cái không được quan tâm; HS có học lực trung bình – yếu không nắm vững kiến
thức cơ bản. HS không thích đi học, trốn học nhiều lần dẫn đến mất căn bản trầm trọng. “Hầu hết HS nghỉ
học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trường có mở lớp phụ đạo miễn phí cho những HS yếu kém nên số HS
nghỉ vì lý do này rất ít”, ôâng Lê Minh Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn An Ninh khẳng định.
Ngăn chặn bỏ học ra sao?
Nhiều năm nay, TP đã có chính sách miễn học phí và cơ sở vật chất cho HS nghèo, khó khăn. Thực tế là có
những em nghèo nhập cư không thuộc đối tượng hưởng chính sách xã hội của nhà nước. Dù nhà trường
cũng linh động giải quyết, nhưng nhiều khi PHHS cũng nhất quyết cho con em nghỉ học không chỉ vì đời
sống kinh tế khó khăn mà còn do nhận thức chưa đầy đủ của PHHS về tầm quan trọng của việc học.
“Thấy HS nghỉ vài ngày không đến trường, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) báo về cho gia đình. PHHS không
phản hồi, GVCN phải đến nhà. Nếu may mắn, GV gặp được PHHS, thuyết phục PHHS cho con đến trường.
Nhưng đôi khi, HS chuyển chỗ khác, “tìm em như thể tìm chim”, hàng xóm cũng không hay biết.
“Trường không đặt ra chỉ tiêu không có HS bỏ học thành chỉ tiêu thi đua, nếu đặt nặng sẽ rơi vào bệnh thành
tích”, nhiều hiệu trưởng cho biết. Để hạn chế HS bỏ học, giải pháp trước mắt là GV cần dành thời gian nắm
hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập của HS, dự báo những HS có nguy cơ bỏ học cao để có sự giúp đỡ
các em kịp thời.
Chính quyền cần hỗ trợ nhà trường trong việc lập lại trật tự quanh khu vực trường học để không ảnh hưởng
đến việc dạy và học. Về lâu dài cần đẩy mạnh việc phân luồng HS ở bậc THCS một cách hiệu quả. Bởi hiện
nay, trước “lý luận” của PHHS “không thực sao vực được đạo”, nhà trường cũng phải “chào thua” những
trường hợp vào đời sớm để giúp đỡ gia đình.
Theo thống kê của Sở GD–ĐT TPHCM, hiệu suất đào tạo bậc THPT trong 3 năm
(2005, 2006 và 2007) đạt 74,59%. Như vậy, sau 3 năm học, có hơn 12.000 HS nghỉ
học, trong đó lớp 12 có hơn 900 HS. Những quận, huyện có hiệu suất đào tạo thấp
hơn bình quân của TP gồm: quận 2 (62,11%), quận 4 (70,49%), quận 8 (63,12%), quận
9 (63,65%), Củ Chi (55,81%), Bình Chánh (57,61%), Nhà Bè (56,82%). Hiệu suất đào
tạo bậc THCS (2004 – 2007) là 86,42%, trong đó chỉ riêng lớp 9 trong năm học 2006 –
2007 nghỉ hơn 2.500 HS, cao hơn cùng kỳ năm trước (năm học 2005 – 2006 chỉ có
2.398 HS).
DOANH DOANH
Cuộc vận động “hai không” trong ngành giáo dục
Chưa có giải pháp đối với học sinh bỏ học
Bộ GD-ĐT cho biết, tại hội nghị giao ban lần thứ 2 cuộc vận động “hai không” năm học 2007-
2008, hầu hết các địa phương đều kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có sự quan tâm đặc biệt và giải
pháp đối với hiện tượng học sinh bỏ học: ở các tỉnh ĐBSCL, số học sinh bỏ học đến nay đã lên
tới trên 40.000 em, các tỉnh miền Trung có khoảng 18.000 học sinh... Học sinh bỏ học do nhiều
nguyên nhân nhưng nổi lên chính là do làm nghiêm nội dung cuộc vận động “nói không với ngồi
nhầm lớp” nên số học sinh thực sự yếu kém phải lưu ban, chán học rồi bỏ học.
