Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIEU LUAN truyền hình cho trẻ em trong bối cảnh truyền thông hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.29 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Ngay từ khi mới được thành lập (7/9/1970), cách đây 42 năm, trong danh
sách những chương trình truyền hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam
(VTV) đã có chương trình dành cho thiếu nhi với tên gọi “Những bông hoa
nhỏ”. Trong hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn nhưng những người làm truyền
hình lúc đó đã rất cố gắng sản xuất với 2 thể loại: Chương trình ca nhạc và
những phóng sự phản ánh cuộc sống của trẻ em Việt Nam. Dần dần theo thời
gian, tại nhiều đài truyền hình trên cả nước đã xuất hiện các chương trình thiếu
nhi với nhiều thể loại hơn như: các hoạt cảnh, các cuộc thi, các tạp chí… dành
cho các lứa tuổi từ 15 tuổi trở xuống. Tại các Trung tâm Truyền hình Việt Nam
khu vực cũng như các Đài truyền hình địa phương của cả nước cũng đã có
những chương trình và khung giờ riêng dành cho khán giả nhỏ tuổi.
Tuy vậy, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, lớp khán giả nhỏ tuổi
mong chờ đón nhận nhiều điều hơn nữa từ các chương trình dành cho trẻ em,
trong khi các chương trình truyền hình do các đài truyền hình thực hiện vẫn
chưa thoát khỏi lối mòn sản xuất từ nhiều năm trước cả về nội dung lẫn hình
thức. Vì thế, việc cải thiện chất lượng các chương trình ngày càng phù hợp hơn
với khán giả nhỏ hiện nay cũng như tiếp cận được với xu hướng truyền hình thế
giới là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, tiểu luận xin lựa chọn đề tài: “Truyền hình cho trẻ em
trong bối cảnh truyền thông hiện đại” để làm sáng rõ hơn vấn đề này.

1


Phần 1. Kinh nghiệm xây dựng các chương trình truyền hình
cho trẻ em tại một số Đài ở châu Á
1.1. Kênh truyền hình ABC Children của Australia
Theo bà Susan Jannet Stradling - Giám đốc sản xuất Kênh truyền hình
dành cho trẻ em ABC Children, trong hơn 5 năm kể từ năm 2009 về trước, ABC
Television đã tập trung vào chiến dịch gây quỹ xây dựng một kênh truyền hình


cho trẻ em. Tháng 5/2009, chính phủ Australia đồng ý chi 20 triệu đô la Mỹ cho
ABC trong một dự án kéo dài 3 năm. Trong vòng 7 tháng, bằng tất cả nỗ lực và
sự tập trung cao độ, ACB đã thiết lập được một kênh truyền hình dành cho trẻ
em, phát liên tục 15 tiếng mỗi ngày (từ 6 giờ sáng tới 9 giờ tối).
Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu của ABC Children ngay từ đầu đã rất rõ
ràng: Một là tạo nên một một kênh truyền hình số, một nền tảng trực tuyến
hướng tới trẻ từ 8 đến 12 tuổi, rộng hơn là khán giả từ 6 tới 15 tuổi; Hai là xây
dựng kênh truyền hình số 1 - điểm đến hàng đầu cho trẻ em ở Australia; Ba là
trong vòng 3 năm, sẽ là đơn vị cung cấp 50% nội dung nội địa hóa.
Tuy nhiên, để xây dựng được nội dung, trước tiên ABC Children phải tìm
hiểu rất kỹ khán giả nhỏ tuổi của Australia. Những kết quả nghiên cứu cho thấy,
hiện tại Australia có 2,8 triệu trẻ độ tuổi từ 5-14 tuổi, 51% là trẻ nam và 49% là
nữ. 13% trong số này không sinh ra ở Australia, 38% có ít nhất hoặc bố hoặc mẹ
sinh ra ở nước ngoài. 53% muốn là ngôi sao. Hầu hết các gia đình có từ 3 tivi trở
lên. 90% các hộ gia đình đã có kết nối internet. Thời gian xem tivi chỉ chiếm
chưa đến 2 giờ mỗi ngày. Cứ 5 đứa trẻ thì có 1 đứa có tivi trong phòng ngủ.
87% trẻ chơi ít nhất một môn thể thao nào đó…
Với một lượng khán giả phong phú và nhiều nét tính cách như vậy, ABC
Children quyết định xây dựng một kênh với nhiều thể loại chương trình phong
phú, một kênh thích hợp với mọi đứa trẻ Australia, trong độ tuổi mục tiêu của
chúng tôi. Từ suy nghĩ này, cả bộ phận chương trình và phát triển đều tìm kiếm
các mũ chương trình rộng, hướng tới việc xây dựng một lịch phát sóng theo
2


