Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tieu luan ton giao thực trạng mê tín dị đoan và việc bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan tại đền sòng sơn – bỉm sơn – thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.5 KB, 21 trang )

A.
I.

Phần mở đầu

Lý do lựa chọn đề tài:
Đã có một thời gian, tệ mê tín dị đoan ở nước ta lắng hẳn xuống và
co hẹp lại do phong trào xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá mới
được đẩy mạnh. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng cao nhưng tệ mê tín dị đoan có chiều hướng phát
triển với nhiều hình thức khác nhau. Nó đã lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân
dân, không chỉ ở những người lớn tuổi lạc hậu và kém văn hoá mà trong cả
một bộ phận cán bộ Đảng viên kém nhận thức và thiếu gương mẫu.
Hiện tượng không lành mạnh này đã và đang gây nhiều ảnh hưởng
xấu trong xã hội, gây tác hại cho nhiều gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời
gian, tiền của, tâm sức. Thậm chí còn xuyên tạc chính sách của Đảng và
nhà nước ta về tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan. Là một sinh viên
ngành xã hội học đang nghiên cứu về xã hội học tôn giáo, em rất tâm đắc
với vấn đề này nên đã chọn làm đề tài về: “ Thực trạng mê tín dị đoan và
việc bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan tại đền Sòng sơn – Bỉm sơn –
Thanh hóa trong giai đoạn hiện nay”. Hy vọng rằng đề tài sẽ cung cấp cái
nhìn khái quát nhất về bản chất của hiện tượng mê tín dị đoan, tác hại và
nguồn gốc phát sinh, phát triển của nó, đồng thời hiểu rõ chính sách đứng
đắn của Đảng và nhà nước để nắm được những biện pháp cơ bản, đấu tranh

có hiệu quả nhằm xóa bỏ tận gốc tệ nạn tiêu cực này.
II.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Môi trường cảnh quan tạo nên hoạt động mê tín dị đoan.
- Tìm hiểu thực trạng mê tín dị đoan tại đền Sòng Sơn – Bỉm Sơn – Thanh
Hóa



1


III.

Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu tệ mê tín dị đoan để nắm được những nét khái quát nhất về bản
chất của hiện tượng này.
- Vận động quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trong việc phòng chống và bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan.
- Đưa ra những phương hướng nhằm bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan

môt cách có hiệu quả
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tài liệu
- Quan sát

2


B.
I.

Phần nội dung:

Sơ lược về mê tín dị đoan:
1. Khái niệm về mê tín dị đoan:
Theo từ điển Tiếng Việt, "mê tín" là tin một cách mù quáng vào cõi
thần bí, vào những chuyện thần thánh ma quỷ; ưa chuộng tin một cách mù

quáng, không biết suy xét. Và “dị đoan” là điều quái lạ huyễn hoặc do tin
nhảm nhí mà có.
Mê tín dị đoan thực chất là niềm tin mê muội vào những điều ta coi
là nhảm nhÝ. Mê tín dị đoan là những hành vi không những đã lỗi thời trái
với đa số, mà còn có tính phản văn hóa, dẫn đến những tiêu cực trong đời
sống cộng đồng, ngăn cản hoặc phá hoại sản xuất, thậm chí dẫn đến sự chết
chóc.
Không ít người cho rằng, mê tín dị đoan là một dạng tín ngưỡng tiêu
cực nhất: là tín ngưỡng sai lầm nhảm nhí tin vào sự tồn tại của sức mạnh
siêu nhiên, hư ảo như thần thánh, ma quỷ, số phận, ảo mộng, phù thủy,
tướng số, vào phép lạ.
Từ cách tiếp cận trên, ta thấy mê tín dị đoan cũng có niềm tin như
tín ngưỡng, tôn giáo nhưng nã là niềm tin mê muội, mù quáng vào sự
thần bí, thần thánh ma quỷ, số mệnh mà thiếu sự suy xét đánh giá một
cách khoa học.
2. Nguồn gốc của tệ nạn mê tín dị đoan:
a. Nguồn gốc nhận thức:
Từ thời cổ xưa người ta đã tin vào thần linh. Bằng chứng còn lại đến
ngày nay là những câu chuyện thần thoại mà bất cứ quốc gia nào cũng có.
Trình độ sản xuất quá thấp, người nguyên thuỷ bất lực trươc sức mạnh của
tự nhiên, họ thấy không đủ tri thức để giải thích các hịên tượng xảy ra
trong tự nhiên.
Do điều kiện sinh sống quá khó khăn, hạn chế về tri thức nên vào
thời đó, người nguyên thủy tin là mọi số phận đã được định trước, kể cả số
phận của dòng họ, của bộ lạc. Bởi thế trong đầu óc con người mông muội
xưa đã hình thành quan niệm hoang đường về sức mạnh siêu nhiên. Vì
3


