Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.54 KB, 22 trang )

Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
z
Trang 1
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC
VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM
Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
HỌC VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN NGỌC HIỀN
LỚP : CAO HỌC NGÀY 4 – K22
GVHD : T.S BÙI VĂN MƯA
Trang 2
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2012
Trang 3
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
z
Trang 4
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học Hy Lạp cổ đại là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI
trước công nguyên đến thế kỷ VI tại Hy Lạp. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành
tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau
này. Triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu,
trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. Toàn bộ
nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại về cơ bản là đúng
vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay


Thượng đế. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy
vật cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất và đã đồng
nhất vật chất với một số dạng vật chất cụ thể hoặc thuộc tính của nó. Chủ nghĩa duy vật
cổ đại còn được gọi là triết học tự nhiên. Nó khái quát những tư tưởng của khoa học cụ
thể và cùng khoa học cụ thể giải quyết những vấn đề của khoa học lý thuyết. Còn chủ
nghĩa duy tâm đã có những đóng góp lớn vào việc đặt ra một số vấn đề nhận thức luận
mới và khảo sát những hình thức của quá trình nhận thức. Nhiều nhà triết học duy tâm có
những đóng góp lớn vào việc phát triển tư tưởng biện chứng, trực tiếp hay gián tiếp gắn
liền với lịch sử tôn giáo.
Vì vậy, việc nghiên cứu hai nền Triết học duy tâm chất phác và duy vật Hy Lạp cổ
đại sẽ tạo nền tảng cơ sở vững chắc cho việc nâng cao những kiến thức trong lĩnh vực
triết học .
Trang 5
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Chương I: Tổng quan Triết học Hy Lạp thời cổ đại
1. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển và các đặc điểm cơ bản
1.1 Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển:
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ôn hoà và rộng lớn bao gồm miền
Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Êgiê.
Nhờ điều kiện thuận lợi mà Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô
lệ có một nền công-thương nghiệp phát triển, một nền văn hoà tinh thần phong phú,
đa dạng. Lịch sử Hy Lạp cổ đại trải qua bốn thời kỳ :
- Thời kỳ Crete – Mycens (đầu thiên niên kỷ III – Thế kỷ XII TCN)
- Thời kỳ Homere (Thế kỷ XI – IX TCN)
- Thời kỳ Thành bang (Thế kỷ VIII – VI TCN)
- Thời kỳ Macedoine (337 TCN – 168 TCN)
Trong đó, thời kỳ Macedoine đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử Hy
Lạp cổ đại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại kéo dài đến thế kỉ thứ IV. Trong thời
đại này, người Hy Lạp đã xây dựng một nền văn minh vô cùng xán lạn với những

thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nền văn
minh phương Tây hiện đại. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hoá lao
động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Điều này thúc đẩy sự
hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để
nghiên cứu triết học và khoa học. Triết học và khoa học đã ra đời và phát triển mạnh
mẽ. Triết học Hy Lạp cổ đại rất đa dạng; song hình chung, chúng thể hiện rõ khuynh
hướng nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa suy tâm) hay khuynh hướng nhị
nguyên một cách rõ ràng và khá nhất quán. Triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với lịch
sử ra đời của nền chính trị Hy Lạp cổ đại và phản ánh lịch sử của đất nước này. Cuộc
đấu tranh giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm của
giai đoạn cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử Triết học Hy Lạp cổ
đại. Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phát Milê, trường phái Hêraclit, trải
qua trường phái đa nguyên và đạt được đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận.
Chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái Pythago, trải qua trường phái
Trang 6
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
duy lý Elee, phát nguỵ biện và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách
quan của Platon. Aristote đã cố gắng khắc phục sự đối lập giữa hai khuynh hướng
nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm, tiến hành phê phán và tổng kết triết học
và khoa học thời kỳ này, do vậy, ông đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao cực
thịnh và trở thành “bộ óc bách khoa toàn thư” vĩ đại nhất trong nền Triết học và Khoa
học Hy Lạp cổ đại. Sau Arixtốt, Triết học Hy Lạp cổ đại rơi vào giai đoạn suy tàn.
Chiến tranh, bạo lực, khó khăn ngập tràn đã đưa các nhà triết học giai đoạn này rời xa
các vấn đề siêu hình, phổ quát để đi vào các vấn đề thuộc về đời sống tình cảm, nội
tâm, ham muốn, dục vọng; họ chìm đắm trong những suy tư về định mệnh, sự hoà
đồng huyền dịu giữa con người và thần linh…
1.2 Những đặc điểm cơ bản:
Một là, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương
pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì
trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình.