Các địa phương đang cố gắng để vận động học sinh trở lại trường học tập nhưng đây là vấn đề
gay gắt hiện nay, cần có sự chỉ đạo thống nhất của bộ, có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn.
Đồng thời, cần có chính sách động viên, tạo nguồn kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên phụ đạo,
kèm cặp số học sinh yếu kém để các em theo kịp chương trình bởi trên thực tế, nhiều địa
phương đang lúng túng trong việc triển khai hoạt động này.
Đ. LAN
Con cái chúng ta giỏi bỏ học thật!
02/04/2008
Trong cái nạn bỏ học hàng loạt của lũ trẻ vừa qua, người lớnđã dày công truy tìm
nguyên nhân sâu xa lẫn sâu gần, nguyên nhân thì quá khứ kiểu “trước đây ngồi
nhầm lớp” đến nguyên nhân thì tương lai như “mai đây học phí sẽ tăng”.
Rồi các nguyên nhân “vĩ mô”kiểu “tại kinh tế lạm
phát” đến loại vi mô như “thiếu nhân lực... chăn trâu trong nhà” cũng được liệt kê.
Tất nhiên người ta không quên lôi trách nhiệm của trời đất vào đây cho đủ tụ. Giá
như không có “rét đậm, rét hại” thì sự thể đã khác hẳn rồi! Gom vậy kể cũng tốt
thôi, giốngnhư truy tố tội phạm vậy, càng tìm được nhiều chứng cớ càng dễ qui
kết. Hơn nữa nhiều “chứng cớ ”trong vụ này hơi yếu nên gom càng nhiều càng
dễ tâm phục khẩu phục bọn trẻ. Nếu chưa phục thì chúng cũng... để bụng, không
dám hỏi ngược (tối kỵ nhất những câu đạiloại “Tại sao chúng con lại ngồi nhầm
lớp”?).
Rất may là con cái của ta được cái “thuần”, chỉ dám khua môi trên blog chứ ít “đối
mặt” với cha anh. Do vậy, chúng kệ cha anh qui kết sao thì tùy (mà không tùy
cũng không được). Do đó, tới nay hình như người ta đã tìm ra được 113.999
nguyên nhân, chỉ kém con số bỏ lớp có 1 mà thôi. Điều đó nghĩa là có chừng ấy
kiểu bỏ học.Vậy thì ta có quyền khẳng định một cách hơi tự hào rằng: Con cái
chúng ta giỏi... bỏ học thật! Ôi, giá như bọn trẻ kiên định trong việc bám ghế như
người lớn, thì ta có được niềm tự hào trọn vẹn rồi.
Trong khi nhiều người trong lũ ta đã quá tuổi hưu hàng chục năm vẫn giỏi tham
quyền cố vị, thì đám cháu con lại dễ dàng bỏ lớp rời trường. Tuy nhiên, trong cái
xui cũng có cái rủi, đúng dịp này thanh tra đã bêu gương sáng của cánbộ bám trụ
giỏi trong ngành giáo dục và y tế, để bọn trẻ có cơ hội ganh đua về sau. Nhưng
hiện thời cha anh chúng vẫn khề khà vuốt râu phán rằng:
- Hừ, con cái chúng ta giỏi... bỏ học thật!
LINH XUÂN - Tuổi Trẻ Cười
Con cái chúng ta giỏi bỏ học thật!
02/04/2008
Trong cái nạn bỏ học hàng loạt của lũ trẻ vừa qua, người lớnđã dày công truy tìm
nguyên nhân sâu xa lẫn sâu gần, nguyên nhân thì quá khứ kiểu “trước đây ngồi
nhầm lớp” đến nguyên nhân thì tương lai như “mai đây học phí sẽ tăng”.
Rồi các nguyên nhân “vĩ mô”kiểu “tại kinh tế lạm
phát” đến loại vi mô như “thiếu nhân lực... chăn trâu trong nhà” cũng được liệt kê.
