Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.17 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHẢM

BÙI ĐỨC HIỂN

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 62.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
PGS.

HÀ NỘI, 2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN THỊ MƠ

Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN

Phản biện 3: PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại: Học
viện khoa học xã hội

Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một là, xuất phát từ thực trạng môi trường không khí.
Hai là, từ thực trạng các quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí.
Ba là, từ xu thế hội nhập quốc tế và khu vực đặt ra nhu cầu hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.
Bốn là, xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm ô
nhiễm môi trường không khí bằng thông qua pháp luật;
Năm là, tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chưa có một công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp
đến pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Do vậy, tác giả lựa chọn chủ đề
“Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận, pháp lý và thực tiễn về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ở Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật

về kiểm soát ô nhiễm không khí, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm
quyền được sống trong môi trường trong lành.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Phân tích nhận thức lý luận cơ bản về kiểm soát ô nhiễm không khí,
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, như: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò;
mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, chủ thể kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, đối tượng kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí, công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nội dung kiểm soát ô
nhiệm môi trường không khí; tiêu chí của điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm mô trường không khí;
- Phân tích các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không
khí ở Việt Nam và chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế đó;
- Phân tích thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay;

1


- Đề xuất các kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát
ô nhiễm không khí ở Việt Nam trong điều kiện mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án chủ yếu là các quy định
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí được ghi nhận trong Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan. Bên cạnh đó
luận án cũng nghiên cứu các quan điểm, học thuyết khoa học, một số quy định
pháp lý quốc tế và nước ngoài về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
- Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, tập trung nghiên cứu những vấn đề lý

luận, pháp lý và thực tiễn xoanh quanh pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí. Không gian nghiên cứu của đề tài luận án là Việt Nam và thời gian
nghiên cứu ở thời điểm hiện nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phát triển với môi trường, bảo vệ môi
trường; quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi trường, phát
triển bền vững, về vai trò của pháp luật trong bảo đảm quyền được sống trong
môi trường trong lành ở Việt Nam cũng như vai trò của khoa học kỹ thuật trong
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Các phương pháp được sử dụng trong luận án là: phương pháp phân tích
– tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp, diễn dịch,… Đồng
thời luận án còn dựa vào những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các
báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Môi trường và các địa
phương cũng như những thông tin trên mạng Internet,...
5. Đóng góp và những điểm mới của luận án
- Đưa ra các khái niệm, đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở
nội hàm của kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm môi trường không khí. Làm sáng
tỏ nguồn gốc của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; phân biệt
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí với quản lý môi trường không khí, bảo
vệ môi trường không khí;
- Xây dựng các cơ sở lý luận nhằm xác định rõ mục đích kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, chủ thể kiểm soát, cách thức, công cụ kiểm soát,
nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí,…;
- Xác định nguyên tắc, nội dung điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí;
- Đưa các tiêu chí điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí;


2


- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
- Xây dựng luận cứ và đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hướng tới xây dựng
Luật Không khí sạch ở Việt Nam;
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo tốt các cơ quan lập
pháp, lập quy trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ môi trường nói chung, đặc biệt là sự ra đời của Luật Không khí sạch ở
Việt Nam; cho việc nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đào tạo cao học, đại
học, cao đẳng chuyên ngành luật. Luận án cũng có giá trị tham khảo đối với các
cơ quan thực tiễn trong quá trình thực thi, giải quyết các vấn đề liên quan đến
bảo vệ môi trường không khí.
7. Cơ cấu của luận án
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí
Chương 2. Những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường không khí và pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Chương 3. Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ở Việt Nam hiện nay
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM

SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các tài liệu, sách, báo, bài viết của các
học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu này, nghiên cứu
sinh tổng quan tình hình nghiên cứu theo các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, kiểm
soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường, pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường.

3


Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí.
Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa
Thứ năm, tổng quan các công trình nghiên cứu dưới các giác độ khác
nhau về các giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, đã chỉ ra những thành tựu trong các công trình nghiên cứu mà
luận án kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được
giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu;
Thứ hai, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án dựa
trên lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí lấy phòng ngừa là
chính, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát
triển bền vững và nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền được
sống trong môi trường trong lành;

Thứ ba, đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đưa ra các các giả thuyết
nghiên cứu để giải quyết được hiệu quả các câu hỏi nghiên cứu.
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án
Kết luận Chƣơng 1
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu về ô
nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô
nhiễm môi trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Qua đó chỉ ra
cách hiểu khác nhau về ô nhiễm môi trường không khí, dưới giác độ liệt kê,
dưới giác độ y học và dưới giác độ pháp lý.Dưới giác độ pháp lý, các nghiên
cứu chỉ ra: ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đều khẳng định những ảnh
hưởng xấu của ô nhiễm môi trường đến con người và sinh vật. Hai là, các công
trình nghiên cứu đưa ra cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung
của kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu thập, quản lý và công bố các thông tin
về môi trường, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm;
ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường; quản lý chất thải; xử lý, khắc
phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm,...