Hai là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ rang
giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần và gắn liền với
cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng; trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu
duy vật của Đêmôcrit và trào lưu duy tâm của Platon.
Ba là, trong nền Triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất
phác. Các nhà Triết học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”. Họ
nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo về
quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý. Họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố của
phép biện chứng, nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống lý luận chặt chẽ.
Bốn là, Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với Khoa học tự nhiên để
tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế
giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó.
Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ
xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên
trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới. Vì vậy, các nhà triết học
đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên để rút ra những kết luận triết học, họ quan sát
trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học.
Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người. Các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lý giải vấn đề quan hệ
giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức - chính trị - xã hội của họ. Dù còn có
nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa
cao quý nhất của tạo hoá.
Trang 7
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
2. Các tư tưởng, trường phái triết học
2.1Chủ nghĩa duy vật
2.1.1 Trường phái Milet:
Trường phái duy vật đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Thalet,
Anaximandre và Anaximene xây dựng, nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế
giới. Nếu bản nguyên vật chất của Thế giới được Thalet cho là nước, thì Anaximandre

cho là apeiron, còn Anaximene cho là không khí. Những quan niềm triết học duy vật
của trường phái Milet tuy còn mộc mạc, thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại
thế giới quan thần thoại đương thời và đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất
phác.
Xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, Thalet không chỉ là nhà triết
học àm còn là nhà toán học, nhà thiên văn học… Ông chủ chương giải thích giới tự
nhiên không phải bằng tín điều mà bằng sự kiện quan sát. Từ chỗ nhận thấy mọi hạt
giống, thức ăn, bản thân của mọi sinh vật đều ẩm ướt… mà nguồn gốc của các vật thể
ẩm ướt chính là nước, hơn nữa đại lục nổi trên đại dương… mà ông kết luận: Nước là
yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở
về với nước; không có nước thì không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật
do nó tạo ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi. Thế giới là một chỉnh thể
thống nhất, tồn tại tựa như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là
nền tảng của vòng biến đổi tuần hoàn đó.
Theo Anaximandre, apeiron là cái vô định hình, bởi vì nó chứa trong mình
những lực lượng đối lập nhau; chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập này mà
vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó, các vật đối lập sẽ huỷ
diệt nhau để trở về với apeiron…
Còn theo Anaximene, do có năng lực tụ và tán mà không khí có thể biến thành
nước, đất, đá,… hay lửa. Lửa do nhẹ mà bay lên tạo thành bầu trời. Đất đá do nặng
mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ (Mô hình vũ trụ địa tâm). Và từ chúng vạn vật ra
đời.
2.1.2 Trường phái Heraclite
Trường phái duy vật đơn nguyên do Heraclite xây dựng, thể hiện rõ các tư
tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hy Lạp thông qua các phỏng đoán thiên tài về
quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Dù chưa trình bày các quan
Trang 8
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
niệm biện chứng như một hệ thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lõi của phép
biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh ngôn, tỷ dụ hay những phát

biểu mang tính triết lý sâu sắc. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của
triết học Heraclite vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.
Khi coi bản nguyên của thế giới là lửa, Heralite cho rằng, vạn vật đều từ lửa
mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa, nhưng tuỳ theo độ của lửa mà vạn vật
có thể chuyển hoá – thay đổi trạng thái. Dưới tác động của lửa, đất trở thành nước,
nước trở thành không khí… và ngược lại. Vũ trụ không phải do Thượng để hay một
lực lượng siêu nhiên nào tạo ra mà nó đã, đang và sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng,
khong ngừng bùng cháy và tàn lụi, tàn lụi và bùng cháy theo cái logos – quy luật, trật
tự) nội tại của chính mình. Ngọn lửa vũ trụ không chỉ tạo ra các sự vật, vật chất mà
còn sản sinh ra cả các hiện tượng tinh thần, tạo ra các linh hồn. Là biểu hiện của lửa,
nhưng ngoài lửa ra, trong linh hồn con người còn có những phần tử ẩm ướt nên mới
sinh ra người tốt – kẻ xấu, người khôn – kẻ ngu…
Khi coi vận động của vật chất là vĩnh viễn, và dựa vào kinh nghiệm mà
Heralite cho rằng: Trong thế giới, không có sự vật, hiện tượng nào mà đứng im tuyệt
đối; vạn vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng luôn trôi qua, luôn nằm trong quá
trình không ngừng sinh thành, biến đổi và chuyển hoá, cái này biến hoá thành cái kia
và ngược lại, “không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông”… Thế giới vật chất
vừa đa dạng vừa thống nhất, bao gồm các sự vật, hiện tượng – những trạng thái quá
độ của lửa, chứa đựng trong mình các mặt đối lập; mọi sự chuyển hoá của các mặt đối
lập đều phải thông qua đấu tranh; đấu tranh là “cha đẻ” của tất cả…
Khi coi nhận thức thế giới là phát hiện ra cái logos – tức cái quy luật, trật tự
của vũ trụ, phát hiện ra tính hài hoà và xung đột của những mặt đối lập tồn tại trong
các sự vật, hiện tượng đa dạng trong thế giới, ông cho rằng quá trình nhận thức phải
bắt đầu từ cảm tính, nhưng cảm tính không đủ sức để khám phá bí ẩn của tự nhiên, vì
vậy, muốn nhận thức thấu suốt tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính. Dù vậy, theo
ông, chân lý luôn mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn
cảnh…
2.1.3 Trường phái đa nguyên Empedocle – Anaxagore
Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật,
Empedocle và Anaxagore cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường phái

