Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và sử dụng thông tin tư liệu khí tượng thủy văn tại trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG THÔNG TIN TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN
TẠI TRUNG TÂM TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG THÔNG TIN TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN
TẠI TRUNG TÂM TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC HỘP, BẢNG ............................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TƢ LIỆU KHÍ
TƢỢNG THUỶ VĂN ....................................................................................... 9
1.1. Cơ sở lý luận về thông tin tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn ................................................ 9
1.1.1. Các khái niệm : .................................................................................................... 9
1.1.2. Tổng quan về thông tin tư liệu khí tượng thuỷ văn và những vấn đề liên quan
Thông tin tư liệu KTTV : .............................................................................................. 11
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động lƣu trữ, khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu
khí tƣợng thủy văn ........................................................................................................... 17
1.2.1. Các khái niệm: ................................................................................................... 17
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn ........... 20
1.2.3 Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác và sử dụng thông tin
KTTV. ........................................................................................................................... 21
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác và sử dụng thông tin
KTTV. ........................................................................................................................... 23
1.2.5. Kinh nghiệm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong việc khai thác và sử

dụng tin tư liệu KTTV. ................................................................................................. 26
1.2.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................... 28

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG
THỦY VĂN TẠI TRUNG TÂM TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG THUỶ VĂN ..... 30
2.1. Hệ thống văn bản liên quan đến nghiệp vụ tƣ liệu khí tƣợng thủy văn .................... 31
2.2. Hiện trạng công tác lƣu trữ, khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu khí tƣợng thủy
văn tại Trung tâm Tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn ................................................................. 33


2.2.1. Sơ lược về Trung tâm tư liệu KTTV, thực trạng lưu trữ và khai thác số liệu
KTTV tại Trung tâm ..................................................................................................... 33
2.2.2. Nhu cầu của các ngành về sử dụng thông tin tư liệu KTTV .............................. 41
2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ và hoạt động khai thác,
sử dụng thông tin KTTV tại trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn ............................. 43
2.2.4. Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ công tác lưu trữ, khai thác và sử dụng thông tin
KTTV ............................................................................................................................ 47
2.3. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và hạn chế ........................................................... 51
2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................... 51
2.3.2. Hạn chế .............................................................................................................. 54

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN
KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN ............................................................................. 57
3.1. Một số giải pháp chung:............................................................................................ 57
3.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật ................................................................................ 57
3.1.2. Về tổ chức: ......................................................................................................... 58
3.1.3. Chính sách về công nghệ thông tin:................................................................... 59
3.1.4. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác KTTV: ................................... 60

3.1.5. Chính sách về đầu tư ......................................................................................... 62
3.1.6. Một số giải pháp khác ........................................................................................ 62
3.2. Một số gải pháp cụ thể: ............................................................................................. 64
3.2.1. Từng bước hoàn thiện chính sách nhằm phục vụ công tác khai thác và sử dụng
thông tin khí tượng thủy văn ........................................................................................ 64
3.2.2. Đối với Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn .................................................. 65

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa
Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2


CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CTMTQG

Chƣơng trình muc tiêu quốc gia

5

ĐTCB

Điều tra cơ bản

6

KHCN

Khoa học công nghệ

7


KTBM

Khí tƣợng bề mặt

8

KTNN

Khí tƣợng nông nghiệp

9

KTTV

Khí tƣợng thuỷ văn

10

KTTVMT

Khí tƣợng thuỷ văn môi trƣờng

11

KTTVQG

Khí tƣợng thủy văn quốc gia

12


TV

Thuỷ văn

13

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

14

WMO

Tổ chức Khí tƣợng thế giới

i


DANH MỤC HỘP, BẢNG

STT

Số hiệu

Tên Bảng

1


Hộp 1.1

Cung cấp số liệu KTTV tại các nƣớc phát triển

16

2

Hình 2.1

Sơ đồ dòng dữ liệu

37

3

Bảng 2.1

Tóm tắt quy trình công tác tƣ liệu KTTV

38

ii

Trang


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngƣời ta hay nói tới
cụm từ “Biến đổi khí hậu”. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thách thức và là
mối đe dọa tiềm tàng ảnh hƣởng đến nền kinh kế. Biến đổi khí hậu làm hạn
chế các lựa chọn cho sự phát triển kinh tế, hạn chế những nỗ lực để xóa đói
giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.
Việt Nam là một trong những nƣớc chịu tác động mạnh mẽ nhất của
biến đổi khí hậu. Qua các nghiên cứu, ta thấy tác động của biến đổi khí hậu
đối với Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng, điều đó thể hiện qua: nhiệt độ
không khí trung bình tăng cao, đến năm 2100 đạt 3oC; tần suất các cơn bão
ngày càng tăng và có xu hƣớng dịch chuyển xuống phía Nam; lũ lụt xảy ra
khốc liệt hơn; hạn hán cũng gay gắt hơn; nƣớc mặn thâm nhập sâu vào đất
liền hàng chục km tại các vùng cửa sông, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp; mực nƣớc biển dâng cao trung bình 2,5 - 3,0 cm trong 10
năm. Hơn nữa, theo kịch bản cao của biến đổi khí hậu, tới cuối thế kỷ này
trung bình nƣớc biển dâng 78 - 95cm ở nƣớc ta. Nếu nƣớc biển dâng nhƣ vậy
thì sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích
đồng bằng sông Hồng bị ngập.….
Nhận thức đƣợc điều đó, Việt Nam đã nỗ lực tăng cƣờng năng lực, thể
chế thông qua việc xây dựng và ban hành các Chiến lƣợc, Chƣơng trình hành
động nhƣ Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lƣợc quốc gia
phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, chiến lƣợc quốc gia về tài
nguyên đến năm 2020, v.v. và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia
(CTMTQG) ứng phó với BĐKH, CTMTQG sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và
hiệu quả, cũng nhƣ phê chuẩn một số hiệp ƣớc quốc tế và hiệp định liên quan