trình độ nhận thức đơn sơ và ấu trĩ, người nguyên thuỷ không thể hiểu và

giải thích được nguồn gốc của những lực lượng tự nhiên có sức mạnh ghê
gớm như núi lửa, động đất,bão tố, lụt lội, sấm sét. Họ đã gán cho những
hiện tượng đó một sứ mệnh thiêng liêng. Quan niệm thần linh được hình
thành từ đó.
Rồi kết quả thất thường trong các hoạt động săn bắt hái lượm đã làm
nảy sinh trong đầu họ quan niệm về may rủi. Với niềm tin mọi hoạt động,
mọi hiện tượng trong cuộc sống của mình như vui, buồn, đau yếu, khoẻ
mạnh đều có nguyên nhân từ ý muốn ủng hộ, giúp đỡ hay ngăn cản, trừng
phạt của các vị thần. Xuất phát từ đó, người nguyên thuỷ đã đạt ra các hình
thức và nghi lễ cầu cúng hiến tế, cầu nguyện thần linh trươc khi di săn, hái
lượm và làm bất cứ việc gì.
Cứ thế, với trí tưởng tượng, người nguyên thuỷ đã tạo ra vô vàn các
thần linh ma quỷ: thần cây đa, ma cây gạo, thần đất, thần bếp… tức là trong
mọi mặt liên hệ của con người với thế giới xung quanh đều có mặt các vị
thần.
Đặc biệt, xung quanh cái chết của con người đã xuất hiện nhiều yếu
tố mê tín dị đoan. Từ chỗ không giải thích nổi nguyên nhân cái chết của
đồng loại, từ tình cảm thương tiếc người thân qua đời, từ những giấc mơ,
trong tư duy người nguyên thuỷ đã xuất hiện các ý niệm: người chết vẫn
sống, thế giới bên kia… Họ đã đặt ra các nghi thức cúng tế người chết.
Từ những điều trình bày ở trên, ta có thể đưa ra nhận định: mê tín dị
đoan là một hiện tượng xã hội gắn liền với trình độ sản xuất và trình độ
nhận thức thấp kém trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội xảy ra.
b. Nguồn gốc xã hội:
Xã hội ngày càng phát triển cao, việc phát hiện ra lửa và biết sử dụng
những công cụ thô sơ… đã giúp con người hiểu biết và phát hiện những
quy luật của tự nhiên, xã hội và bản thân. Ngày nay con người đang đi vào
chinh phục vũ trụ, các vì sao… hàng loạt những điều bí ẩn trong lòng đất
được khám phá. Vậy tại sao tệ mê tín dị đoan vẫn tồn tại và phát triển ?
4



Khi xã hội chuyển từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ có
giai cấp, tín ngưỡng, niềm tin vào số phận và những tàn tích mê tín dị đoan
của chế độ cũ không mất đi mà còn phát triển trên cơ sở mới.
Trong xã hội phân chia thành chủ nô và nô lệ, phong kiến và nông
nô, tư sản và vô sản, các giai cấp bóc lột với ý đồ duy trì sự thống trị của
mình đã săp xếp lại những ý niệm về thần thánh, ma quỷ… và tạo ra một
thế giới thần linh phức tạp.
Tín ngưỡng vào số phận, mê tín dị đoan bao giờ cũng có lợi cho giai
cấp bóc lột, nó làm cho con người mê muội, xa lánh đấu tranh. Do vậy
trong xã hội có áp bức bóc lột, các giai cấp thống trị luôn nuôi dưỡng và
tìm mọi cách lợi dụng mê tín dị đoan như một thứ thuốc tinh thần, biến tệ
nạn này thành một tập quán xã hội để củng cố địa vị .
Ở nước ta, lợi dụng nhân sinh quan hữu thần của đại đa số nhân dân,
bọn người làm nghề mê tín đã nấp dưới các mái đình, các ngôi đền, ngôi
miếu để làm trò buôn thần bán thánh. Đặc biệt ở đây cần nói đến những âm
mưu đen tối của kẻ thù nhằm phá hoại Nhà nước ta. Mê tín dị đoan được
bọn tâm lý chiến triệt để khai thác để đánh ta trên mặt: kinh tế, văn hoá, xã
hội, chính trị. Những câu chuyện mê tín dị đoan được kẻ địch tung ra đều
có dụng ý gây tâm lý hoang mang dao động gây mất lòng tin của quần
chúng nhân dân vào những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Những đòn tâm lý chiến của kẻ thù không dừng lại ở những tin đồn nhảm
nhí, thất thiệt mà gần đây đã biến thành các hội mê tín dị đoan có tổ chức
nhằm phá hoại ta về tư tưởng chính trị và xã hội.
Vì vậy việc bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan là việc phải làm thường
xuyên, liên tục.
3. Các hình thức cách thức biểu hiện:
a. Bói toán:


5


Đây là hình thức phổ biến của tệ nạn mê tín dị đoan. Có nhiều cách
bói: bói gieo qủe, bói âm dương, bói chữ ký, bói xóc quẻ, bói mai rùa, bói
lá trầu bói chân gà, bói nốt ruồi, bói bài tây, bói chén…
Thuật bãi toán chủ yếu dựa chủ yếu vào sách bói của Trung Quốc
nhập vào nước ta từ thời phong kiến.Nhiều người lầm tưởng là ”nói có sách
mách có chứng” song sách bói chỉ là những yếu tố duy tâm, nó chủ yếu dựa
vào mánh khoé lừa bịp, dựa dẫm, tuỳ cơ ứng biến, giải thích bằng những
lời lẽ lấp lửng khiến người nghe hiểu thế nào cũng được.
Hầu hết sách bói toán không ghi tên tác giả, nhà xuất bản, người chịu
trách nhiệm... Có chăng thì cũng chỉ là địa chỉ “ma”. Ví như cuốn “Bí ẩn
200 giấc mơ thần” ghi là “Cẩm nang xuất bản ở Hà Nội” hay cuốn “Sách
số coi tuổi dựng vợ gả chồng” ghi “Nhà xuất bản Hương Hoa”. Cùng tên
tác giả, những kẻ làm sách cũng cố tạo ra những cái tên nghe rất “nho học”
cho hợp với bói toán, như: Quảng Lân Nguyệt Lan, Bảo Trai Đường, Bàn
Tải Cân... Nội dung sách bói toán hết sức nhảm nhí từ việc dựng vợ gả
chồng đến gây dựng sự nghiệp, thậm chí còn dạy người ta cách đánh bạc.
b. Xem tướng:
Có nhiều kiểu xem tướng: tướng mặt tướng tay, tướng người, tướng
đi, tướng đứng… Tuy hình thức khác nhau nhưng bản chất và mánh khoé
giống nhau và giống bói toán. Thủ thuật của thầy tướng là không trả lời cụ
thể và chính xác những câu hỏi của khác, thầy tướng luôn luôn dùng những
câu nói mơ hồ như: tiền bạc có vất vả gian truân thì hậu vận tốt, công thành
danh toại… cốt làm cho người xem lầm tưởng là thầy đã bắt được đời sống
hiện tại và tương lai của mình.

6



c. Xem số tử vi:
Đây cũng là một hình thức mê tín lâu đời, nó bám rễ sâu vào tâm lý,
tập quán nếp nghĩ của nhiều người kể cả một số trí thức. Trước đây, khi
đứa trẻ ra đời thì công việc đầu tiên là mời thầy lập cho nó một lá số tử vi.
Vì họ quan niệm con người sống chết, giàu nghèo, thọ yểu…đều có số.
So với hình thức khác thì tử vi tinh vi hơn. Nội dung số tử vi có bố
cục chặt chẽ chứa đựng được hết các nguyên lý của thuyết âm dương ngũ
hành, quán triệt được quy luật chuyển hoá ngũ hành trong tưong sinh tương
khắc, lại kết hợp với tiên thiên bát quái. Với nội dung tổng hợp, số tử vi tạo
cho mình ưu thế hơn hẳn các khoa bói toán tướng số khác. Ngày nay, nhiều
người ngộ nhận nó là một khoa học. Thậm chí có người còn cho rằng đó là
một khoa học theo kịp đà tiến bộ của khoa học hiện đại. Sự thật, khoa lập
số tử vi và phép đoán số tử vi có tinhvi đến đâu nữa chưa có tài liệu nào, sự
thẩm định nào của khoa học hiện đại khẳng định tính khoa học chân thực
của nó. Thực chất thuật số tử vi là mê tín, là cố định hoá mọi sự vật, mọi
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống của con người, trong đời sống xã hội
bằng vị trí của các sao trên trời, là gán cho mỗi người một số phận may rủi
đã được quyết định sẵn bởi hệ thống các vì sao.
d. Đồng bóng:
Là hình thức biểu hiện tính chất cuồng tín nhất của mê tín dị đoan.
Rất đa dạng như: đồng Đức mẹ, đồng Đức ông, đồng Cậu, đồng Cô… Bọn
làm nghề đồng bóng thường đánh vào tâm lí những người phụ nữ lạc hậu,
kém hiểu biết, nhất là đánh vào tâm lí những người hay ốm đau, con cái
khó nuôi, hiếm muộn…. nên phải sắm lễ vật để “đội bát nhang”, ngồi đồng
để được nghe thánh dạy.
Trong đồng cốt có một dạng khá cuồng tín là thanh đồng với
những thủ thuật như lấy dải lụa thắt cổ, húp dầu sôi rồi phun lửa, đốt nắm
hương cho vào miệng nhai, lấy dao rạch lưỡi… nhằm “ra oai” . Thật ra tất
cả những trò đó chỉ là bịp bợm, dầu sôi chỉ ở 60 - 700C, trước khi uống


