Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và kinh doanhđồ uống có cồn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.81 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THÁI LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THÁI LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
VÀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
TẠI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU QUỐC ĐẠT
XÁC NHẬN CỦA GVHD



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

TS. LƢU QUỐC ĐẠT

PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN, VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ............................................................................................................... 5
SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN .................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
1.2. Hoạt động sản xuất và kinh doanh quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản
xuất và kinh doanh thị trƣờng đồ uống có cồn. ................................................. 5
1.2.1. Khái niệm thị trường đồ uống có cồn. ............................................. 5
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống có
cồn .............................................................................................................. 5
1.3. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn ...... 5
1.3.1. Khái niệm và vai trò quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất và
kinh doanh đồ uống có cồn ........................................................................ 5
1.3.2.Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh

doanh đồ uống có cồn ................................................................................ 5
1.3.3. Tiêu chí đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động sản xuất và
kinh doanh đồ uống có cồn ........................................................................ 5
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN về hoạt động sản xuất và kinh
doanh đồ uống có cồn ................................................................................ 5
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý hoạt động sản xuất và
kinh doanh đồ uống có cồn. ........................................................................... 5


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 5
2.1 Phƣơng pháp tiếp cận .............................................................................. 5
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 5
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. ............................................................. 5
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TẠI VIỆT
NAM ................................................................................................................. 5
3.1. Khái quát chung về thị trƣờng đồ uống có cồn tại Việt Nam................. 5
3.2. Thực trạng QLNN đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống
có cồn tại Việt Nam ....................................................................................... 5
3.3. Phân tích ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn ................................. 5
3.3.1. Môi trường vĩ mô .............................................................................. 5
3.3.2. Môi trường vi mô .............................................................................. 5
3.4. Đánh giá chung về QLNN đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam .............................................................................. 5
3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................. 5
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 5
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ......................................................... 6
ĐỒ UỐNG CÓ CỒN TẠI VIỆT NAM ............................................................ 6

4.1. Định hƣớng của nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ............................................ 6
4.1.1 Đối với ngành bia .............................................................................. 6
4.1.2 Đối với ngành rượu ........................................................................... 6
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động sản xuất và kinh
doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam đến năm 2020 ...................................... 6


4.2.1

Giải pháp về chất lượng ................................................................ 6

4.2.2. Giải pháp phát triển nguyên liệu cho ngành.................................... 6
4.2.3 Giải pháp về sản lượng, quy hoạch ngành .................................... 6
4.2.4 Giải pháp về điều chỉnh giá rượu bia hay nói cách khác đây là
việc điều chỉnh mức thuế phù hợp .............................................................. 6
4.2.5.

Giải pháp về kiểm soát gian lận và áp dụng các biện pháp,

chính sách xử lý hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh ........................... 6
Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................. 6
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trƣờng đồ uống có cồn luôn đƣợc xem là thị trƣờng hấp dẫn với các
nhà sản xuất và kinh doanh do lợi nhuận của nó mang lại là con số không nhỏ.

Theo thống kê, tổng doanh thu đồ uống có cồn năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD (Báo
cáo của Viện nghiên cứu tin học & kinh tế ứng dụng, 2012), đóng góp ngân
sách của ngành bia rƣợu nƣớc giải khát năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Có thể
thấy việc sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn đƣợc xem là một trong số
những lĩnh vực tiềm năng nhất. Với tốc độ tiêu dùng năm 2012 là 2,8 tỷ lít
bia, 63 nghìn lít rƣợu, năm 2013 là 3 tỷ lít bia và 68 nghìn lít rƣợu (bình quân
đầu ngƣời là 32 lít/ngƣời), Việt Nam đƣợc xem là nƣớc tiêu thụ bia rƣợu cao
nhất Đông Nam Á, cao thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, cao
thứ 28 trên thế giới. Trong 10 năm qua tốc độ tiêu thụ bia của ngƣời Việt
Nam đã tăng hơn 200% (Bộ Y tế, 2014).
Tuy nhiên, kéo theo đó là không ít hậu quả từ việc sử dụng, sản xuất,
kinh doanh đồ uống có cồn lỏng lẻo. Tại Việt Nam có hơn 60% số vụ tai nạn
giao thông có nguyên nhân từ sử dụng rƣợu bia, 68% số vụ bạo lực gia đình
có nguyên nhân từ sử dụng rƣợu bia (tại Bỉ 40%; Mỹ 30-40% với nam, 2734% với nữ…), 38% số vụ gây rối trật tự an ninh xã hội có nguyên nhân từ sử
dụng rƣợu bia (Bỉ 20%, Mỹ 30%...) (Bộ Y tế, 2014). Những hậu quả trên
ngoài nguyên nhân xuất phát từ ngƣời tiêu dùng thì nguyên nhân chủ yếu vẫn
là từ việc quản lý sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng lỏng lẻo. Thực tế cho thấy
quy hoạch sản xuất rƣợu bia tại các địa phƣơng còn chƣa đồng bộ, các cơ sở
sản xuất tràn lan chƣa đƣợc cấp phép, năng lực kiểm soát chất lƣợng an toàn
thực phẩm đối với đồ uống có cồn còn nhiều yếu kém dẫn tới nhiều cơ sở sản