1


nhƣ Công ƣớc khung của Liên hiệp quốc về BĐKH; Công ƣớc của Liên hiệp
quốc về chống sa mạc hóa; Hiệp định ASEAN về phòng chống thiên tai; v.v.

Đồng thời, tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho cán bộ, nhân dân
về BĐKH, lồng ghép BĐKH vào chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội địa
phƣơng. Nổi bật nhất là chƣơng trình hành động, chính sách ứng phó với
BĐKH của các lĩnh vực chịu nhiều tác động của BĐKH nhƣ tài nguyên nƣớc,
cơ sở hạ tầng, giao thông, nông nghiệp và môi trƣờng.
Thông tin khí tƣợng thủy văn là không thể thiếu trong việc ứng phó với
biến đổi khí hậu. Kiến thức về khí hậu tích lũy trong các thập kỉ vừa qua là
nguồn tài nguyên vô giá, là điều kiện tiên quyết để các cơ quan chức năng đƣa
ra những quyết định và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các bằng chứng nhƣ nhiệt độ tăng, băng tan, nƣớc biển dâng hay các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan khẳng định khí hậu đang biến đổi, các hoạt động của
con ngƣời đang làm lƣợng phát thải khí nhà kính gia tăng, là nguyên nhân
chính của sự biến đổi này.
Tài liệu khí tƣợng thủy văn ở nƣớc ta đã có từ thời Pháp thuộc. Sau khi
giành độc lập, nhà nƣớc Việt Nam đã chú ý phát triển ngành Khí tƣợng Thuỷ
văn và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận, kết hợp mở rộng hợp tác
quốc tế về khí tƣợng với các quốc gia trong khu vực và các tổ chức trên thế
giới nhƣ: Thành viên của tổ chức WMO, hợp tác với ủy hội sông Mê Koong,
Ủy ban bão, tiểu ban khí tƣợng và vật lý địa cầu Asian…
Thông tin KTTV đƣợc xem là những thông tin không thể thiếu đƣợc
cho phát triển kinh tế quốc dân, quốc phòng và an ninh quốc gia. Các số liệu
khí tƣợng thủy văn (KTTV): Mực nƣớc, lƣu lƣợng nƣớc, nhiệt độ không khí,
ẩm độ không khí, nhiệt độ đất, lƣợng mƣa, các yếu tố bức xạ, độ mặn, chiều
cao sóng…. đƣợc sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Ví
dụ nhƣ: Số liệu khí tƣợng đƣợc đúc kết từ các đặc trƣng khí hậu và tập hợp

2


vào bộ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, đồng thời số liệu thuỷ văn cũng đƣợc

đƣa vào Sổ nƣớc quốc gia….
Từ đó câu hỏi đƣợc đặt ra là : làm thế nào để tăng cường quản lý nhà
nước đối với hoạt động khai thác và sử dụng thông tin tư liệu khí tượng
thủy văn ?
Việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác và sử
dụng thông tin tƣ liệu KTTV là yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển
kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Các đối tƣợng khác nhau sử
dụng thông tin tƣ liệu KTTV với các mục tiêu và đòi hỏi khác nhau. Trong đó,
Nhà nƣớc là đối tƣợng sử dụng cũng là đối tƣợng cung cấp số liệu, do đó việc
cung cấp các sản phẩm thông tin KTTV trở thành một loại hình kinh doanh.
Thông tin thời tiết đƣợc xếp vào loại thông tin có tiềm năng kinh tế lớn do có
nhiều đối tƣợng sử dụng, từ chính quyền, công chúng đến các doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
hoạt động khai thác và sử dụng thông tin tư liệu khí tượng thủy văn tại
Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp, với
mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển bền vững của Trung tâm Tƣ
liệu KTTV.
2. Tình hình nghiên cứu:
Tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về thông tin khí tƣợng
thủy văn từ nhiều góc độ khác nhau mà tác giả đƣợc biết đến nhƣ:
* “Nghiên cứu đặc điểm khí hậu của một số hiện tƣợng cực trị và
khả năng dự báo” – Phạm Thị Lê Hằng, 2011, Luận văn tốt nghiệp.
Trong bài viết tác giả trình bày tình hình nghiên cứu các hiện tƣợng khí
hậu cực trị và cực đoan trên Thế giới và ở Việt Nam. Luận văn nêu lên sự
phân bố theo không gian và thời gian biến động qua các thập kỷ, cùng với sự
xem xét xu thế biến đổi và mức độ biến đổi của các hiện tƣợng nắng, nóng