7


“thầy đồng” đã đổ vào đó lưng chén rượu trắng làm phép, rượu bốc hơi
nhanh làm cho dầu sôi giảm xuống chục độ nữa.
Dùng âm nhạc, hát múa vào đồng cốt chính là thủ đoạn nhằm
kích thích thần kinh gây không khí huyền ảo, làm giảm sự tỉnh táo của con
người từ đó dễ tin vào các “trò” mà các thầy đồng cốt vẽ ra.
4. Tác hại của mê tín dị đoan:
a. Đối với xã hội:
Mê tín dị đoan là kẻ thù của sự tiến bộ, bởi tính chất lạc hậu và
những tác hại của nó gây ra cho xã hội, cho con người.
Trước hết mê tín dị đoan gây lãng phí thời gian, tiền của và tâm
sức của nhân dân. Vào đầu năm 2005, trên báo chí đăng tải hàng loạt các
bài báo về khu vườn lạ ở Vĩnh Long, khu vườn có khả năng chữa bệnh, kết
quả là hàng ngàn người trên khắp cả nước đã tập trung về đây, trong đó đa
phần là những người bệnh nan y. Việc tập trung đông người đã gây tác hại
không nhỏ tới môi trường, tới an ninh trật tự của khu vực này. Nhà nước đã
phải cử các đoàn thanh tra xuống để điều tra làm rõ sự việc kết quả khẳng
định khu vườn hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh. Hoặc tin đồn
tượng đức Mẹ khóc ở thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hàng trăm người
tập trung đến xem gây mất trật tự an ninh, cản trở giao thông.
Bên cạnh việc gây lãng phí về mặt thời gian và tiền của, mê tín dị
đoan còn tạo những bất ổn định trong nếp sống xã hội. Nó khôi phục lại
những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, những nghi lễ phiền phức và tốn kém
trong các hoạt động hội hè, cưới xin, ma chay, giỗ chạp…
Những điều trình bày trên đây chứng tỏ rằng mê tín dị đoan đã gây ra
tác hại không nhỏ ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh
tế mới, nền văn hoá mới và những con người mới.

Không chỉ đối với sự nghiệp xây dựng XHCN, tệ mê tín dị đoan còn
có tác hại đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, khi nó bị kẻ thù lợi dụng.
Chúng tạo ra những câu chuyện bịa đặt giật gân, những đòn tâm lý chiên
nấp dưới hình thức mê tín dị đoan có liên quan đến những hoạt động chống
phá cách mạng.
8


b. Đối với gia đình:
Hiện nay có không ít gia đình chỉ vì người vợ hoặc người chồng quá
tin vào bói toán mà sinh ra rạn nứt, thậm chí dẫn đến sự đổ vỡ. Nhiều ông
bố, bà mẹ lạc hậu khi dựng vợ gả chồng cho con đã không lấy tình yêu làm
cơ sở mà dựa vào sự “hợp tuổi”.
c. Đối với mỗi người:
Trước hết mê tín dị đoan đã huỷ hoại niềm tin của con người. Những
người tin vào số phận, bói toán, luôn sống trong tâm lý cầu may. Khi niềm
tin vào cuộc sống, vào khoa học đã mất đi thì lập tức trong óc họ sẽ hình
thành một niềm tin mù quáng vào sự may rủi, và những nỗi băn khoăn về
“hoạ phúc”.
Không chỉ phá vỡ niềm tin, mê tín dị đoan còn gây những tai hai cụ
thể cho mỗi người về mặt kinh tế. Biểu hiện rõ nhất đó là việc đốt vàng mã,
vào mỗi dịp rằm tháng bảy những người mê tín dị đoan mua sắm đủ thứ
như nhà cửa, ôtô, xe máy… rồi gửi xuống âm phủ cho người đã khuất bằng
một mồi lửa.
Tác hại hơn nữa, tệ mê tín dị đoan còn hạ thầp nhân cách của con
người, làm cho con người trở nên kém cỏi, phải cầu xin quỵ lụy thần thánh.
Nó cản trở con người trong quá trình vươn lên làm chủ cuộc sống, nó hạn
chế năng lực sáng tạo của con người trong lao động sản xuất, trong học tập,
công tác và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
II.


Thực trạng các hoạt động mê tín dị đoan và bài trừ mê tín dị
đoan tại đền Sòng sơn – Bỉm sơn:
1. Khái quát về thị xã Bỉm Sơn:
Thị xã Bỉm Sơn nằm ở mảnh đất địa đầu của thành phố Thanh Hoá
theo hướng từ Bắc vào Nam, phía Bắc giáp thị xã Tam Điệp, phía Nam
giáp huyện Hà Trung. Xung quanh thị xã có nhiều núi non bao bọc,đất đai
chủ yếu là đất đồi, có sông Tam Điệp chảy qua địa phận thị xã.
Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp trồng các cây ngắn hạn
như mía, dứa, ngô, lạc…

9


Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là nơi tạo công ăn việc làm cho hàng
nghìn người, do vậy đời sống của người dân không ngừng được nâng cao.
2. Thực trạng các hoạt động mê tín dị đoan và bài trừ mê tín dị đoan tại
đền Sòng sơn – Bỉm sơn:
Đền Sòng Sơn (còn gọi là đền Sùng Sơn) được xây dựng vào thời Lê
Hiến Tông (1740-1786) để thờ mẫu Liễu Hạnh. Cấu trúc của đền gồm 3
cung:
• Cung đệ nhất: là cung thâm nghiêm, ít khi được mở của trừ những
ngày
rước lễ thánh mẫu. Gian chính có tượng thờ thánh mẫu, hai bên là
hai đệ tử thân tín Quế Nương và Thị Nương. Hai bên thờ mẫu Thoải và
mẫu Thượng Ngàn.
• Cung đệ nhị: Thờ Ngọc Hoàng vua cha thánh mẫu và các quan
• Cung đệ tam: Thờ các quan, các ông hoàng và các cô đệ tử. Đồng
thời ở đây phối thờ cả đức thánh Trần. Phía ngoài sân chính của đền là
tượng phật bà Quan Âm .

