Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương các đảng chính trị thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.51 KB, 12 trang )

Câu 7: Phân tích đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1921 – 1945.
Câu 8: Phân tích đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 1921 – nay.
- Thủ đô: Bắc Kinh
- Diện tích: 9.596.960 km2 (lớn thứ 4 TG)
- Dân số: hơn 1.3 tỷ người (số liệu năm 2012).
- Dân tộc: 56 dân tộc, dân tộc Hán chiếm 93% dân số.
- Địa lý hành chính: TQ có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đặc khu hành
chính và Đài Loan.
- Khí hậu: Thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ẩm đến khô.
- Tôn giáo: Tự do tôn giáo, Đạo giáo chiếm 30% dân số,
- Ngôn ngữ: Tiếng Hoa (tiếng phổ thông là chuẩn chính thức)
- Ngày Quốc khánh: 1/10

Thể chế nhà nước: CHND Trung Hoa là nước Xã hội Chủ nghĩa của nền chuyên chính nhân
dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
Thể chế chính trị: có 9 đảng cùng nhau hợp tác, phấn đấu vì hòa bình. Đảng cầm quyền là ĐCS
Quan hệ quốc tế: Có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
Quan hệ với VN :Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
với Việt Nam: 18/1/1950
(1991 bình thường hóa quan hệ).

Các giai đoạn lịch sử của TQ. Gồm 4 giai đoạn


1921-1949



1949-1966




1966-1976



1976-nay

Giai đoạn 1921-1949

Từ năm 1921 đến năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến
hành đấu tranh gian khổ, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ
nghĩa tư bản quan liêu


Giai đoạn 1949-1966

Sau khi thành lập nước Trung Hoa mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân các
dân tộc cả nước giữ gìn độc lập và an ninh quốc gia, thực hiện chuyển biến thành công xã hội Trung
Quốc từ chủ nghĩa dân chủ mới sang chủ nghĩa xã hội, triển khai công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
có kế hoạch và quy mô lớn, khiến sự nghiệp kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc được phát triển to lớn
chưa từng có trong lịch sử.
Giai đoạn 1966-1976

Sau khi hoàn thành cơ bản cải tạo chủ nghĩa xã hội đối với chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, vì
thiếu kinh nghiệm, Đảng Cộng sản Trung Quốc có những sai lầm trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội; Từ năm 1966 đến 1976, xảy ra Đại cách mạng văn hóa, một sai lầm mang
tính toàn cục diễn ra trong thời gian dài.
Giai đoạn 1976-nay

Tháng 10/1976, Đại cách mạng văn hóa kết thúc, Trung Quốc bước vào thời kỳ phát triển mới

trong lịch sử, sau Hội nghị TW 3 khóa XI (1978).

Từ năm 1979, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi chính sách cải cách mở cửa do Đặng Tiểu
Bình đề xướng. Sau khi thi hành cải cách mở cửa, nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội Trung
Quốc thu được thành tựu lớn. Trung Quốc tiếp tục thực hiện thuyết “Ba Đại Diện” do Giang Trạch
Dân khởi thảo, Trung Quốc đã trở thành cường quốc trên trường quốc tế, thực hiện “Giấc mộng
Trung Hoa”.
Đặng Tiểu Bình (1904-1997) Phó chủ tích ĐCS TQ,chủ tịch quân ủy trung ương
tốt"

Thuyết con mèo “Không cần biết mèo vàng hay mèo đen, chỉ cần bắt được chuột đều là mèo

-

“Chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý”

Giang Trạch Dân- Tổng Bí thư cộng sản TQ, Chủ tịch nước CHNDTH chủ tịch quân ủy trung ương
“Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mạng lịch sử đào mồ
chôn chủ nghĩa tư bản, thiết lập nền chuyên chính vô sản” Thuyết “Ba Đại Diện”

Câu 16: Trình bày sự ra đời, tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị ở Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ?


Tên gọi : Hợp chủng quốc Hoa Kỳ



Thủ đô Washington, D.C.