Milet và trường phái Heraclite, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế
giới vật chất đa dạng.
Trang 9
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Empedocle thừa nhận sự tồn tại của bốn khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất,
nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của hai loại lực là: tình yêu và hận thù.
Dưới sự tác dụng lực tình yêu, đất , nước, không khí, lửa kết hợp lại tạo nên vạn vật;
nhưng dưới tác dụng của hận thù chúng bị chia tách ra là vạn vật mất đi. Tuỳ thuộc
vào liều lượng của các yếu tố đất, nước, không khí, lửa và tuỳ thuộc vào mức độ tác
động của hai loại lực tình yêu và hận thù mà vạn vật khác nhau xuất hiện hay biến
mất. Dựa trên quan điểm này, Empedocle cho rằng, vũ trụ luôn vận động trải qua chu
trình phát triển gồm bốn giai đoạn: Giai đoạn 1, tình yêu chiến thắng và ngự ở tâm vũ
trụ, hận thù bị thất bại và bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ như một quả cầu duy nhất, đồng
nhất, thống nhất, không phân chia. Giai đoạn 2, hận thù tiến dần vào tâm vũ trụ, tình
yêu bị đẩy ra khỏi tâm, vũ trụ - quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất bắt đầu phân
hoá. Giai đoạn 3, hận thù chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, tình yêu thất bại, bị đẩy ra
ngoài biên, vũ trụ hoàn toàn bị phân hoá ra thành bốn yếu tố đất, nước, không khí,
lửa; Giai đoạn 4, tình yêu tiến dần vào tâm vũ trụ, hận thù bị đẩy ra khỏi tâm, dưới sự
tác động của tình yêu và hận thù bốn yếu tố đất, nước, không khí, lửa kết hợp lại với
nhau tạo nên sự vật hay tách ra khỏi nhau làm sự vật mất đi.
Dù tiếp nối quan điểm đa nguyên nhưng Anaxagore không cho rằng vạn vật là
sự kết hợp của đất, nước, không khí, lửa; mà ông cho rằng, vạn vật phải được sinh ra
từ những cái tương tự như chúng và ông gọi cái đó là các hạt giống – cái bảo tồn và
phát triển tính chất của sự vật cùng loại. Hạt giồng cực nhỏ và có thể phân chia đến vô
tận (lien tục). Do vạn vật có vô số nên tồn tại vô số hạt giống. Mỗi sự vật vật chất
chứa trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởi tính
chất hạt giống của chính nó. Do vậy mà sự biến hoá về chất của vạn vật là kết quả
thay thế phần lớn các hạt giống trong chúng… Để các hạt giống sinh sôi nảy nở
haythay thế cho nhau phải cần có một động lực. Đó là Nus – trí tuệ thuần tuý hay linh
hồn của thế giới. Nus đưa thế giới thoát khỏi sự hỗn độn, tiếp tục trên con đường vận