kiểu: Hoạt hình – phim - hài vào buổi sáng, truyền hình thực tế - phim tài liệu –
chương trình khám phá ban ngày và hỗn hợp các chương trình trò chơi giải trí hoạt hình - phiêu lưu mạo hiểm - hài và phim truyện sau giờ đến trường của trẻ.
Chúng tôi hướng đến một thứ gì đó cho tất cả mọi người.
Không chỉ tạo ra nhưng chương trình hay nhất, tốt nhất cho trẻ em ở
Australia, ABC Children tham vọng tạo ra được những chương trình hấp dẫn

với khán giả khắp thế giới, ở mọi lứa tuổi. Vì thế một nửa chương trình ABC
Children sản xuất cho thị trường nội địa và nửa còn lại hướng đến thị trường
quốc tế. Tất nhiên, là một kênh thuộc đài truyền hình công, mọi sản phẩm truyền
hình của ABC Children cũng nằm trong chính sách chung của ABC, tức là phát
miễn phí.
Xây dựng cầu nối quan trọng: Người dẫn chương trình - Là kênh
truyền hình dành riêng cho trẻ em nên triết lý, cũng là phương châm của ABC
Children là luôn luôn phản ánh trung thực, thực tế, bám sát cuộc sống của trẻ
(nói về cuộc sống của trẻ với đúng bản chất của nó); Đa dạng tối đa chương
trình của mình (vì tất cả mọi người đều quan trọng như nhau và cần được quan
tâm như nhau); Có tính tương tác cao, cách thể hiện hấp dẫn, tươi trẻ, tích cực
và quan trọng nhất: đậm đà bản sắc Australia.
Kênh truyền hình cho trẻ em muốn thu hút được trẻ em thì phải thực sự
gần gũi và thiết thực với chúng. Xác định rõ điều này, ABC Children tập trung
vào hai chiến lược chủ chốt. Một là tìm được người dẫn chương trình mà khán
giả nhí cảm thấy gần gũi, thân thiện (vì người dẫn chính là bộ mặt của kênh, là
cầu nối kênh với khán giả) và Hai là phát triển các chương trình có tính gắn kết
cao.
Trước hết là việc tìm ra bộ mặt đại diện kênh - người dẫn chương trình.
Mục đích của ABC Children là khám phá ra những người dẫn có bản năng thiên
bẩm, kỹ năng đặc biệt ở thể loại giải trí và một số lĩnh vực chuyên biệt. Chúng
tôi không tìm kiếm những người giỏi diễn, chăm sóc, phát triển những người mà
3


khán giả cảm thấy gần gũi và có sự kết nối đặc biệt. Để có thể tìm được những
người như thế, ABC Children đã tổ chức một cuộc thi tìm kiếm người dẫn
chương trình quy mô toàn quốc. Từ hơn 6.000 ứng cử viên, qua nhiều vòng thi,
cuối cùng chúng tôi cũng chọn ra được những người dẫn chương trình thích hợp
nhất cho các chương trình của mình. Những người này sau này đều trở thành

một trong những người dẫn được yêu thích nhất trên kênh truyền hình cho trẻ
em ở Australia. Và tất cả họ đều có chương trình riêng khi kênh ra mắt chỉ hơn 1
năm trước, ngày 4/12.
Đối với các chương trình hướng đến thị trường quốc tế, ABC Children
thiết lập format chương trình có hai người dẫn song song.
Studio 3 là chương trình “đinh” của ABC Children. Hai người dẫn
chương trình là Kayne và Amberley là những gương mặt rất được ưa chuộng
của kênh. Mọi thông tin cập nhật trên ABC3 đều được kết nối với khán giả
truyền hình qua hai người dẫn này. ABC Children chọn họ bởi vì họ trẻ trung,
có khát vọng và tài năng. Vai trò của các MC này là hướng dẫn người xem đến
với các chương trình trên sóng và với cả các nội dung online. Họ là tiếng nói của
kênh và đôi khi là tiếng nói của khán giả. Khán giả nhận ra họ như đại diện hình
ảnh của kênh và trung thành với kênh. Studio 3 được tổ chức như một dạng
chương trình Chào buổi sáng, phát sóng hàng ngày và liên tục trong ngày. Trong
chương trình, Kayne và Amberley phỏng vấn nhiều khách mời trong nước và
quốc tế, giới thiệu phim, thảo luận về các chương trình của ABC Children, đôi
khi họ diễn hài và thường thì bao giờ cũng có rất nhiều điều thú vị đáng xem với
cách dẫn của họ. Kết quả là Studio 3 bây giờ được xem như một trong những
chương trình được ưa chuộng nhất của kênh và không có đứa trẻ nào ở Australia
lại không biết người dẫn chương trình của ABC Children.
Điều đáng nói là chi phí để xây dựng một chương trình như vậy không hề
đắt, trong khi lại đạt được yêu cầu kết nối rất cao. Hơn nữa, vai trò của MC
trong các chương trình của ABC Children cũng được đề cao hơn khi họ chủ
4