Tất nhiên người ta không quên lôi trách nhiệm của trời đất vào đây cho đủ tụ. Giá
như không có “rét đậm, rét hại” thì sự thể đã khác hẳn rồi! Gom vậy kể cũng tốt
thôi, giốngnhư truy tố tội phạm vậy, càng tìm được nhiều chứng cớ càng dễ qui
kết. Hơn nữa nhiều “chứng cớ ”trong vụ này hơi yếu nên gom càng nhiều càng
dễ tâm phục khẩu phục bọn trẻ. Nếu chưa phục thì chúng cũng... để bụng, không
dám hỏi ngược (tối kỵ nhất những câu đạiloại “Tại sao chúng con lại ngồi nhầm
lớp”?).
Rất may là con cái của ta được cái “thuần”, chỉ dám khua môi trên blog chứ ít “đối
mặt” với cha anh. Do vậy, chúng kệ cha anh qui kết sao thì tùy (mà không tùy
cũng không được). Do đó, tới nay hình như người ta đã tìm ra được 113.999
nguyên nhân, chỉ kém con số bỏ lớp có 1 mà thôi. Điều đó nghĩa là có chừng ấy
kiểu bỏ học.Vậy thì ta có quyền khẳng định một cách hơi tự hào rằng: Con cái
chúng ta giỏi... bỏ học thật! Ôi, giá như bọn trẻ kiên định trong việc bám ghế như
người lớn, thì ta có được niềm tự hào trọn vẹn rồi.
Trong khi nhiều người trong lũ ta đã quá tuổi hưu hàng chục năm vẫn giỏi tham
quyền cố vị, thì đám cháu con lại dễ dàng bỏ lớp rời trường. Tuy nhiên, trong cái
xui cũng có cái rủi, đúng dịp này thanh tra đã bêu gương sáng của cánbộ bám trụ
giỏi trong ngành giáo dục và y tế, để bọn trẻ có cơ hội ganh đua về sau. Nhưng
hiện thời cha anh chúng vẫn khề khà vuốt râu phán rằng:
- Hừ, con cái chúng ta giỏi... bỏ học thật!
LINH XUÂN - Tuổi Trẻ Cười
Về hiện tượng nhiều học sinh bỏ học:
Chương trình nặng là một trong những
nguyên nhân
Thứ sáu, 21/03/2008
Nhằm kêu gọi đưa ra những biện pháp khả thi đối với tình trạng học sinh
bỏ học, ngày 18.3 Bộ GDĐT tổ chức cuộc họp với sự tham gia của nhiều tổ
chức, ban ngành.
Nhận xét về thực trạng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN cho
rằng xã hội nhìn nhận tình trạng học sinh bỏ học như một cơn bão lớn. Một trong những
biện pháp được PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đưa ra là thông qua hơn 6 triệu hội viên của Hội
Khuyến học VN để vận động học sinh trở lại trường. Những trường hợp khả năng kém
không thể học được, cần xây dựng những chương trình văn hoá hoặc học nghề phù hợp, có
thể đưa vào hơn 8.000 trung tâm học tập cộng đồng để có thể học tập theo khả năng của
mình.
Còn bà Dương Thị Xuân, Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPNVN nêu ý kiến Bộ GDĐT cần
phân tích những nguyên nhân để tìm giải pháp phù hợp đến từng HS bỏ học. Bà Xuân cho
rằng, để có một giải pháp hữu hiệu thì riêng ngành giáo dục không thể đảm đương nổi. Hội
LHPNVN đã từng có biện pháp tín chấp để các gia đình vận động con em tới trường. Theo
đó, hội đã thí điểm trên 72 xã, đã đưa được 700 học sinh quay lại trường. Về phía mình,
ngoài việc sẽ phát động phong trào "Giúp bạn tới trường" để quyên góp quần áo, dụng cụ,
sách vở học tập cho HS nghèo khó, đại diện T.Ư Đoàn còn đề nghị thành lập Quỹ Vì trẻ
em nghèo, quyên góp từ các doanh nghiệp, cá nhân để có thể giúp trẻ em nghèo đến
trường.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng đã thừa nhận thực tế một chương trình,