Lễ hội đền Sòng : Được tổ chức từ ngày mồng 10 đến ngày 26 tháng
2 âm lịch hàng năm
Thực trạng mê tín dị đoan diễn ra tại đền trong những ngày lễ hội:
Vào mỗi dịp lễ hội đền Sòng thu hút hàng nghìn du khách từ khắp
mọi miền đất nước tới viếng thăm , “ đền Sòng thiêng nhât xứ Thanh “,đây
chính là dịp để bọn buôn thần bán thánh dựa vào để tiến hành các hoạt
động mê tín dị đoan.
Hình thức mê tin đầu tiên phải nãi đến đó là đồng bóng.Trước khi lễ
hội diễn ra, thì ngày cũng như đêm tại đền đều có các cô đồng cậu đồng từ
các tỉnh xa xôi đến đăng ký “hầu” hay “ lên đồng” ,những người làm nghề
đồng bóng tin răng mình là người truyền đạt và núp dưới quyền uy của
Ngài để ban ra các câu “sấm ngữ “ . Xung quanh bà đồng bầy biện đủ thứ
áo , khăn, cung, kiếm …Bà đồng ngồi dưới điện thờ đầu đội mét a tấm
khăn màu đỏ (khăn phủ diện), khi tiếng nhạc cất lên bà ta đảo đầu liên tục “
nhập đồng “ , những người ngồi xung quanh thì xì xụp khấn vái. Mùi
hương khói, tiếng nhạc tiếng hát chầu văn tạo nên một không khí hư hư
10


thực thực làm cho những người mê tín run sợ răm răp nghe theo những lời
thánh truyền, mẫu dạy.
Xung quanh khuôn viên của đền, trong những ngày lễ hội mọc lên
hàng loat các “ gian hàng “ nơi du khách có thể vào để được xem vận hạn,
xem tướng số, rút quẻ đầu năm ,bói bài … bên cạnh đó là các gian hàng
bày bán các loại sách bói toán nhảm nhí. Dù vậy nó vẫn thu hút được một
lượng ngươi nhất định vây quanh.
3. Các hoạt động nhằm bài trừ tệ mê tín dị đoan tại đền Sòng:
Để phòng chống và bài trừ tệ mê tín dị đoan tại đền Sòng nói riêng
và trên địa bàn toàn thị xã nói chung, phòng văn hoá thị đã tổ chức một số
hoạt động như : Tuyên truyền về tác hại của tệ nạn này, nghiêm cấm các

hành vi tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan,đề ra các chỉ tiêu về xây dựng
nếp sống văn minh gia đình văn hoả mới, tổ chức các hoạt động vui chơi
giải trí tinh thần lành mạnh, quản lý chặt chẽ những người hành nghề mê
tín dị đoan, phối hợp chặt chẽ với những ngành liên quan như công an, các
đoàn thể quần chúng như Mặt trận tổ quốc, thanh niên, phụ nữ …trong việc
bài trừ tệ nạn này.
Song đó mới chỉ là những hoạt động mang tính chất tuyên truyền,
giáo dục là chính chứ chưa có văn bản chính thức về việc bài trừ tệ nạn
này.
4. Những kết quả đạt được trong việc bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan:
Bằng việc đẩy mạnh các hoạt động phồng chống và bài trừ các tệ nàn
mê tín dị đoan, thị hiện nay trên địa bàn thị xã nói chung tệ nạn mê tín dị
doan đã bị đẩy lùi, nhiều cơ sở thờ cúng bị dẹp bỏ, hàng trăm người hành
nghề mê tín tự nguyền bỏ nghề, tự nói lên những mánh khoé của mình
trước nhân dân, tình trạng bói toán ở đầu đường xó chợ, gốc đa…hầu như
không còn, hàng loạt những cây hương, miếu mọc lên trước kia nay đều bị
xoá bỏ…
Công tác bài trừ mê tín dị đoan đã trở thành cuộc vận động sâu rộng,
mạnh mẽ trong nhân dân, trở thành một trong những nội dung quan trọng
11


của phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, xây dựng nền văn hoá mới
XHCN.
5. Những khó khăn gặp phải trong việc bài trừ tệ nạn mê tín đị đoan:
a.
Khó khăn về nhận thức:
-

Mê tín dị đoan thuộc hình thái ý thức xã hội được hình thành


từ xa xưa và được củng cố qua các thời kỳ lịch sử khác nhau nên mang tính
bảo thủ rất nặng. Hơn nữa, nó lại gắn với những phong tục tập quán lạc hậu
nên không dễ gì bài trừ trong một thời gian ngắn.
-

Công tác quản lý những người hành nghề mê tín dị đoan gặp

rất nhiều khó khăn vì đa phần họ hành nghề một cách tự do.
b.