trương phát đi thông điệp: Người dẫn chương trình là những người bạn của khán
giả, của khách mời. Đôi khi ABC Children khuyến khích họ đẩy cao vai trò của
khách mời hơn nữa để đạt được điều này.
Cũng về vai trò của người dẫn chương trình. Hiện tại ABC Children đang

sử dụng người dẫn (host) để tạo ra một loạt chương trình có tên gọi là 3on3, như
một sự đảm bảo chắc chắn ABC3 sẽ phản ánh được sâu sắc “tính chất Australia”
và không chỉ nói đến các vùng dân cư thành thị.
Hiện tại ABC Children đã trở thành kênh thiếu nhi hàng đầu ở Australia
và điểm đến số một cho trẻ em tuổi từ 10 đến 15. Với khoảng 20 dự án đang
được phát triển và 10 chương trình đã đưa vào sản xuất, ABC Children hiện tại
đang sở hữu đa dạng chương trình, từ phim, hoạt hình, thực tế-hài, thực tế-mạo
hiểm, chương trình ca nhạc và thể thao, trò chơi, hài kịch tình huống đến tin tức
hàng ngày.
1.2. Chương trình thiếu nhi PythagoraSwitch của Đài NHK Nhật Bản
Theo ông Hitoshi FURUKAWA - chuyên gia phụ trách sản xuất nhiều
chương trình dành cho thiếu nhi của tập đoàn giáo dục NHK. Tập đoàn này là
một công ty con của NHK - đài truyền hình công của Nhật, PythagoraSwitch là
hình mẫu của dạng chương trình giáo dục kết hợp giải trí.
PythagoraSwitch là một trong những chương trình thiếu nhi được yêu
thích nhất của trẻ em Nhật Bản. Với thời lượng chỉ 15 phút, thực tế, thời gian
qua, PythagoraSwitch cũng đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế ở thể loại
chương trình thiếu nhi, bao gồm cả giải Prix Jeunesse dành cho hạng mục
chương trình khoa học dành cho trẻ dưới 6 tuổi.
Do đâu mà họ có ý tưởng xây dựng chương trình này?
9 năm trước, họ bắt đầu lên kế hoạch sản xuất một chương trình liên quan
đến toán học. Ý tưởng này nảy sinh sau khi có một kết quả nghiên cứu trong
nước cho hay, khả năng toán học của trẻ em Nhật Bản đang sụt giảm đáng kể.
Nhưng việc dạy toán cho trẻ trước tuổi đến trường thường rất khó khăn. Vì vậy
5


NHK đã quyết định phát triển một dạng chương trình tập trung phát triển tư duy
logic cho trẻ, hay nói đúng hơn là phát triển khả năng suy nghĩ của trẻ.
Không làm cho chương trình quá… trẻ con - Điều mà

PythagoraSwitch đã cố gắng làm là không làm cho chương trình quá… trẻ con.
Người lớn chúng ta thường có khuynh hướng đánh giá thấp khả năng hiểu của
trẻ. Thực tế là trẻ rất thông minh và đôi khi chúng ghét bị đối xử như một đứa
trẻ con không hiểu chuyện.
PythagoraSwitch tin rằng, những gì chúng ta thấy hài hước, thú vị thì trẻ
cũng sẽ thấy thú vị. Điều này đã minh chứng bằng thực tế những lần
PythagoraSwitch mang chương trình đến các trường mẫu giáo và tiểu học để
xem khán giả nhí có thực sự thích chương trình đó hay không. Kết quả thường
cho thấy những gì họ đang làm là đúng. Trẻ thực sự thích chương trình
PythagoraSwitch. Thế nên, mặc dù luôn tâm niệm mình đang sản xuất chương
trình cho trẻ nhưng đôi khi những người sản xuất cũng phải tạm quên mà phá vỡ
những nguyên tắc để có thể thỏa mãn nhu cầu giải trí của trẻ nữa.
Tính tương tác trong một chương trình thiếu nhi - Với loạt phim hoạt
hình ngắn ra mắt hồi tháng 4/2010 - một chương trình tận dụng triệt để yếu tố
tương tác và đã giành được sự yêu mến của rất nhiều trẻ em Nhật Bản,
Neighbors (Những người hàng xóm).
Lên sóng hàng tuần như một dạng chương trình tạp chí trên NHK dành
cho trẻ từ 3 tới 8 tuổi, Những người hàng xóm là một chương trình hướng đến
chủ đề sự tồn tại hài hòa trong xã hội. Thông điệp mà Những người hàng xóm
gửi gắm là sự cần thiết của yếu tố hòa hợp trong xã hội, rằng tất cả chúng ta phải
nỗ lực để hòa hợp với nhau, bất chấp mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt. Các
nhân vật trong phim đôi khi gây phiền phức cho nhau, đôi khi giúp đỡ nhau, đôi
khi tranh cãi, và đôi khi họ lại chỉ muốn ở một mình… Nhưng cho dù có bất cứ
chuyện gì xảy ra, tất cả họ đều cố gắng hết mình để có thể hòa thuận được với
nhau.
6


