Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

CHỈ DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ NƯỚC TRÊN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 108 trang )

Tiêu đề :
Phụ đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

TỔNG CÔNG
CẤP
Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước
Ban hành TY
:
04/2015 NƢỚC SÀI GÕN

2015

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
04/2015
Biên soạn lần thứ I

BẢN THẢO

CHỈ DẪN
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐỒNG HỒ NƢỚC
TRÊN MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC

Lưu hành nội bộ
Trang 1/108




Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỔNG CÔNG TY CẤP NƢỚC SÀI GÕN
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

CHỈ DẪN
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
ĐỒNG HỒ NƢỚC
TRÊN MẠNG LƢỚI CẤP NƢỚC

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC


Bùi Thanh Giang

Trang 2/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

LỜI NÓI ĐẦU


Nước là nguồn gốc của mọi sự sống, nước sạch được phục vụ cho sinh hoạt và hoạt
động xã hội. Ý thức được giá trị hữu hạn của tài nguyên nước, Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, giám sát lượng nước từ nguồn sản suất đến
mạng lưới phân phối chặt chẽ nhằm đảm bảo lượng nước được đo đếm chính xác, tạo sự
tin cậy giữa nhà quản lý và khách hàng, góp phần giảm thiểu lượng nước thất thoát trên hệ
thống.

Trước đây Tổng Công ty đã ban hành các quy định kỹ thuật về lắp đặt đồng hồ, xử
lý khắc phục sự cố liên quan đến hoạt động đồng hồ, tuy nhiên các nội dung còn rời rạc
chưa có hệ thống, thông tin về đồng hồ nước tăng về quy mô, phức tạp về chủng loại gây
khó khăn trong công tác quản lý và tra cứu cho các đơn vị. Với mục đích chuẩn hóa trong
cách thức tiếp cận và quản lý sử dụng đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước, Tổng Công
ty cấp nước Sàn Gòn đang xây dựng sổ tay chỉ dẫn quản lý và sử dụng đồng hồ nước nhằm
giúp các đơn vị thuận lợi trong công tác quản lý, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Sổ tay chỉ dẫn được xây dựng dựa trên Luật Đo lường, Thông tư Nghị định chính
phủ, và quy định, quy trình kiểm định của các cơ quan chức năng. Sổ tay có sự tổng hợp
chỉ dẫn kỹ thuật về đồng hồ của các hãng sản xuất trên thế giới. Đồng thời kết hợp ứng
dụng công nghệ quản lý đồng hồ trên trên thế giới vào hoạt động quy định quản lý Tổng
Công ty hiện nay. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp theo cách thức trực quan, có hình
ảnh thông tin kỹ thuật chi tiết giúp đơn vị tra cứu thuận lợi.
Thông qua giá trị mang lại từ sổ tay này, Tổng Công ty Cấp nước Gòn mong muốn
các đơn vị ứng dụng , góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đồng hồ, kiểm soát nhu cầu,
cân đối nguồn đầu tư dự phòng đồng hồ nước hợp lý, giảm thiểu chi phí phát sinh trong
quản lý và sử dụng đồng hồ và hạn chế thất thoát sản lượng trong công tác đo đếm. Tài
liệu không phải quy định buộc thực hiện nhưng giúp định hướng cho đơn vị trong việc ứng
dụng mô hình quản lý vào hoạt động nội tại của đơn vị.

Trang 3/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :


Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
Phòng Kỹ thuật Công nghệ - Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn
+ Địa chỉ: Số 1 Công trường Quốc tế, Phường 6, Quận 3, Tp HCM
+ ĐT: +84.38227426

+ Fax: +84.38279268

+ Email: ,
,

Trang 4/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ


Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 3
PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ NƢỚC TẠI TỔNG
CÔNG TY CẤP NƢỚC SÀI GÕN ..................................................................... 9
PHẦN II:MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ NƢỚC ............................. 10
I.

Giải thích từ ngữ: .................................................................................................... 10
1. Phê duyệt mẫu: ................................................................................................. 10
2. Kiểm định: ........................................................................................................ 10
3. Hiệu chuẩn phương tiện đo: ............................................................................. 10
4. Giá trị lưu lượng: .............................................................................................. 10
5. Cấp đo lường: ................................................................................................... 11
6. Độ chính xác: ................................................................................................... 11
7. Độ nhạy cao:..................................................................................................... 11
8. Độ ổn định: ....................................................................................................... 11
9. Đồng hồ nước cỡ lớn: ....................................................................................... 12
10. Đồng hồ nước cỡ nhỏ: ...................................................................................... 12
11. Thông số cài đặt đồng hồ: ................................................................................ 12
12. Chế độ lập trình truyền số liệu: ........................................................................ 12
13. Chế độ lập trình lấy dữ liệu: ............................................................................. 12

