Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi bị chuột cắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.11 KB, 6 trang )

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi bị chuột cắn
Chuột thuộc bộ gặm nhấm, chúng thường được chia thành các loại khác nhau
như: Chuột cống, chuột nhà, chuột nhắt, chuột chũi, chuột chù,… Chúng
không chỉ gây hại về tài sản, lương thực, thực phẩm mà còn là nguyên nhân
gây rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người.
Với bản năng gặm nhấm liên tục và tốc độ sinh sản nhanh chóng, chuột được xem
như là động vật gây hại hàng đầu đối với đời sống và sinh hoạt của người. Chuột
cũng là ổ chứa một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Trò chuyện về “Bệnh do chuột gây ra” tại Trung tâm Truyền thông - Gíáo dục sức
khỏe TP HCM, Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh
truyền nhiễm và vacxin sinh phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết,
trên thế giới, các loài chuột có thể làm lây lan 35 bệnh khác nhau. Tại Việt Nam,
có ít nhất 5 bệnh do chuột gây ra. Trước tiên phải kể đến bệnh dịch hạch, sốt chuột
cắn, sốt xuất huyết với hội chứng thận, bệnh Leptospirose, nhiễm khuẩn
Salmonella,…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Một số đường lây truyền bệnh:


Người bị nhiễm do da trầy xước hoặc niêm mạc tiếp xúc nước, đất ẩm, cây cối,
đồ vật dính chất thải của động vật mang bệnh; Hoặc tiếp xúc trực tiếp với
nước tiểu, phân của động vật mang bệnh.



Do hít phải những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh.




Một số bệnh lây sang người qua vết cắn của chuột.



Chuột là nguồn lây bệnh nhiễm trùng tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella, thông
qua phân mang chủng Salmonella làm ô nhiễm thức ăn, nước uống của người.



Có những bệnh lây qua côn trùng trung gian như bọ chét, bọ ve.

Một số bệnh thường gặp khi bị chuột cắn:
1. Dịch hạch



Là bệnh lây truyền trực tiếp từ chuột sang người qua trung gian bọ chét.



Bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây nên.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Mèo nhà, thú cưng bị nhiễm bệnh từ bọ chét hoặc do ăn các thú gặm nhấm
nhiễm bệnh, có thể gây bệnh dịch hạch cho người.




Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt, ớn lạnh, đau đầu, suy kiệt, viêm hạch biểu
hiện qua tình trạng sưng, nóng, đỏ đau. Bệnh gây tỷ lệ tử vong 15% và có thể
điều trị bằng kháng sinh.

2. Các bệnh do Hantavirus


Chuột nhiễm Hantavirus sẽ thải virus qua phân, nước tiểu cũng như các chất
tiết và lây nhiễm cho người qua vết cắn, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải
các giọt dịch trong không khí.



Có 2 thể bệnh là viêm phổi do Hantavirus và sốt xuất huyết kèm theo suy thận.



Bệnh không lây từ người sang người và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Triệu chứng của sốt xuất huyết do Hantavirus:


+ Khởi phát sau tiếp xúc với nguồn 1-2 tuần.
+ Biểu hiện ban đầu: Sốt, ớn lạnh, đau đầu - lưng - bụng, nôn và nhìn mờ.
+ Mặt đỏ bừng, viêm hoặc đỏ mắt, hồng ban.
+ Triệu chứng muộn hơn: Tụt huyết áp, suy tuần hoàn, suy thận.


Tỷ lệ tử vong 5-15%.

3. Bệnh Vàng da xuất huyết (Bệnh Leptospirose)


Bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người do xoắn khuẩn Leptospirose.



Bệnh khởi phát với các triệu chứng:

+ Sốt cao, ớn lạnh, nhức đầu nặng.
+ Vàng da, đau cơ, ói.
+ Mắt đỏ, đau bụng, tiêu chảy, hồng ban.


Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến phá
hủy thận, viêm màng não, suy gan, rối loạn hô hấp.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Bệnh sốt chuột cắn



Là bệnh do các vi khuẩn sống trong khoang hô hấp trên của chuột gây ra.



Triệu chứng:

+ Khởi phát 2-10 ngày sau tiếp xúc.
+ Ban đầu đau cơ, đau khớp, nôn ói, nhức đầu. Cuối cùng xuất hiện mảng xuất
huyết ở chi.


Tỷ lệ chết 7-10% nếu không điều trị.

5. Bệnh do vi khuẩn Salmonella


Vi khuẩn Salmonella hiện diện nhiều trong phân của các loại gặm nhấm, thú
cưng.



Bệnh khởi phát nhanh chóng trong vòng 12-27 giờ.



Triệu chứng gồm tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng.




Bệnh thường tự khỏi sau 4-7 ngày, không cần điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột:


Chuột là ổ chứa của khá nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác nhau,
trong đó có những bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được
điều trị. Các bệnh do chuột lây truyền này hầu hết đều chưa có vacxin phòng
ngừa. Vì vậy, để phòng ngừa sự lây nhiễm các bệnh trên, cần thiết phải kiểm
soát sự phát triển của chuột, hạn chế sự tiếp xúc với chuột và chất thải của
chuột cũng như chăm sóc y tế đúng cách sau khi bị vết thương do chuột gây ra.



Tại khu vực đô thị, nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, phải mang
găng tay cao su cho xác chuột vào bao ni lon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào
thùng rác. Tại khu vực nông thôn hoặc vùng ven có nhiều đất trống, việc chôn
lấp xác chuột được khuyến khích thực hiện.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Giữ vệ sinh nhà cửa, hạn chế nơi ẩn náu của chuột và xử lý vệ sinh tại những
nơi có chuột là một cách phòng ngừa sự xuất hiện của chuột. Bản chất của
chuột nhà thường làm hang trong những góc tối, che phủ kín. Vì vậy, việc giữ
gìn nhà cửa gọn gàng, sạch thoáng, không chất đống các đồ đạc không dùng
đến sẽ giúp hạn chế sự tồn tại của chuột trong nhà. Các cánh cửa nhà, cửa tủ
đóng kín cũng sẽ ngăn cản chuột xâm nhập từ bên ngoài.




Khi dọn dẹp nhà cửa mà nghi ngờ nhà có chuột, cần sử dụng găng tay cao su
để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột. Nếu phát hiện có
phân hoặc nước tiểu của chuột, phải dùng nước javel pha theo hướng dẫn sử
dụng trên nhãn chai để lau sạch bề mặt ô nhiễm, sau đó lau lại bằng nước sạch
và lau khô. Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của
chuột vì có thể hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh.



Trong trường hợp bị chuột cắn phải rửa sạch vết thương bằng nước và xà
phòng, sau đó sát trùng bằng cồn hoặc Povidine. Người bị thương cần đến
ngay các cơ sở y tế để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×