3



gay gắt và rét đậm, rét hại. Từ đó thử nghiệm khả năng dự báo các hiện tƣợng
này băng phƣơng pháp hồi quy từng bƣớc và đánh giá khả năng dự báo bằng
kiểm nghiệm Fisher.
* “Khai thác sử dụng số liệu mƣa vệ tinh trong dự báo lũ lƣu vực
sông Mê Kông (từ Chiang Saen đến Stung Treng)” – Nguyễn Quốc Anh,
2012, Luận văn thạc sỹ khoa học.
Việc cung cấp các thông tin dự báo lũ kịp thời, đủ độ chính xác và chi
tiết đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai do nó gây ra nhằm phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Các nƣớc có
khí hậu nhiệt đới gió mùa nhƣ khu vực Đông Nam Á, sự hình thành dòng
chảy lũ trong lƣu vực sông chủ yếu đƣợc hình thành từ mƣa. Nhƣ vậy, trong
công tác dự báo tác nghiệp thủy văn, số liệu mƣa đƣợc cho là dữ liệu đầu vào
sống còn cho các mô hình toán mô phỏng quá trình mƣa – lũ. Do nhiều điều
kiện kinh tế, địa hình mà khả năng xây dựng các trạm đo mƣa là không thể
đối với một số khu vực. Khi đó, các số liệu có độ tin cậy cao từ các thiết bị
viễn thám nhƣ vệ tinh là hết sức quan trọng và có thể nói rằng là giải pháp tốt
nhất để khắc phục cho khả năng không thể đặt đƣợc trạm đo mƣa.
Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của công cụ thông tin địa lý (GIS) và
viễn thám nên việc khai thác các số liệu từ sản phẩm vệ tinh trở nên linh hoạt và
hữu hiệu hơn. Đề tài “Khai thác sử dụng số liệu mƣa vệ tinh trong dự báo lũ lƣu
vực sông Mê Kông (từ Cheang Sean đến Stung Treng)” nhằm ứng dụng kỹ thuật
GIS khai thác số liệu mƣa vệ tinh làm đầu vào cho mô hình thủy văn NAM phục
vụ việc mô phỏng, dự báo lũ sông Mê Kông (đoạn từ Cheang Sean đến Stung
Treng). Trong bài tác giả đã nêu ra đƣợc một số các kết luận:
+ Bƣớc đầu có khái niệm cơ bản về số liệu vệ tinh, kỹ năng sử dụng
công cụ ArcGIS và xây dựng thành công công cụ khai thác số liệu mƣa ƣớc
lƣợng vệ tinh GFAS phục vụ mục đích của luận văn.

4



+ Ứng dụng số liệu mƣa GFAS bƣớc đầu có kết quả vào bài toán dự báo
thủy văn cho một lƣu vực sông Mê Kông (từ Cheang Sean đến Stung Treng).
+ Kế thừa và phát triển mô hình NAM có tích hợp nhiều công đoạn tự
động quan trọng (cập nhập, tạo đầu vào, ra bản tin…) nhằm tiết kiệm thời
gian, công sức trong công tác dự báo tác nghiệp.
+ Bƣớc đầu xây dựng thành công công cụ với các tính năng cần thiết
(tự động cập nhập số liệu đầu vào, chảy mô hình, hiệu chỉnh và đƣa ra bản tin
với nhiều định dạng khai thác khác nhau) cho việc dự báo thủy văn tác nghiệp
đối với lƣu vực sông Mê Kông (đoạn từ Chiang Saen đến Strung Treng).
* “ Nghiên cứu một số đặc trƣng nhiệt động lực quy mô lớn thời kỳ
bùng nổ gió mùa hè trên khu vự Nam Bộ” – Bùi Minh Tuấn, 2012, Luận
văn thạc sĩ.
Gió mùa châu Á là hệ thống gió mùa lớn nhất, đặc trƣng nhất trong hệ
thống khí hậu toàn cầu. Sự hoạt động của nó có vai trò cực kì quan trọng tới
sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia nơi đây, đặc biệt với một quốc
gia nông nghiệp nhƣ Việt Nam. Trong luận văn tác giả sử dụng mô hình
RAMS (Mô hình khí quyển khu vực (the Regional Atmospheric Model
System) để mô phỏng sự phát triển của hoàn lƣu khí quyển quy mô lớn thời kì
bùng nổ gió mùa mùa hè khu vực Nam Bộ trong các năm 1998, 1999, 2001,
2004 và 2010 nhằm xác định những đặc trƣng cơ bản và cơ chế nhiệt động
lực của quá trình bùng nổ gió mùa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
lục địa – địa hình trong sự tƣơng phản với các đại dƣơng xung quanh.
Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu kể trên chúng ta có thể thấy
đƣợc tầm quan trọng của thông tin khí tƣợng thủy văn tác động đến đời sống,
chính trị, xã hội là vô cùng to lớn. Trong thông điệp gửi các quốc gia thành
viên, Tổng Thƣ ký WMO Michel Jarraud nhấn mạnh, cần coi khí hậu là một
loại tài nguyên để tăng sức mạnh cho phát triển bền vững, thông qua việc

