Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học HY lạp cổ đại trào lưu xã hội dân chủ học THUYẾT về CHÍNH TRỊ xã hội của PLATÔN VA ARIXTỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.49 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN: HỌC THUYẾT VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATÔN VA
ARIXTỐT

MỞ ĐẦU
Triết học Hy Lạp cổ đại là giai đoạn khởi nguyên của lịch sử triết học nhân
loại. Nó đặt nền móng đầu tiên cho các giai đoạn phát triển của triết học sau này.
Triết học Hy Lạp cổ đại để lại cho nhân loại nhiều di sản quý báu, trong đó nổi bật
hơn cả là hệ thống triết học của hai nhà triết gia vĩ đại Platôn và Arixtốt. Hai ông,
đại diện cho hai trường phái triết học đối lập nhau đầu tiên trong lịch sử triết học
nhân loại là Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm, mà sự đối lập này còn được
tiếp nối mãi về sau. Hệ thống triết học của Platôn và Arixtốt mặc dù đối lập nhau
nhưng đồng thời cũng có sự đan xen, kế thừa nhau và hơn hết chúng cùng đề cập
đến mọi vấn đề triết học ở những hệ quy chiếu khác nhau như: bản thể luận, nhận
thức luận, đạo đức học…Song có ý nghĩa thiết thực và giá trị đương thời hơn cả là
tư tưởng triết học của hai ông về vấn đề chính trị - xã hội.


Arixtốt là học trò suất xắc của Platôn trong suốt 20 năm nhưng hệ thống triết
học của ông lại đối lập hoàn toàn với người thầy của mình. Chính sự đối lập này đã
đặt tên tuổi của Arixtốt song hành cùng Platôn trong suốt chiều dài của lịch sử triết
học nhân loại. Sự đối lập này được thể hiện sâu sắc trên tất cả mọi lĩnh vực triết
học mà hai ông đề cập đến, nhưng trong giới hạn bài tiểu luận của mình, em xin đi
sâu vào phân tích vân đề chính trị - xã hội.
Bài tiểu luận này sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa
Mác – Lênin: biện chứng duy vật và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, sưu tầm, chứng minh…
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận giới hạn trong phạm vi học thuyết về
chính trị - xã hội của Platôn và Arixtốt.
Kết cấu của bài tiểu luận bao gồm: ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài
tiểu luận bao gồm ba nội dung.


NỘI DUNG
I.

ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA PLATÔN VÀ
ARIXTỐT
1. Khái quát cuộc đời Platôn
Platôn là đại biểu tiêu biểu của triết học duy tâm khách quan.
Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm khách quan hoàn chỉnh
nhất lúc bấy giờ.


Platôn sinh ra ở Aten, thuộc dòng dõi quý tộc giàu có. Bố
Platôn xuất thân từ dòng dõi Codr – dòng vua Aten. Mẹ Platôn xuất
thân từ gia đình pháp quan Xôlông.
Platôn có năng khiếu ở nhiều mặt: âm nhạc, thể dục, ngữ pháp,

Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực: toán học, y học…
Platôn là học trò suất xắc của Xôcrat, sau khi Xôcrat mất, ông
đi chu du nhiều nước: Ai cập, Ý…trong vòng 12 năm cuộc đời, ông
trải qua nhiều thăng trầm và cuối cùng ông mở trường học chuyên
nghiên cứu triết học.
Xét về mọi phương diện, ông theo phái Duy tâm khách quan,
kịch liệt phản đối Chủ nghĩa duy vật cũng như chế độ Dân chủ chủ nô.
2. Khái quát cuộc đời Arixtốt
Arixtốt là nhà bách khoa vĩ đại nhất Hy Lạp cổ đại.