4


Thứ hai, tổng quan các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí. Đã khảo cứu các công trình nghiên cứu ở
Việt Nam về xuất xứ của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí từ năm 1960 đến nay. Từ đó chỉ ra thuật ngữ kiểm
soát ô nhiễm môi trường mới được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật
Bảo vệ Môi trường năm 2005. Do vậy, trong đề tài luận án này tác giả sẽ
nghiên cứu và lý giải sâu hơn về sự ra đời và phát triển cũng như ghi nhận trong

pháp luật Việt Nam về thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó,
Chương này cũng tổng quan các công trình nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm
của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở các giác độ khác nhau từ giác độ
pháp lý, cho đến giác độ liệt kê,... Qua đó cho thấy mặc dù các công trình
nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí, chỉ ra đặc điểm của ô nhiễm môi trường không khí như: không khí không
thể phân chia, khó xác định quyền sở hữu; giá trị môi trường không khí không
biểu hiện ngay trước mắt, đặc biệt là lợi ích kinh tế; kiểm soát ô nhiễm không
khí cần dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến,… Mặc dù vậy, các nghiên cứu khi
đưa ra các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí chưa thể hiện
đầy đủ nội hàm của từ kiểm soát ô nhiễm,…
Thứ ba, tổng quan các công trình nghiên cứu thực trạng các quy định
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí. Qua đó, một là, chỉ ra pháp luật hiện hành của Việt Nam đang thiếu
quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí trong lĩnh vực nông nghiệp, một số
quy chuẩn đã lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời
đưa ra kiến giải hoàn thiện pháp luật về vấn đề này; hai là, chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ
nguồn thải cũng như chưa đánh giá được rõ ràng những thành công, hạn chế
của các quy định pháp luật về vấn đề này; ba là, đã có một số công trình nghiên
cứu về đánh giá tác động môi trường, tuy không trực tiếp nghiên cứu chuyên
sâu pháp luật về đánh giá tác động môi trường không khí, nhưng cũng có đề cập
đến hiện trạng các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường chỉ ra
những bất cập trong quy định về hội đồng thẩm định, về tổ chức dịch vụ thẩm
định, về ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đầu tư,...; bốn là, về
trách nhiệm của nhà nước trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí,các
công trình nghiên cứu đã chỉ ra trách nhiệm của nhà nước trong thành lập hội
đồng thẩm định, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường không khí,
xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, quan trắc hiện trạng, thông
tin tình hình môi trường không khí trong đó khẳng định đề cao quản lý nhà

nước bằng công cụ kinh tế và nhấn mạnh việc tiếp cận thông tin môi trường sẽ

5


góp phần đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường không bị
ô nhiễm, xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí,... Không chỉ vậy
một số nghiên cứu cũng đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về môi trường nói
chung, trong đó có kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là chưa hiệu quả,
chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Năm là, về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi làm ô nhiễm môi
trường không khí. Các các công trình nghiên cứu đã chỉ ra các trách nhiệm pháp
lý có thể áp dụng với cá nhân là trách nhiệm hành chính, hình sự, dân sự và
trách nhiệm kỷ luật. Lý giải phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hành vi làm ô nhiễm môi trường và trách nhiệm hành chính của cá nhân, pháp
nhân. Nhiều kiến nghị tăng xử phạt hành chính đối với cá nhân, pháp nhân có
hành vi làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đối với pháp nhân ngoài trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự ra một số công trình nghiên cứu đề nghị
pháp nhân khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường có thể phải chịu cả trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên, cũng có công trình phản bác lại việc đề nghị hình sự
hóa đối với pháp nhân có hành vi làm ô nhiễm môi trường do mâu thuẫn với lý
luận của luật hình sự về yếu tố lỗi.
Thứ tư, tổng quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí tầm xa. Các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước này đã tiếp cận kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí dưới giác
độ kinh tế, kỹ thuật,… trong đó đã phân tích các vấn đề từ khái niệm đến kỹ
thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, phân tích về cơ chế tài chính và
cơ chế linh hoạt trong ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo nguyên tắc
của luật môi trường quốc tế đó là bảo đảm quyền được sống trong môi trường
trong lành,…

Thứ năm, đã chỉ ra những thành tựu trong các công trình nghiên cứu mà
luận án kế thừa và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được
giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu;
Thứ sáu, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án dựa
trên lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí lấy phòng ngừa là
chính, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm phát
triển bền vững và nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền được
sống trong môi trường trong lành;
Thứ bảy, đặt ra một loạt các câu hỏi nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; đưa ra các lý thuyết
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu để giải quyết được hiệu quả các câu
hỏi nghiên cứu.