5



cung cấp, sử dụng hiệu quả thông tin khí hậu, thời tiết. Ông chỉ rõ, khí hậu,
thời tiết là một loại tài nguyên đặc biệt. Có thể khai thác trực tiếp nhƣ năng
lƣợng gió, nguồn nƣớc mƣa… hoặc gián tiếp thông qua sử dụng số liệu làm
đầu vào cho hoạt động sản xuất.
Nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến việc đƣa ra
những giải pháp quản lý Nhà nƣớc cụ thể trong việc khai thác và sử dụng số
liệu KTTV của ngành KTTV. Do đó, hƣớng nghiên cứu của Luận văn này là
“Phân tích thực trạng và gợi ý một số giải pháp tăng cƣờng quản lý Nhà
Nƣớc đối với việc khai thác và sử dụng thông tin KTTV tại Trung tâm
Tƣ liệu KTTV”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt
động khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu KTTV, tập trung vào trƣờng hợp
của Trung tâm Tƣ liệu KTTV. Trên cơ sở đó luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác
và sử dụng thông tin tƣ liệu KTTV.
Nhiệm vụ:
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc trong công tác khai thác và sử
dụng thông tin KTTV, tập trung vào trƣờng hợp của Trung tâm Tƣ liệu
KTTV
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu KTTV
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là thực trạng quản lý của nhà nƣớc trong hoạt
động khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu KTTV
- Phạm vi nghiên cứu: quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác và sử
dụng thông tin tƣ liệu KTTV tại Trung tâm Tƣ liệu KTTV.


6


- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2009-2013
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phƣơng pháp cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu
- Phƣơng pháp phân tích - hồi cứu tài liệu
5.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phƣơng pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để phân
tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. Thuộc nhóm này có các phƣơng pháp cụ
thể sau đây:
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : dùng các số liệu từ Báo cáo
tổng kết hàng năm, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Trung tâm
Tƣ liệu khí tƣợng thủy văn.
- Phƣơng pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia trong ngành khí
tƣợng thủy văn trong và ngoài Trung tâm Tƣ liệu KTTV.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phƣơng pháp thống kê toán học ( excel hoặc SPSS) để xử lý số
liệu, thông tin đã thu thập đƣợc, mô hình hóa, biểu đồ hoá các số liệu đó.
5.4. Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng:
- Báo cáo hàng năm, các báo tổng kết 5 năm 2007 -2011 và phƣơng
hƣớng nhiệm vụ 5 năm 2012-2016 của Trung tâm Tƣ liệu KTTV;
- Quyết định phê duyệt chiến lƣợc phát triển ngành Khí tƣợng Thủy
văn đến năm 2020;
- Sử dụng kiến thức của các môn khoa học ngành khí tƣợng, thuỷ văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn


7


- Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác và sử
dụng thông tin tƣ liệu KTTV tại Trung tâm Tƣ liệu KTTV.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc
trong hoạt động khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu KTTV.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai
thác và sử dụng thông tin tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác
và sử dụng thông tin tƣ liệu KTTV tại Trung tâm Tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc
về khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn

8


CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TƢ LIỆU KHÍ TƢỢNG
THUỶ VĂN

1.1. Cơ sở lý luận về thông tin tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn
1.1.1. Các khái niệm :

Khí tƣợng:

- Khí tƣợng học là khoa học về khí quyển-lớp vỏ không khí của trái đất.
Do nó nghiên cứu các quá trình vật lý đặc trƣng cho trái đất nên khí tƣợng
học thuộc khoa học vật lý, sau này đƣợc tách thành một khoa học độc lập
nhƣng vẫn liên hệ chặt chẽ với vật lý học. Vì vậy, khí tƣợng học hay vật lý
khí quyển có thể hiểu là có cùng một nội dung nghiên cứu.
- Các hiện tƣợng, quá trình xảy ra trong khí quyển có mối liên quan chặt
chẽ với các quá trình xảy ra trên bề mặt trái đất. Vì vậy, khí tƣợng học không
những nghiên cứu các quá trình khí quyển mà còn nghiên cứu cả một số quá
trình xảy ra ở lớp nƣớc hoặc lớp đất sát bề mặt trái đất nhƣ: sự thay đổi nhiệt độ
bề mặt, sự truyền nhiệt vào lớp nƣớc hoặc đất sâu, tƣơng tác biển-khí quyển...
Thuỷ văn
Thuỷ vặn học là khoa học về nƣớc. Nó nghiên cứu sự hình thành, sự
tồn tại, sự vận động của nƣớc trên bề mặt quả đất cũng nhƣ các hiện tƣợng,
quá trình diễn biến của nó và phƣơng pháp sử dụng, khai thác tài nguyên
nƣớc phục vụ con ngƣời.
Thông tin
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng
không thể có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ: Từ điển Oxford English
Dictionary thì cho rằng thông tin là " điều mà ngƣời ta đánh giá hoặc nói đến;