Ông sinh ra ở thành bang Stagira thuộc xứ Maxedon, trong một
gia đình thần thế. Bố ông là bác sỹ cung đình của vua xứ Maxedon.
Năm 17 tuổi, ông đến Aten và trở thành học trò của Platôn

trong suôt 20 năm.
Năm 347 tr. CN Platôn mất, Arixtốt đi ngao du đến vùng Tiểu
Á, làm thầy dạy học cho thái tử Alecxăngdro. Alecxăngdro lên ngôi
năm 325 tr. CN, Arixtốt về Aten lập trường riêng, có rất đông học sinh
theo học. Ông lập ra vườn bách thảo, bách thú để nói chuyện. Các lớp
học của ông diễn ra ngoài trời, do vậy trường phái của ông còn gọi là
“tiêu giao học phái”.
Năm 233 tr. CN Alecxăngdro bị chết trên đường đi viễn chinh.
Arixtốt về quê mẹ và mất ở đấy.
Ông được đánh giá là người đầu tiên xây dựng nền móng khoa
II.

học cho Hy Lạp và cho cả thế giới.
HỌC THUYẾT VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATÔN VA
ARIXTỐT
1. Học thuyết về chính trị - xã hội của Platôn
Nhìn tổng thể Platon bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ trên lập
trường của phái chủ nô, quý tộc, bảo thủ.


Ông chống lại nền dân chủ Aten khi ấy và lý tưởng hóa chế độ
nô lệ ở thành bang Spacto.
Ông coi nô lệ chỉ là công cụ biết nói và đề xuất nhiều ý tưởng
để củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ theo tinh thần của phái chủ nô quý
tộc bằng mọi giá.
Ông đưa ra mô hình nhà nước “không tưởng”. Nhà nước này là nhà nước
không tưởng, nhưng nó cũng hàm chứa những yếu tố nào đó của nhà nước Ai Cập
và các thành bang của Hy Lạp khi đó. Nguyên tắc cơ bản của nhà nước này là
“công bằng”. Trong nhà nước này, mỗi người sẽ được phân công công việc phù
hợp với khả năng của mình. Nhà nước này thực hiện tốt ba nhiệm vụ:

Một là: phải có sức mạnh tổ chức riêng và có phương tiện bảo vệ nó.
Hai là: nhà nước phải cung cấp cho mọi người tất cả những nhu cầu
vật chất cần thiết.
Ba là: nhà nước này phải lãnh đạo những hoạt động tinh thần và sáng
tạo của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong nhà nước này Platôn cũng có những ý tưởng quân phiệt
như đòi xóa bỏ gia đình, sở hữu, trẻ em sinh ra đưa vào các trường công để chọn ra
các vệ binh, các nhà triết học, các nhà thông thái tương lai…Trong nhà nước này,
có ba tầng lớp: các nhà triết học, thông thái làm nhiệm vụ quản lý, điều hành xã
hội; các vệ binh làm công tác chiến tranh; những người lao động bình dân tự do.
Nô lệ không phải là người nên không thuộc tầng lớp nào. Con người phải phục
tùng nhà nước, phục vụ nhà nước. Nhà nước thịnh vượng thì phải có bốn thuộc
tính: đó là sự thông thái, lòng dũng cảm, sự khôn ngoan, biết điều; sự công bằng.
Điều quan trọng, theo ông là phải làm cho mỗi tầng lớp từ nhà thông thái
đến thợ thủ công phải hiểu được chức năng, nhiệm vụ của mình. Để thuyết phục
họ, theo Platon phải tạo ra một huyền thoại cho rằng, mọi người đều từ một mẹ đất


sinh ra. Họ có khác nhau là do Thượng đế tạo ra họ từ trong lòng đất có khác nhau.
Một số ít được thượng đế nặn ra bằng vàng. Đó là các nhà triết học, các nhà thông
thái. Số khác được nặn ra bằng bạc. Đó là các binh sĩ, các vệ binh. Số khác thì
được Thượng đế nặn ra bằng đồng và sắt. Đó là thợ thủ công. Platôn cũng cho
rằng, hiện con người sẽ không tin, nhưng các thế hệ sau sẽ tin.
Ông cũng phần nào thấy được nhu cầu của con người là đa dạng, phong phú
nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu là hạn chế.
Platôn cũng đã thấy được phần nào vai trò của lợi ích vật chất trong xã hội.
Ông cho rằng, nguyên nhân cơ bản làm tổn hại đến mọi nhà nước chính là lợi ích
vật chất. Do đó, các nhà thông thái, các nhà triết học lãnh đạo xã hội cần lưu ý điều
này. Cụ thể là không cho tầng lớp binh sĩ có sở hữu riêng. Binh sĩ chỉ được nhận
những gì cần thiết cho cuộc sống, cho bảo vệ sức khỏe và để thực hiện chức năng