1


xuất sản phẩm không đúng tiêu chuẩn, sản phẩm giả sẽ ảnh hƣởng đến sức
khỏe của ngƣời sử dụng, sản phẩm nhập lậu gây thất thu cho ngân sách. Thêm
vào đó, việc tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, xử lý và công khai các vi phạm
pháp luật về kiểm soát nguồn cung cấp rƣợu, bia và đồ uống có cồn khác chƣa
thực sự đƣợc đẩy mạnh.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới hoạt động sản

xuất và kinh doanh đồ uống có cồn. Nhƣng hầu hết các nghiên cứu này tập
trung nghiên cứu vào một mặt hàng hoặc địa điểm cụ thể thay vì phân tích
thực trạng một cách hệ thống, cũng nhƣ đánh giá mặt hạn chế của một số
chính sách của nhà nƣớc trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tính cấp thiết đặt ra là làm thế nào nhà nƣớc ta vẫn tăng đƣợc nguồn
thu từ bia rƣợu, và phát triển ngành này nhƣ một ngành mũi nhọn để kích
thích giao thƣơng và giao lƣu văn hóa, song song đó vẫn hạn chế tối đa đƣợc
những hệ lụy mà đồ uống có cồn gây ra đối với xã hội. Vấn đề trên đòi hỏi
nhà nƣớc phải có sự quan tâm đúng đắn và có những cách thức tổ chức - quản
lý, đƣa ra công cụ quản lý về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có
cồn chặt chẽ.
Từ những cơ sở trên, tác giả đề xuất đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước
về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam”.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: “Cần có các giải pháp gì để hoàn
thiện công tác Quản lý nhà nƣớc về hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam?”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN
đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam trên

2


các phƣơng diện: Chất lƣợng, sản lƣợng & quy hoạch, giá cả, kiểm soát kinh
doanh hợp pháp, kiếm soát các tác động của đồ uống có cồn tới xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn tiến hành
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn.

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ
uống có cồn tại Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn.
Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên
cứu hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn trong giai đoạn từ
2010-2015 - khoảng thời gian 05 năm đủ để những biến động về kinh tế và
chính trị không quá lớn. Số liệu đƣợc thu thập từ năm 2010 trở lại là để mang
tính cập nhật, thời sự .
Không gian nghiên cứu: Việt Nam
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động
sản xuất, kinh doanh và kiểm soát hành vi ngƣời tiêu dùng của nhà nƣớc trong
lĩnh vực đồ uống có cồn.
4. Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản
xuất và kinh doanh đồ uống có cồn. Đặc biệt, luận văn đã làm sáng tỏ về
chính sách Quản lý nhà nƣớc đối với nhập khẩu đồ uống có cồn, đây là chính
sách có tính chất riêng biệt so với các loại hàng hoá tiêu dùng khác.

3


Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất và
kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam.
5. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bố cục thành 04 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất và
kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN, VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu các vấn đề để quản lý hiệu quả ngành hàng đồ uống có
cồn đang dần đƣợc quan tâm nhiều hơn trƣớc vì nhƣ đã nói trong Lời mở đầu,
đây thực sự là một ngành hàng tiềm năng có ảnh hƣởng nhất định tới đời sống
xã hội, đặc biệt khi nền kinh tế quốc dân đi lên kéo theo nhu cầu không nhỏ
về giải trí & giao thƣơng. Tuy nhiên giới hạn của các đề tài nghiên cứu vẫn
chỉ dừng ở một vài góc độ, chƣa toàn diện. Trong quá trình nghiên cứu các tài
liệu tham khảo cho luận văn, tác giả tìm hiểu đƣợc một số các nghiên cứu
trƣớc đây đã từng đề cập đến lĩnh vực liên quan nhƣ:
Thu (2013) đã đề cập đến một số giải pháp phát triển ngành Bia - Rƣợu
- Nƣớc giải khát ở Việt Nam đến năm 2015. Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết
cho phát triển ngành bia rƣợu Nƣớc Giải Khát, đánh giá tình hình phát triển
và đƣa ra các giải pháp để phát triển ngành bia rƣợu đến năm 2015. Mặc dù
đề cập đƣợc sự hạn chế của ngành bia rƣợu Việt Nam là năng lực cạnh tranh

