Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.06 KB, 6 trang )

Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả nhất
Chàm là một bệnh da thường gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thương da
rất đa dạng. Tuy đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con
người nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến làn da cũng như ngoại hình của người bệnh.
1. Những nguyên nhân
Các nhân tố gây bệnh bên ngoài gồm: Các mỹ phẩm, hương liệu, bột giặt và các
chất tẩy rửa; Các độc tố của động vật, một số loại protien của cá, tôm, sữa, hoa
phấn, bụi nhà, các loại vi sinh vật, ánh nắng mặt trời, lạnh, động tác chà xát, gãi.
Nguyên nhân bên trong gồm: Thể chất quá mẫn, rối loạn về chuyển hóa, nội tiết,
trở ngại của hoạt động thần kinh và tâm thần, mệt mỏi quá độ, thần kinh căng
thẳng, các ổ nhiễm trùng, ký sinh trùng đường ruột, giãn tĩnh mạch, chứng nhiều
mồ hôi, chứng da khô.
Do ăn uống không điều độ, uống rượu, ăn cay hoặc tanh quá nhiều làm tổn thương
đến tỳ vị. Tỳ mất kiện vận sẽ làm cho thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ, đồng thời ngoại
cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tương tác với nhau rồi ứ trệ lại ở bì phu
mà sinh ra bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cũng có khi vì cơ thể hư nhược, tỳ bị thấp làm khốn, khiến cho cơ nhục không
được nuôi dưỡng rồi sinh bệnh.
Cũng có thể còn vì thấp nhiệt uất lâu ngày, làm hao tổn phần âm huyết, huyết hư
hóa táo rồi sinh phong, tạo nên chứng huyết hư phong táo, làm cho bì phu không
được nuôi dưỡng mà thành bệnh.
Thể thấp nhiệt (chàm cấp tính): Bệnh phát cấp, diễn biến ngắn. Tổn thương da đỏ
và nóng, phù nề nhiều, xuất tiết nhiều. Tâm phiền, miệng khát, đại tiện táo, tiểu
tiện ít và đỏ, rêu lưỡi vàng. Tình trạng này là do thấp nhiệt cùng thịnh, xâm phạm
vào bì phu rồi gây nên bệnh.
Thể tỳ hư thấp thịnh (chàm bán cấp): Bệnh kéo dài; tổn thương da thô và dày, có


thể có xuất tiết nhẹ, thường có vảy da; Miệng khát, đại tiện không khô hoặc lỏng,
chất lưỡi nhợt, lưỡi bệu, có ngấn răng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoãn hoặc
hoạt. Tình trạng này là do tỳ hư, thấp thịnh làm cho bì phu không được nuôi dưỡng
mà sinh bệnh.
Thể huyết hư phong táo (chàm mạn tính): Bệnh diễn biến mạn tính; Tổn thương da
dày, nứt nẻ, hay có vảy máu; chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế hoặc trầm
hoãn. Tình trạng này do bệnh lâu ngày làm hao tổn âm huyết, huyết hư phong táo
gây nên bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


2. Cách điều trị bệnh chàm
Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị bệnh chàm hiện nay là tích cực tìm ra
nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp dùng thuốc uống với
thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn cần có biện pháp để hạn chế bệnh thêm
trầm trọng, cụ thể:

Nếu bệnh nhân mắc phải một số bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh chàm cần tích
cực chữa căn bệnh đó song song với điều trị bệnh chàm.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thức ăn hay một số thú vật thì
nên hạn chế ăn và tiếp xúc càng ít càng tốt.
Nếu bệnh nhân có chế độ ăn uống thiếu hợp lý khiến cơ thể bị nhiệt gây ra bệnh
thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế các thực phẩm có tính
nóng, các loại gia vị cay nóng,…



Về sử dụng thuốc:

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho phù
hợp. Tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để
mang lại kết quả cao.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trong quá trình điều trị, bạn có thể kết hợp uống thêm viên uống vitamin E, tinh
chất lô hội, mật ong pha nước ấm có tác dụng tái tạo tế bào da, kháng khuẩn, tiêu
trừ viêm nhiễm rất hiệu quả.


Bệnh nhân nên ăn thức ăn lỏng nhẹ, hạn chế ăn muối.



Tránh dung các thực phẩm: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tôm, cua, bò, gà, vịt
xiêm, ba ba, đồ hộp, thức ăn sống – lên men, các thức ăn chế biến có nhiều gia
vị cay nóng.



Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh. Tránh cọ xát, gãi, sát
chanh, xà phòng, nó sẽ làm vùng da bị bệnh bội nhiễm tạo nên những tổn
thương khó lành. Không nên chích, lễ, bôi đắp nhiều loại thuốc không theo chỉ
dẫn của bác sĩ.




Bệnh nhân cần uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại
trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều
vitamin (nước chanh, cam, bưởi,…) để giải đọc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao
sức đề kháng nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.



Bạn có thể tắm bằng nước lá chè xanh, nước lá cau có pha chút muối loãng để
làm dịu cơn ngứa giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm
Bệnh chàm là một căn bệnh khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải không
phân biệt độ tuổi, giới tính, chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh càng trở nên cấp
thiết:


Đối với những người mà trong gia đình có tiền sử người mắc bệnh chàm cần
chủ động phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo cơ thể tránh xa những nguyên
nhân gây bệnh như: Các thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống thiếu hợp lý
gây nhiệt cơ thể, không nên lựa chọn những nghề nghiệp dễ mắc bệnh như làm
nguyên liệu cao su, sơn xe,…



Uống đủ nước mỗi ngày: Đây là biện pháp rất đơn giản, dễ thực hiện mà rất
hiệu quả. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. Chính vì vậy, mỗi

ngày bạn cần uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước nhé.



Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều các thực phẩm có tính mát (rau má, bí đao,
bí đỏ, đậu xanh,…), trái cây và rau củ tươi và hạn chế những thức ăn có tính
nóng, nhiệt dễ gây bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Cần cẩn thận trước những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như: Hải sản, gà, vịt
xiêm, các loại mắm (mắm nêm, mắm cái), mực,…



Thường xuyên sử dụng các thực phẩm, các viên uống chức năng có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.



Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng.



Khi có dấu hiệu bị bệnh cần liên hệ ngay bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp
thời để bệnh nhanh khỏi và dứt điểm nhé.


Hỏi đáp:
Em bị chàm được một tuần, uống thuốc không hết, ngày càng nổi nhiều. Ban đêm
ngứa nhiều, giờ chỗ ngứa sưng tấy lên, da đầu em cũng ngứa. Em phải điều trị,
uống thuốc như thế nào?
Bác sĩ trả lời:
Chàm là một trong những bệnh da rất thường gặp. Nguyên nhân của bệnh phức tạp,
chủ yếu là do cơ địa của người bệnh kết hợp với các yếu tố môi trường làm xuất
hiện triệu chứng.
Bệnh chàm diễn tiến dai dẳng, khó dứt hẳn, cần thời gian điều trị lâu dài nên người
bệnh cần kiên trì, hợp tác với bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Do vậy, trường
hợp của bạn mới chỉ uống thuốc 1 tuần thì không thể nào hết ngay được.
Ngoài ra, hiện nay bạn ngứa nhiều kèm sưng tấy là những biểu hiện nặng của bệnh.
Cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa da để được điều trị thích hợp và kịp
thời.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×