Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trầm cảm sau sinh - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.68 KB, 5 trang )

Trầm cảm sau sinh - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trầm cảm sau khi sinh là bệnh hay gặp ở sản phụ, là cảm giác mệt mỏi, lo lắng và
suy nghĩ nhiều. Trầm cảm sau khi sinh có nhiều mức độ khác nhau, có thể thoáng
qua hoắc kéo dài, triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau
sinh, có thể xảy ra sau bất cứ lần sinh nào, không chỉ có ở đứa con đầu, có thể tự
bớt trong một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể kéo dài, nên việc tìm hiểu
nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là thực sự cần thiết để có
những biện pháp phòng trừ và cách trị bệnh hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh
Sự thay đổi về nội tiết
Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên.
Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Ngoài ra, còn do thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa
dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
Mâu thuẫn gia đình
Gia đình không hạnh phúc, bạo hanh gia đình tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


phụ nữ khác, do thiếu sự giúp đỡ của người thân, hoặc do áp lực về giới tính đứa
trẻ, áp lực sinh con trai cũng làm cho nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng
kéo dài, nhẹ là đau buồn lo lắng, nặng hơn có có thể làm tổn hại đến bản thân mình
và con cái của mình.
Lo lắng quá nhiều
Thích ứng với trách nhiệm của một người mẹ không phải là điều dễ dàng Nhiều
phụ nữ sau khi sinh do áp lức làm mẹ, lo cho con ,do không chuẩn bị chu đáo cho
việc sinh con, họ không biết lo cho con như thế nào. Việc này cũng dễ đưa họ rơi
vào tình trạng trầm cảm.
Yếu tố di truyền
Nếu gia đình trước đó đã có người bị trầm cảm, thì nguy cơ bị trầm cảm sau khi


của phụ nữa cũng rất cao.
Thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng
Do sau khi sinh phải dành nhiều thời gian chăm sóc con, nên nhiều chị em phụ nữ
không có thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất dinh
dưỡng, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trang bực bội, căng
thẳng xuất hiện.
Trên đây là các nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh mà mọi
người nên biết, để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả, chế độ chăm sóc phụ nữ
sau sinh được tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Vậy biểu hiện của chứng trầm cảm là như thế nào?
Nếu bạn thấy những biểu hiện của trạng thái buồn chán sau sinh kéo dài trên hai
tuần cùng với những biểu hiện:
- Bạn không còn cảm thấy thích thú với con của mình nữa.
- Có những cảm xúc tiêu cực đối với con bạn như chán ghét con, không yêu con
nữa…
- Lo lắng là bạn sẽ làm gì đó có hại cho con bạn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Không còn quan tâm chăm sóc bản thân.
- Không có sự hài lòng trong cuộc sống.
- Bạn cảm thấy không còn sức lực và không có động cơ trong cuộc sống.
- Cảm thấy không có giá trị và có tội lỗi.
- Ăn không ngon miệng hoặc sút cân.
- Ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
- Thường có ý nghĩ đến cái chết hoặc tự sát.

Trầm cảm ở mẹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với con?

Những trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể có những ảnh hưởng sau:
Những vấn đề về hành vi: Những đứa trẻ này có xu hướng có những hành vi bất
thường, ví dụ như những vấn đề về giấc ngủ, hành vi dễ bùng nổ, kích động và
tăng hoạt động.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Chậm trong việc phát triển nhận thức: Những đứa trẻ này thường chậm trong
phát triển về nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn những trẻ khác. Chúng cũng có thể
gặp những khó khăn trong học tập cùng những vấn đề khác khi ở trường.
Những vấn đề về xã hội: Những đứa trẻ này thường gặp khó khăn trong các mối
quan hệ tại trường học, với bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ thường thu rút những mối
quan hệ xã hội hoặc có những cách cư xử bất bình thường.
Những vấn đề về cảm xúc: Những đứa trẻ này thường có lòng tự tin thấp, dễ lo
âu và sợ hãi, bị động hơn những trẻ khác, thường hay phụ thuộc và có nhiều nguy
cơ mắc bệnh trầm cảm, bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Điều trị trầm cảm như thế nào?

Để điều trị trầm cảm, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý,
liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm.
Liệu pháp tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp
điều trị có hiệu quả. Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng
đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Liệu pháp hormon bao gồm sử dụng estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối

với trầm cảm sau sinh. Hormon estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống
trầm cảm.
Đối với những trường hợp nặng, bà mẹ không thể chăm sóc được bản thân mình
và con thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm nhưng cần phải lưu ý nếu nuôi con
bằng sữa mẹ thì cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng thuốc điều trị
với tác dụng phụ nếu tiếp tục cho con bú và phải có sự theo dõi sát của bác sĩ
chuyên khoa.

Làm thế nào để tránh xa trầm cảm?
Các mẹ bầu nhớ chú ý chăm sóc bản thân cẩn thận nhé, tất cả là cũng vì con yêu
mà, đừng để bị rơi vào trạng thái trầm cảm, đến lúc đó không chỉ bản thân bạn khổ
sở mà con yêu của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đó! Ngay từ trong thai kỳ, hãy
nghỉ ngơi, thư giãn, đừng quá căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về việc phải làm
mẹ như thế nào, chúng ta còn cả một thời gian dài để học mà, có ai sinh ra đã là
mẹ thông thái đâu! Chúng ta nghe nhạc thư giãn giúp con thông minh, tham gia
các hội nhóm, diễn đàn dành cho các bà mẹ, chia sẻ, tâm sự cùng chị em. Và đừng
quên những người luôn sát cánh bên bạn, luôn yêu thương bạn, đó là chồng, là bố
mẹ, là gia đình, bạn có rất nhiều chỗ dựa mà đúng không.
Bạn cũng có thể tặng bản thân những buổi massage bầu thư giãn. Việc massage
đúng cách sẽ không những có thể giúp bạn giảm các cơn đau khớp, giảm bớt tình
trạng nhức mỏi mà còn là một liệu pháp giúp mẹ bầu giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi,
trầm cảm, mang lại tinh thần sảng khoái, thoải mái, bạn sẽ có một giấc ngủ thật
sâu. Massage bầu còn giúp lưu thông máu, tăng cường cung cấp oxi cho con yêu
lúc đang trong bụng bạn nữa đó.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×