6


CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. Lý luận về môi trƣờng không khí và ô nhiễm môi trƣờng không khí
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí
2.1.1.1. Khái niệm môi trường không khí
Trên cơ sở các quan điểm khác nhau về môi trường không khí. Chúng
tôi kế thừa quan điểm cho rằng, môi trường không khí là hỗn hợp các chất khí
bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của trái đất, như nitơ
(78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một số lượng nhỏ agon (0,9%), dioxit
cacbon (dao động khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác có tác
động qua lại đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
2.1.1.2. Đặc điểm và tầm quan trọng của môi trường không khí

Thứ nhất, môi trường không khí mang tính khuếch tán, lan truyền
nhanh.
Thứ hai, môi trường không khí không thể phân chia được ranh giới.
Thứ ba, tính không xác định chủ sở hữu của môi trường không khí.
Thứ tư, tính khó xác định giá trị của môi trường không khí.
Thứ năm, sự tác động của môi trường không khí đến sức khỏe, tính mạng
con người thường chậm nên khó xác định được chính xác thiệt hại.
Thứ sáu, thành phần lý hóa cấu thành môi trường không khí khác so với
môi trường đất, môi trường nước.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại ô nhiễm môi trường không khí
2.1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự biến đổi của thành phần môi
trường không khí không phù hợp/vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường không
khí gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
2.1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm môi trường không khí
2.1.2.3. Phân loại ô nhiễm môi trường không khí
2.1.3. Nhu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng lớn đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Từ đó đặt ra nhu cầu
cần phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam.
2.2. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng và kiểm soát ô nhiễm môi
trƣờng không khí
2.2.1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí

7


Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng thể các hoạt động phòng ngừa, dự
báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện, những tác động đến môi trường,
hiện trạng môi trường, sự biến đổi của môi trường so với quy chuẩn môi

trường; ngăn chặn; xử lý các tác động tiêu cực đến môi trường của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải nhằm đảm bảo
cho môi trường được trong lành, sạch đẹp.
Từ cách hiểu về kiểm soát, kiểm soát ô nhiễm môi trường, chúng tôi cho
rằng, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là hoạt động của cơ quan nhà
nước, chủ thể có thẩm quyền, các chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong
phòng ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến
môi trường không khí, hiện trạng môi trường không khí; sự biến đổi của môi
trường không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn,
khắc phục ô nhiễm, cải tạo phục hồi hiện trạng môi trường không khí; xử lý các
hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí nhằm đảm bảo cho môi trường
không khí được trong lành, sạch đẹp. Cũng phải khẳng định thêm rằng về lý
thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ
nguồn thải và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm nhấn
mạnh trách nhiệm của các chủ thể này trong kiểm soát ô nhiễm môi trường và
khi họ vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp lý. Điều này không loại trừ
quyền của các chủ thể khác trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
2.2.2. Đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Thứ nhất, phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn.
Thứ hai, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải có sự liên kết,
hợp tác giữa các địa phương, các vùng và giữa các quốc gia ở các cấp độ song
phương, khu vực và toàn cầu.
Thứ ba, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần khẳng định rõ trách
nhiệm hàng đầu của nhà nước và các chủ nguồn thải.
Thứ tư, nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị về mặt sức khỏe, sinh tồn của môi
trường không khí và tác động mang tính lâu dài của ô nhiễm môi trường không
khí đến con người và sinh vật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Ô
nhiễm môi trường không khí thường tác động đến sức khỏe, tính mạng của con
người động thực vật, tuy nhiên nó không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay mà
ngấm dần.

Thứ năm, tính chủ quan, bị động trong kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí.
Thứ sáu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí.

8


2.2.3. Phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí với bảo vệ
môi trường không khí
2.3. Lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí bằng pháp luật
Để kiểm soát ô nhiễm môi trường, có nhiều công cụ có thể được sử dụng
trong quá trình này. Tuy nhiên, công cụ pháp lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bởi:
Thứ nhất, cả lý thuyết và thực tiễn cho thấy việc sử dụng đơn lẻ các công
cụ kinh tế, công cụ tuyên truyền giáo dục,… nếu không kết hợp với công cụ
pháp luật sẽ không mang lại hiệu quả triệt để trong quá trình kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí.
Thứ hai, công cụ pháp lý sẽ quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Khi các chủ thể không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng quy định pháp luật thì sẽ phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lý. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi, các chủ thể vi phạm
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí có thể phải chịu trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm
kỷ luật;
Thứ ba, để thực hiện có hiệu quả các công cụ kinh tế, khoa học công
nghệ, hay tuyên truyền giáo dục vào kiểm soát ô nhiễm thì những công cụ này
cũng phải được luật hóa. Bên cạnh đó muốn kết hợp đồng bộ và sử dụng hiệu
quả các công cụ kinh tế, công cụ tuyên truyền giáo dục,… thì các công cụ này
cũng phải được quy định vào trong các văn bản pháp luật.

2.3.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí
2.3.1.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Theo chúng tôi, Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí là
tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
nhằm điều chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức, cá
nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo; theo dõi,
kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi trường không khí, hiện
trạng môi trường không khí, sự biến đổi của môi trường không khí so với quy
chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn; xử lý ô nhiễm môi trường
không khí, đảm bảo cho môi trường không khí được trong lành, sạch đẹp.
2.3.1.2. Vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí
2.3.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí
- Nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.