Thành phố lớn nhất:Thành phố New York




Diện tích: 9.286.630km2



Dân số: 318.892.103(tháng 7, 2014)



50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang



Tôn giáo: đạo tin lành 49%, đạo thiên chúa 30%, cơ đốc 4%, Do Thái 3%..



Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh



- Kinh tế: Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, kinh tế Mỹ đa dạng và phát triển nhất thế giới




- GDP của Mỹ chiếm 23% tổng sản phẩm thế giới (năm 2008), GDP 83 nghìn tỷ ÚD



- Là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất (40%)



- Là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới.



- Đồng đôla là đồng tiền quy chuẩn chung cho toàn thế giới.



- Khi kinh tế Mỹ khủng hoảng kéo theo sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Văn hóa

Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc,
truyền thống, và giá trị.


Giáo dục: Tỷ lệ biết đọc biết viết trên tổng số dân là: 99% (trong đó nam: 99%, nữ: 99%).



THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ: Đa đảng




THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC:. Cộng hòa Tổng thống, theo nguyên tắc Tam quyền phân lập.



QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hoa Kỳ tham gia các tổ chức quốc tế như: APEC, G.7,ITU, IBRD, NATO, UPU, WHO, WMO…
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12/7/1995.
Đảng dân chủ


Năm thành lập: 1828 (là 1 trong những đảng lâu đời nhất tại Mỹ và thế giới).



Đại diện của giới điền chủ và chủ nô miền Nam nước Mỹ.



Đảng không có số lượng đảng viên ổn định.


Đảng dân chủ có ở mỗi bang 1 tổ chức đảng gọi là chi bộ, có nhiệm vụ tổ chức vận động
quần chúng trong tất cả các vòng và khu vực bầu cử;

Cơ quan cao nhất của đảng là đại hội đảng (4 năm 1 lần). Bầu ra chức danh tổng thống và
phó tổng thống



Đảng có điều lệ rõ ràng được thông qua năm 1974.




Hiện nay là đảng cầm quyền.




Tổng thống hiện nay: Barack Hussein Obama


Ý thức hệ của Đảng là ủng hộ lập trường tự do, ủng hộ rộng rãi các thành phần kinh tế, chủng
tộc, xã hội khác nhau


Đảng đã có 32 năm nắm nhà Trắng, 44 năm giữ vai trog kiểm soát cả hai viện.


15 năm sau lâm vào khủng hoảng sâu sắc về chính trị, tư tưởng, tổ chức.Dẫn đến 5 lần vận
động tranh cử tổng thống thì 4 lần thất bại.

Đảng dân chủ đã có định hướng chiến lược cho ứng cử viên tranh chức tổng thống năm 1992
như sau:


+ Tập trung phát triển kinh tế




+ Cắt giảm ngân sách quốc phòng



+ Tăng đánh thuế người giàu chuyển sang phúc lợi xã hội



+giới hạn mậu dịch



+ Ngăn cản các nhà máy đòi ra nước ngoài.



Đến năm 1996 B.clinton lại được tái bầu



Song năm 2000-2004 và 2004-2008, thất bại trước Đảng Cộng hòa


Đến năm 2008-2012 B.Obama ứng cử viên Đảng Dân chủ trúng cử tổng thống thứ 44 của
Hoa Kỳ




Biểu tượng là hình con lừa



Chương trình hành động của đảng trong nhiệm kì 2008-2012:


+ Đối nội: chặn suy thoái kinh tế-tài chính, cấu trúc lại nền tài chính, ngân hàng, giảm nợ
công, ổn định đời sống người dân, giữ gìn an ninh quốc gia.


+ Đối ngoại: đối thoại với đạo Hồi, rút quân khỏi Irắc, bảo vệ lợi ích trên trường quốc tế.



Năm 2012, Đảng lại giành thắng lợi, B.Obama đánh bại ứng cử Mitt Romney đảng cộng hòa.



