Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nguy cơ lây nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 9 trang )

Nguy cơ lây nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) ở trẻ em
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi và
đường hô hấp. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây mắc các bệnh về
đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch yếu. Nếu bệnh
không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng
khó lường khác.
Virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) là một trong những nguyên
nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây
lan rất mạnh. Đáng tiếc là vẫn chưa có vaccine bảo vệ trẻ khỏi virus này. Nhiễm
RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới
hai tuổi. Lây nhiễm RSV gây ra các triệu chứng tương tự như cảm cúm thông
thường ở phần lớn trẻ nhỏ, nhưng một tỉ lệ nhỏ trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp
lần đầu tăng nặng thành thở khò khè, dần tiến triển thành dạng nặng là viêm tiểm
phế quản, hoặc viêm phổi rất nguy hiểm cho trẻ. Bệnh này có thể gặp quanh năm
nhưng thường là vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam hay mùa lạnh ở các tỉnh phía
Bắc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1. Nhóm có nguy cơ cao đối với lây nhiễm RSV


Trẻ sinh non.



Trẻ sơ sinh dưới 8-10 tuần tuổi.




Trẻ dưới hai tuổi mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh.



Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu do tình trạng sức khỏe yếu hoặc đang dùng thuốc
trong giai đoạn điều trị.



Bệnh này có xu hướng nhẹ hơn ở trẻ lớn và người trưởng thành.

2. Xét nghiệm phát hiện RSV
RSV có thể được nhận dạng trong dịch tiết của mũi bằng cách cấy siêu vi khuẩn.
Sử dụng Rapid Antigen Testing hiện đã có ở đa số các phòng xét nghiệm ở bệnh
viện, độ nhạy của xét nghiệm này đạt tới 80-90% và độ đặc hiệu trên 90%. Tuy
nhiên, lợi ích lâm sàng của các xét nghiệm này còn hạn chế vì điều trị chủ yếu
nhằm vào các triệu chứng lâm sàng hơn là tác nhân gây bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Tuy nhiên, do RSV có nguy cơ lây lan rất cao, việc xét nghiệm là rất cần thiết để
cách ly các bệnh nhân dương tính với RSV nhằm làm giảm nguy cơ truyền bệnh
trong bệnh viện và giảm đáng kể các ca nhiễm bệnh. Xét nghiệm nên được dùng
để xác nhận sự hiện diện của RSV ở vài bệnh nhân có nguy cơ cao. Nếu dương
tính sẽ có chỉ định dùng ribovirin ở những bệnh nhân này.
3. Triệu chứng sau khi lây nhiễm RSV.
Các dấu hiệu và triệu chứng của người nhiễm RSV thường xuất hiện 4-6 ngày sau
khi tiếp xúc với virus.
Trường hợp nhẹ, các dấu hiệu thường giống như cảm lạnh:

Tắc nghẽn mũi hoặc chảy nước mũi:


Ho khan.



Sốt nhẹ.



Đau họng.



Đau nhẹ đầu.

Trường hợp nặng, nghiêm trọng: RSV có thể dẫn đến bệnh đường hô hấp dưới
như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao
gồm:


Sốt cao.



Ho nặng, ho nhiều.




Thở khò khè, thở rít.



Thở nhanh hoặc khó thở. Thường khiến trẻ thích ngồi, không nằm xuống được
vì khó thở.



Da xanh tái do thiếu oxy.

Thông thường, trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của RSV. Trẻ thường khó thở,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hơi thở nông, ngắn và thở gấp, trẻ ho nhiều. Trẻ thường kém ăn, cáu kỉnh và nặng
hơn là hôn mê.
4. Biến chứng của bệnh RSV

Mặc dù các ca nhiễm RSV có thể không nghiêm trọng nhưng trong một số trường
hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ có hệ miễn dịch non yếu thì biến chứng của bệnh
là khôn lường.


Viêm phổi, viêm tiểu phế quản: Khi RSV di chuyển từ đường hô hấp trên
xuống đường hô hấp dưới có thể gây ra bệnh viêm phổi hoặc viêm tiểu phế
quản.




Viêm tai giữa: Khi virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ có thể
gây ra viêm tai giữa



Hen suyễn: Người mắc RSV có thể sẽ bị hen suyễn sau này.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


5. Cách phòng ngừa lây nhiễm RSV hiệu quả
RSV dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với người hoặc được truyền do tiếp xúc trực tiếp
với các bề mặt bị ô nhiễm hoặc các chất tiết của các bệnh nhân. Khám và kiểm tra
thường xuyên là rất cần thiết để phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ, đặc biệt là những
trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ bị ảnh hưởng cao.
Dưới đây là những gợi ý giúp ngăn ngừa hiệu quả lây nhiễm virus RSV cho con
của bạn:


Thường xuyên rửa tay, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng
tương tự như cảm cúm.



Làm sạch và vô trùng bề mặt các dụng cụ có thể bị lây nhiễm.



Không để người khác chạm vào bé trước khi rửa sạch tay.




Không đưa trẻ đến những nơi đông người.



Không để trẻ tiếp xúc với môi trường hút thuốc, hoặc ở cạnh người đang hút
thuốc.



Hạn chế đưa trẻ ra khỏi nhà vào mùa đông xuân (khi virus RSV hoạt động
mạnh và có nguy cơ lây nhiễm cao nhất) đối với các em bé thuộc nhóm nguy
cơ cao.



