Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SỔ TAY NĂNG LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 14 trang )

NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

NĂNG LƯỢNG

ĐỒNG NAI – NĂM 2013


I.
I.1

ĐỊNH NGHĨA VỀ NĂNG LƯỢNG
Khái niệm

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt nam thì: "Năng
lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn
chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất".
o Năng lượng mặt trời tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt
trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng
lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng,
các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng
hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu).
o Năng lượng lòng đất: nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các
nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở
các nguyên tố như U, Th, Po,...
I.2

Các dạng năng lượng:

Năng lượng có ở khắp nơi, biến đổi từ dạng này sang dạng


khác khi chịu tác động. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào
rất nhiều dạng biến đổi năng lượng.
Có nhiều dạng năng lượng như: động năng, nhiệt năng, thế
năng, cơ năng… nhưng tất cả chúng chỉ thuộc 2 loại chính: năng
lượng dự trữ (thế năng) và năng lượng hoạt động (động năng).
Thế năng bao gồm năng lượng hóa học, năng lượng trọng
trường, cơ năng, điện năng và năng lượng hạt nhân.
Động năng bao gồm quang năng, điện năng, âm năng, nhiệt
năng, và năng lượng chuyển động
-------------------------------------------------------------------------------------------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


( Nguồn: )

-

Điện năng: là dòng của các điện tử chạy trong mạch. Sự
chuyển động của một điện tử tạo ra một dòng điện tạo ra điện.

-

Nhiệt năng: là việc sử dụng nhiệt như là nguồn năng lượng.

-

Năng lượng hóa học: là năng lượng được tạo ra từ các phản
ứng hóa học, trong đó liên kết hóa học của một chất bị phá vỡ
và được tái sắp xếp tạo thành phân tử mới, quá trình đó có thể

cung cấp năng lượng.

-

Năng lượng bức xạ: là năng lượng đến từ một nguồn sáng,
như mặt trời. Năng lượng phát ra từ mặt trời ở dạng các
photon. Những phần tử nhỏ bé này vô hình với mắt người, di
chuyển tương tự như sóng.

-

Năng lượng hạt nhân: là năng lượng được tạo ra khi những
phần của nguyên tử của một số vật liệu nhất định được tách ra
trong môi trường có kiểm soát. Quá trình này tạo ra nhiệt

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
2


(nhiệt năng) dùng vào các mục đích khác nhau, bao gồm cả
phát điện.
 Năng lượng thường được phân chia thành hai loại như sau

Năng lượng không tái tạo: là dạng năng lượng mà
nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái sinh và mất
đi vĩnh viễn, bao gồm:
+ Năng lượng hóa thạch: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí
tự nhiên tạo thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật
trong một thời gian rất dài, tính tới hàng triệu năm.
+ Năng lượng hạt nhân: từ chất phóng xạ Uranium.


Năng lượng tái tạo (hay năng lượng tái sinh): là năng
lượng từ những nguồn liên tục, là vô hạn. Năng lượng vô hạn là
năng lượng tồn tại nhiều đến mức không thể trở thành cạn kiệt vì
sự sử dụng của con người. Nguồn năng lượng này bao gồm: năng
lượng bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (năng lượng sinh
khối), gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều,…
Những nguồn năng lượng mới, tái sinh và ít gây tác
động tiêu cực đến môi trường (hay còn được gọi là năng lượng
sạch hay năng lượng xanh).

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
3


Trong đó, việc phát triển năng lượng sinh khối sẽ làm
giảm sự thay đổi bất lợi khí hậu, giảm hiện tượng mưa axit, giảm
sức ép về bãi chôn lấp,...

Nguồn:

II.

NĂNG LƯỢNG XANH

II.1 Năng lượng xanh là gì?

Năng lượng xanh (hay năng lượng tái tạo) là loại năng
lượng mà khi được sản xuất, nó có ít tác động tiêu cực đến môi
trường hơn so với năng lượng hóa thạch.