9


- Nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững
- Nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường không khí.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách
nhiệm pháp lý.
- Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn
- Nguyên tắcđiều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí theo hướng tác động tới chi phí và lợi ích để các chủ thể tự nguyện lựa
chọn tuân thủ pháp luật.
- Nguyên tắc hợp tác quốc tế và khu vực trong bảo vệ môt trường.
2.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường

không khí
Thứ nhất, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần xác
định được nội hàm của thuật ngữ kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
Thứ hai, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải
xác định và quy định rõ các chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí là cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, các tổ chức,
cá nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác;
Thứ ba, về đối tượng bị kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đó
chính là hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các chủ nguồn thải, như: cá
nhân, tổ chức, hộ gia đình cũng như hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong kiểm soát ô nhiễm;
Thứ tư, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần xác
định rõ chu trình, trình tự, thủ tục, công cụ, phương tiện kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí. Đó là các quy định về phòng ngừa, dự báo, thanh tra, kiểm
tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
không khí và xử lý ô nhiễm môi trường không khí;
Thứ năm, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm trường không khí cần xác định
được rõ mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nhằm phòng
ngừa ô nhiễm môi trường không khí, bảo đảm môi trường được trong lành.
Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí sẽ tập trung vào các nội dung sau: Pháp luật về quy chuẩn kỹ
thuật môi trường không khí và tiêu chuẩn môi trường không khí; Pháp luật về
phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí; dự báo những tác động đến môi
trường không khí và sự biến đổi của môi trường không khí;Pháp luật về thanh
tra, kiểm tra, phát hiện ô nhiễm môi trường không khí;Pháp luật về ngăn chặn
ô nhiễm môi trường;Pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường không khí;
2.3.4. Yêu cầu đối với điều chỉnh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí

10



- Một là, tính dự báo, cảnh báo.
- Tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh.
- Tính nhanh chóng, kịp thời.
- Tính cộng đồng trách nhiệm.
- Tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
2.4. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng không khí trong các công
ƣớc quốc tế
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 với chủ đề: “Những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường
không khí và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí”, tác giả
luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, đã phân tích các quan điểm và đưa ra cách hiểu về môi trường,
môi trường không khí, đặc điểm của môi trường không khí. Đồng thời chỉ ra
các đặc điểm của môi trường không khí, như: các yếu tố cấu thành môi trường
không khí khác so với thành phần môi trường khác; môi trường không khí
mang tính khuếch tán, lan truyền nhanh; môi trường không khí không thể phân
chia được ranh giới; tính không xác định chủ sở hữu cụ thể của môi trường
không khí; tính khó xác định giá trị của môi trường không khí; tính khó xác
định chính xác thiệt hại của môi trường không khí;
Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và phân loại ô
nhiễm môi trường không khí, chỉ ra đặc trưng của ô nhiễm môi trường không
khí trên cơ sở so sánh với ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Tác giả
cũng chỉ ra ô nhiễm môi trường không khí có đặc điểm, như: phạm vi của ô
nhiễm môi trường không khí thường rộng; ô nhiễm môi trường không khí mang
tính xuyên biên giới; ô nhiễm môi trường không khí không chỉ ảnh hưởng đến
một cá nhân, tổ chức cụ thể mà thường ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người;
ô nhiễm môi trường không khí thường tác động đến sức khỏe, tính mạng của
con người động, thực vật, tuy nhiên nó không thể hiện ở mức độ cấp tính ngay

mà ngấm dần; ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường
không khí tầm thấp gần bề mặt trái đất mà còn dẫn đến ô nhiễm môi trường
không khí tầm xa;
Thứ ba, khái quát tác động, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí
đến sức khỏe, tính mạng, đời sống, sản xuất của con người và hệ sinh thái ở
Việt Nam. Từ đó chỉ ra nhu cầu điều chỉnh ô nhiễm môi trường không khí bằng
pháp luật.
Thứ tư, trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ kiểm soát và đặc thù của ô
nhiễm môi trường không khí. Tác giả cho rằng, kiểm soát ô nhiễm môi trường

11


không khí là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền, tổ
chức, cá nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng ngừa, dự báo;
theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi trường không
khí, hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi của môi trường không khí so
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm,
cải tạo phục hồi hiện trạng môi trường không khí; xử lý các hành vi làm ô
nhiễm môi trường không khí nhằm đảm bảo cho môi trường không khí được
trong lành, sạch đẹp. Hơn nữa, trên cơ sở đặc thù của ô nhiễm môi trường
không khí, tác giả cũng chỉ ra các đặc điểm của kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí, như: phải kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn; kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí cần phải có sự liên kết, hợp tác giữa các địa
phương, các vùng và giữa các quốc gia ở các cấp độ song phương, khu vực và
toàn cầu; khẳng định trách nhiệm hàng đầu của nhà nước và các chủ nguồn thải
trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị về
mặt sức khỏe, sinh tồn của môi trường không khí đối với con người trong kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí; tính chủ quan, bị động trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí; phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường với với

bảo vệ môi trường không khí;
Thứ năm, phân tích và làm sáng tỏ khái niệm pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí. Theo đó tác giả cho rằng: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các cơ quan quản lí
nhà nước, các tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải và các chủ thể khác trong phòng
ngừa, dự báo; theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những tác động đến môi
trường không khí, hiện trạng môi trường không khí, sự biến đổi của môi trường
không khí so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí; ngăn chặn; xử lý ô
nhiễm môi trường không khí, đảm bảo cho môi trường không khí được trong
lành, sạch đẹp.
Thứ sáu, chỉ ra việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí cần phải dựa trên các nguyên tắc, như: nguyên tắc
bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành; nguyên tắc bảo đảm
phát triển bền vững; Nguyên tắc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường
không khí; nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tại nguồn;
nguyên tắc tác động tới chi phí và lợi ích theo hướng để các chủ nguồn thải tự
nguyện lựa chọn tuân thủ pháp luật; nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường
không khí phải chịu trách nhiệm pháp lý; nguyên tắc hợp tác quốc tế và khu vực
trong bảo vệ môt trường không khí. Phác họa nội dung của pháp luật về kiểm