14. Khoảng cách trước/sau đồng hồ: ...................................................................... 12

II. Phân loại đồng hồ: .................................................................................................. 12
1. Theo công năng: ............................................................................................... 12
1.1. Đồng hồ nước thô: ................................................................................... 12
1.2. Đồng hồ nước sạch: ................................................................................. 12
1.3. Đồng hồ ngõ ra truyền tải (outlet): .......................................................... 13
1.4. Đồng hồ tách mạng:................................................................................. 13
1.5. Đồng hồ phân vùng (DMA): ................................................................... 13
1.6. Đồng hồ khách hàng: ............................................................................... 13
2. Theo công nghệ chế tạo (nguyên lý hoạt động): .............................................. 13
2.1. Đồng hồ vận tốc: ..................................................................................... 13
2.2. Đồng hồ thể tích: ..................................................................................... 15
Trang 5/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :


04/2015

2.3. Đồng hồ nước kiểu kết hợp (compound)................................................. 16
2.4. Điện từ (mặt bích, pin, điện lưới, insert): ................................................ 17
2.5. Siêu âm (mặt bích, kẹp ngoài): ................................................................ 21
III. Đồng hồ nước đã được lắp đặt trên mạng lưới cấp nước và thiết bị phụ trợ: ......... 23
1. Đồng hồ kiểu vận tốc đã được lắp đặt trên mạng lưới cấp nước từ trước đến
nay: ................................................................................................................... 23
2. Đồng hồ kiểu thể tích đã được lắp đặt trên mạng lưới cấp nước từ trước đến
nay: ................................................................................................................... 28
3. Đồng hồ điện từ: ............................................................................................... 30
3.1. ABB: ........................................................................................................ 30
3.2. Siemens .................................................................................................... 32
3.3. Isoil .......................................................................................................... 33
3.4. Krohne ..................................................................................................... 34
3.5. Endress – Hauser (E&H) ......................................................................... 34
4. Thiết bị kiểm tra chuẩn ĐH:............................................................................. 34
4.1. Thiết bị kiểm tra chuẩn đồng hồ Aquamaster2, AquaProbe 2,
Aquamaster 3 của ABB. .......................................................................... 34
4.2. Thiết bị kiểm tra chuẩn đồng hồ Isomag của Isoil: ................................. 35
4.3. Thiết bị kiểm tra chuẩn đồng hồ Verificator dành cho đồng hồ Maglo của
Siemens .................................................................................................... 36
5. Thiết bị phụ trợ: ................................................................................................ 37
5.1. Công tơ điện: ........................................................................................... 37
5.2. Công tắc tơ: ............................................................................................. 37
5.3. Thiết bị chống sét lan truyền: .................................................................. 37
5.4. Bộ chuyển điện: ....................................................................................... 38
5.5. Bình acqui:............................................................................................... 38
5.6. UPS (Uninterruptible Power Supply: ...................................................... 39
5.7. Thiết bị ghi nhận dữ liệu: ........................................................................ 39

5.8. Bộ giao tiếp số liệu của đồng hồ cơ mã hóa: ........................................... 41
5.9. Pin đồng hồ: ............................................................................................. 42
5.10. Tủ bảo vệ đồng hồ: .................................................................................. 43
PHẦN III:CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG HỒ NƢỚC .......... 45
Trang 6/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

PHẦN IV:CÁC TIÊU CHUẨN ĐỒNG HỒ NƢỚC ĐANG ÁP DỤNG TẠI TỔNG
CÔNG TY ............................................................................................................ 49
I.

Tiêu chuẩn quốc tế: ................................................................................................. 49

II. Tiêu chuẩn Việt nam: ............................................................................................. 49

PHẦN V:LỰA CHỌN VÀ ĐIỀU KIỆN LẮP ĐẶT ĐỒNG HỒ NƢỚC ...................... 50
I.

Tiêu chí lựa chọn đồng hồ nước: ............................................................................ 50

II. Lựa chọn đặc điểm tính năng hoạt động: ............................................................... 50
III. Điều kiện lắp đặt: … .............................................................................................. 57
PHẦN VI:QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỒNG HỒ NƢỚC: .............................................. 59
I.

Đồng hồ nước khách hàng: ..................................................................................... 59
1. Các thông tin cơ bản khi lắp đặt đồng hồ nước: .............................................. 59
2. Bản vẽ vị trí và sơ đồ lắp đặt:........................................................................... 60

II. Đồng hồ DMA: ....................................................................................................... 61
1. Các thông tin cơ bản khi lắp đặt đồng hồ nước: .............................................. 61
2. Quy định đặt tên đồng hồ: ................................................................................ 62
3. Bản vẽ vị trí lắp đặt: ......................................................................................... 62
4. Khoảng cách lắp đặt đồng hồ nước: ................................................................. 63
III. Đồng hồ tổng: ......................................................................................................... 63
PHẦN VII:KIỂM TRA KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐỒNG HỒ NƢỚC ........................... 66
I.