Những loại năng lượng xanh mà ngày nay người ta thường
đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
sóng và năng lượng địa nhiệt. Ngoài ra còn rất nhiều loại năng
-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
4


lượng được cho là “xanh”, thậm chí cả năng lượng hạt nhân vì
trong trạng thái hoạt động (an toàn), nó sản sinh ra lượng chất
thải thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng than đá hoặc dầu.
II.2 Công nghệ năng lượng xanh

a. Năng lượng mặt trời:
Công nghệ năng lượng mặt trời
được mô tả rộng rãi như năng
lượng mặt trời thụ động hoặc
năng lượng mặt trời hoạt động
tùy thuộc vào cách chúng nắm
bắt, chuyển đổi và phân phối
năng lượng mặt trời.
b. Năng lượng gió:
Năng lượng gió là động năng
của không khí di chuyển trong
bầu khí quyển Trái Đất. Năng
lượng gió là một hình thức
gián tiếp của năng lượng mặt
trời. Sử dụng năng lượng gió là
một trong các cách lấy năng
lượng xa xưa nhất từ môi
trường tự nhiên và đã được

biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
c. Năng lượng từ sóng:
Sóng đại dương sinh ra do gió, gió
gây ra bởi mặt trời (chuyển động
của các khối khí do chênh lệch
nhiệt độ v.v..). Vì vậy, năng lượng
sóng được xem như dạng gián tiếp
của năng lượng Mặt Trời.
-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
5


Giống như các dạng dòng nước chảy khác, năng lượng sóng
có khả năng làm quay tuabin phát điện. NaUy, Anh, Nhật và
một số nước đang nghiên cứu sản xuất điện từ sóng đại
dương.
d. Năng lượng thủy triều:
Năng lượng thủy triều hay điện
thủy triều là lượng điện thu được
từ năng lượng chứa trong
khối nước chuyển động do thủy
triều. Hiện nay một số nơi trên
thế giới đã triển khai hệ
thống máy phát điện sử dụng
năng lượng thuỷ triều.
e. Năng lượng địa nhiệt:.
Địa nhiệt năng là loại năng
lượng lấy từ nguồn nhiệt tự
nhiên trong lòng quả đất bằng
cách khoan sâu xuống lòng

đất. Độ biến thiên địa nhiệt
trong lỗ khoan vào khoảng
1oC/36 mét. Nguồn nhiệt này
được đưa lên mặt đất dưới
dạng hơi nóng hoặc nước
nóng. Nguồn nhiệt này có thể
sử dụng trực tiếp để sưởi ấm các căn hộ hoặc dùng để sản
xuất điện năng.

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
6


III.

NHU CẦU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG
CUỘC SỐNG

III.1 Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng:

-

Đến năm 2030, nhu cầu về các nguồn năng lượng trên thế giới
sẽ tăng 35% so với 2005. Tuy nhiên, nhu cầu tăng lên ở các
ngành không giống nhau. Kỷ nguyên sử dụng các loại nhiên
liệu hóa thạch giá rẻ được dự báo sẽ sớm kết thúc do nguồn tài
nguyên này sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa.

-


Xu hướng năng lượng được sử dụng trong tương lai là những
nguồn năng lượng mới, tái sinh và không ô nhiễm.

-

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các
nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện nhỏ, mặt trời, gió, địa
nhiệt, năng lượng biển.

-

Khó khăn lớn nhất cho sự phát triển hiện nay cũng như trong
tương lai gần là giá thành năng lượng tái tạo cao hơn các dạng
năng lượng hoá thạch ( từ than).
III.2 Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý

Việc khai thác năng lượng sẽ gây tác động nhiều mặt đến
môi trường đất, nước, không khí, thảm thực vật, đời sống cư dân
bản địa.
-

Việc sử dụng năng lượng hóa thạch
làm Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và
gia tăng hiệu hiệu ứng nhà kính là một
trong những nguyên nhân chủ yếu tác
động xấu đến môi trường trên Trái đất ở
quy mô lớn.

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
7



-

Các nhà máy điện gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
sinh thái:
 Các nhà máy nhiệt điện: gây ô nhiễm không khí do sự
phát thải khí cacbonic (CO2), khí sunfurơ (SO2), khí nitơ
oxit (NO) hoặc nitơ đioxit (NO2), .....
 Các nhà máy thủy điện: làm thay đổi sự cân bằng hệ
sinh thái (làm mất đất rừng, thay đổi đa dạng sinh học … )
 Các nhà máy điện hạt nhân phát sinh nguồn phóng xạ
ảnh hưởng đến sức khỏe con người (khi rò rỉ chất phóng
xạ hoặc sự cố cháy nổ nhà máy)

( Nguồn: Nâng cao tiềm lục quốc gia bằng điện hạt nhân, Viện chiến
lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường)
-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
8


IV.

CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Mỗi cá nhân cần thực hiện tốt những hành động dù rất nhỏ
nhưng cụ thể, thiết thực sẽ góp phần tiết kiệm năng lượng ở
nơi sinh sống, tới trường học và rộng ra bản làng, khu phố
Suy nghĩ về các tác động đến
môi trường trước khi sử dụng
năng lượng

Bảo tồn nguồn năng lượng bằng
cách sử dụng hiệu quả

Tiết kiệm năng lượng, tài
nguyên thiên nhiên, tiền bạc

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên:
+ Lựa chọn thiết bị điện: có công suất và kích thước phù hợp với
nhu cầu sử dụng, dùng các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng,…

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
9


+ Máy vi tính: chọn mua máy vi tính có kích
cỡ phù hợp, nên dùng màn hinh LCD, chỉnh
chế độ sáng của màn hình ở mức vừa phải, nếu
không sử dụng trên 30 phút thì nên tắt máy, …

+ Máy điều hoà nhiệt độ: chọn mua máy
với công suất phù hợp diện tích phòng, nên
duy trì ở nhiệt độ 25oC trở lên, cần đóng cửa
khi ra vào, không mở quạt hút khi mở máy
điều hòa.
+ Ti vi: độ sáng và tương phản ở mức độ vừa
phải, không tắt ti vi bằng thiết bị điều khiển từ
xa mà nên rút phích cắm ra khỏi ổ cắm khi
không sử dụng máy;…
+ Bàn ủi: nên sử dụng bàn ủi khô; không nên ủi
vào giờ cao điểm; không nên ủi trong phòng có

máy điều hòa; chọn nhiệt độ ủi thích hợp với
từng loại vải; tập trung ủi nhiều đồ một lần;…
+ Quạt: chỉ để ở chế độ vừa đủ,
thường xuyên lau chùi để tăng công
suất quạt mà không tốn nhiều điện;…
+ Tủ lạnh: chọn mua tủ phù hợp với
mục đích sử dụng, không mua tủ quá lớn; đặt tủ
lạnh nơi thóang mát, không đặt sát tường; sau khi
mở tủ phải đóng lại ngay khi đã lấy xong thứ cần
thiết; không cho đồ ăn nóng vào tủ;…
-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
10


+ Máy giặt: tập trung nhiều quần áo và sử
dụng hết công suất máy mỗi lần giặt, không
nên mở máy giặt khi nước yếu, không nên
giặt quá tải.

+ Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió
tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi không
thực sự cần thiết

+ Ưu tiên đến trường bằng xe đạp hoặc
xe công cộng, hạn chế dụng xe máy

+ Trang bị cho gia đình các thiết bị
trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng
năng lượng có khả năng tái tạo như:
năng lượng mặt trời, năng lượng gió

để thắp sáng, đun nước, sưởi ấm,…..
+ Khuyến khích, kêu gọi những người xung quanh trong việc
cải thiện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả!

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
11


V.

GIỜ TRÁI ĐẤT

Giờ trái đất (Earth Hour), do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
(WWF) khởi xướng, là một sáng kiến toàn cầu nhằm nâng cao ý thức
của người dân về biến đổi khí hậu.
Sáng kiến này nhằm kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn
thế giới tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3
hàng năm.
Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt
bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái
Đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ
dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Mục tiêu của chiến dịch nhằm khẳng định mỗi một hành động,
cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp thay đổi môi
trường sống tốt hơn.

Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với
các thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội
An, Huế và Nha Trang
Năm 2013 là năm thứ 5 Việt Nam tham gia chiến dịch Giờ Trái

đất. Theo kết quả từ Trung tâm Điều độ quốc gia cho biết, trong vòng
60 phút tắt đèn, cả nước đã tiết kiệm được 401MWh điện - tương ứng
576 triệu đồng. Trong số 63 địa phương tham gia hưởng ứng sự kiện
thì thủ đô Hà Nội đã tiết kiệm được nhiều nhất với 220MWh.
-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
12


MỤC LỤC
I.

ĐỊNH NGHĨA VỀ NĂNG LƯỢNG ................................ 1

I.1

Khái niệm ............................................................................ 1

I.2

Các dạng năng lượng: ......................................................... 1

II.

NĂNG LƯỢNG XANH .................................................... 4

II.1

Năng lượng xanh là gì? ....................................................... 4

II.2


Công nghệ năng lượng xanh ............................................... 5

III.

NHU CẦU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CUỘC

SỐNG ........................................................................................... 7
III.1

Xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng: .......... 7

III.2

Hậu quả của việc sử dụng năng lượng không hợp lý ...... 7

IV.

CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ......... 9

V.

GIỜ TRÁI ĐẤT .............................................................. 12

-------------------------------------------------------------------------------------------- ---------Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai
13




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×