Khó khăn về đội ngũ cán bộ:

-

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hoá tren địa bàn thị

xã còn mỏng, chưa vững về chuyên môn nghiệp vụ.
-

Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa những người làm công tác

văn hoá với công an, thanh tra văn hoá.

12


c.

Khó khăn về địa bàn quản lý:


-

Đền Sòng nằm ở khu vực tập trung đông dân cư, thành phần

phức tạp bọn hành nghề mê tín dị đoan dựa vào điều này để lén lút tiến
hành các hoạt động mê tín.
-

Địa bàn hoạt động cuả chúng thường ở khắp nơi trên toàn thị

xã gây khó khăn cho việc kiểm soát các hành vi mê tín tiêu cực.
III.

Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan:
1. Phân biệt rõ giữa tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan:
Trong thực tế những năm gần đây những người hành nghề mê tín dị
đoan thường cố tình đồng nhất hai vấn đề này với nhau để biện hé cho
những hoạt động bịp bợm, còn kẻ thù lợi dụng sự nhập nhằng này để xuyên
tạc chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta.
Tất nhiên mê tín dị đoan và tự do tín ngưỡng tôn giáo đều có một
gốc rễ chung là chủ nghĩa duy tâm , cả hai đều dựa vào sự thừa nhận có
thần thánh, có những thế lực hoang đường, siêu tù nhiên, huyền bí quyết
định sự tồn tại và biến đổi mọi sự vật trên thê giới. Mê tín dị đoan thường
đi liền với tín ngưỡng tôn giáo, có lúc núp dưới danh nghĩa tôn giáo để tiến
hành hoạt động, ví dụ như trong đạo Phật vốn không có việc thờ điện Mẫu,
thờ bát nhang, đồng bóng, sóc thẻ nhưng ở một số chùa vẫn tồn tại hình
thức lễ bái này. Song mê tín dị đoan và tín ngưỡng tôn giáo còn có nhiều
điểm khác nhau.

Trước hết, mê tín dị đoan xuất hiện sớm hơn tín ngưỡng tôn giáo.
Nó ra đời ngay từ khi con người còn ở thời nguyên thuỷ. Trong quá trình
tồn tại, nó đã triệt để khai thác và thâu tóm mọi yếu tố tiêu cực trong tín
ngưỡng tôn giáo. Đồng thời mê tín dị đoan còn khai thác những cái bảo
thủ, lạc hậu trong các phong tục tập quán của nhân dân nhất là trong ma
chay, cưới xin, héi hè đình đám, thờ cúng tổ tiên …Do đó bất cứ ở đâu, lúc
nào và dưới hình thức gì, mê tín dị đoan cũng mang trong mình những nội
dung tiêu cực và có hại.
13


Dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin và
thực tiễn xã hội, Đảng ta từ trước đến nay luôn cho rắng sự khác nhau về
thế giới quan giữa những ngưỡi có tín ngưỡng tôn giáo và những người
không có tín ngưỡng tôn giáo, không hề cản trở họ tích cực tham gia công
việc ích nước lợi nhà, góp phần xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp, văn
minh. Chính vì thế đối với các tôn giáo, chính sách trước sau như một của
Đảng ta là tôn trọng tự do tín ngưỡng. Các giáo phái trong nước như đạo
Phật, Thiên Chúa…đều được tự do hoạt động với tôn chỉ của mình là yêu
nước, xây dựng CNXHvà tập hợp xung quanh chính sách đoàn kết của Mặt
trận tổ quốc Việt Nam.
Ngược lại, với tính chất bịp bợm, hoang đường của mê tín dị đoan
gây trở ngại cho sù nghiệp xây dựngvà bảo vệ tổ quốc thì Đảng và nhà
nước ta luôn xử lý theo pháp luật và kiên quyết bài trừ, cần phân biệt tù do
tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Tục đi chùa, đi nhà thờ thuộc tự do tín
ngưỡng; Việc xem bãi, xem tướng, xem số, gọi hồn, lên đồng, sóc quẻ, yểm
bùa, cúng ma, đốt vàng mã, đội bát hương… là mê tín dị đoan. Tự do tín
ngưỡng được pháp luật bảo đảm, còn mê tín dị đoan thì bị nhà nước
nghiêm cấm.
2. Nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân, vạch trần tính chất bịp bợm

của mê tín dị đoan:
Mê tín dị đoan có liên quan đến nhận thức thấp kém của con người.
Vì vậy việc nâng cao nhận thức về nhiều mặt cho nhân dân là một trong
những biện pháp quan trọng góp phần bài trừ tệ nạn xã hội này.
Nội dung đầu tiên của việc nâng cao kiến thức là bằng mọi biện pháp
và hình thức thích hợp tuyên truyền sâu rộng thế giíi quan khoa học của
chủ nghĩa Mac-Lênin, tinh thần và nội dung các chính sách của Đảng và
nhà nước nhất là chính sách tự do tín ngưỡng để trang bị cho mọi người cơ
sở lý luận và những hiểu biết cần thiết để có thể phân biệt được đúng sai,
lợi hại, tránh mọi nhầm lẫn ngộ nhận, không mơ hồ trước những sự xuyên
14