của mình. Họ không được có nhà riêng, của cải riêng. Họ được ăn ở nhà ăn công,
những gì họ cần sẽ được tầng lớp thợ thủ công cung cấp không nhiều quá, cũng
không ít quá.
Phụ nữ cũng có thể trở thành binh sĩ, có thể có con với các binh sĩ nam
nhưng không được kết hôn, xây dựng gia đình. Đây là hôn nhân đặc biệt, có thể
làm tăng dân số nhưng không tăng gia đình. Trẻ em sinh ra được chọn lọc, nếu
khỏe mạnh thì nuôi, yếu đuối sẽ để chết, rồi chọn ra các trường riêng để đào tạo
thành các nhà triết học, thông thái và các vệ binh. Các binh sĩ nữ đều nuôi và đều
làm mẹ, không biết đứa trẻ nào là con của mình. Người đàn ông có thể có con từ
tuổi 25 đến 55; nữ có thể có con từ tuổi 20 đến 40. Những đứa trẻ ra đời không
phải ở thời kỳ này thì giết. Tất cả những điều này làm cho nhà nước khỏe mạnh,
thống nhất. Có như vậy, nhà nước mới không tan rã. Trong nhà nước không tưởng


này, Platôn cho rằng có thể bắt tù binh làm nô lệ nhưng cấm đối với người Hy Lạp.
Như vậy, Platôn có tinh thần dân tộc, không muốn người Hy Lạp trở thành nô lệ.
Ông có ý tưởng tốt trong nhà nước không tưởng là không nên có chiến tranh,
cần tránh chiến tranh.
Trong tác phẩm nhà nước, các quy luật, nhà chính trị Platôn đã xem xét một
số mô hình nhà nước mà theo ông đã tồn tại. Nhà nước đầu tiên là nhà nước mà
Trời thực hiện cai trị. Trong nhà nước ấy có đủ mọi thứ cho con người, không có
mâu thuẫn, không có chiến tranh, chỉ có tình bạn, tình hữu nghị. Khi ấy con người
tự do, không phải đấu tranh với thiên nhiên cũng như với kẻ thù. Nhưng bây giờ
không thể lấy mô hình nhà nước này làm mẫu được vì tình hình đã khác. Ông phê
phán một số hình thức nhà nước đã tồn tại ở Hy Lạp khi ấy. Đó là nhà nước của
người có tài sản lớn(xây dựng trên cơ sở thống trị của kẻ háo danh, hiếu thắng ham
mê làm giàu. Ban đầu thì các nhà cầm quyền còn giữ được danh dự sau thì không
còn giữ được nữa); nhà nước tập đoàn thống trị(xây dựng trên cơ sở người giàu
thống trị, người nghèo không có quyền tham gia cai trị); nhà nước dân chủ (chính
quyền và sự thống trị thuộc về nhân dân, thuộc về số đông những mâu thuẫn giữa

người giàu và người nghèo gia tăng. Người nghèo nổi dậy chống người giàu, nếu
nổi dậy thắng lợi thì người nghèo sẽ tiêu diệt người giàu, giành quyền thống trị); và
nhà nước bạo chúa (đây là kiểu nhà nước tồi tệ nhất, là nhà nước do một kẻ thống
trị. Những tệ hại mà nó đem lại còn tệ hại hơn nhà nước dân chủ).
Trong các kiểu nhà nước trên, theo Platôn thay vào sự nhất trí của công dân
là sự chia rẽ; thay vào sự phân công nghĩa vụ công bằng là bạo lực và ép buộc;
thay vào những mong muốn đòi hỏi người lãnh đạo rất cao cả là những mong
muốn thấp hèn của người lãnh đạo. Chính vì vậy, ông mới đưa ra mô hình nhà
nước không tưởng trên.