9


là tri thức, tin tức" Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến
thức:"Thông tin là điều mà ngƣời ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri
thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con ngƣời" v,v...
Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính
là do thông tin không thể sờ mó đƣợc. Ngƣời ta bắt gặp thông tin chỉ trong
quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tƣợng của nó. Từ Latin
“Informatio” , gốc của từ hiện đại “ìnformation” (thông tin) có hai nghĩa.

Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tuỳ
theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tƣởng, một khái niệm hay
một biểu tƣợng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông
tin cũng phát triển theo.
Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý
tƣởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con ngƣời. Thông tin hình
thành trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ
ngƣời khác thông qua các phƣơng tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ
liệu, hoặc từ tất cả các hiện tƣợng quan sát đƣợc trong môi trƣờng xung quanh.
Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã
hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v...hay nói rộng hơn
bằng tất cả các phƣơng tiện tác động lên giác quan của con ngƣời.
Trong đời sống con ngƣời, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản.
Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã
hội. Mỗi ngƣời sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin đó lại
đƣợc truyền cho ngƣời khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh,
trong thƣ từ và tài liệu, hoặc qua các phƣơng tiện truyền thông khác. Thông tin
đƣợc tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận
của tri thức, đòi hỏi phải đƣợc khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống.- (Bài

10


đăng trên Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số 3 – 2001) PGS.PTS.NGƢT. ĐOÀN
PHAN TÂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
Tƣ liệu khí tƣợng thuỷ văn:
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình khí tƣợng thuỷ văn đƣợc Uỷ
ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX
thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1994, quy định “Tư liệu khí tượng thuỷ văn
là dữ liệu, mẫu vật được thu thập, khai thác từ công trình khí tượng thuỷ

văn và được xử lý, lưu trữ dưới nhiều hình thức”. Tƣ liệu khí tƣợng thủy
văn phải đƣợc thu thập, xử lý, đánh giá chất lƣợng, lƣu trữ và cung cấp theo
yêu cầu của ngƣời sử dụng.
1.1.2. Tổng quan về thông tin tư liệu khí tượng thuỷ văn và những vấn đề liên
quan Thông tin tư liệu KTTV :

Thông tin tƣ liệu KTTV bao gồm:
- Thông tin dự báo KTTV:
- Thông tin số liệu lịch sử KTTV.
Thông tin dự báo khí tƣợng thủy văn là loại hình thông tin cơ bản trong
đời sống của xã hội con ngƣời, gắn liền với mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sinh hoạt, vui chơi, giải trí và mọi lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, hàng hải, giao thông vận tải, hàng không, điện
lực, du lịch,... Có thể nói thông tin khí tƣợng thủy văn là một nhu cầu tất yếu
của mọi ngƣời và mọi tổ chức trong xã hội. Các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu
có các ảnh hƣởng và tác động khác nhau đến mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, mọi thành phần xã hội và mọi hoạt động kinh tế, văn hoá và quân sự.
Nắm đƣợc các thông tin khí tƣợng thủy văn và biết sử dụng chúng một cách
phù hợp sẽ hạn chế đƣợc những hậu quả của các hiện tƣợng thiên tai, tận
dụng đƣợc những thuận lợi của các điều kiện thời tiết khí hậu, nâng cao hiệu
quả của các hoạt động kinh tế xã hội và quốc phòng.

11


Hiện nay việc phục vụ thông tin tƣ liệu KTTV là các sản phẩm tƣ liệu
đa dạng với các hình thức phục vụ khác nhau. Ngoài các số liệu dạng văn bản,
các tƣ liệu dạng khác nhƣ hình ảnh (ảnh vệ tinh, bản đồ synôp ...) cũng trở
thành một loại sản phẩm tƣ liệu KTTV.
 Ứng dụng của thông tin tƣ liệu KTTV:

Tại các nƣớc phát triển, phần lớn cách phục vụ về tƣ liệu KTTV bằng
phƣơng tiện điện tử, trong khi nhiều nƣớc khác các sản phẩm phục vụ về tƣ
liệu KTTV vẫn ở dạng văn bản giấy. Nhìn chung có thể phân loại các ứng
dụng của số liệu KTTV thành 3 lĩnh vực chủ yếu nhƣ sau:
- Tƣ liệu KTTV phục vụ thiết kế các công trình và lập qui hoạch. Thiết
kế thuỷ điện rất cần các số liệu về mực nƣớc, dòng chảy, mƣa, nhiệt độ để
tính toán thiết kế hồ chứa và lắp đặt các tổ máy. Thiết kế các giàn khoan dầu
khí ngoài khơi cần các số liệu về bão, chế độ sóng và dòng chảy, đáy biển và
thông tin thành phần đáy, độ sâu, biên giới quốc gia. Các số liệu KTTV đã
đƣợc đƣa vào Qui chuẩn xây dựng. Các lĩnh vực qui hoạch cũng rất rộng, từ
qui hoa ̣ch đô th ị, qui hoạch sản xuất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ đến qui
hoạch quản lý tài nguyên nƣớc.
- Đánh giá mô tả khí hậu, lập các atlas KTTV, sổ nƣớc quốc gia, trong
đó có đánh giá các hiện tƣợng cực đoan: hạn hán, mƣa, lũ.
- Nghiên cứu quan hệ thời tiết, khí hậu và kinh tế xã hội. mô hình cây
trồng năng suất, quan hệ thiên tai và phát triển.
 Hệ thống thông tin tƣ liệu KTTV

Về tổng quan, hệ thống thông tin tƣ liệu bao gồm 4 bộ phận tƣơng ứng
với “cây thông tin”:
Quan trắc, thu thập số liệu (phần gốc, rễ): bao gồm toàn bộ hệ thống
quan trắc, đo đạc. Hệ thống quan trắc hiện nay bao gồm nhiều phƣơng tiện
khác nhau từ quan trắc mặt đất đến viễn thám. Đây là phần tốn kém nhất

12


trong toàn bộ hệ thống thông tin, trong đó có những phần rất đắt nhƣ viễn
thám nên chủ yếu chỉ có cơ quan KTTV quốc gia tham gia . Thu thập số liệu
có qui mô từ toàn cầu đến các địa phƣơng, các tổ chức và tƣ nhân. Một số

ngành và các đơn vị kinh doanh (thuỷ điện, giao thông, cấp thoát nƣớc ....) có
quan trắc nhƣng việc lƣu trữ chƣa có hệ thống. Ở nhiều nƣớc, mạng lƣới quan
trắc ngoài ngành KTTV cũng rất lớn. Mạng quan trắc khí tƣợng bên ngoài ở
Mỹ có số lƣợng gấp 10 mạng quan trắc chính thức của Cục thời tiết.
Để mở rộng việc thu thập số liệu cần có sự phối hợp với các ngành để
tạo ra một cơ sở dữ liệu KTTV quốc gia. Cơ quan khí tƣợng quốc gia sẽ là
đơn vị có trách nhiệm tổng hợp và lƣu trữ.
Chỉnh lý, kiểm tra, lưu trữ và tạo ra các sản phẩm gốc (phần thân).
Các hệ thống thu thập số liệu KTTV đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ để phục vụ
các mục đích công cộng, trong đó quan trọng nhất là phục vụ phòng chống
thiên tai. Các thông tin KTTV phải là nguồn tin đáng tin cậy. Vì vậy các số
liệu cần đƣợc kiểm tra và đánh giá.
Số liệu tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Về hình thức số liệu đƣa về
dƣới nhiều dạng: đĩa mềm, microphim, âm bản, băng từ, email, đĩa quang,
video, ấn phẩm. Để thực hiện chỉnh lý và lƣu trữ cần có một trung tâm tƣ liệu
quốc gia thực hiện các chức năng này. Nhiệm vụ cơ bản của một trung tâm tƣ
liệu bao gồm:
- Thu thập, phân loại, lập danh mục tƣ liệu.
- Bảo quản và duy trì số liệu luôn luôn trong tình trạng tốt. Các nguồn
số liệu lịch sử cần chỉnh lý chuyển đổi sang các dạng phù hợp và hiện đại.
- Có các phƣơng tiện kỹ thuật bảo quản và chỉnh lý.
- Lập các kho tƣ liệu trên media để tiện dùng.
- Tạo ra các sản phẩm để cung cấp cho ngƣời dùng.
- Phối hợp với hệ thống quan trắc để có các tƣ liệu tốt phù hợp.

13


Việc thống nhất kho dữ liệu KTTV đảm bảo cho việc chỉnh lý theo các
qui trình và tiêu chuẩn thống nhất, bảo đảm chất lƣợng số liệu.