12


soát ô nhiễm môi trường không khí và đưa ra các tiêu chí điều chỉnh pháp luật
về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như: tính dự báo, cảnh báo, tính
phòng ngừa được rủi ro phát sinh, tính nhanh chóng, kịp thời, tính cộng đồng
trách nhiệm, tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Thứ bảy, chương này cũng phân tích nội dung điều chỉnh pháp luật trong

một số các công ước khu vực và quốc tế liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí và yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam, như: Công ước Geneva
về ô nhiễm không khí xuyên biên giới có tầm xa, Thụy Sĩ 1979; Công ước
khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Công ước Viên về
bảo vệ tầng ô-zôn, 1985; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
ô-zôn, 1987; Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992
(16/11/1994); Hiệp định về chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới ASEAN,
tháng 6 năm 2002; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu;
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng không khí và
tiêu chuẩn môi trƣờng không khí
Theo Luật BVMT năm 2014, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới
hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để
bảo vệ môi trường. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Theo pháp luật
môi trường hiện hành, quy chuẩn môi trường được chia thành hai nhóm: nhóm
quy chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và nhóm quy chuẩn về khí
thải.
3.1.1. Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
Về quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh ngoài trời,
Việt Nam có 3 nhóm quy chuẩn là:
+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh thay thế QCVN 05:2009/BTNMT;
+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh thay thế TCVN 5938:2005;
+ QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

thay thế cho TCVN 5949:1998, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-

13


BTNMT ngày 7/10/2009 quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường.
Thực trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh ở Việt Nam
+ Thực trạng chất lượng môi trường không khí đô thị:
- Về ô nhiễm bụi tại các đô thị Việt Nam
- Về ô nhiễm khí NO-NO2-NOx
- Về ô nhiễm khí SO, CO
- Về ô nhiễm tiếng ồn
- Ô nhiễm mùi
+ Thực trạng chất lượng môi trường không khí làng nghề và nông thôn
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trong nhà.
3.1.2. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải
a. Quy chuẩn khí thải đối với nguồn thải tĩnh (nay theo điểm b, khoản 2
Điều 113 Luật BVMT năm 2014 gọi là nguồn thải cố định).
QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp sản xuất thép;
QCVN 02: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải rắn y tế;
QCVN 19 : 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
QCVN 20 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp với một số chất hữu cơ;
QCVN 21 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công

nghiệp nhiệt điện;
QCVN 23 : 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp sản xuất xi măng);
QCVN 30: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt
chất thải công nghiệp;
QCVN 34: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ;
Quyết định 3733: 2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
- QCTĐHN 01:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công
nghiệp; đối với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội;
- QCTĐHN 03:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp
sản xuất xi măng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

14


b. Về nhóm quy chuẩn khí thải đối với nguồn thải động (khí thải từ các
phương tiện giao thông (điểm d khoản 2 Điều 113) [95]:
Cho đến nay để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí từ nguồn thải
động, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành nhiều quy chuẩn về vấn đề này, như:
Thông tư số 30/2009/TT-BGTVT ngày 19/11/2009 quy định Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu
mới, gồm:
+ QCVN 04 : 2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe
mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;
+ QCVN 05 : 2009/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe
ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khu mới.
Trên cơ sở Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
cũng ban hành quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe
mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới. Bộ Giao thông Vận tải đã

ban hành Thông tư số 45/2014/TT-BGTVT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu
mới (QCVN 77:2014/BGTVT). Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở
TCVN 7357:2010 - Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải gây ô nhiễm
phát ra từ mô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (sau đây
viết tắt là TCVN 7357) và TCVN 9726:2013 - Phương tiện giao thông đường
bộ - Khí thải gây ô nhiễm, khí thải CO2 và tiêu thụ nhiên liệu của mô tô hai
bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc cháy do nén - Yêu cầu và phương pháp
thử trong phê duyệt kiểu (sau đây viết tắt là TCVN 9726). Quy định này thể
hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí do nguồn thải động gây ra.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động
giao thông ngày càng trở lên trầm trọng.
Qua trình bày trên có thể thấy, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường
không khí tại Việt Nam là cơ sở quan trọng để KSÔN môi trường không khí.
Tuy nhiên, thực tiễn ô nhiễm môi trường không khí những năm qua cho thấy
pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nói chung, trong đó có
quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường vẫn còn những bất cập không nhỏ.
3.2. Thực trạng các quy định về phòng ngừa, dự báo ô nhiễm môi trƣờng
không khí
3.2.1. Quy định về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, sản xuất kinh doanh
nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí
3.2.2. Quy định về phát triển bền vững nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi
trường không khí