Ý tưởng về chương trình này đến từ các bức vẽ của Minako Higashi, một
nghệ sỹ tài hoa bị hội chứng Down. Lần đầu tiên thấy các bức tranh mà cô thể

hiện, chúng tôi hoàn toàn bị choáng ngợp bởi sự độc đáo và năng lượng tỏa ra từ
các nhân vật trong bức tranh của cô. Điểm nhấn trong các chương trình này,
cũng là điều chúng tôi cho rằng thu hút trẻ nhất chính là việc đan xen giữa các
tập phim những hình ảnh do chính trẻ em ở khắp nơi vẽ. Điều này thật sự rất
kích thích trẻ. Trẻ vốn thích vẽ và những bức vẽ của Minako đã kích thích sự
sáng tạo của trẻ và khiến chúng thật sự bị thu hút
Đó là một ví dụ rõ ràng nhất cho sự thành công của phương pháp làm hoạt
hình bằng những hình ảnh động từ các bức vẽ. Trẻ coi đây là một dạng phim
hoạt hình và thực tế cho thấy chúng thích xem thể loại chương trình này.
1.3. Kênh CCTV-Children của Trung Quốc
Hiện nay Trung Quốc có tổng cộng 34 kênh truyền hình cho trẻ em, 4
kênh hoạt hình. CCTV-Children là kênh truyền hình thiếu nhi duy nhất phủ sóng
gần như toàn bộ (96,22%) lãnh thổ. Trung Quốc hiện có khoảng 360 triệu trẻ
em. Kênh CCTV-Children ra mắt vào 28/12/2003, với tư duy cốt lõi là “Tôn
trọng, Ủng hộ, Hướng dẫn và mang lại Niềm vui thích cho trẻ”. Khán giả mục
tiêu của CCTV-Children là trẻ tuổi từ sơ sinh đến 18 và tất nhiên cả cha mẹ họ,
nhưng khán giả chủ yếu vẫn là tuổi từ 4 đến 14. CCTV-Children phát 18 tiếng
mỗi ngày từ 6 giờ sáng tới nửa đêm, trong đó có khoảng 12 giờ phát lại. CCTVChildren có một số thể loại chương trình dành cho trẻ chưa đến trường, chương
trình khoa học, chương trình thực tế, hoạt hình, chương trình dành cho gia đình
và một vài dạng khác nữa.
Trẻ em ngày nay thì khác. Chúng được sinh ra ra trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa. Chúng không chỉ xem các chương trình trong nước sản xuất mà còn có
điều kiện xem cả các chương trình được sản xuất ở các quốc gia khác nhau trên
thế giới. Giống như McLuhan nói năm 1964, đại ý, truyền thông bây giờ đã biến

7


thế giới trở thành một ngôi làng thu nhỏ. Và như vậy, trẻ em chính là những
công dân trẻ tuổi nhất của ngôi làng toàn cầu ấy.

Thông qua kênh CCTV-Children, trẻ em Trung Quốc có thể xem được
các chương trình không chỉ do Đài này sản xuất mà còn có các chương trình của
BBC, Disney và Nickelodeon. Như chúng ta đã biết, cả 3 kênh đều là những
kênh thuộc các tập đoàn truyền thông nổi tiếng nhất Mỹ và châu Âu với các
nhóm chuyên nghiệp nhất thế giới. Chương trình dành cho thiếu nhi của họ, đặc
biệt là hoạt hình, được trẻ em Trung Quốc vô cùng yêu thích. Không những thế,
rất nhiều trẻ em Trung Quốc bây giờ còn có thể xem lại các chương trình hoạt
hình của họ bằng cách mua đĩa DVD, sách hoặc các trò chơi ăn theo các chương
trình hoạt hình này. Tôi nghĩ đó có thể là một trong những thách thức đầu tiên
mà các quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt cùng nhau.
Thực tế, các chương trình thiếu nhi phương Tây đang có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển tư duy, thể chất, tinh thần của trẻ em châu Á. Trong khi văn
hóa phương Tây thường có nhiều điểm khác biệt với văn hóa phương Đông của
chúng ta. Thách thức của chúng ta chính là ở chỗ này: Làm sao để thông qua các
chương trình của mình có thể giúp trẻ em phương Đông thêm tự tin, hiểu hơn về
văn hóa của ông cha mình, kế thừa văn hóa bản địa và phát triển nó cho các thế
hệ sau - điều mà các chương trình do phương Tây sản xuất không thể có được.
Muốn vậy, chúng ta phải tạo ra được những chương trình thực sự thu hút trẻ.
Nhưng làm thế nào để đương đầu với những thách thức này? Lấy ví dụ
với CCTV-Children. Bất kể đó là thể loại chương trình gì, khi xây dựng format,
CCTV-Children luôn đặt yếu tố văn hóa Trung Quốc lên hàng đầu. Cùng lúc,
phải nỗ lực hết sức để học hỏi những format mới nhất và những kỹ năng tổ chức
và thể hiện từ phương Tây.
Bên cạnh giải pháp này, CCTV - Children cũng chú trọng tới việc hợp tác
quốc tế. CCTV - Children học từ các nhà sản xuất chương trình của phương Tây
bằng cách đồng sản xuất với họ hoặc mua bản quyền format chương trình của họ
8