Chương trình hành động 2012-1016 là:


+ Đối nội: cắt giảm chi tiêu công, giảm chi phí quốc phòng, tăng thuế người giàu. Giảm khí
cacbon, tiếp cận với đạo tin lành,tôn giáo khác


+ Đối ngoại: chủ trương ngoại giao với Nga



Đảng Cộng Hòa
Là một trong hai đảng của tư bản lũng đoạn Hoa Kỳ
Đảng Cộng hòa là đảng đứng thứ 2 tính vào năm 2004 với 55 triệu cử tri đăng ký, bao gồm khoảng
một phần ba số cử tri.
Thành lập: năm 1854 là Đảng của tư bản công nghiệp miền Bắc nước Mỹ.
Đảng Cộng hòa xuất hiện trong các cuộc của những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản chống lại nhũng
người dân chủ bảo vệ chế độ lao động nô lệ ở miền Nam nước Mỹ.
Ảnh hưởng: Đảng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức của giới trẻ như: Liên minh quốc gia những
người cộng hòa trẻ, Ủy bạn Cộng hòa toàn quốc của sinh viên, CLB Cộng hòa toàn quốc của phụ nữ.
Ngoài ra Đảng còn liên minh với các tổ chức ngoài đảng khác như Liên minh bảo thủ Hoa kỳ…
Tư tưởng của Đảng: Thiên về xu hướng bảo thủ xã hội bảo thủ tài khóa, bảo thủ tự do đề cao tự do
kinh tế…. Tổng bí thư là: Michael Steele
Sự # biệt giữa 2 đảng
Đảng Dân Chủ
- Đại diện cho các điền chủ và chủ nô ở miền nam
- Ủng hộ rộng rãi các thành phần kinh tế tập trung vào người lao động.
- Tư tưởng phát triển kinh tế làm chủ đạo.
Đảng Cộng Hòa
- Là đảng đại diện cho tư bản công nghiệp ở miền bắc
- Đại diện cho tầng lớp tư sản lớp, độc quyền.
- Các tổng thống luôn có tư tưởng bành chướng gây hấn, chiến tranh.
Mốt số bài học kinh nghiệm từ đảng cầm quyền Mỹ

Từ những nghiên cứu về đảng cầm quyền ở Mỹ cho ta thấy 1 số bài học sau:
- Tăng cường nghiên cứu tình hình thực tiễn đất nước và thế giới, và xu thế thời đại, đặc biệt là tâm
tư nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Từ đó đưa ra chủ trương đường lối đúng đắn hợp ý đảng
lòng dân.
- Phát hiện, bồi dưỡng, thu hút, chế độ đãi ngộ và quản lý nhân tài. Trọng dụng nhân tài, phát huy
sức mạnh chất xám phục vụ cho đất nước và nhân loại.



- Áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm
nhiều việc làm.
- Cách thức quản lý tài chính công, giảm chi tiêu công, tăng thuế người thu nhập cao, giảm thuế
người thu nhập thấp. Tạo sự công bằng đồng thời hạn chế khoảng cách giàu nghèo.
- Phương thức quản lý, lãnh đạo hiện đại – khoa học.
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, định hướng cho thế hệ trẻ.

Câu 6: Trình bày sự ra đời, tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị ở Nhật ?


Khái quát chung

-

Thủ đô: Tokyo

-

Dân số: 127.103.388 (2014)

Tôn giáo: Đạo Phật và Thần Đạo (Shinto) là 2 đạo chính ở Nhật Bản. 98% người Nhật tự coi là
tín đồ của 2 đạo giáo này.
-

Ngôn ngữ: Tiếng Nhật Bản

-

Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.




Văn hóa xã hội.

-

NB là nước có nền VH đặc trưng và riêng biệt.

-

Nhật Bản được coi là một trong những đất nước có lễ hội nhiều nhất thế giới



Kinh tế

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá
đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy
nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những
năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh
ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ
thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng
hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết
và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế
giới.