Kiểm tra giao nhận đồng hồ trong công tác mua sắm: ........................................... 66
1. Đồng hồ nước khách hàng: .............................................................................. 66
1.1. Kiểm tra ngoại quan: ............................................................................... 66
1.2. Kiểm tra kích thước: ................................................................................ 66
2. Đồng hồ cơ kiểu Woltman và đồng hồ điện từ: ............................................... 66
2.1. Kiểm tra ngoại quan: ............................................................................... 66
2.2. Kiểm tra kích thước: ................................................................................ 66

2.3. Kiểm tra sơn phủ epoxy: ......................................................................... 66
2.4. Kiểm tra hoạt động thử nghiệm đối với đồng hồ điện từ (demo): .......... 66

II. Kiểm tra trong quá trình thi công lắp đặt: .............................................................. 67
III. Quy trình niêm chì đồng hồ nước: .......................................................................... 67
1. Đồng hồ nước DN15mm – DN25 mm: ............................................................ 67
1.1. Chuẩn bị: ................................................................................................. 67
Trang 7/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

1.2. Các bước thực hiện niêm chì: .................................................................. 68
2. Đồng hồ nước cỡ lớn: ....................................................................................... 72
2.1. Niêm chì ở bộ cảm biến:.......................................................................... 73
2.2. Niêm tem ở bộ chuyển đổi: ..................................................................... 78

IV. Kiểm tra đồng hồ trong quá trình hoạt động: ......................................................... 81
1. Quy trình kiểm tra đồng hồ cơ (cơ mã hóa): .................................................... 81
2. Quy trình kiểm tra đồng hồ điện từ: ................................................................. 82
PHẦN VIII:THEO DÕI SẢN LƢỢNG TIÊU THỤ QUA ĐỒNG HỒ NƢỚC ........... 83
I.

Quy trình đọc số: .................................................................................................... 83

II. Cách thức đọc số đồng hồ:...................................................................................... 83
1. Đối với đồng hồ ABB: ..................................................................................... 83
2. Đối với đồng hồ Siemens Mag 8000xx:........................................................... 83
3. Đối với đồng hồ Isomag: .................................................................................. 84
4. Đối với đồng hồ E&H: ..................................................................................... 84
5. Đối với đồng hồ Krohne: ................................................................................. 84
III. Sổ cái quản lý và biểu mẫu ghi nhận: ..................................................................... 84
IV. Theo dõi từ xa: ........................................................................................................ 85
V. Phần mềm quản lý đồng hồ tổng (web): ................................................................. 86
PHẦN IX:BẢO TRÌ BẢO DƢỠNG ĐỒNG HỒ NƢỚC ............................................... 87
I.

Bảo dưỡng đồng hồ nước cỡ nhỏ: .......................................................................... 87
1. Đồng hồ nước đa tia, kiểu vận tốc – dạng cánh quạt: ...................................... 87
2. Đồng hồ nước kiểu thể tích – dạng pittông: ..................................................... 92

II. Bảo dưỡng đồng hồ nước cỡ lớn: ........................................................................... 97
1. Chuẩn bị vật tư – thiết bị: ................................................................................. 97
2. Các bước thực hiện: ......................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 105

Trang 8/108



Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ NƢỚC TẠI TỔNG
CÔNG TY CẤP NƢỚC SÀI GÕN
 Tổng Công ty Cấp nước Sài gòn hiện đang quản lý, khai thác một hệ thống
đường ống phân phối nước có tổng chiều dài khoảng hơn 5700 Km với đường
kính từ DN100mm đến DN2400mm và gần 01 triệu đấu nối đồng hồ nước để
cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân thành
phố.
 Tỉ lệ hộ dân thường trú và KT3 được cung cấp nước sạch qua hệ thống này chưa
kể huyện Củ Chi đạt tỉ lệ 94%.
 Đồng hồ nước là loại phương tiện đo xác định lượng vật chất chảy qua ống dẫn
trong một khoảng thời gian nhất định nào đó (giờ, ngày, tháng, năm ... ). Số

lượng vật chất chảy qua đồng hồ được đo (chỉ thị) qua bộ phận đếm (chỉ thị) của
đồng hồ. Lưu lượng dòng chảy vật chất qua đồng hồ chỉ có thể là lưu lượng
trung bình và được xác định theo lượng vật chất đo được qua bộ chỉ thị chia cho
khoảng thời gian xác định.
 Đồng hồ nước đóng vai trò quan trọng trong nền tảng công tác giảm thất thoát
nước, là cơ sở để theo dõi và giám sát sản lượng sản xuất và tiêu thụ ở các đơn
vị.
 Trên mạng lưới có rất nhiều loại đồng hồ nước với các cỡ và chủng loại khác
nhau; được sử dụng để phục vụ cho việc mua, bán nước và tách mạng thuộc
phạm vi quản lý của Tổng Công ty, trong tổng số gần 1 triệu đồng hồ nước có:
 Cỡ DN15mm, DN25mm: Loại đơn tia, đa tia, thể tích cấp B, C
 Cỡ DN ≥ 40mm: Loại đơn tia cấp B, C; Woltman cấp B, compound, điện từ
và siêu âm.

Đơn tia
Đa tia
Thể tích
Woltman
Compound
Điện từ

 Ngoài ra, các hoạt động liên quan đến công tác quản lý, bảo trì bảo dưỡng, kiểm
tra, kiểm định đồng hồ nước rất quan trọng để đảm bảo đồng hồ nước luôn hoạt
động ổn định và chính xác.