15


3.2.3. Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch BVMT không khí

3.2.4. Quy định về quản lý khí thải phòng ngừa ô nhiễm môi trường
không khí
3.2.5. Quy định về dự báo ô nhiễm môi trường không khí
3.2.6. Quy định về áp dụng các công cụ kinh tế nhằm phòng ngừa ô
nhiễm môi trường không khí
3.2.7. Quy định về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và cơ chế
phát triển sạch nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí
3.3. Thực trạng các quy định về phát hiện ô nhiễm môi trƣờng không khí
3.3.1. Các quy định về quan trắc hiện trạng môi trường không khí
3.3.2. Các quy định về thông tin về tình hình môi trường không khí
3.3.3. Các quy định về thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật môi
trường không khí
3.4. Thực trạng các quy định về ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng không khí
3.4.1. 3.4.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ ngăn chặn ô nhiễm môi
trường không khí từ nguồn thải di động của chủ nguồn thải
3.4.2. Thực trạng quy định về nghĩa vụ ngăn ngừa, giảm thiểu nguồn
thải tĩnh của chủ sở hữu nguồn thải tĩnh
3.4.2.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường không khí từ nguồn thải di động của chủ nguồn thải
3.4.2.2. Thực trạng quy định về nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu nguồn
thải tĩnh của chủ sở hữu nguồn thải
3.5. Thực trạng quy định về xử lý ô nhiễm môi trƣờng không khí
3.5.1. Quy định về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí
nghiêm trọng
3.5.2. Quy định về khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường
không khí
3.5.3. Về xử lý hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí
3.5.3.1. Trách nhiệm hành chính
3.5.3.2. Trách nhiệm hình sự
3.5.3.3. Trách nhiệm dân sự

3.5.3.4. Trách nhiệm kỷ luật
Qua việc phân tích thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả đã chỉ ra những thành công và các
bất cập hạn chế trong quy định và thực hiện chính sách, pháp luật hiện hành về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt qua đó tác giả đã chỉ ra
những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

16


Kết luận Chƣơng 3
Chương 3:“Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ở Việt Nam hiện nay”, tác giả đề cập và giải quyết những vấn đề sau:
Một là, phân tích và làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp luật về quy
chuẩn kỹ thuật môi trường không khí, tiêu chuẩn môi trường không khí và thực
tiễn thực hiện các quy chuẩn này ở Việt Nam, bao gồm quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng môi trường không khí xung quanh và quy chuẩn về khí thải. Qua đó
chỉ ra cho đến nay Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện hơn các quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường không khí. Tuy nhiên, luận án cũng cho thấy rất nhiều quy
chuẩn hiện nay đã lạc hậu cần phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực
tiễn. Đặc biệt đến nay, vẫn còn thiếu một số quy chuẩn, như quy chuẩn về chất
lượng môi trường không khí xung quanh đối với mùi, quy chuẩn kỹ thuật về
chất lượng môi trường không khí trong nhà,…;
Hai là, đánh giá thực trạng quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường
không khí, trong đó chỉ ra mặc dù Nhà nước ta đã ban hành các quy định về
phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí, như: các quy định về chính sách,
khuyến khích, tạo điều kiện kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; quy định
về phát triển bền vững; quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; về dự báo ô nhiễm môi
trường không khí; về quản lý khí thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường

không khí; về ứng phó với biến đổi khí hậu và cơ chế phát triển sạch; về áp
dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; nghĩa
vụ thực hiện các quy định cấm nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không
khí. Qua đó khẳng định pháp luật môi trường đã có quy định về những vấn đề
này ở các mức độ khác nhau. Mặc dù vậy có nhiều quy định còn chưa hoàn
thiện đồng thời thực tiễn thực thi pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập
thiếu hiệu quả. Ví dụ: Việt Nam đã có chính sách, ưu đãi các tổ chức, cá nhân
khi tham gia vào kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nhưng thực tiễn lại
khó thực hiện do những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện;,…;
Ba là, phân tích các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, phát hiện
các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí và thực tiễn hoạt động này
ở Việt Nam, như: các quy định về quan trắc hiện trạng môi trường không khí,
thông tin tình hình môi trường không khí, thanh tra, kiểm tra phát hiện ô nhiễm
môi trường không khí. Theo đó chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong quy định
và thực hiện pháp luật về vấn đề này. Ví dụ: quy định về thanh tra hiện trạng
môi trường không khí còn dàn trải, hay về thông tin tình hình môi trường không
khí với quy định trong pháp luật hiện hành như hiện nay còn chưa đảm bảo
được sự chủ động của người dân trong tiếp cận thông tin về ô nhiễm môi trường