Nếu có thể hãy cách ly bé với các trẻ khác, bao gồm cả anh chị lớn hơn đang
có dấu hiện cảm cúm.



Các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi
trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than,
khói thuốc lá.



Khi đi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ, có thể sử
dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi trẻ sau khi đi chơi về.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Những trẻ bị các bệnh tim, phổi bẩm sinh càng đặc biệt lưu ý. Nếu trẻ có
những biểu hiện bệnh như: Sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến các chuyên
khoa hô hấp để được điều trị đúng.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có vaccine bảo vệ trẻ khỏi virus RSV, một loại thuốc có
tên Palivizumab có thể bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao khỏi những ảnh hưởng
nghiêm trọng của virus RSV trong suốt giai đoạn cao điểm lây nhiễm virus RSV.

6. Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV
Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này, vì tác nhân là do virus
gây nên. Mặc dù Palivizumab có thể bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao khỏi
những ảnh hưởng nghiêm trọng của virus RSV, đó không phải là cách để điều trị
lây nhiễm RSV. Ngoài ra, dược liệu này không phổ biến vì có nguy cơ gây phản
ứng phụ và thiếu tính thực tế trong sử dụng (chi phí cao). Do đó, cách đối phó tốt
nhất là hỗ trợ và dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hiện vẫn chưa có cách
thức để điều trị khi virus RSV xâm nhập vào cơ thể, vì vậy đối với trẻ bị nhiễm
RSV chỉ có thể điều trị các triệu chứng trong suốt quá trình lây nhiễm và ảnh
hưởng của virus đối với hệ hô hấp.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Đối với đa số các trường hợp, trẻ bị nhiễm RSV và có các biểu hiện viêm tiểu phế
quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm

sóc tại nhà.

Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:


Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể
nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ, giúp trẻ
hút dịch nhầy ở mũi sử dụng cách thức phù hợp.



Sử dụng máy tạo ẩm để giữ không khí ẩm và sạch.



Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Có thể chia nhỏ thành nhiều cữ bú,
bữa ăn để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh
thiếu nước (thì thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc làm bệnh nặng hơn).
Uống nhiều nước sẽ giúp trẻ loãng đờm, dịu ho)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Cần cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong một số trường
hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống thuốc hạ sốt không chứa aspirin ví dụ
như acetaminophen. Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không
đúng có thể làm trẻ bệnh nặng hơn hay có thể có tác dụng có hại nhất là ở trẻ
nhỏ.




Tránh khói thuốc lá: khói thuốc lá có thể làm trẻ sẽ trở nặng và dễ bị suyễn sau
này hơn.



Cần đi tái khám đúng hẹn theo lời khuyên của thầy thuốc và chú ý phát hiện
những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám lại ngay.

Điều trị tại bệnh viện:
Trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần được nhập viện điều trị, tại bệnh viện
các cách thức điều trị cho trẻ bao gồm:


Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ thấy khó chịu vì triệu chứng thở khò
khè và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc
này, trẻ cần thêm oxy, hoặc thậm chí phải dùng đến salbutamol – dược liệu
làm giãn cơ phổi dùng trong bệnh hen suyễn.



Một khâu quan trọng trong điều trị viêm tiểu phế quản là hút hết dịch nhầy, và
việc này cần được thực hiện tại bệnh viện.



Bác sĩ cũng có thể tiến hành tiểu phẫu hỗ trợ thở cho trẻ.


Chú ý: Trong quá trình điều trị bằng thuốc, nếu bé gặp bất kỳ vấn đề bất thường
nào, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để điều chỉnh phác đồ điều trị cho
phù hợp. Trường hợp của bé bị rối loạn tiêu hoá, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ
xem có nên đổi thuốc hoặc bổ sung thêm men vi sinh cho bé không? Sau khi điều
trị, nếu bé bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hướng dẫn, thông tin và tác dụng phụ của thuốc kháng virus RSV
Hiện nay có hai cách trị liệu dùng để phòng ngừa RSV:


Sản phẩm globulin miễn dịch để cung cấp miễn dịch thụ động chống nhiễm
virus đặc hiệu. Gây miễn dịch thụ động (passive immunity) bằng cách tiêm
truyền tĩnh mạch immunoglobulin đặc hiệu chóng lại RSV (RSV-IGIV), liệu
pháp này có hiệu quả cao làm giảm mức độ nghiêm trọng ở các bệnh nhi có
nguy cơ cao.



Palivizumab (1998), là một kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody) nhằm
chống lại F protein. Globulin miễn dịch virus hợp bào hô hấp này được sử
dụng cho những trẻ em có nguy cơ cao để phòng chống nhiễm khuẩn virus
hợp bào hô hấp. Thông thường chỉ tiêm palivizumab mỗi tháng một lần trong
mùa cao điểm của RSV (đặc biệt là mùa đông xuân). Palivizumab không
tương tác với các thuốc chủng ngừa khác và cũng không gây ra dị ứng. Tuy
nhiên, do chi phí cao và có thể gặp phải một số tác dụng phụ như ho, sốt, sưng
đỏ, đau chỗ tiêm,… nên việc sử dụng thuốc chỉ giới hạn ở trẻ có nguy cơ
nhiễm RSV đặc biệt cao, ví dụ như trẻ sinh non, trẻ có bệnh tim – phổi hoặc

suy giảm miễn dịch.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×