Trang 9/108


Tiêu đề :


Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

PHẦN II:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỒNG HỒ NƢỚC
I.

Giải thích từ ngữ:
1. Phê duyệt mẫu:
Phê duyệt mẫu phương tiện đo là việc cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có
thẩm quyền tổ chức đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại
(type) phương tiện đo phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.
2. Kiểm định:
Kiểm định phương tiện đo là việc xác định và chứng nhận phương tiện đo đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu, qui định do tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền kiểm
định.
-

Kiểm định ban đầu:


Là công tác kiểm định các phươg tiện đo nhập khẩu hoặc phương tiện đo mới
sản xuất.
-

Kiểm định định kỳ:
Là công tác kiểm định các phương tiện đo sau quá trình sử dụng.

-

Kiểm định bất thường:

Là công tác kiểm định phương tiện đo sau sửa chữa; theo yêu cầu của tổ
chức, cá nhân sử dụng; phục vụ việc thanh tra đo lường, giám định tư pháp hoặc
các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
3. Hiệu chuẩn phương tiện đo:
Là thiết lập mối tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn không
mang tính chất bắt buộc. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem
thiết bị có sử dụng nữa hay không.
4. Giá trị lưu lượng:
-

Lưu lượng danh định Qn (hoặc Q3):

Là lưu lượng mà tại đó đồng hồ phải hoạt động theo đúng các yêu cầu quy
định ở điều kiện sử dụng bình thường, nghĩa là dòng chảy liên tục hoặc ngắt
quãng.
-

Lưu lượng tối đa Qmax (hoặc Q4):


Là lưu lượng mà tại đó đồng hồ phải hoạt động theo đúng yêu cầu trong một
khoảng thời gian ngắn mà không bị hư hỏng. Giá trị Qmax bằng hai lần Qn.
-

Lưu lượng tối thiểu Qmin (hoặc Q1):

Là lưu lượng nhỏ nhất mà tại đó đồng hồ phải có sai số nằm trong phạm vi cho
phép lớn nhất. Lưu lượng này được xác định theo số ký hiệu của đồng hồ.
-

Phạm vi lưu lượng:

Là khoảng giới hạn bởi Qmax và Qmin có thể gọi là khoảng đo, trong khoảng
này số chỉ của đồng hồ không được có sai số vượt quá sai số cho phép lớn nhất,
Trang 10/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước


Ban hành :

04/2015

khoảng này được chia làm hai vùng gọi là "vùng trên" và "vùng dưới" bằng giá trị
lưu lượng chuyển tiếp Qt.

-

Lưu lượng chuyển tiếp Qt (hoặc Q2):

Là lưu lượng có giá trị nằm giữa lưu lượng tối đa và lưư lượng tối thiểu, tại đó
phạm vi lưu lượng được chia làm hai vùng gọi là "vùng trên" và "vùng dưới", mỗi
vùng được đặc trưng bằng sai số cho phép lớn nhất của vùng đó. Sai số cho phép
lớn nhất của đồng hồ nước được quy định theo hai vùng:


Vùng dưới:

Là vùng lưu lượng có giá trị từ Qmin (gồm cả gía trị Qmin) đến Qt (không
gồm cả giá trị Qt), tại vùng này sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ nước
được quy định là ± 5%.


Vùng trên:

Là vùng lưu lượng có giá trị từ Qt (gồm cả giá trị Qt) đến Qmax (gồm cả giá
trị Qmax), tại vùng này sai số cho phép lớn nhất của đồng hồ nước được quy
định là ± 2%.
-


Lượng nước chiều thuận:

Là lượng nước di chuyển qua đồng hồ có hướng trùng với chiều quy ước trên
mặt thân của đồng hồ, đơn vị m3.
-

Lượng nước chiều ngược:

Là lượng nước di chuyển qua đồng hồ có hướng ngược với chiều quy ước trên
mặt thân của đồng hồ, đơn vị m3.
5. Cấp đo lường:
Là cấp lưu lượng chính xác chảy qua đồng hồ trong thời điểm nhất định.
6. Độ chính xác:
Là mối quan hệ giữa giá trị đo và giá trị thực. Kết quả đo được cho là chính xác
nếu nó nằm gần giá trị thực. Độ chính xác đo cao là việc đo chính xác có thể được
thực hiện ở bất kỳ lưu lượng nào trong phạm vi đo.
7. Độ nhạy cao:
Là việc đo nhạy có thể được thực hiện ngay cả ở một lưu lượng rất nhỏ.
8. Độ ổn định:
Chỉ ra mức độ sai lệch giữa các lần đo.
Trang 11/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :


Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

9. Đồng hồ nước cỡ lớn:
Là đồng hồ có cỡ từ 50mm trở lên, được dùng để đo đếm lượng nước sản xuất từ
các nhà máy nước, trạm bơm cấp nước sạch; đo đếm lượng nước cấp từ các ngõ ra của
ống truyền dẫn và lượng nước qua/lại giữa các ranh giới, lượng nước vào địa bàn quản
lý mạng cấp nước, lượng nước vào các khu công nghiệp để tính tổng lượng nước nhằm
thanh toán thương mại.
10. Đồng hồ nước cỡ nhỏ:
Là đồng hồ có cỡ 15mm - 40mm để đo đếm lượng nước tiêu thụ của khách hàng
(gia đình hoặc chung cư).
11. Thông số cài đặt đồng hồ:
Là các giá trị cần thiết được thiết lập bên trong đồng hồ nhằm đưa đồng hồ vào
hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật do nhà sản xuất quy định. Việc thiết lập sai giá
trị sẽ dẫn đến đồng hồ đo đếm sai sản lượng.
12. Chế độ lập trình truyền số liệu:
Là tần suất chuyển tải giá trị đo đếm tại hiện trường về trung tâm. Tùy vào chế độ
lập trình, tần suất truyền số liệu càng cao, dữ liệu sẽ liên tục truyền về trung tâm trong
khoảng thời gian ngắn hơn.
13. Chế độ lập trình lấy dữ liệu:
Là tần suất tổng hợp và thu thập số liệu từ các thiết bị đo đếm để lưu trữ vào bộ
nhớ nội tại của hệ thống. Tùy vào chế độ lập trình, lập trình tần suất càng cao, số liệu

đo sẽ nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian.
14. Khoảng cách trước/sau đồng hồ:
Là khoảng cách tính từ tâm đồng hồ đến mặt tiếp xúc các đối tượng như van, phụ
tùng: khuỷu, côn (túm), tê, thập. Tùy đồng hồ của mỗi hãng sản xuất, khoảng cách này
là khoảng cách tối thiểu để đảm bảo đồng hồ đo đếm chính xác.
II. Phân loại đồng hồ:
1. Theo công năng:
Đồng hồ sản xuất, đồng hồ outlet, đồng hồ tách mạng, đồng hồ khách hàng. Việc
phân định đồng hồ theo công năng nhằm thống nhất trong công tác quản lý dựa trên
quy mô mạng lưới cấp nước và vận hành đồng hồ.
1.1. Đồng hồ nước thô:
Là đồng hồ đặt tại ngõ ra đường ống ở Trạm bơm nước thô dùng để đo đếm lượng
nước thô đã xử lý một phần chuyển về Nhà máy.
1.2. Đồng hồ nước sạch:
Là đồng hồ đo lượng nước sản xuất của nhà máy nước, trạm bơm cấp nước sạch,
thường lắp ở phía sau trạm bơm nước sạch, dùng để xác định lượng nước sản xuất của
nhà máy nước, trạm bơm cung cấp cho mạng lưới cấp nước.

Trang 12/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :


Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

1.3. Đồng hồ ngõ ra truyền tải (outlet):
Là những đồng hồ được lắp đặt ở các điểm lấy nước tại ngõ ra mạng cấp 1, cấp 2,
cấp 3. Đồng hồ này dùng để xác định lượng nước cung cấp cho “mạng lưới tiêu thụ”
của “đơn vị quản lý địa bàn tiếp nhận nguồn nước” (hiện nay là các Công ty Cổ phần
Cấp nước và Công ty TNHH Cấp nước).
1.4. Đồng hồ tách mạng:
Là đồng hồ dùng để xác định lượng nước qua lại giữa ranh giới 02 khu vực “mạng
lưới đường ống” ở các “công ty quản lý địa bàn tiếp nhận nguồn nước”.
1.5. Đồng hồ phân vùng (DMA):
Là đồng hồ dùng để xác định lượng nước tính cho khu vực hoặc vùng tiêu thụ
nước tại các đơn vị quản lý mạng phân phối. Việc quản lý đồng hồ DMA nên áp dụng
các điều ở quy định này để thuận lợi công tác quản lý cũng như bàn giao sau này.
1.6. Đồng hồ khách hàng:
Là đồng hồ dùng để xác định lượng nước tiêu thụ của khách hàng. Khách hàng có
thể là hộ gia đình hoặc khu chung cư.

2. Theo công nghệ chế tạo (nguyên lý hoạt động):
2.1. Đồng hồ vận tốc:
Là loại đồng hồ nước có bộ phận chuyển động bị tác động trực tiếp bởi nước
đi qua và đồng thời đếm được tổng số vòng qua của bộ phận chuyển động. Bộ
phận chỉ thị được kết nối với bộ chuyển động để tính lượng nước đi qua đồng hồ
nước. Đồng hồ nước kiểu vận tốc có 2 loại là cánh quạt và tua bin.
2.1.1. Đồng hồ nước loại cánh quạt:

Là loại đồng hồ có roto tuabin quay quanh trục vuông góc với dòng chảy
trong đồng hồ. Đồng hồ này có 2 loại là đơn tia và đa tia.
-

Kiểu đơn tia:
Là loại đồng hồ có tia nước chỉ tác động lên một điểm trên chu vi của roto.
Ưu nhược điểm:
 Chi phí thấp và kích thước nhỏ.
 Thích hợp với chất lượng nước
tương đối và nước cứng.
 Được thiết kế để làm việc ở vị trí
nằm ngang hoàn toàn.
 Cần có khoảng cách lắp trước và sau
đồng hồ.
 Tia nước đơn làm cho lực tác động
lên tua bin phân bố không đối xứng.
 Tua bin và trục của tua bin phải bù
Trang 13/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :


Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

vào lực bất đối xứng này.
 Đường kính từ 10mm đến 125mm.
 Cấp B, C.