17


không khí. Bên cạnh đó, thực hiện thực hiện cũng cho thấy thiếu hệ thống quan
trắc về môi trường không khí và người dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp
cận thông tin về môi trương không khí,…
Bốn là, tiếp đó Chương này cũng phân tích rõ các nguồn thải có thể gây ô
nhiễm môi trường không khí, như nguồn thải cố định và nguồn thải di động.
Đồng thời đối với nguồn thải di động phải ngăn chặn ô nhiễm môi trường
không khí ngay từ trước khi phương tiện được phép đưa vào lưu thông. Còn đối
với các phương tiện đã đưa vào lưu thông mà vượt quá quy chuẩn môi trường

không khí cho phép thì sẽ bị thu hồi thải bỏ. Bên cạnh đó, có thể ngăn chặn ô
nhiễm môi trường không khí thông qua việc sử dụng nhiên liệu sạch,…
Năm là, phân tích các quy định pháp luật về xử lý ô nhiễm môi trường
không khí, như: các quy định về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, quy định về khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường, các quy
định về xử lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường, theo đó chủ thể gây ô nhiễm
môi trường tùy theo mức độ có thể bị xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm
hình sự, trách nhiệm kỷ luật hay trách nhiệm dân sự. Bên cạnh đó cũng phân tích
những bất cập trong ban hành và thực hiện pháp luật về vấn đề này;
Sáu là, từ những phân tích thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn
thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
hiện nay. Tác giả chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong các quy định pháp luật và
thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM
4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt
Nam hiện nay
Một là, xuất phát từ nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
- Hai là, xuất phát từ đường lối, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi
trường trong đó đề cao việc kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường nói
chung, môi trường không khi nói riêng.
- Ba là, xuất phát từ chính thực trạng môi trường không khí của Việt
Nam. Những năm qua do việc phát triển kinh tế một cách ồ ạt thiếu quy hoạch
hợp lý của Việt Nam đã gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường không khí và cho
cộng đồng.

18



- Bốn là, xuất phát từ thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí.
Năm là,cũng với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa. Việt Nam ngày
càng chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.
4.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả về kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng không khí ở Việt Nam
- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần gắn với quá
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bảo đảm quyền được sống
trong môi trường trong lành;
- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí phải gắn với quá
trình bảo đảm phát triển bền vững;
- Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí cần gắn với vấn
đề chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường không khí, đặc biệt tăng
cường áp dụng các công cụ kinh tế và các yếu tố thị trường vào kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí.
4.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng
không khí ở Việt Nam hiện nay
4.3.1. Các giải pháp chung
- Về tuyên truyền giáo dục.
- Về kinh tế.
Về nguồn lực về tài chính.
- Về nhân lực tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
- Về khoa học công nghệ.
- Về hợp tác quốc tế
- Về tổ chức hệ thống quản lý môi trường không khí trên cơ sở tập trung
trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, khắc phục sự tán
thẩm quyền như hiện nay dẫn tới cha chung không ai khóc.
4.3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô

nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, cần tiếp cận cách hiểu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói
chung, môi trường không khí nói riêng dựa trên nội hàm của thuật ngữ kiểm
soát và theo hướng kiểm soát chủ động.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
gắn với bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.
Thứ ba, Luật cần cụ thể hóa các quy định về khuyến khích cho tổ chức, cá
nhân thực hiện các hoạt động thân thiện môi trường không khí cũng như ứng
phó với biến đổi khí hậu, thậm chí không chỉ khuyến khích mà còn quy định cụ

19


thể về trách nhiệm của Nhà nước trong tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ đối với quá
trình này.
Thứ tư, đối với các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường không khí.
Thứ năm, về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, Luật cần quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của tổ chức, cá nhân,
đặc biệt là trách nhiệm của hộ gia đình khi có hành vi vi phạm pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ bảy, đối với các quy định về hoạt động đánh môi trường chiến lược
(ĐMC), giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch bảo vệ môi trường
(KBM).
Thứ tám, về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm
quyền trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ chín, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường không khí.
Thứ mười, về nhu cầu xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam.
4.3.3 Gợi mở nội dung xây dựng Luật Không khí sạch ở Việt Nam
Một là, về tên của Luật.
Hai là, về phạm vi điều chỉnh của Luật không khí sạch.

Ba là, các nguyên tắc của Luật.
Bốn là, về trách nhiệm của Nhà nước trong Luật Không khí sạch
Năm là, về trách nhiệm Luật cần quy định trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân chủ nguồn thải trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Sáu là, quy định về trách nhiệm của Nhà nước, trong thanh tra, kiểm tra,
phát hiện ô nhiễm môi trường không khí. Cụ thể: quy định về quy chuẩn kỹ
thuật môi trường không khí;
Bảy là, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Tám là, quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan nhà nước,
chủ thể có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khi vi phạm pháp luật môi trường
không khí;
Chín là, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về không khí và
thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do ô
nhiễm môi trường không khí gây ra.
Mười là, quy định về sử dụng các công cụ kinh tế, đặc biệt là cơ chế phát
triển sạch tiến tới phát triển thị trường mua bán quyền phát thải nhằm kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí.
Mười một là, quy định về quyền biểu tình, hội họp về môi trường; quyền
khởi kiện tập thể.