Ngoại giao:



Là đại diện của Châu Á trong G7, tham gia các tổ chức: WTO, APEC, ARF, ASEM, UNHCR, G7,
ủy ban sông Mê Kông, ADB, PKO
Quan hệ với Việt Nam :Ngày lập quan hệ ngoại giao : 21/9/1973. Năm 1992, Nhật Bản quyết
định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên
nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế
chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ
mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên


Hệ thống chính trị:

-

Thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị

Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu
tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của
quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của
quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.



Đảng Tự do Dân chủ (LDP):

Thành lập tháng 11/1955, là đảng tư sản-bảo thủ lớn nhất, hiện chiếm 246/480 ghế tại Hạ viện và
115/252 ghế tại Thượng viện.LDP cầm quyền liên tục 38 năm từ 1955-1993. Do mâu thuẫn nội bộ và
bị phân liệt, LDP đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện 7/1993 và bị mất quyền lãnh đạo đất nước.
Cuối tháng 6/1994 LDP liên minh với Đảng Xã hội và Đảng Tiên phong nắm Chính quyền do Chủ tịch

Đảng Xã hội Murayama làm Thủ tướng. Từ tháng 1/1996 LDP trở lại đứng đầu chính quyền liên hiệp
3 đảng LDP-Komei-Tự do, do Ruytaro Hashimoto làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Thượng viện
7/1998, LDP bị thất bại nặng nề, ông Hashimoto buộc phải từ chức Chủ tịch LDP và ngày 30/7/98,
Quốc hội Nhật Bản đã bỏ phiếu bầu ông Keizo Obuchi làm Thủ tướng thay ông Hashimoto. Thủ
tướng Yoshiro Mori, người kế nhiệm sau khi ông Obuchi mất cũng phải từ chức sau gần 1 năm cầm
quyền do đã làm uy tín của LDP giảm sút nghiêm trọng.
- Đảng Dân chủ (JDP) thành lập ngày 28/9/96, thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã
hội và Đảng Sakigake. Tháng 4/98, Đảng Dân chủ sát nhập thêm Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách
dân chủ, thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập lớn nhất. Hiện nay, Đảng có 176/480
ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày 5/10/03 Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do
thành Đảng Dân chủ với 204 nghị sĩ trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Chủ tịch Đảng Dân chủ mới là ông
OKADA Kazuya.
- Đảng Komei: được thành lập vào tháng 11/1964.Năm 1998, các thế lực đảng Komei cũ trong Tân
đảng Hoà bình ở Hạ viện và Komei ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Komei mới. Hiện nay,
Đảng này tham gia Chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi với 24 ghế tại Thượng viện và 34 ghế
tại Hạ viện.

- Đảng Xã hội Dân chủ (JSP): Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập 11/1945, có cơ sở chủ yếu trong
tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân chủ.Đến đầu 1990 là đảng đối lập lớn nhất trong Quốc


hội. Do bị thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện 1993, Đảng XHDC buộc phải thay đổi hầu hết các chính
sách cơ bản (về lực lượng tự vệ, Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ...) để liên minh với các đảng khác. Từ
8/1994 đến hết 1995, Đảng XHDC liên minh với LDP và Shakigake để lập nội các do Chủ tịch Đảng
Murayama làm Thủ tướng. Nội bộ đảng ngày càng suy yếu, phân hóa nghiêm trọng. Do nhiều nghị sĩ
đã bỏ đảng và gia nhập đảng Dân chủ (9/1996), XHDC hầu như bị tan rã và thất bại lớn trong bầu cử
10/1996, mất 1/2 số ghế. Hiện nay Đảng này chiếm 6/480 ghế trong Hạ viện và 5 ghế trong Thượng
viện.