tạc của bọn “buôn thần bán thánh” và mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
Cần nhận thức rằng, cuộc đấu tranh nhằm đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ tệ nạn
mê tín dị đoan là một bộ phận quan trọng trong cách mạng tư tưởng và văn
hoá, gắn chặt với quá trình xây dựng con người míi có khả năng làm chủ tự
nhiên, xã hội và bản thân. Xong để làm được điều này, chúng ta phải có
một quá trình giáo dục công phu với sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ và sát
hợp của mỗi ngành mỗi cấp.
Trong sinh hoạt của các đoàn thể và tổ chức quần chúng từ cấp uỷ,
chính quyền các cấp đến đoàn thanh niên, héi phụ nữ, công đoàn…. Nội
dung bài trừ mê tín dị đoan cần được đề cập thường xuyên. Có như thế ta
mới tạo nên một lực lượng đông đảo và mạnh mẽ của quần chúng để đẩy
lùi tệ nạn này.
Nâng cao hiểu biết cho đông đảo quần chúng còn bao gồm việc phổ
biến những hiểu biết thường thức về khoa học, giúp họ hiểu rõ mọi hiện
tượng xảy ra trong xã hội đều có nguyên nhân khách quan và đều theo quy
luật.
Trong việc truyền bá thế giới quan khoa học, đường lối chính sách

của Đảng và nhà nước, phổ biến những kiến thức khoa học thường thức thì
vai trò của các hoạt động tuyên truyền cũng như hệ thống loa truyền thanh,
báo chí, vô tuyến truyền hình, các hình thức tuyên truyền cổ động như
tranh châm biếm, kịch ngắn, thơ ca,… là rất to lớn vì đây là những hình
thức nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ đi vào tâm lý tình cảm, dễ thấm đến đông đảo
người nghe…
3. Đề cao pháp luật của nhà nước, tăng cường quản lý xã hội:
Sự lỏng lẻo trong quản lý xã hội cũng là một trong những nguyên
nhân khiến mê tín dị đoan tồn tại dai dẳng. Vì thế đề cao pháp luật của Nhà
nước, tăng cường quản lý xã hội trở thành biện pháp quan trọng nhằm ngăn
chặn kịp thời sự phát triển của mê tín dị đoan, loại trừ những cơ sở và môi
trường gióp cho mê tín dị đoan tồn tại.
15


Để thực sự đề cao luật pháp, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan, một
mặt chúng ta cần có biện pháp quản lý xã hội một cách chặt chẽ trong đó
bao gồm cả biện pháp quản lý những người làm nghề phù thuỷ, tướng số,
bói toán, đồng bóng,… buộc họ phải bỏ nghề cũ chuyển sang làm ăn chính
đáng. Những cơ sở thờ cúng nhảm nhí như các am, miếu mọc lên nơi đầu
đường xó chợ, gốc đa,… phải phá bỏ. Mặt khác các cơ sở tôn giáo cần có
nội quy thờ cúng cụ thể nhằm loại trừ các hình thức mê tín dị đoan bám vào
tôn giáo. Để cuộc đấu tranh chống mê tín dị đoan đạt kết quả ngành văn
hóa thông tin cần phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan như công an…
theo dõi phát hiện để ngăn chặn các điểm mê tín dị đoan hoạt động lén lút
sử lý thích đáng những cơ sở chuyên sản xuất và buôn bán hàng mã, cùng
các phương tiện hành nghề mê tín dị đoan. Mặt khác các cơ quan an ninh
cần đẩy mạnh nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội,
đặc biệt cần có biện pháp ngăn chặn những tin hoang truyền, những câu
chuyện đồn đại về mê tín dị đoan mang tính chất tâm lý do kẻ thù tung ra.

Quản lý xã hội luôn gắn liền với quản lý văn hoá, ở đây vấn đề quản
lý các ngày hội, ngày lễ là rất cần thiết.
Tục mở hội ở nước ta vốn có từ lâu đời. Lễ hội truyền thống mang
đậm tính dân tộc và chứa đựng nội dung văn hóa lành mạnh, bổ ích. Xong
ngày hội cũng là dịp cho tệ mê tín dị đoan và các hiện tượng tiêu cực khác
hoạt động. Chính vì lẽ đó, cần quản lý tốt các ngày hội và cải tiÕn các nội
dung của nó cho phù hợp với cuộc sống mới.
Để quản lý ngày hội, ngày lễ được tốt, trước hết ngành văn hóa phải
tiến hành phân loại các ngày hội. Đối với các ngày hội gắn liền với lịch sử
đất nước với các vị anh hùng dân tộc, những người có công với nươc, với
dân thì cần được cải tiến và tổ chức chu đáo nhằm phát huy tinh thần yêu
nước và lòng tự hào dân tộc, khơi dậy ý thức trách nhiệm công dân xây
dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay nhiều địa phương trong
cả nước đã làm tốt công tác phân loại lễ hội và phục hồi được những ngày
16