trong khi vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa Trung Quốc trong đó. Bản địa hóa

trên cơ sở toàn cầu hóa là mục đích chính của CCTV - Children . Nói cách khác,
CCTV - Children cố gắng nhất để giữ văn hóa Trung Quốc không thay đổi trong
khi thế giới thì đang thay đổi từng ngày.
Trẻ em luôn cần được ưu tiên hàng đầu - đó là yêu cầu chung của bất
cứ ai khi thực hiện một chương trình cho thiếu nhi. Nhưng nói bao giờ cũng dễ
hơn làm. Và làm thế nào để vấn đề này luôn được nghĩ tới đầu tiên khi thực hiện
bất cứ một chương trình nào lại là chuyện khác.
Mỗi một kênh truyền hình cho thiếu nhi lại có một cách riêng của mình.
Chẳng hạn, Nickelodeon đưa tiêu chí “Trẻ em là ưu tiên số một” như một khái
niệm cốt lõi của kênh. Còn CCTV-Children đặt sự “Tôn trọng” lên hàng đầu.
Thế nên điều đầu tiên CCTV-Children làm khi sản xuất là biết trẻ cần gì? Thậm
chí, nếu cần, sẽ phải thay đổi cả kỹ năng, cách thức thể hiện để có thể theo kịp
với sự thay đổi của trẻ. Muốn biết được nhu cầu đó, hay sự khác nhau về nhu
cầu xem của trẻ ở các độ tuổi khác nhau, chúng ta cần phải làm một số nghiên
cứu, sản xuất thử nghiệm trước khi sản xuất thực sự. Cũng đừng quên khảo sát ý
kiến của khán giả sau khi chương trình lên sóng.
Trên thực tế vẫn còn một số đạo diễn sản xuất các chương trình cho trẻ 8
tuổi bằng những ký ức về chính ông ta khi 8 tuổi. Khán giả nhí bây giờ xem
những chương trình kiểu đó đương nhiên sẽ thấy nó quá đơn giản và ngây thơ.
Vì vậy, khi sản xuất chương trình cho thiếu nhi, bạn đừng bao giờ xem chúng
chỉ là một nhóm trẻ con để rồi áp đặt suy nghĩ của người lớn lên chúng. Chương
trình dành cho trẻ nên nó phải là tấm gương phản ánh cuộc sống của trẻ. Suy
nghĩ, cảm giác, tiếng nói của trẻ phải được phản ánh rõ nét trong chương trình.

9


Phần 2. Thực trạng chương trình truyền hình thiếu nhi tại
Việt Nam
2.1. Thành tựu

Thiếu nhi là một đối tượng khán giả đặc biệt của truyền hình, là những
người rất thích xem truyền hình và chiếm số lượng lớn. Sự quan tâm đúng mức
và có chiến lược xây dựng các chương trình dành cho đối tượng này góp phần
rất lớn cùng xã hội và nhà trường giáo dục, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối
sống, thẩm mỹ các em.
Trước tiên phải khẳng định rằng, Truyền hình Việt Nam đã thể hiện sự
quan tâm đến chương trình thiếu nhi, ngay từ khi phát sóng chương trình đầu
tiên của mình. Thực tế, trong ngày đầu tiên phát sóng cách đây 42 năm, ngày
7/9/1970, THVN đã có chương trình dành riêng cho tuổi thơ với tên gọi “Những
bông hoa nhỏ”. Tên gọi quen thuộc ấy đã đi sâu vào tiềm thức của rất nhiều thế
hệ khán giả nhỏ tuổi. Những tiết mục, những thước phim ngày ấy thật mộc mạc,
dung dị nhưng thu hút nhiều lượt người xem bởi một yếu tố rất quan trọng, đó là
giờ phát sóng. Ngày đó, “Những bông hoa nhỏ” luôn luôn được ưu tiên phát
sóng đầu tiên vào lúc 19h trong chương trình buổi tối - “khung giờ vàng” cho
các chương trình thiếu nhi.
Sau đó, trong một thời gian dài, các chương trình truyền hình thiếu nhi tại
Việt Nam được sản xuất với 2 thể loại chính là ca nhạc và phóng sự. Thể loại ca
nhạc thường được sản xuất theo hai hình thức: Ca nhạc trong trường quay của
đài với phông cảnh được đầu tư khiêm tốn và đạo cụ khá thô sơ hoặc ca nhạc
ghi hình ngoại cảnh (tức là đưa các tiết mục của thiếu nhi ra biểu diễn ở ngoài
thiên nhiên như công viên, danh lam thắng cảnh)... Thể loại thứ hai - phóng sự,
thường phản ánh đời sống học tập và rèn luyện cũng như các phong trào hoạt
động Đội của thiếu nhi Việt Nam, đặc biệt các tấm gương sáng, cháu ngoan Bác
Hồ, làm nghìn việc tốt… Sau này, trong chương trình của các đài truyền hình