- Đảng Cộng sản: (JCP) Được thành lập năm 1922, song chỉ sau Chiến tranh Thế giới II mới được ra

hoạt động công khai.Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện, 9/252 ghế trong Thượng viện. ĐCS Nhật Bản
có tổ chức chặt chẽ, kiên định đường lối; chủ trương xây dựng CNCS ở Nhật Bản thông qua cách
mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường; bảo vệ quyền lợi của người lao động, chống tư bản Nhật.
Gần đây, ĐCS đã thay đổi lập trường trên một số vấn đề như thừa nhận Nhật Hoàng, Hiệp ước an
ninh Nhật-Mỹ..., tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ.
Tháng 11/2000, Đảng cộng sản đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 22, lần đần tiên đưa ra đề án "Cải
cách Nhật Bản" chủ trương thông qua việc Đảng tham gia chính quyền liên hiệp, chủ trương không
đòi thủ tiêu ngay Cục phòng vệ mà tiến hành từng bước dần dần, theo từng giai đoạn. Do đường lối
không đổi mới nên Đảng đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 11/2003 (mất 11 ghế). Đặc biệt,
tại Đại hội 23 năm 2004, Đảng Cộng sản đã sửa đổi cương lĩnh và đường lối trong đó từ bỏ đấu tranh
cách mạng và chuyên chính vô sản, chủ trương ủng hộ Nhật Hoàng, lực lượng phòng vệ…

Câu 12: Trình bày sự ra đời, tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị ở Nga?


KHÁI QUÁT CHUNG

-

Tên nước: Liên bang Nga .

-

Thủ đô: Mát-xcơ-va (Moscow).

-

Ngày Quốc khánh: 12 tháng 6 năm 1990 (Ngày Tuyên bố chủ quyền)

-


Diện tích : 17.075.400 km2 (đứng thứ nhất trên thế giới).

-

Dân số: 142.470.272 (2014)

-

Dân tộc: Trên 180 dân tộc

-

Ngôn ngữ: Tiếng Nga.

-

Đơn vị tiền tệ: Đồng Rúp

Tôn giáo: Cơ đốc giáo Chính thống (75% dân số), Hồi giáo (5% dân số) và các tôn giáo khác
như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành…




Văn hóa xã hội

Văn hoá Nga khá đa dạng và mang nhiều nét đặc trưng thể hiện ở những nét văn hoá truyền thống
như trang phục, âm nhạc, nghề truyền thống.



Kinh tế:

Nền kinh tế Nga vẫn phát triển và tăng trưởng không ngừng chủ yếu dựa vào các nguồn tài
nguyên đặc biệt là dầu mỏ và các tổ hợp công nghệ chuyền sâu về các lĩnh vực như vũ trụ, điện hạt
nhân, các ngành khoa học cơ bản. Sự thu hút dầu tư nước ngoài, mở rộng phát triển các ngành dịch
vụ và du lịch cũng là tiềm lực để kinh tế Nga phát triển hơn nữa.
-

Nga hiện vẫn là nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ hai thế giới.

-

tăng trưởng kinh tế của Nga trong quý III/2013 chỉ đạt mức 1,2%



Chính trị.

Thể chế : Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang, gồm 83 chủ
thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…). Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa
Tổng thống, Tổng thống được trao nhiều quyền hạn.


Ngoại giao :

Nga có chính sách đối ngoại đa dạng. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao
với 173 quốc gia
Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai
trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào Nhóm bộ tứ

cho Trung Đông và Những cuộc đàm phán sáu bên với Bắc Triều Tiên. Nga là một thành viên của G8,
Hội đồng châu Âu, OSCE và APEC.


Quan hệ với VN

- Ngày 30/01/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên
Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.


Đảng Nước Nga Thống nhất:

-

Là đảng cầm quyền hiện nay ở Nga.

Đảng này được biết đến chủ yếu như "đảng phái ủng hộ Thủ tướng Vladimir Putin".Cương
lĩnh chính trị của đảng này là hỗ trợ hoàn toàn cho chính quyền hiện hành và các doanh nghiệp có
liên quan.
Chủ trương thảo luận chiến lược phát triển của đảng theo hướng phát huy dân chủ, đổi mới
phong cách lãnh đạo, thay đổi cơ cấu các cơ quan lãnh đạo trung ương bằng cách đưa các đại diện
ưu tú của địa phương trong toàn quốc tham gia, thay đổi các nguyên tắc và hoàn thiện hoạt động
trong đảng, cải cách để phát triển UR thành một chính đảng hiện đại có khả năng hoàn thành trọng