-

Kiểu đa tia:

Là loại đồng hồ có tia nước tác động đồng thời lên nhiều điểm xung quanh
chu vi của roto.
Ưu nhược điểm:
 Không bị ảnh hưởng bởi độ lệch
của dòng chảy trước đồng hồ.
 Được thiết kế làm việc ở vị trí
hoàn toàn nằm ngang.
 Lực tác động lên tua bin được
phân bố đối xứng, thích hợp cho
điều kiện làm việc liên tục.
 Thích hợp với chất lượng nước
tương đối và nước cứng.
 Sau vài năm sử dụng thường xảy
ra tình trạng đồng hồ ghi chỉ số
hơi cao hơn.
 Cần nhiều vật liệu để sản xuất

hơn (chi phí cao hơn).
 Đường kính từ 15mm – 50mm.
 Cấp B, C.
2.1.2. Đồng hồ nước dạng tuabin (Woltman): Loại này có 2 dạng là thông
thường và được mã hóa
-

Kiểu trục đứng:

Nước chảy vào đồng hồ qua bộ phận định hướng dòng chảy và đi lên theo
trục tuabin tác động vào cánh quạt hình xoắn ốc làm quay cánh quạt. Do đó, vận
tốc quay tỷ lệ với lưu lượng. Việc đo lưu lượng được tính từ số vòng quay của
trục.
Ưu nhược điểm:
-

Độ nhạy với dòng chảy lưu lượng
thấp cao hơn đồng hồ trục ngang.

-

Bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dòng
chảy trước đồng hồ.

-

Chỉ lắp đặt ở vị trí ngang.

-


Đường kính từ 50mm – 150mm.

Trang 14/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

-

Cấp B.

Kiểu trục ngang:

Nước chảy vào đồng hồ qua bộ phận định hướng dòng chảy và đi dọc theo
trục tuabin tác động vào cánh quạt hình xoắn ốc làm quay cánh quạt. Do đó, vận
tốc quay tỷ lệ với lưu lượng. Việc đo lưu lượng được tính từ số vòng quay của

trục.
Ưu nhược điểm:
-

Bị ảnh hưởng bởi dòng chảy trước
đồng hồ.

-

Có thể lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào.

-

Được khuyến cáo lắp đặt thêm lưới
lượt trước đồng hồ khoảng cách tối
thiểu là 5D – 10D.

-

Thay buồng đo nước không ảnh
hưởng đến việc đo đếm của đồng
hồ.

-

Đường kính từ 50mm đến 600mm.

-

Cấp B.


Đồng hồ Woltman loại thường

Đồng hồ Woltman mã hóa
2.2. Đồng hồ thể tích:
Là loại đồng hồ nước có buồng đo với thể tích được biết trước và cơ cấu
truyền động theo nguyên lý nạp đầy nước vào buồng đo và sau đó xả hết.
2.2.1. Dạng pittông xoay:
Nước chảy qua buồng đo có dung tích được tính toán trước. Pít tông chuyển
động quanh trục buồng đo liên tục làm đầy và rỗng buồng đo. Sau mỗi lần dao
động có một lượng nước nhất định chảy qua. Số lần dao động được chuyển hóa về
mặt cơ khí thành các vòng quay và tỉ lệ với lượng nước chảy qua.
Ưu nhược điểm:
-

Lưu lượng bắt đầu rất thấp (dưới1
lít/giờ).

-

Không thích hợp với nước có chất
lượng tương đối và nước cứng.

-

Không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy
vào.

Trang 15/108



Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

-

Lắp đặt được ở bất kỳ vị trí nào.

-

Vài mẫu đồng hồ sẽ phát ra tiếng
ồn ở mức lưu lượng cao.

-

Cỡ thông thường từ 13mm –
40mm.


-

Cấp C, D.

2.2.2. Dạng dĩa dao động:
Đồng hồ này có 1 vách ngăn bên trong buồng đo, kết hợp với 2 buồng đĩa
trên và dưới tách biệt nhau mà chia các dòng nước vào và ra. Một đĩa với 1 viên bị
được đặt trên cả 2 phía của vách ngăn này. Đĩa được là cho dao động bởi chuyển
động của nước tiếp xúc với thành trong của buồng đo. Lực dao động được truyền
từ viên bi tới bộ phận chỉ thị thông qua chỗ nối để hiển thị giá trị đo.
Ưu nhược điểm:
-

Lưu lượng bắt đầu thấp.

-

Không thích hợp với nước
có chất lượng tương đối và
nước cứng.