10


trên cả nước dành cho thiếu nhi có thêm chương trình hoạt hình, tuy nhiên đây
phần lớn là hoạt hình nước ngoài.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của ngành truyền hình, một số thể
loại khác dành cho thiếu nhi đã được hình thành, tiêu biểu là Tạp chí thiếu nhi,
một bước phát triển mới của thể loại phóng sự với nhiều tiểu mục trong chương
trình hơn; Là Các hoạt cảnh cho nhi đồng, mẫu giáo với những cốt truyện đơn
giản có tính giáo dục cùng những bài hát, điệu múa theo tính cách của nhân vật
trong đó; Là sân khấu thiếu nhi dành cho đối tượng khán giả lớn hơn là các tiểu
phẩm, vở kịch ngắn dựa trên các tác phẩm văn học thiếu nhi; Hoặc là những câu
chuyện lịch sử có tính chất giáo dục truyền thống; Hiện ở các Đài Truyền hình
trên cả nước đã có khá nhiều kênh truyền hình dành cho thiếu nhi, các games
show dành cho thiếu nhi, chẳng hạn chương trình Đồ-rê-mí phát trên VTV là
một ví dụ…
2.2. Hạn chế
Trên thực tế, các chương trình dành riêng cho thiếu nhi ở Việt Nam hiện
nay vẫn chưa thật sự hấp dẫn được khán giả nhí! Tầm quan trọng và ý nghĩa sâu
xa của vấn đề này hầu như ai cũng hiểu, nhưng thực tế hiện nay chúng ta còn
xem nhẹ và chưa quan tâm đầu tư đúng mức trong việc sản xuất các chương
trình truyền hình phục vụ đối tượng khán giả quan trọng này. Việc bố trí khung
giờ phát sóng, sự phong phú, đa dạng của các chương trình thiếu nhi ngày càng
mất đi do nhiều nguyên nhân. Thực trạng sản xuất chương trình thiếu nhi thật sự
đáng báo động. Nội dung phần lớn còn giáo điều, áp đặt tư duy của người lớn.
Cách thể hiện thì đa phần còn nghèo nàn, hình ảnh đơn điệu, chưa sinh động.
Các chương trình thường sản xuất cho đối tượng trẻ em chung chung, chưa phân
biệt rõ ràng các lứa tuổi...
Đặc biệt, giờ phát sóng của các chương trình thiếu nhi hiện nay chưa thật
sự phù hợp. Nhiều chương trình dành cho các em học sinh nhưng lại chiếu vào

11


giờ các em đang ở trường học hoặc đang phải học bài ở nhà nên hầu như không

có tác dụng…
Theo kết quả khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2011, tại khu vực TP.Hồ
Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, chỉ có khoảng 30-45% các em có xem các
chương trình truyền hình thiếu nhi, trong đó tỷ lệ các em xem thường xuyên
chiếm khoảng 25-30%. (Nguồn: TS.TL Huỳnh Văn Sơn và cộng sự - TT Đào tạo
Ý tưởng Việt-TP.Hồ Chí Minh). Kết quả trên cho thấy một thực trạng là dường
như các chương trình truyền hình thiếu nhi không còn gắn bó với các em như
trước.
2.3. Những nguyên nhân cơ bản:
Có một thực tế chúng ta đều nhận thấy là, nếu trước đây Phát thanh và
Truyền hình là những phương tiện thông tin đại chúng chiếm ưu thế tuyệt đối thì
ngày nay,với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh
chóng, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng khác đã trở thành một
nguyên nhân khách quan đưa đến sự phân tán “khán giả trung thành” của sóng
truyền hình, trong đó có các khán giả thiếu nhi.
Là những người làm cha mẹ, chắc hẳn chúng ta đều nhận thấy một thực tế
là con trẻ bây giờ “bận rộn” hơn tuổi thơ của các thế hệ trước rất nhiều. Sau hai
buổi học chính khóa ở trường, các em còn phải hoàn tất nhiều công việc khác
nữa. Nào là học thêm các môn văn hóa, ngoại ngữ, rồi còn phải tham gia các lớp
năng khiếu,và điều đáng suy nghĩ là những việc đó lại do chính ý muốn của cha
mẹ.
Bản thân chúng ta, vì quá bận rộn và nhiều áp lực trong cuộc sống, không
biết từ bao giờ cũng đã đánh mất thói quen định hướng, hướng dẫn cho con trẻ
và cùng chúng thưởng thức các chương trình dành cho thiếu nhi trên sóng truyền
hình. Theo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý thiếu nhi, sự thay đổi
trong nếp sống gia đình cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng
đến thói quen xem các chương trình truyền hình thiếu nhi của các em.
12