Hệ thống lƣu trữ KTTV phải bao gồm đầy đủ các thành phần, bảo đảm
lƣu trữ đầy đủ các loại số liệu. Mục tiêu cuối cùng của việc bảo quản số liệu
là giữ an toàn số liệu lâu dài.
Chất lƣợng số liệu có hai khía cạnh: độ chính xác của bản thân số liệu
(độ phân giải, tính đại diện, đúng đắn) và sự thích ứng với mục tiêu đã định.
Số liệu bảo đảm chất lƣợng phải đƣợc kiểm tra (giá trị số liệu là chắc chắn)
đƣợc đánh giá (đại diện đúng và đáp ứng yêu cầu) đƣợc chứng nhận (có cơ
quan tƣơng ứng xác nhận là số liệu đúng và đƣợc sử dụng phù hợp.
Những số liệu đƣợc kiểm tra, đánh giá của Trung tâm tƣ liệu sẽ đƣợc
xác nhận số liệu là đúng, có giá trị. Các số liệu đƣợc xác nhận không chỉ có
giá trị khoa học mà còn có giá trị pháp lý.
Chế biến và tạo ra các sản phẩm chuyên dùng (phần nhánh) đáp ứng
yêu cầu của các đối tƣợng riêng biệt.
Đây là quá trình chuyển đổi từ số liệu thô thành các sản phẩm có ích
cho ngƣời dùng. Các sản phẩm này bao gồm cả những tính toán phục vụ cho
các đối tƣợng khác nhau. Mặc dù sản phẩm gốc bảo đảm chất lƣợng nhƣng
vẫn không thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu khác nhau của các đối tƣợng sử
dụng. Để tăng cƣờng năng lực phục vụ bằng tƣ liệu KTTV, cùng với các loại
số liệu KTTV thô, cần có các sản phẩm đƣợc chế biến từ số liệu KTTV. Các
yêu cầu về sản phẩm chế biến này rất đa dạng phụ thuộc vào từng lĩnh vực
hoạt động.
Các sản phẩm phục vụ riêng có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều phƣơng
pháp khác nhau. Có thể chỉ cần xử lý lại để đáp ứng yêu cầu riêng nhƣ lập các
bảng thống kê khí hậu hoặc thủy văn đơn thuần theo từng thời gian. Cũng có
thể phải tổ hợp với các thông tin khác riêng cho cộng đồng nhƣ tính toán lập

14


các bản đồ ngập lụt. Các sản phẩm này cung cấp cho từng đối tƣợng hoặc

nhóm đối tƣợng sử dụng nhƣ: phòng chống thiên tai, nông nghiệp, thủy điện
...Tuỳ từng đối tƣợng, các sản phẩm này đƣợc cung cấp dƣới các dạng hoặc
hình thức thuận tiện phù hợp với từng đối tƣợng. Các sản phẩm này đƣợc gọi
là sản phẩm có giá trị gia tăng. Các sản phẩm này có thể do các cơ quan nhà
nƣớc hoặc tƣ nhân thực hiện. Các sản phẩm của cơ quan nhà nƣớc thƣờng
phục vụ công cộng và miễn phí. Ở các nƣớc phát triển còn có các thông tin dự
báo về chỉ số sức khoẻ. Cơ quan KTTV quốc gia ở các nƣớc chỉ chịu trách
nhiệm cung cấp các thông tin phục vụ công cộng. Mọi nhu cầu khác cho riêng
từng ngành (kể cả truyền hình) phải trả phí hoặc do tƣ nhân thực hiện.
Trƣớc kia ngành KTTV nƣớc ta đã có một số ấn phẩm tƣ liệu nhƣng
sau đó đã ngừng xuất bản để giữ bản quyền. Đến nay hầu nhƣ không có sản
phẩm tƣ liệu nào phục vụ.
Người dùng cuối các số liệu hoặc sản phẩm đã chế biến.
Các đối tƣợng sử dụng rất đa dạng. Ngƣời dùng sẽ đƣa ra các yêu cầu.
Mọi ngƣời đều cần thông tin KTTV dƣới các hình thức và nội dung khác nhau
nên các yêu cầu này cần đƣợc nhóm lại. Một hệ thống lƣu trữ và cung cấp tƣ
liệu KTTV cần đƣợc tổ chức tối ƣu để đáp ứng các yêu cầu của các đối tƣợng
khác nhau.

15


Khách hàng đông nhất của phục vụ tƣ liệu KTTV là tƣ pháp, bảo hiểm
và doanh nghiệp. Ở Mỹ mối ngày cung cấp khoảng 50 chứng nhận số liệu cho
luật sƣ.
Ba loại số liệu quan trọng đƣợc yêu cầu nhiều là:
- Số liệu nhiệt và mƣa hàng ngày.

Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV)


- Số liệu mƣa hàng giờ của các trạm trong một số ngày.
- Các ấn phẩm số liệu khí hậu và mƣa giờ cho mỗi trạm.
Hộp 1.1: Cung cấp số liệu KTTV tại các nƣớc phát triển