-

Không bị ảnh hưởng bởi
dòng chảy vào.

-

Lắp đặt được ở bất kỳ vị trí

nào.

2.3. Đồng hồ nước kiểu kết hợp (compound)
Đồng hồ này bao gồm:
-

Một đồng hồ chính là loại tuabin kiểu Woltman có chức năng đo mức
lưu lượng cao.

-

Đồng hồ phụ có các cỡ (15-20mm) có kiểu vận tốc hoặc thể tích cấp C
(không có van 1 chiều).

-

Van chuyển đổi: Có nhiệm vụ đóng hoặc mở tự động để điều tiết lưu
lượng nước đi qua đồng hồ chính hoặc đồng hồ phụ tùy thuộc vào mức
lưu lượng sử dụng.

Loại đồng hồ này chỉ sử dụng khi có sự biến thiên lớn về tiêu thụ nước ở các
thời điểm khác nhau có tính ổn định nhằm đo đếm được mức tiêu thụ thấp (dưới
ngưỡng đo đếm của đồng hồ chính).

Trang 16/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng


Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

Ưu nhược điểm:
-

Có phạm vi đo rất rộng.

-

Phép đo bị ảnh hưởng bởi
dòng chảy rối trước đồng hồ.

-

Cần phải bảo trì van chuyển
đổi.

-


Không thích hợp với nước
có chất lượng không tốt.

2.4. Điện từ (mặt bích, pin, điện lưới, insert):
 Đo đếm lượng nước vận chuyển qua ống cấp nước. Thường lắp đặt trên
những cỡ ống lớn (DN ≥ 150mm).


Đòi hỏi phương tiện đo có độ chính xác cao.



Ngoài ra tùy nhu cầu quản lý mà chọn bổ sung thêm chức năng lưu trữ và
truyền số liệu phục vụ phân tích đánh giá.

-

Nguyên tắc chung: Đồng hồ điện từ tạo ra từ trường vuông góc với chiều
dòng chảy, dưới tác động của trường từ, các vật dẫn có trong dòng nước sẽ
cảm ứng thành sức điện động, dựa trên định luật cảm ứng điện từ, vận tốc
của dòng nước sẽ được tính toán theo công thức E=B*l*V. Trong đó giá
trị suất điện động E sẽ được đo bởi thiết bị (thông qua 02 điện cực đo),
cường độ từ trường B và không gian buồng đo l đã có (trong chế tạo thiết
kế) từ đó sẽ tính được vận tốc dòng chảy V. Có vận tốc và tiết diện buồng
đo, lưu lượng sẽ được tính toán tương ứng (Q=S*V).

-

Cấu tạo:


Đồng hồ đo lưu lượng điện từ chia thành 02 bộ phận chính: bộ phận sơ cấp
(gọi là bộ cảm biến - Sensor) và bộ phận thứ cấp (gọi là bộ chuyển đổi Transmitter):

Trang 17/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)
+ Bộ phận sơ cấp (Bộ cảm biến):

Một số hình ảnh về bộ cảm biến
 Buồng đo thường có hình dạng khối trụ tròn, được thiết kế để cho
chất lỏng cần đo dễ dàng đi qua. Buồng đo gồm các thành phần
chủ yếu:



Nam châm điện: là cuộn dây quấn quanh lõi thép. Khi cấp
nguồn điện, bộ phận này sẽ thành nam châm điện.



Điện cực: là vị trí để đo điện áp khi chất lỏng đi qua, điện cực
được nối đến bộ chuyển đổi để truyền tín hiệu nhằm xử lý tính
toán.



Lớp lót cách điện (và thân bên ngoài): bảo vệ chống ăn mòn,
va chạm cơ khí, cách ly các phần tử mang điện (như: cuộn dây
tạo nam châm điện, điện cực)



Hộp đấu mạch: là nơi tập trung các đầu dây nối nguồn điện và
dây tín hiệu để vận hành bộ cảm biến hoạt động. Hộp được đổ
keo phủ kín nhằm hoạt động ngay cả khi bị ngập trong nước
(IP68).

Trang 18/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng


Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

+ Bộ phận thứ cấp (Bộ chuyển đổi):

Một số hình ảnh về bộ chuyển đổi
 Bộ chuyển đổi chứa các phần tử mang điện để cấp nguồn điện,
tổng hợp số liệu, phân tích, hiển thị kết quả đo, gồm:
 Nguồn điện: sử dụng pin hoặc nguồn điện bên ngoài.
 Vi xử lý (processor): xử lý, tính toán các tín hiệu số học, logic.
 Hệ thống đo đạc (measurement system): chứa các vi mạch phức
tạp để truyền nhận, chuyển đổi các tín hiệu… với các thành phần
trong hệ thống.
 Hiển thị (display): hiển thị các giá trị kết quả đo cho người vận
hành theo dõi.
 Kết nối ngoài vi (output/input): xuất nhập các tín hiệu, kết nối
cổng, đến các thiết bị ngoại vi. Để theo dõi lưu lượng trực tuyến từ
xa, tín hiệu ngõ ra xung số - pulse digital (quy định 01 xung tương
ứng với bao nhiêu m3 nước) không thể thiếu trong việc gởi dữ liệu
lưu lượng liên tục cho thiết bị ghi nhận dữ liệu (data logger).
 Cổng truyền thông (nếu có): giao tiếp với máy vi tính qua phần