động, biến hoá của mình, đồng thời đó cũng là quá trình Nus nhận thức bản thân thế
giới. Như vậy theo Anaxagore, mầm nào sẽ sinh ra giống nấy; nhưng do mỗi hạt
giống có thể được phân chia đến vô cùng và bản thân nó không đồng nhất, nghĩa là nó
chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứa mọi cái.
Đây là một ý tưởn biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đang khai thác.
2.1.4 Trường phái nguyên tử luận Leucippe – Democrite
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại trong giai
đoạn cực thịnh với các đại biểu Leucippe, Democrite; trong đó, Leucippe là người đầu
tiên nêu lên các quan niệm về nguyên tử. Democrite là người phát triển các quan niệm
này thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn
Trang 10
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
chế nhưng với những thành tựu đạt được, Democrite đã nâng chủ nghĩa duy vật Hy
Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang
thịnh hành lúc bấy giờ, mà trước hết là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon. Sang
thời kỳ suy tàn của triết học Hy Lạp cổ đại (Hy Lạp hoá) Epicure đã củng cố, bảo vệ
và phát triển thêm học thuyết nguyên tử.
Leucippe cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại, cái không tồn tại (chân
không) cũng tồn tại. Nguyên tử và chân không cùng là khỏi nguyên của thế giới.
Trong vũ trụ luốn có những cơn lốc xoáy của các nguyên tử xảy ra trong chân không,
do vậy mà các nguyên tử cùng kích thước tụ lại với nhau theo từng loại để tạo nên
đất, nướcm không khí, lửa. Từ đó tạo ra vùng đất và bầu trời cùng các tinh tú rực sang
– sư kết tụ của nhiều nguyên tử có tốc độ vận động rất lớn. vạn vật trong vũ trụ đều
sinh, diệt theo luật nhận quả…
Democrite là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học duy vật Hy
Lạp thời cổ đại , đồng thời ông cũng là đại biểu kiệt xuất nhất của tầng lớp chủ nô dân
chủ thời kỳ này; ông đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận bao
gồm các bộ phận sau :
Thuyết nguyên tử : theo ông, vũ trụ được cấu thành bở hai thực thể đầu tiên là
nguyên tử và chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy,

không phân chia được, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn, giống nhau
về chất nhưng khác nhau về hình dạng, về kích thước, về tư thế; sự kết hợp của các
nguyên tử tạo thành sự vật trong thế giới. Chân không (không gian trống rỗng) không
có kích thước và hình dạng, vô tận và duy nhất. Nguyên tử vận động trong chân
không, theo luật nhân quả theo tính tất nhiên tuyệt đối; bản tính thế giới là tất nhiên
theo chiều hướng nhiều kiểu. Vạn vật trong thế giới dù là vô sinh hay hữu sinh, đều
xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra,
thậm chí nếu có thần thành thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chân
không. Mặc dù Democrite không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biết
được linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thế giới là
vật chất – nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhận quả; vũ trụ vật chất là vô hạn
và đa dạng, không được sang tạo và không bị huỷ diệt… là quan niệm duy vật, vô
thần dũng cảm đương thời. Democrite đã cống hiến cho Khoa học tự nhiên và chủ
nghĩa duy vật ý tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
2.2Chủ nghĩa duy tâm
Trang 11
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
2.2.1 Trường phái Pythagore
Xuất phat từ quan điểm cho rằng, đạo đức phải phục tùng tôn giáo để cũng
thống trị thiên hạn và qua đó lý giải tính thống nhất của thế giới mà Pythagore đã đặt
nền móng cho chủ nghĩa duy tâm thờ cổ Hy Lạp
Dưới ảnh hưởng của toán học, Pythagore cho rằng con số là bản nguyên của
thế giới, là bản chất của vạn vật. Theo ôngm trật tự của các con số quy định bởi trật tự
của vạn vật. Trong đời sống phải cố vạch ra trật tự của các con số từ trong trật tự của
sự vật (trật tự điều ác, điều thiện… ) để khám phá ra trật tự thần thánh. Điều ác nhất
định sẽ xảy ra nếu người ta không hiểu đúng và làm theo trật tự thần thánh…
Do chịu ảnh hưởng bởi quan điểm duy tâm – tôn giáo của triết học Phương
Đông mà Pythagore coi linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối
bởi luật luân hồi. Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác là mục đích của
cuộc sống. Nhận thức là chức năng của linh hồn. Chân lý có được nhờ vào sự mach