Các sản phẩm tƣ liệu KTTV có đặc điểm là rất tốn kém để tạo ra
nhƣng lại không hao mòn và rất dễ sao chụp. Với các phƣơng tiện thông tin
nhƣ hiện nay, một đối tƣợng đƣợc cấp thông tin có thể dễ dàng phân phối lại
gần nhƣ đồng thời cho bất kỳ số lƣợng ngƣời dùng nào. Để ngăn chặn điều
này, ở nhiều nƣớc, nhất là các nƣớc châu Âu, đã thiết lập bản quyền với các
loại số liệu môi trƣờng, trong đó có số liệu KTTV. Các qui định bản quyền
đƣợc thiết lập khá chặt chẽ đối với việc sử dụng và tái sử dụng số liệu, phạm
vi sử dụng số liệu. Cơ quan quản lý khí tƣợng quốc gia là ngƣời nắm giữ bản
quyền này. Bản quyền số liệu đƣợc thiết lập không chỉ với các sản phẩm
thƣơng mại mà cả với công trình khoa học.
Các sản phẩm tƣ liệu theo kinh nghiệm ở nhiều nƣớc sẽ bao gồm hai
loại:
- Sản phẩm phục vụ công cộng. Thuộc loại này là các loại số liệu, tƣ
liệu phục vụ các lợi ích chung nhƣ phòng chống thiên tai, các số liệu mang
tính tổng quát. Các tƣ liệu này đƣợc truy cập rộng rãi hoặc cung cấp với giá
sao chụp, in ấn. Các tƣ liệu loại này có thể là các số liệu hàng ngày, hàng
tháng, các atlas khí hậu và thủy văn.....

16


- Sản phẩm phục vụ chuyên ngành. Thuộc loại này là tất cả các sản
phẩm phục vụ yêu cầu riêng của ngành, địa phƣơng. Để đƣợc cung cấp các tƣ
liệu này, ngƣời dùng sẽ phải trả phí bao gồm: phí bản quyền và phí dịch vụ
cung cấp. Việc trả phí bản quyền đƣợc áp dụng khác nhau ở các nƣớc. Nói
chung phí bản quyền rất đắt có thể gấp 5-7 lần phí dịch vụ. Ví dụ phí bản

quyền đối với sản phẩm số trị của Cơ quan khí tƣợng Anh khoảng 1Euro cho
mỗi nút lƣới. Với 3 tham số, bộ sản phẩm số trị mỗi năm phải trả phí bản
quyền khoảng 1400 Euro.
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động lƣu trữ, khai thác và sử dụng thông
tin tƣ liệu khí tƣợng thủy văn
1.2.1. Các khái niệm:

Quản lý: là một hoạt động đặc trƣng bao trùm lên mọi mặt đời sống xã
hội, là công việc vô cùng quan trọng, nhƣng rất khó khăn và phức tạp. Sở dĩ
nhƣ vậy, vì công tác quản lý liên quan đến nhân cách của nhiều cá nhân trong
tập thể xã hội, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm và cuộc sống
của mỗi con ngƣời.
Thực tế khái niệm quản lý đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Do đối tƣợng quản lý rất đa
dạng, phong phú, phức tạp, tùy thuộc từng lĩnh vực hoạt động cụ thể và ở mỗi
giai đoạn phát triển xã hội khác nhau cũng có quan niệm khác nhau, nên định
nghĩa về quản lý cũng có sự khác nhau:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là chức năng và hoạt
động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã
hội), đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định, duy trì sự hoạt động tối ƣu và bảo
đảm thực hiện những chƣơng trình và mục tiêu của hệ thống đó”
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “ Quản lý
là tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý)

17


đến khách thể quản lý (ngƣời bị quản lý) trong một tổ chức nhắm làm cho tổ
chức đó vận hành và đạt đƣợc mục đích của mình”
Theo Bách khoa toàn thƣ Liên Xô (cũ): Quản lý là chức năng của hệ

thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (Kỹ thuật, sinh vật, xã hội)
Nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động.
Theo quan điểm hệ thống: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc
mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trƣờng.
Lao động quản lý là một dạng lao động đặc biệt gắn với lao động tập
thể và kết quả của sự phân công lao động xã hội, nhƣng lao động quản lý lại
có thể phân chia thành hệ thống các dạng lao động xác định mà theo đó chủ
thể quản lý có thể tác động đối tƣợng quản lý. Các dạng hoạt động xác định
này đƣợc gọi là các chức năng quản lý. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong
mọi quá trình quản lý, ngƣời cán bộ quản lý phải thực hiện một loạt chức
năng quản lý kế tiếp nhau một cách logic bắt đầu từ lập kế hoạch tổ chức, chỉ
đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Quá trình này đƣợc tiếp diễn
một cách tuần hoàn. Chu trình quản lý bao gồm các chức năng cơ bản sau:
+ Lập kế hoạch
+ Xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch
+ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Tuy các chức năng kể trên kế tiếp nhau nhƣng chúng đƣợc thực hiện đan xen
nhau, hỗ trợ bổ sung nhau. Ngoài ra, chu trình quản lý thông tin chiếm một
vai trò quan trọng, nó là phƣơng tiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình
hoạt động của quản lý.

18


Quản lý vừa là khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển
(quy luật tự nhiên hay quy luật xã hội) của các đối tƣợng khác nhau, vừa là nghệ
thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý.

Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
Quản lý Nhà nước (QLNN): theo Giáo trình quản lý hành chính nhà
nƣớc: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sửa dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà
nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy
nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt
động tƣ pháp.
- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành
pháp.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý
nhà nƣớc theo nghĩa rộng; quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động
từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực
tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng
quản lý cần thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc chủ yếu và trƣớc

19


×