2. Học thuyết về chính trị - xã hội của Arixtốt
Arixtốt cho nhà nước là hình thức chung sống của công dân.
Ông đã phân biệt được trong thể chế chính trị có ba bộ phận: cơ quan lập
pháp, hành chính và toàn án.
Ông cho rằng, nhà nước không thể được thành lập từ những công dân giống
nhau. Công dân phải là người tham gia vào tòa án, vào quản lý nhà nước.
Trong gia đình có ba hình thức quan hệ: chủ - nô lệ, chồng – vợ và cha –
con. Có hai chính quyền: chính quyền đối với nô lệ và chính quyền đối với vợ con.
Vài gia đình hình thành nên xóm (thôn), vài xóm (thôn) hình thành nên nhà nước.
Ông đúng khi cho nhà nước không chỉ thực hiện chức năng kinh tế, luật
pháp mà cả chức năng phục vụ lợi ích chung.
Theo ông, những hình thức nhà nước như quân chủ, quý tộc và cộng hòa là
những hình thức nhà nước phục vụ cho lợi ích chung. Nhà nước bạo chúa là hình
thức nhà nước phục vụ lợi ích của một người. Nhà nước tập đoàn là hình thức nhà
nước bảo vệ lợi ích của số ít. Nhà nước dân chủ là hình thức nhà nước phục vụ cho
lợi ích của số đông. Bạo chúa cũng là một dạng của quân chủ nhưng bảo vệ lợi ích
của một mình nhà quân chủ.
Arixtốt phân chia nhà nước theo số lượng, chất lượng và sức mạnh. Về số
lượng, đó là chính quyền ở trong tay một người hay nhiều người (ở số ít hay số

đông). Về chất lượng, đó là cơ chế điều hành, quản lý đúng hay không đúng. Theo
sức mạnh là do người giàu có hay người không giàu điều hành, quản lý nhà nước.
Có thể kết hợp số ít và số đông với giàu có hay không giàu có. Nếu số ít và giàu
có, số đông và không giàu có thì khi ấy cách phân chia số lượng và sức mạnh là
đồng nhất với nhau.


Theo ông, có sáu loại hình thể chế chính trị. Có ba loại hình thể chế chính trị
đúng. Đó là, thể chế sa hoàng, quý tộc và cộng hòa. Ba thể chế sai là bạo chúa, tập
đoàn chính trị và dân chủ. Quân chủ là hình thức sơ khai của nhà nước. Nhà nước
quý tộc thường nằm trong tay số ít có của riêng. Nhà nước cộng hòa thường thuộc
số đông là những người quân sự. Dù sao, số đông cũng hơn số ít.
Arixtốt phê phán nhà nước bạo chúa, chấp nhận được với nhà nước dân chủ.
Còn nhà nước tập đoàn mà quyền lực đưa về một người thì dễ trở thành chuyên
chế. Ông sai khi cho rằng, địa vị xã hội của con người là bẩm sinh, do đó có người
sinh ra đã là nô lệ, hoặc đã là chủ nô. Ông có tư tưởng dân tộc khi muốn giải phóng
tất cả những người Hy Lạp khỏi nô lệ.
III.

NHƯNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG TRIẾT HỌC CỦA
PLATÔN VÀ ARIXTỐT
1. Thành tựu
- Học thuyết chính trị - xã hội của Platôn mặc dù còn nhiều hạn chế,
nhưng bên trong nó cũng chứa đựng những hạt nhân tiến bộ, tích
cực. Đó là tư tưởng về phân công lao động trong xã hội.
Ông đã thấy rằng, trong nhà nước này phải có những người sản
xuất ra thức ăn, đồ uống cho mọi người; phải có người chuyên xây
dựng nhà ở; phải có người may quần áo, chế tạo công cụ lao động,
vũ khí, có nô lệ…
Ngoài ra Platôn còn tìm thấy được nguồn gốc của bất bình đẳng xã

hội là do sự tồn tại sở hữu tư nhân và ông yêu cầu xóa bỏ nó.
- Đối lập với Platôn, học thuyết chính trị - xã hôi của Arixtốt xây
dựng trên nền tảng chủ nghĩa duy vật nên có nhiều giá trị đến ngày
nay.
+ Ông coi nhà nước là công cụ phục vụ cho nhân dân và xã hôi.
Đây là quan điểm duy vật về nhà nước, thể hiện tầm tư duy vượt
trội của Arixtốt so với các nhà triết học tiền bối và đương thời.