mềm để cấu hình, lập trình, kiểm tra các thông số cài đặt vận hành
đồng hồ.
- Thiết bị kiểm tra tình trạng hoạt động đồng hồ:
Là thiết bị dùng để kiểm tra tình trạng hoạt động phần cứng (cuộn từ, điện cực,
cảm biến, truyền thông tín hiệu, truyền thông nhập/xuất, truyền thông kết nối) và
giá trị cài đặt (hệ số cân chỉnh, hệ số chỉnh vi sai..) của đồng hồ trong ngưỡng giới
hạn tiêu chuẩn theo giá trị chế tạo ban đầu của nhà sản xuất, các giá trị này giúp
xác nhận đồng hồ hoạt động tin cậy ổn định.

Thiết bị
Checkmaster kiểm tra

Thiết bị Verificator
kiểm tra đồng hồ
Trang 19/108

Thiết bị Isocal kiểm tra
đồng hồ Isomag


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :


Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

đồng hồ ABB

Siemens

Sau khi kết nối thiết bị kiểm tra đến đồng hồ điện từ, thiết bị sẽ tự vận hành. Ở
mỗi bước kiểm tra, thiết bị sẽ thông báo kết quả trên màn hình. Nếu thiết bị báo có
giá trị lỗi trên đồng hồ, đồng hồ cần được sửa chữa lại (thường do: suy hao tín hiệu
do cáp nối bị hỏng, các đầu dây bị hở mạch hoặc chạm do ngấm nước ở hộp đấu
mạch…). Đồng hồ được vận hành lại nếu thiết bị kiểm tra đảm bảo tất cả các giá trị
đã đo đạc đạt yêu cầu.
-

Đồng hồ điện từ có 3 loại chính:
 Loại dùng pin:
 Kiểu mặt bích (Flange hoặc Fullbore):

 Kiểu chèn (Insertion):

Trang 20/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng


Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

 Loại dùng điện lƣới:
 Kiểu mặt bích (Flange hoặc Fullbore)

2.5. Siêu âm (mặt bích, kẹp ngoài):
 Đo đếm lượng nước cơ động trên ống cấp nước.
 Lắp đặt và hoạt động được ngay mà không phải cắt ống hoặc ngưng cung
cấp nước.
 Dùng làm cơ sở đối chiếu sản lượng với phương tiện đo lưu lượng khác.
2.5.1. Loại mặt bích (flange):

Trang 21/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng


Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

2.5.2. Loại kẹp ngoài:

Trang 22/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :


04/2015

III. Đồng hồ nƣớc đã đƣợc lắp đặt trên mạng lƣới cấp nƣớc và thiết bị phụ trợ:
1. Đồng hồ kiểu vận tốc đã đƣợc lắp đặt trên mạng lƣới cấp nƣớc từ trƣớc đến nay:

STT

TÊN ĐỒNG HỒ
NƢỚC

HÌNH ẢNH

CẤP ĐO
LƢỜNG

XUẤT XỨ

KIỂU

LOẠI

NĂM LẮP ĐẶT

Indonesia

Vận tốc

Đa tia


2002

Thổ Nhĩ Kỳ

Vận tốc

Đa tia

2008

B

01

Actaris

C

02

Baylan

B

Trang 23/108


Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng


Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

STT

TÊN ĐỒNG HỒ
NƢỚC

HÌNH ẢNH

CẤP ĐO
LƢỜNG

XUẤT XỨ

KIỂU

LOẠI

NĂM LẮP ĐẶT


03

Asahi

B

Thái Lan

Vận tốc

Đa tia

1992

04

Multimag

B

Indonesia

Vận tốc

Đa tia

2004

05


AI– MAM

B

Thái Lan

Vận tốc

Đa tia

1999

06

Thai Aichi

B

Thái Lan

Vận tốc

Đa tia

1999

Trang 24/108



Tiêu đề :

Chỉ dẫn quản lý và sử dụng

Biên soạn :

Phòng Kỹ thuật Công nghệ

Phụ đề :

Đồng hồ nước trên mạng lưới cấp nước

Ban hành :

04/2015

STT

TÊN ĐỒNG HỒ
NƢỚC

HÌNH ẢNH

CẤP ĐO
LƢỜNG

XUẤT XỨ

KIỂU


LOẠI

NĂM LẮP ĐẶT

Pháp

Vận tốc

Đa tia

2013

B
07

Sappel

&
C

08

Zenner

B

Đức

Vận tốc


Đa tia

1999

09

Socam

B

Pháp

Vận tốc

Đa tia

2000

10

Lugiaco

B

Việt Nam

Vận tốc

Đa tia


2000

11

Doris

B

Pháp

Vận tốc

Đa tia

1965

Trang 25/108


×