trách của một đảng cầm quyền lâu dài tại Nga.Gần đây, đảng Nước Nga thống nhất đang tìm cách tự
thể hiện như một đảng bảo thủ cánh hữu.
Tuy nhiên, đây cũng là một đảng chủ trương dân túy, do đó, để tranh cử đảng này cũng đã
thêm vào các yếu tố của chính trị cánh tả, đặc biệt là yếu tố dân tộc chủ nghĩa.
Đó là các hứa hẹn về việc duy trì quyền lợi an sinh và bảo hộ nhà nước, cũng như lời hô hào dạng

như “Nước Nga đang vươn thẳng người lên“.
Đảng Nước Nga thống nhất được thành lập vào tháng Tư năm 2001 khi hai đảng Thống nhất
và Tổ quốc sáp nhập với nhau. Nó được phát triển nhằm đối trọng với liên minh giữa đảng Tổ quốc và
đảng Toàn nước Nga, vốn nhanh chóng giành ảnh hưởng trong thời kỳ cầm quyền của Thị trưởng
Moscow Yuri Luzhkov và Thủ tướng Yevgeny Primakov.
-

Putin đã soạn thảo chương trình như sau



Về chính sách dân tộc:


Một là, khẳng định tính đồng nhất cũng như vau trì của nhân daanNga trong sự tương tác đa
dân tộc, đa dạng và phong phú trên toàn bộ lãnh thổ LB

Hai là, khẳng định vị thế của Nhà nước Nga và nội dung trong chính sách quốc gia nhằm thiết
lập sự tương tác đa văn hóa ở tất cả các cấp và trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, XH, tư tưởng –VH.
Trong vấn đề này giáo dục có vai trog rất lớn với tư cách là nhân tố điều tiết mqh giữa các dân tộc.

Việc giải quyết các vấn đề dân tộc ở Nga là một trong những yếu tố có ý nghĩa then chốt đem
lại cho Nhà nước Nga khả năng củng cố và mở rộng ảnh hưởng quốc tế, đồng thời góp phần thay đổi
chủ đề chính trị- tư tưởng hiện nay trên thế giới, đưa các dân tộc và quốc gia thoát khỏi âm mưu của
một số thế lực ở phương tây trong cái gọi là “ truy tìm những kẻ phá hoại dân chủ” or “ cứu vớt nền
dân chủ” ở các quốc gia riêng rẽ…

Về thực chất, Putin đề xuất với nước nga và cả thế giới mô hình tương tác văn hóa – văn
minh vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới nước nga.nếu thực hiện thành công nguyên tắc này, đó sẽ là
một trong những mô hình cho sự tương tác đa sắc tộc và đa văn hóa ở cấp độ quốc gia



Về phát triển nền kinh tế ở Nga


V.Putin, cho rằng nước Nga cần có một nền kinh tế mới với ngàh công nghiệp đủ sức cạnh
tranh trên cơ sở công nghiệp hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó,trước hết,Nga cần khắc phục sự lạc
hậu về công nghiệp

Theo V.Putin, trong thế giới ngày nay, để tạo ra sự đột phá trong phát triển các ngành khác
nhau phải kết hợp 2 yếu tố:
o
Một là, nỗ lực của các nhà lãnh đạo kinh doanh tập trung vào mục tiêu trung và dài hạn hơn
là ngắn hạn
o
Hai là, có sự hỗ trợ mạnh từ phía Nhà nước, thường là gián tiếp nhưng liên tục và lâu dài.
Nhà nước có những đòn bẩy và ưu đãi thực tế giúp các công ty thực hiện các mục tiêu đặt ra,trong
đó có ý nghĩa đặc biệt là sửa đổi các quy định và pháp luật để trợ giúp các công ty huy động nguồn


lực và sử sụng nguồn lực đúng cách, có hiệu quả. Cần phải thu hút vốn tư nhân, phát triển quy mô và
phạm vi thị trường trong nước, cải thiện môi trg kinh doanh, giảm số cổ phần nhà nước trong nền
kinh tế, chống tham nhũng.