+ Ông xem xét nhà nước một cách toàn diện cả về lập pháp, hành
pháp và xét xử. Đây là điều mà các nhà triết học trước đó và cùng
thời chưa làm được.
+ Quan điểm tiến bộ và vượt trội của ông còn được thể hiện ở tư
tưởng: “ Đánh giá nhà nước phải dựa trên mức độ phúc lợi mà nhà
nước đem lại cho nhân dân”.
2. Hạn chế
- Học thuyết chính trị - xã hội của Platôn đứng trên lập trường duy
tâm khách quan nên chưa đựng nhiều hạt nhân phi hợp lý.
+ Sai lầm trong quan điểm của Platôn cho rằng:
Con người sống vì nhà nước, phục vụ cho nhà nước.
Nhà nước sinh ra là để bảo vệ cho giai cấp chủ nô.
Quan điểm của ông đi ngược lại với trật tự xã hội.
+ Platôn phản đối sở hữu tư nhân là hợp lý, tuy nhiên ông lại đòi
hỏi phải xóa bỏ sở hữu hoàn toàn là không hợp lý vì nó sẽ triệt tiêu
động lực phát triển sản xuất và phát triển xã hội.
+ Ngoài ra, học thuyết chính trị - xã hội của Platôn còn chứa đựng
nhiều mâu thuẫn:
Một mặt, ông kêu gọi xóa bỏ tư hữu cá nhân, mặt khác ông vẫn
ủng hộ duy trì sự phân chia đẳng cấp trong xã hội.
Song song với việc chủ trương xây dựng nhà nước cộng hòa, ông

vẫn bênh vực quyền lợi cho giai cấp thống trị.
- Mặc dù, học thuyết chính trị - xã hội của Arixtốt đối lập với Platôn
và có nhiều đóng góp tích cực nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại
những điểm hạn chế.
Ông vẫn thừa nhận sự phân chia giai cấp trong xã hội và cho đó là
lẽ tự nhiên.

KẾT LUẬN


Như vậy, qua việc nghiên cứu học thuyết về chính trị - xã hội của Platôn và
Arixtốt, ta thấy được tính chất đối lập sâu sắc trong quan điểm của hai ông. Đứng
trên hai lập trường tư tưởng khác nhau, mỗi người lại có cách nhìn và tiếp cận vấn
đề khác nhau. Mặc dù là học trò, song Arixtốt đã lựa chọn cho mình phương pháp
luận đúng đắn nên tư tưởng của ông mang nhiều giá trị tiến bộ cho đến ngày hôm
nay. Arixtốt không dập khuân máy móc theo con đường của Platôn, mà vững vàng,
bản lĩnh lựa chọn cho mình lối đi riêng, vì thế mà tên tuổi của ông không phai mờ
mà luôn song hành cùng Platôn trên con đường triết học. Nhờ đó, chúng ta càng
khẳng định và vững tin rằng: chân lý khoa học luôn luôn đúng và có giá trị trong
mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, trong qua trình nghiên cứu của mình, do hạn chế về thời gian và
điều kiện nghiên cứu nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy (cô) giáo để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Arixtốt: Tác phẩm trong 4 tập, Nxb. Tư tưởng, M.1976-1983.

2. PGS, TS Trần Văn Phòng: Triết học Hy Lạp Cổ Đại, Nxb Lý luận chính trị,
9/2006.
3. Nguyễn Thế Ngĩa và Doãn Chính chủ biên: Lịch sử triết học, triết học cổ
đại, Nxb. Khoa học xã hội, H. 2002, t1.
4. Lịch sử triết học (tập 3), Nxb Tư tưởng – Văn hóa, H.1992.
5. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên): Lịch sử triết học.



×