Để làm rõ câu hỏi trên, trước hết chúng ta cùng tham khảo tỷ lệ phát sóng
các chương trình thiếu nhi trong tổng thời lượng phát sóng của các kênh analog
trên các đài truyền hình trong thời gian gần đây (số liệu tham khảo từ lịch phát
sóng của các Đài trong năm 2011, số liệu đã được làm tròn). Một số đài có tỷ lệ
cao như:
Đài PT-TH Đà Nẵng: 10,3% ;
VTV6: 8%;

Đài PT-TH Hà Nội: 9,1%

VTV2: 5,8%;

HTV: 3,8%

Đa số các đài địa phương có tỷ lệ khoảng từ dưới 1% đến trên 2%.
Từ số liệu này, ta nhận thấy tuy các đài đều có phát sóng các chương trình
dành cho thiếu nhi nhưng tỷ lệ giữa các đài cũng có nhiều khác biệt. Ở những
khu vực có tỷ lệ phát sóng các chương trình thiếu nhi quá thấp, các em thiếu nhi
chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi muốn xem các chương trình dành riêng cho
mình.
Cũng theo kết quả khảo sát , thời gian phát sóng các chương trình truyền
hình thiếu nhi của các đài nằm chủ yếu ở các múi giờ: 6h30, 7h30, 14h30,
16h30, 17h (HTV có thêm múi giờ 19h).
Chúng ta đều biết, theo lịch học tập và sinh hoạt của các em hiện nay, các
thời điểm trên đa số là không phù hợp với việc xem truyền hình. Theo các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý thiếu nhi và ý kiến của các khán giả nhỏ tuổi,
đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc các em không xem
được các chương trình dành riêng cho mình.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem chất lượng của các chương trình đã thật
sự hấp dẫn các em hay chưa? Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút

các khán giả nhỏ tuổi đến với các chương trình truyền hình thiếu nhi.
Về vấn đề này, theo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chương trình
dành riêng cho các em còn ít, đa số mang danh nghĩa chương trình thiếu nhi
nhưng kết hợp hướng tới đối tượng khán giả là người lớn, nên chưa thu hút được
các em.
13


So với trí tưởng tượng phong phú và bay bổng của tuổi thơ, thì nội dung
và hình thức thể hiện của một số chương trình truyền hình thiếu nhi hiện nay
vẫn chưa theo kịp: nội dung kịch bản còn đơn điệu, khô cứng với cách suy nghĩ
của người lớn, cùng cách thể hiện hình ảnh đơn giản, ít sáng tạo, chưa đáp ứng
được tâm lý và sở thích nên chưa lôi cuốn được các em.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác:
Về lực lượng sản xuất - Cũng như các bất cứ thể loại nào, ở chương trình
dành cho thiếu nhi, lực lượng biên tập viên (BTV) là những người quyết định rất
lớn đến chất lượng các chương trình. Tuy nhiên, đội ngũ BTV chuyên thực hiện
chương trình thiếu nhi hiện tại rất mỏng. Phần lớn họ được đào tạo từ nhiều lĩnh
vực khác nhau trước khi làm công tác biên tập chương trình thiếu nhi. Vì vậy,
trong chuyên môn, đa số các BTV phải tự mày mò học hỏi để tổ chức sản xuất,
nâng cao chất lượng các chương trình mà mình phụ trách. Rất ít khi đối tượng
này được dự những lớp tập huấn, đào tạo mở riêng.
Bên cạnh đó, do thu nhập thấp, số lượng người làm chuyên công việc này
rất ít. Thực tế, nhiều người thường phải kiêm nhiệm thêm các chương trình khác
mới đảm bảo thu nhập nên sự chuyên tâm dành cho chương trình đo đó cũng ít
nhiều ảnh hưởng.
Về kinh phí đầu tư cho sản xuất - Hiện tại, chi phí đầu tư cho sản xuất
một chương trình dành cho thiếu nhi đang còn rất bất cập và chưa phù hợp với
một số mũ chương trình như ca nhạc thiếu nhi, sân khấu thiếu nhi. Chẳng hạn,
định mức kinh phí đầu tư cho sản xuất tiền kỳ thể loại ca nhạc thiếu nhi phát