20


Kết luận Chƣơng 4
Trên cơ sở những vấn đề lý luận đặt ra tại Chương 1, Chương 2 và thực
trạng pháp luật cũng như những đánh giá thực tiễn quan trọng tại Chương 3.
Chương 4 của Luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, Chương này đã phần tích làm sáng tỏ nhu cầu hoàn thiện pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta. Theo đó xuất phát

từ yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền; từ yêu cầu của quá
trình phát triển bền vững; từ yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế;
từ thực trạng các quy định pháp luật và từ chính thực tiễn ô nhiễm môi trường
không khí hiện nay;
Thứ hai, đưa ra định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí cần hướng tới bảo đảm quyền được sống trong môi
trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu; phải phù hợp với các cam kết quốc tế, cũng như khu vực, đặc biệt là
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; cần gắn với vai trò của các tổ chức xã hội,
cộng đồng dân cư; cần tập trung vào kiểm soát ô nhiễm tại nguồn nhằm phòng
ngừa ô nhiễm môi trường không khí;
Thứ ba, đưa ra các giải pháp chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí ở Việt Nam, như: về tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kinh tế, ứng
dụng khoa học công nghệ,...;
Thứ tư, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí và gợi mở nội dung điều chỉnh của Luật
Không khí sạch ở Việt Nam;

21


KẾT LUẬN
Luận án Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt
Nam là một công trình nghiên cứu bài bản và toàn diện các vấn đề lý luận và
pháp lý và thực tiễn xoay quanh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí ở Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã đi vào phân tích,
so sánh, tổng hợp,.. những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn
đề của luận án, như: tổng quan các công trinh nghiên cứu về ô nhiễm môi

trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi
trường, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường; tổng quan các công trình
nghiên cứu trực tiếp các vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí; tổng quan các công trình nghiên cứu, thực trạng các quy định pháp luật về
kiểm soát ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí; tổng
quan các công trình nghiên cứu về hạn ngạch khí thải, kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí tầm xa.
Thứ hai, qua tổng quan các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề của
đề tài, Luận án đã chỉ ra những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa
và tiếp tục phát triển và các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu
đáo cần tiếp tục nghiên cứu;
Thứ ba, đã xác định rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án, đặt
ra các câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu
đề tài luận án;
Thứ tư, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận xoay
quanh pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, như đã phân tích
làm rõ khái niệm, đặc điểm của môi trường không khí, phân biệt môi trường
không khí với môi trường đất, môi trường nước; phân tịch và làm sáng tỏ khái
niệm, đặc điểm và phân loại ô nhiễm môi trường không khí; khái quát hiện
trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam và nhu cầu điều chỉnh ô nhiễm
môi trường không khí bằng pháp luật; phân tích các quan niệm về kiểm soát ô
nhiễm môi trường, môi trường không khí. Từ đó so sánh, đánh giá, đồng thời
trên cơ sở nội hàm thuật ngữ kiểm soát và đặc thù của ô nhiễm môi trường
không khí tác giả đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm kiểm soát ô nhiễm
môi trường, môi trường không khí. Phân biệt kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí với quản lý nhà nước về môi trường không khí và với bảo vệ môi
trường không khí.
Thứ năm,phân tích và làm sáng tỏ khái niệm pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí, vai trò của pháp luật trong kiểm soát ô nhiễm môi


22


trường không khí; phác họa nội dung của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi
trường không khí và đưa ra các tiêu chí đối với điều chỉnh pháp luật về kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí; khái quát về lược sử hình thành phát triển
của các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt
Nam; khái quát và liệt kê một số các công ước khu vực và quốc tế liên quan đến
kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Thứ sáu, luận án phân tích và làm sáng tỏ thực trạng các quy định pháp
luật về trách nhiệm của Nhà nước trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường không
khí, bao gồm: một là, các quy định về các chính sách khuyến khích, tạo điều
kiện của Nhà nước với các hoạt động thân thiện với môi trường không khí và
các quy định cấm đối với các hành vi không thân thiện môi trường không khí;
hai là, quy định về quy định về phát triển bền vững nhằm phòng ngừa ô nhiễm
môi trường không khí; ba là, quy định và thực hiện quy hoạch BVMT góp phần
phòng ngừa ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường không khí; bốn là,
quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT không khí; năm là, quy định
về trách nhiệm của Nhà nước trong dự báo ô nhiễm môi trường không khí; sáu
là, quy định về quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
Thứ bảy, phân tích và làm sáng tỏ quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong quản lý chất thải nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí,
bao gồm: một là, quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chủ nguồn thải về
thực hiện các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của Nhà nước trong kiểm
soát ô nhiễm môi trường không khí; hai là, quy định về nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân trong tuân thủ các quy định cấm nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi
trường không khí; ba là, quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong
thực hiện hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT;
bốn là, quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong quản lý chất thải nhằm

phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí;
Thứ tám, phân tích các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, phát
hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí; các quy định pháp
luật về ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí; các quy định pháp luật về xử
lý các hành vi làm ô nhiễm môi trường không khí; các quy định pháp luật về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong kiểm soát ô
nhiễm môi trường không khí. Từ những phân tích thực trạng các quy định pháp
luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tác giả cũng chỉ ra một số bất
cập, hạn chế, thiếu sót trong các quy định pháp luật về vấn đề này.
Thứ chín, đánh giá thực trạng dự báo, quan trắc ô nhiễm môi trường
không khí; chất lượng môi trường không khí cả nước và Hà Nội. Đồng thời chỉ

23


×