bảo của thần linh, thông qua hình thức chiêm nghiệm tâm linh, được thực hiện bởi
linh hồn bất tử…
2.2.2 Trường phái Elee
Do Xenophane thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó nó được
Parmenide phát triển theo tinh thần duy lý ngả về khuynh hướng duy tâm khi dựa trên
khái niệm nền tảng – tồn tại. Điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển
tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại coi cái khởi nguyên của thế giới không phải là một
sự vật cụ thể mà là tồn tại – một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và chỉ
được nhận thức bởi tư duy – lý tính.
Xenophane chịu ảnh hường bởi quan điểm duy vật của Thalet nên cho rằng,
mọi cái đều từ đất mà ra và cuối cùng rồi cũng trở về với đất. Ông cho rằng không
phải thần thánh sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra các vị thần
thánh theo trí tưởng tượng dựa vào hình tượng của mình. Vì thế mỗi dân tộc có quan
niệm riêng về các vị thần của mình. Người như thế nào thần thánh như thế ấy. Ông
nói: “Nếu như bò, ngựa và sư tử có tay và biết vẽ hay biết nặng tượng như con người
thì chúng sẽ căn cứ vào bản thân mình để vẽ và nặng ra tượng về Thượng đế giống
như mình để tôn thờ… Ông cho rằng, nhận thứ. Quan điểm duy lý này đã được
Parmenide phát triển thành chủ nghĩa duy lý.
Parmenide cho rằng, tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vận
vật trong thế giới. Không có cái gì trên thế giới được sinh ra từ hư vô hay không tồn
tại. Ngược lại, không có cái gì mất đi mà không để lại dấu vết – tồn tại. Như vậy,
Trang 12
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
trong thế giới, vạn vật không ngừng biến đổi từ sự vật này sang sự vật khác, từ dạng
tồn tại này sang dạng tồn tại khác; nhưng bản thân tồn tại nói chung thì đứng im chứ
không hề biến đổi; nó đồng nhất với chính bản thân nó. Vì vậy, bản chất của sự tồn tại
là bất biến, vĩnh hằng, đơn nhất; và tồn tại – bản chất của vạn vật chỉ có thể nhận thức
bởi tư duy lý tính. Điều này nghĩa là chỉ có cái tồn tại mới mới tồn tại và được tư duy,
còn cái không tồn tại thì không tồn tại và được tư duy; tư duy là tư duy về tồn tại và
tồn tại là tồn tại được tư duy; Tư duy và tồn tại đồng nhất và bất biến. Do đó, theo

Parmenide, có hai cách nhận thức thế giới là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Do phải thông qua các giác quan mà nhận thức cảm tính cảm nhận thế giới giới vô
cùng đa dạng, phong phú; cảm nhận vạn vật vận động, biến đổi không ngừng; tuy
nhiên, nhận thức này chỉ mang lại sai lầm, ảo giả, hơn nữa bằng cảm tính, chúng ta
không thể khám phá ra bản chất thực sự của thế giới. Nhận thức lý tính đòi hỏi phải
thông qua hoạt động của trí óc để khám phá ra bản chất đích thực của thế giới – cái
tồn tại, nghĩa là phát hiện ra chân lý.
2.2.3 Trường phái duy tâm khách quan của Socrate – Platon
Trường phái này do Socrate đặt nền móng và học trò ông, Platon, hoàn thiện.
Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại nền dân
chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận.
Socrate không chủ trương nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, vì theo ông,
chúng đa được thần thánh an bài, con người không có khả năng khám phá được sự
sáng tạo ra giới tự nhiên của thần thánh và cũng không thể cải đổi được giới tự nhiên
theo ý mình. Vì vậy, triết lý thật sự phải bàn đến các vấn đề về con người và hành vi
của con người trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi đạo đức. Xuất phát từ đạo
đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là cội nguồn
của cái ác; và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, mới là tiêu chuẩn
của đức hạnh; ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó mới có đạo đức và muốn
theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn hiểu được nó phải thông qua các
cuộc tranh luận, toạ đàm, luận chiến tìm ra chân lý theo cách thức mà về sau gọi là
Phương pháp Socrate. Như vậy, đối với Socrate, chỉ có người có tri thức như giai cấp
quý tộc và các triết gia mới là những người có đạo đức.
Platon đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan có nội dung chính là Thuyết
ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu
sắc khác về đạo đức - chính trị - xã hôi.
Thuyết ý niệm : Platon chia thế giới ra thành thế giới ý niệm (lý tính, tồn tại
trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng, duy nhất…) và
Trang 13
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa

thế giới sự vật (cảm tính, tồn tại dưới đất, mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả
biến, thoáng qua, đa tạp…). Coi ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là
bản chất, là khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật là cái được sản sinh, có sau, là cái bóng
được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm; bất cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và
có quan hệ ràng buộc với ý niệm…Đối với Platon, thần linh là thước đo của vạn vật.
Platon cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử với linh hồn bất tử. Linh
hồn con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được thượng đế tạo ra từ rất lâu. Linh
hồn con người được tạo ra từ ba bộ phận: cảm giác, ý chí và lý trí. Hoạt động cơ bản
của linh hồn là nhận thức. Nhận thức chân lý là cơ sở để con người có được hành vi
đạo đức và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị xã
hội.
2.3Triết học nhị nguyên của Aristote
Aristote để lại cho nhân loại một hệ thống tri thức đồ sộ và có ảnh hường sâu
rộng về nhiều mặt đến đời sống nhân loại; đặc biệt ống đã xây dựng logic học. Với
phương châm “Platon là thầy nhưng chân lý còn quý hơn nhiều”, Aristote đã đứng
trên quan niệm duy vật tiến bộ phê phán thuyết ý niệm của Platon, nhưng ông cũng
không ủng hộ quan điểm của các trường phái duy vật bàn về khởi nguyên vật chất của
vũ trụ. Khi bàn về các vấn đề siêu hình, sự do dự giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm đã đưa Aristote đến với chủ nghĩa nhị nguyên. Ông đã sáng lập ra thuyết
nguyên nhân – nền tảng của siêu hình học mang tính thần thánh của Aristote. Siêu
hình học là cơ sở lý luận để Aristote xây dựng Vật lý học mang tính tự nhiên, bàn về
vũ trụ, giới tự nhiên và quá trinh vận động của chúng…
Thuyết nguyên nhân – cơ sở của siêu hình học: Aristote cho rằng, tồn tại nói
chung phải xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản: vật chất (vật liệu), hình thức (hình
dạng), vận động (thao tác) và mục đích (cứu cánh); trong đó, hình thức và vật chất giữ
vai trò quan trọng nhất (nhị nguyên luận).
Thuyết vận động – cơ sở của Vật lý học: Aristote cho rằng, giới tự nhiên là
toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ
một bản thể vật chất. Có sáu hình thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng
thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí.

Quan niệm về sinh thể, con người và linh hồn: Aristote dựa trên thuyết nguyên
nhân cho rằng, cũng giống như sự vật được hình thành từ hình thức và vật chất, sinh
thể và con người được cấu thành từ thể xác và linh hồn. Tuỳ theo cấp độ, Aristote
chia linh hồn ra thành ba loại: linh hồn thực vật, linh hôn động vật và linh hồn lý tính.
Trang 14
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Quan niệm về nhận thức: Aristote cho rằng bản chất của con người là khát
vọng hướng đến trí thức, con người sinh ra là để nhận thức, kẻ nào không nhận thức
kẻ đó không phải là con người. Nhận thức là quá trình xuất phát từ thực tại khách
quan trải qua giai đoạn cảm giác, biểu tượng để đến tư duy lý luận. Dù nhận thức là
hoạt động bản tính của linh hồn của con người nhưng linh hồn con người vừa sinh ra
như một tấm bản trắng. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bên
ngoài vào bên trong linh hồn, là ghi chép lên linh hồn những dòng chữ tri thức.
Quan niệm về đạo đức: Aristote coi đạo đức học là sự mở rộng nhận thức vào
lĩnh vực hành vi con người. Ngu dốt, sai lầm là nguồn gốc của cái ác, lý trí và lẽ phải
đời thường là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh của con người. Hạnh
phúc của con người không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như sự khôn ngoan
của lý trí, đức hạnh trong hành vi, sự khoái lạc trong trạng thái…mà còn bị chi phối
bởi các điều kiện khách quan như tiền bạc, sức khoẻ, tình bạn, xã hội công bằng…
Quan niệm về chính trị - xã hội: Aritote coi chính trị học là sự khai triển đạo
đức học vào trong đời sống xã hội. Aristote vận dụng thuyết trung dung xây dựng lý
luận về nhà nước. Con người không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết sống có đạo
đức mà còn là một động vật chính trị. Theo ông, chính quyền không nên thuộc về
người giàu mà cũng chẳng nên rơi vào tay người nghèo, chính quyền nên thuộc về
tầng lớp chủ nô trung lưu. Chế độ chính trị tốt nhất không phải là chế độ dân chủ hay
chế độ quân chủ là chế độ cộng hoà quý tộc. Aristote xem xét cả mối quan liên hệ
giữa đạo đức và kinh tế trên bình diện xã hội. Công bằng trong trao đổi sản phẩm là
nền tảng của công bằng xã hội và bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đồng.
Aristote đòi hỏi phải quan tâm đến lao động và phân công lao động.
Trang 15

Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Chương II: Các quan niệm của Triết học duy vật chất phác và Triết học duy tâm ở
Hy Lạp cổ đại
1. Các quan niệm của Triết học duy vật chất phác:
Quan niệm về nhận thức: Democrite cho rằng mọi nhận thức của con ngườii
đều có nội dung chân thực nhưng mức độ rõ ràng đầy đủ của chúng khác nhau. Ông
chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có lien hệ mật thiết với nhau
là nhận thức mờ tối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính và nhận thức sáng
suốt do suy đoán đem đến, tức nhận thức lý tính.
Quan niệm về đạo đức: Democrite cho rằng đạo đức học giúp làm rõ số phận,
cuộc sống và hướng dẫn hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của
hành vi đạo đức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống
trong sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù,
Democrite coi hạnh phúc bất hạnh, tốt hay xấu,… đều phải dựa trên nghề nghiệp
nhưng ông luôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì
chúng là cội nguồn dẫn tới sự bất hạnh của con người. Ông luôn đề cao những hành
động vì nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khí
mới làm cho con người trở thành vĩ đại.
Quan niệm về chính trị - xã hội: là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ,
Democrite luôn xuất phát từ quan niệm duy vật để bảo về quyền lợi của tầng lớp
mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền
với nền thương mại và sản xuất thủ công nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái
với tính ôn hoà và lợi ích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ.
2. Các quan niệm của Triết học duy tâm:
Quan niệm về nhận thức: Nhận thức, theo Platon, là sự hồi tưởng lại (trực giác
thần bí) của linh hồn bất tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong
thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp
với nhau để làm thức tỉnh lại các ý niệm trong bản thân mình. Tranh luận, sự va chạm
giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận
những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng,

chân thực là công cụ để nhận thức chân lý. Nhận thức chân lý là khám phá ra ý niệm
tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là nhiệm vụ giành riêng cho tư duy lý luận
Trang 16
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
thuần tuý. Nhận thức chân lý hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con
người, vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật.
Quan niềm về đạo đức: Xuất phát từ đạo đức học suy lý, Platon cho rằng, sống
hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng
thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà hướng đến những ý
tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận
thức được những lý tưởng này bằng lý trí. Theo Platon, con người không thể tìm thấy
hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình, dưới trần gian; con người chỉ có thể
đạt được hạnh phúc trong thể giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết; Quan niệm về đạo
đức đầy tính chất duy tâm thần bí của Platon là cơ sở cho nền đạo đức Thiên chua
giáo sau này.
Quan niệm về chính trị - xã hội: Do ba bộ phận cấu thành trong mỗi con người
cụ thể là không giống nhau nên trong xã hội có ba loại người. Loại thứ nhất bao gồm
các triết gia – những người mà bộ phận lý trí trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo;
họ có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả, thượng đế sinh ra họ để lãnh đạo xã hội.
Loại thứ hai bao gồm các chiến binh – những người mà bộ phận ý chí trong linh hồn
họ đóng vai trò chủ đạo; họ tràn đầy lòng dũng cảm và gan dạ, thượng đế sinh ra họ
để bảo về xã hội. Loại thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia… - những
người mà bộ phận cảm xúc trong linh hồn họ đóng vai trò chủ đạo; họ thích nghi với
lao động chân tay và đam mê của cải vật chất, thượng đế sinh ra họ để bảo đảm đời
sống vật chất cho xã hội. Platon coi nô lệ không phải là con người mà là động vật biết
nói, không có lý trí nên không thể nhận thức, không có nhận thức nên không có đời
sống đạo đức, không có đời sống đạo đức nên nằm ngoài vòng chính trị… Nhà nước
được hình thành nhằm đảm bảo sự phân công trên được thực hiện. Tuy nhiên, chế độ
sở hữu tư nhân không chỉ làm cho nhà nước không thực hiện được sứ mệnh cao cả
của mình, mà hơn thế nữa, nó làm cho nhà nước tha hoá, gây ra sự băng hoại đời sống

đạo đức, phá hoại tính hài hoà của xã hội. Vì vậy, cần phải xoá bỏ sở hữu tư nhân,
phải xây dựng chế độ sở hữu công xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung… trên
cơ sở thực hiện một quy tỉnh giáo dục, tuyển lựa đào tạo đặc biệt có chú trọng đến
thành phần tinh tuý trong xã hội.
Theo Platon, chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hoà quý tộc, do một vị
vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo… Quan niệm về chính trị - xã hội của Platon chưa
đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn. Bởi vì ông vừa đòi hỏi phải xoá bỏ tư hữu, lại vừa đòi
hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa
kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hoà lý tưởng, lại vừa ra sức bảo
Trang 17
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân
chủ Athen.
Trang 18
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Chương III: Sự tương đồng và khác biệt giữa Triết học duy vật chất phác và Triết
học duy tâm ở Hy Lạp cổ đại
1. Sự tương đồng giữa Triết học duy vật chất phác và Triết học Duy tâm ở Hy
Lạp cổ đại
Các triết gia của cả hai đều đưa ra những quan điểm thể hiện ý chí tư tưởng của
giai cấp chủ nô thống trị, hạ rất thấp giá trị của nô lệ. Chủ nghĩa duy vật thì cho rằng
nô lệ không phải là những công dân tự do, phải tuân theo mệnh lệnh của ông chr, chủ
nghĩa duy tâm lại coi nô lệ không phải là con người mà là động vật biết nói, không
biết nhận thức, không có đời sống đạo đức, nằm ngoài vòng chính trị.
Đa số các nhà Triết gia đều đưa ra những tư duy lý luận về thế giới tự nhiên
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát chung chung do hạn chế về trình độ khoa học
chưa phát triển hiện đại. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết
học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để
hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các
khoa học".