Cải cách chính trị


Trong chính sách đối nội, V.Putin nêu ra những biện pháp cải cách chính trị theo hướng tạo ra

ít những yếu tố kiềm chế và đối trọng trong các hệ thống chính quyền ngành dọc, tạo điều kiện cho
các công dân tự do bày tỏ chính kiến, nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong xã hội trước
hành động của họ. Về cải cách chính trị, V.Putin chủ trương hướng tới một XH dân chủ hơn, Theo
ông, thiếu tính dân chủ thì không thể xây dựng một nhà nước hiện đại, và có hiệu quả. Do đó các cơ
chế của nền dân chủ cần phải đc cải tiến.

Ông đề xuất xây dựng 1 cơ chế chính trị biết nắm bắt và phản ánh lợi ích của các nhóm xã
hội, thu hút họ tham gia công cuộc cải cách

Ông đề xuất kỷ luật đối với các quan chức nhà nước một khi chất lượng làm việc kém và vi
phạm tiêu chuẩn dịch vụ công. Theo ông, cuộc chiến chống tham nhũng phải là công việc của toàn
dân, cần xac định những chức vụ nào dễ dẫn tới tham nhũng, những công chức đã và đang giữ chức
vụ sẽ nhận được mức lương cao nhưng phải chấp nhận sự minh bạch tuyệt đối về giao dịch, tài chính
cá nhân, bao gồm cả chi tiêu, các khoản mua sắm lớn của gia đình.

Trong chính sách đối ngoại, Tổng thống Nga chủ trương hội nhập sâu hơn và mạnh hơn vào
không gian hậu xô viết,hợp tác tích cực với TQ và các nước khác, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với
NATO và Mỹ.


Đảng Cộng sản Liên bang Nga

Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF), được thành lập vào năm 1993, là đảng kế thừa chính
thức của Đảng Cộng sản thời kỳ Liên bang Xô viết.
Đảng này hiện vẫn duy trì chủ trương cánh tả trong lĩnh vực kinh tế. Trong bản tuyên ngôn
của mình, đảng Cộng sản kêu gọi xây dựng một mô hình "xã hội chủ nghĩa mới " ở Nga. Đảng này cho
rằng chủ nghĩa tư bản đang hấp hối và cần quốc hữu hóa tất cả các ngành sản xuất.
Hệ tư tưởng chính trị của đảng Cộng sản Nga được gia cố bằng các ý tưởng dân tộc chủ
nghĩa Nga. Trên phương diện này, nó đã rời khá xa chủ nghĩa Mác cổ điển mang tính quốc tế hóa.
Tuy vậy, nếu tính tới số đại diện của đảng này trong các cơ quan công quyền, đảng Cộng sản

vẫn duy trì vị thế đảng phái chính trị số hai ở Nga.


Đảng Nước Nga Công bằng được thành lập vào tháng 10/2006 khi ba tổ chức chính trị theo
xu hướng trung tả sáp nhập với nhau.Thoạt tiên người ta cho đây là một dự án của Điện Kremlin
nhằm lôi kéo phiếu bầu từ các đảng viên Cộng sản và để phát triển một cách giả tạo hệ thống lưỡng
đảng ở Nga. Mô hình lưỡng đảng đang hiện diện một cách hiệu quả ở nhiều nước Phương Tây.




Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR).

Đảng Dân chủ Tự do là đảng chính trị lâu đời nhất ở Nga, nếu không tính đến tiền thân của
đảng Cộng sản từ thời Bolshevik.
Đây là một đảng phái "chuyên quyền" điển hình, không hề có liên hệ gì tới trường phái tự do
hay dân chủ, mà duy trì tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu. LDPR hoạt động với khẩu hiệu "Chúng
tôi vì người Nga!" Đối với các vấn đề cụ thể, đảng này đưa ra chính sách dân túy cực đoan với những
hứa hẹn mà đối thủ của họ mỉa mai là theo kiểu 'cho mỗi phụ nữ một đàn ông', và 'cho mỗi đàn ông
một chai vodka'.



×