so với các sản phẩm quốc tế còn yếu nhƣng tác giả chƣa đƣa ra đƣợc giải
pháp khắc phục tình trạng này.Đối với việc tránh lạm dụng bia rƣợu tác giả
chƣa nêu đƣợc vai trò của văn hóa, truyền thông cho ngƣời tiêu dùng sử dụng
hợp lý đồ uống có cồn.
Sơn (2011) đã đề cập đến thực trạng đầu tƣ của ngành bia & Một số
giải pháp quản lý dự án trong ngành bia Việt Nam. Tác giả nêu cơ sở lý luận
và phƣơng pháp quản lý dự án đầu tƣ trong ngành bia và thực trạng đầu tƣ của
ngành bia Việt Nam, đƣa ra giải pháp quản lý dự án ngành bia Việt Nam.
Trong một số giải pháp quy hoạch ngành, giải pháp quy hoạch nhằm tránh

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Trần Huy Bình, 2007. Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA. Luận văn Thạc sĩ. Hà Nội.
2. Bộ Công Thƣơng, 2009. Quyết định số 2435/QĐ – BCT về việc Phê duyệt
Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu – Nước giải khát Việt Nam đến
năm 2015, tầm nhìn đến 2025. Hà Nội.
3. Bộ Công Thƣơng, 2014. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nghị định
quản lý sản xuất và kinh doanh rượu bia. Hà Nội.
4. Bộ Công Thƣơng, 2014. Tờ trình Chính phủ dự thảo về Ban hành nghị
định quản lý sản xuất và kinh doanh rượu bia. Hà Nội.
5. Bộ Tài Chính, 2013. Thông tư số 160 /2013/TT-BTC về Hướng dẫn việc
in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với sản phẩm rượu nhập khẩu
và rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước. Hà Nội.
6. Bộ Thƣơng Mại, 1999. Thông tư số 12/1999/TT-BTM về việc Hướng dẫn
kinh doanh mặt hàng rượu. Hà Nội.

7. Bộ Y Tế, 2009. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm. Hà Nội
8. Bộ Y tế, 2014. Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng
đồ uống có cồn đến năm 2020. Hà Nội.
9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2012.

Nghị định số

40/2008/NĐ/CP về sản xuất và kinh doanh rượu. Hà Nội.
10. Võ Kim Kỷ, 2012. Quản trị kênh phân phối đối với sản phẩm rượu Vodka
của công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (Halico) tại khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
11. Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006. Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu
thụ rượu ngoại của công ty EXSECO. Chuyên đề tốt nghiệp. Đại học Kinh
tế Quốc dân.
6


12. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2008. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Hà Nội
13. Lê Anh Sơn, 2011. Thực trạng đầu tư của ngành bia & Một số giải pháp
quản lý dự án trong ngành bia Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Hà Nội.
14. Hoàng Sỹ Thăng, 2012. Xây dựng chính sách maketing cho Công ty cổ
phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) tại thị trường miền Trung - Tây Nguyên.
Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
15. Phan Hữu Thắng, 2014. Báo cáo tổng quan về ngành công nghiệp thực
phẩm đồ uống (F&B). Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Hoài Thu, 2013. Một số giải pháp phát triển ngành Bia Rượu - Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015. Chuyên đề tốt nghiệp
đại học. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Thủ tƣớng Chính phủ, 2011. Quyết định số 732/ QĐ - TTg về việc phê
duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội.
18. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Quyết định số 244/QĐ - Chính sách quốc gia

phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Hà Nội.
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, 2014. Kế hoạch phòng chống tác hại của
lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Thanh Hóa.
20. Viện nghiên cứu tin học & kinh tế ứng dụng, 2012. Báo cáo phân tích
triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam 2013. Hà Nội.
Website
21. Công ty TNHH Chứng khoán CIMB-VINASHIN, 2013. Báo cáo phân
tích ngành Bia Việt Nam, < www.cimb-vinashin.com> [ Ngày truy cập:
20/11/2015]
22. />23. />24.
25.

7


26.
27.
28.
29. />
8



×