Cả hai đều quan tâm đến vấn đề con người, cố lý giải vấn đề quan hệ giữa linh
hồn và thể xác, về những vấn đề xung quanh con người.
2. Sự khác biệt giữa Triết học duy vật chất phác và Triết học Duy tâm ở Hy Lạp
cổ đại
Triết học duy vật chất phác và Triết học duy tâm thời Hy Lạp cổ đại có hệ
thống quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Tiết học duy vật chất phác với
trọng tâm là thuyết nguyên tử của Democrite cho rằng vũ trụ được cấu thành bởi hai
thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không thì Triết học Duy tâm với thuyết ý niệm
của Platon cho rằng Thần linh là thước đo của vạn vật. Chủ nghĩa duy tâm tin vào sự
tồn tại của các đấng thần linh thượng đế nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời đó lại
quan niệm căn nguyên của vạn vật là một (hay vài) dạng vật chất cụ thể cảm tính nào
đó mà sự biến đổi theo lẽ tự nhiên của nó làm cho vạn vật trong thế giới được sinh
thành hay huỷ diệt.
Từ sự khác biệt cơ bản về quan niệm nguồn gốc vật chất mà quan niệm về
nhận thức của cả hai cũng khác nhau. Các trường phái duy vật chất phác cho rằng
nhận thức là do giác quan và suy đoán mang đến còn phái duy tâm, theo Platon, nhận
thức là sự hổi tưởng lại của linh hồn bất tử về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng
được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên.
Trang 19
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Triết học duy vật chất phác cho rằng hạnh phúc nằm ở trong bản thân con
người, xuất hiện khi con người đang có sự hưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của
một tâm hồn tự do, triết học duy tâm của Platon hoàn toàn ngược lại, ông cho rằng
con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình ở xung quanh mình mà chỉ
trong thế giới ý niệm ở trên trời sau khi chết mà thôi.
Thêm vào đó, quan niệm về chính trị - xã hội của cả hai cũng khác nhau. Phái
duy vật chất phác coi việc quản lý nhà nước là để mang lại cho con người hạnh phúc,
vinh quan, tự do, dân chủ con Phái duy tâm coi việc hình thành nhà nước là để đảm
bảo cho sự phân công trật tự xã hội được thực thi.
Triết học duy tâm ở thời kỳ này có bước tiến xa hơn khi Socrate không chủ

trương nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên như phái duy vật chất phác mà ông cho
rằng triết học thật sự phải bàn đến các vấn đề về con người và hành vi của con người
trong đời sống xã hội mà trước hết là hành vi đạo đức.
Trang 20
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
KẾT LUẬN
Anghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng
căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu
tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng
thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi
vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Nền triết học Hy lạp cổ đại dù là
trường phái nào cũng đã đóng góp rất lớn cho lịch sử triết học.
Những quan điểm ban đầu của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã góp phần tạo
thành bộ khung cơ bản nhất để mô tả thế giới. Từ đó, mở ra những chiều hướng nhận
thức rộng lớn cho thế hệ triết học sau này.
Tóm lại, việc nghiên cứu về những trào lưu và trường phái của triết học Hy
Lạp cổ đại đã cho thấy nền Triết học Hy Lạp chứa đựng hầu hết các vấn đề cơ bản của
thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc
dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú,
muôn hình muôn vẻ.
Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình Triết học, Phần 1, Đại cương về lịch sử triết học, Trường đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa lý luận chính trị, tiểu ban Triết học, lưu hành
nội bộ, năm 2011.
2 Giáo trình Triết học, Phần 1, Các chuyên đề về triết học Mac - Lenin, Trường đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa lý luận chính trị, tiểu ban Triết học,
lưu hành nội bộ, năm 2011.
3 />%E1%BA%A1p_c%E1%BB%95_%C4%91%E1%BA%A1i
Trang 21
Môn : Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa

MỤC LỤC
Trang 22

×