hội khơi dậy truyền thống dân tộc như hội Đền Hùng giỗ tổ Hùng Vương,
hội đền Hai Bà Trưng, hội đền kiếp bạc thờ Trần Hưng Đạo, hội gò đống
đa giỗ trận Quang Trung…
Đối với những ngày hội vừa có tính chất tôn giáo vừa có tính chất
tham quan vãn cảnh như hội chùa Hương, hội chùa Thầy… cần tổ chức và
quản lý sao cho vẫn đảm bảo được tự do tín ngưỡng nhưng loại bỏ được
các hình thức mê tín dị đoan, đồng thời có biện pháp hướng quần chúng
vào việc du lịch thăm viếng cảnh đẹp đất nước, nêu cao ý nghĩa văn hoá
của những ngày hội đó.
Xong cũng cần thấy rằng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân có
xu hướng đổi mới được mở rộng và nâng cao hơn. Trước nhu cầu đó ta
không thể và cũng không nên chỉ giải quyết bằng các ngày hội cổ truyền,
dù các ngày hội đó có được cải tiến tốt. Cần đáp ứng nhu cầu trên bằng

nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá quần chúng như tổ chức các hội: hội hoa,
hội khoẻ, hội diễn, hội chợ, hội thơ… Do đó, một trong những biện pháp
thu hút tập hợp quần chúng là đưa được nhiều hoạt động văn hóa tươi vui,
bổ ích, lành mạnh vào sinh hoạt hàng ngày tạo điều kiện để họ thật sự làm
chủ đời sống văn hóa.
4. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa
mới:
Trong những năm qua, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn mình
gia đình văn hóa mới luôn luôn được duy trì và không ngừng đẩy mạnh cả
bề rộng lẫn chiều sâu ở các địa phương trong cả nước. Những kết quả đạt
được đã góp phần làm thay đổi bộ mặt tinh thần của xã hội, hạn chế được
nhiều tác hại do mê tín dị đoan và các phong tục tập quán lạc hậu gây ra.
5. Một số văn kiện của Đảng và nhà nước về việc bài trừ tệ nạn mê tín dị
đoan:
Hiến pháp nước ta quy định: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào... Không ai được xâm
17


phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lơi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm
trái pháp luật và chính sách của Nhà nước (Điều 70).
Tuy nhiên việc thờ cúng tố tiên, đi lễ tại nhà thờ, đền, chùa khác hẳn
với các hành vi mê tín, dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, cầu cơ, sấm
truyền, yểm bùa... Theo Thông tư số 041/1998/TT- BVHTT của Bộ VHTT
thỡ cỏc hành vi mê tín, dị đoan nói trên bị nghiêm cấm. Chỉ thị 27 CT/TƯ
ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng CSVN cũng nhấn mạnh
đến việc Cần xóa bỏ hủ tục, bài trừ mê tín, dị đoan.
Bộ luật Hình sự (năm 2009) quy định: Người nào dùng bói toán,
đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, di đoạn khỏc gõy hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bi xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội

này, chưa được xúa ỏn tớch mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng
đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng khỏc thỡ phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Nghị định 31/12001/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi truyền bá hủ tục mê tín dị
đoan (Điều 9)... Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000
đồng đối với hành nghề mê tín như lên đồng, xem bói, gọi hồn, xóc thẻ,
yểm bùa, truyền bá sấm trạng và các hình thức mê tín khác (Điều 33)

18


C.

Kết luận

Mê tín dị đoan đã và đang là vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
tinh thần của nhân dân ta. Với đặc trưng riêng biệt và đa dạng về tín
ngưỡng, đa tôn giáo cùng với sự hoạt động tinh vi của bọn “buôn thần bán
thánh” thì sự nghiệp bài trừ mê tín dị đoan đang đặt ra vấn đề vô cùng quan
trọng.
Cho đến nay tín ngưỡng tôn giáo cùng với các nghi lễ của nó là một
nhu cầu của công chúng, và nó hấp dẫn mê say một bộ phận dân chúng
không ít. Thái độ đúng đắn là nhận định hết các mặt giá trị tích cực và hạn
chế của tín ngưỡng để gạn đục khơi trong, lấy những cái có ích và loại bỏ
những mơ hồ không tưởng về thế giới siêu thực, kéo con người về với cuộc
sống thực tại. Những tập tục nghi lễ và những mê tín dị đoan liên quan đến
tín ngưỡng. Những tôn giáo tín ngưỡng truyền thống là những viên gạch

nền mà thiếu nó ta không thể xây nên ngôi nhà văn hóa tương lai, và mỗi
viên gạch trong đống cổ kính lâu đời ấy cần phải được chúng ta xem xét
cẩn thận, lựa chọn cái có ích và vất đi những cái có hại, từ đó mê tín dị
đoan không còn tồn tại trong cộng đồng văn hóa dân tộc Việt Nam.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Thìn (chủ biên), Đoàn luận – Song Hà : Mê tín dị đoan một tệ nạn
xã hội cần xoá bỏ, (nhà xuất bản sự thật - Hà Nội năm 1986)
2. Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam năm 1992.
3. Bộ luật hình sự sửa đổi và bổ sung nước CHXHCN Việt nam năm 2009.
4. Một số nguồn từ các trang báo điện tử.

20


MỤC LỤC

21



×