sóng ở đài khu vực của VTV chỉ vỏn vẹn có 3.260.000đ. Với số tiền này, chủ
nhiệm chương trình phải chi trả cho rất nhiều khoản như hòa âm phối khí, biên
đạo múa, thiết kế cảnh trí, thuê mướn phục trang…
Thực tế, để sản xuất được chương trình với nguồn kinh phí được cấp,
BTV thường phải tranh thủ thêm sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đơn vị phối hợp như

14


các Nhà thiếu nhi, những người làm công tác biên đạo, dàn dựng, các nhạc sĩ
hòa âm, phối khí… mới đảm bảo tốt được chất lượng của chương trình.
Về chỉ tiêu sản xuất và thể loại các chương trình thiếu nhi - Nhìn vào số
liệu thống kê tại CVTV (Trung Quốc), chỉ tính riêng chương trình thiếu nhi
tiếng Việt, có thể thấy chỉ tiêu sản xuất chương trình 2 năm gần đây bị giảm
đáng kể: Từ 147 (2008), xuống còn 51 (2009) và chỉ còn khoảng 45 (2011). Sự
cắt giảm này dẫn đến sự thiếu đa dạng trong các thể loại chương trình thiếu nhi.
Ví dụ trước đây CVTV còn có Gameshow dành cho thiếu nhi, Dạy hát thiếu nhi,
Kể chuyện thiếu nhi, các chương trình tường thuật Liên hoan văn nghệ thiếu
nhi… nay chỉ còn ca nhạc thiếu nhi, tạp chí thiếu nhi, sân khấu thiếu nhi.
Có một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất các chương
trình thiếu nhi. Trước hết là do ảnh hưởng của kinh tế, việc đầu tư cho các
chương trình thiếu nhi quy mô lớn của các tổ chức xã hội ngày càng thưa thớt,
sân chơi cho thiếu nhi ngày càng ít và hoạt động cầm chừng, hoạt động của các
Nhà thiếu nhi không được đầu tư nhiều như trước đây. Thêm vào đó, các nhạc sĩ
sáng tác, nhất là các nhạc sĩ trẻ hiện nay ít quan tâm sáng tác cho thiếu nhi do
mức thù lao thấp. Vì vậy mà ngày càng ít ca khúc thiếu nhi mới và hay.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là những người làm công tác biên đạo,
dàn dựng giỏi từng rất tâm huyết với phong trào thiếu nhi nay lại dành nhiều
thời gian, công sức cho các chương trình của người lớn vì những chương trình
đó đem lại lợi ích kinh tế và có tiếng vang hơn là chăm chút dàn dựng cho thiếu

nhi…

15


Phần 3. Một vài giải pháp và đề xuất
3.1. Giải pháp
Rõ ràng, để có thể phát triển truyền hình ở lĩnh vực này theo xu thế thời
đại, thiết nghĩ, rất cần phải giải quyết những vấn đề căn bản:
- Sản xuất chương trình đúng với độ tuổi để có nội dung phù hợp, chia trẻ
thành các lớp tuổi: dưới 7 tuổi, 8 – 12 tuổi, 12 – 15 tuổi và trên 15 tuổi.
- Đổi mới nội dung song song với đầu tư thích đáng vào hình thức thể
hiện bằng cách sử dụng nhiều đồ họa và hoạt hình để hấp dẫn khán giả nhỏ tuổi.
- Thử nghiệm những xu hướng mới như hợp tác quốc tế trong việc sản
xuất các chương trình truyền hình trẻ em.
- Phát triển truyền hình song song với nhiều hình thức qua mạng cùng các
trò chơi, cuộc thi để thu hút khán giả trẻ em hơn.
- Sản xuất DVD các chương trình đáng chú ý để đưa các chương trình có
tính giáo dục - giải trí đến với đông đảo khán giả hơn.
3.2. Đề xuất
- Tạo cơ chế thông thoáng trong việc phối hợp, hợp tác với các tổ chức,
đơn vị ngoài đài để sản xuất các chương trình thiếu nhi có chất lượng cao, đạt
hiệu quả xã hội. Cũng như mua bản quyền những chương trình nước ngoài có
nội dung và cách thể hiện phù hợp để sản xuất trong nước.
- Điều chỉnh định mức kinh phí sản xuất, và nhuận bút cho phù hợp ở các
thể loại thiếu nhi.
- Điều chỉnh lại khung thời gian phát sóng chương trình thiếu nhi sao cho
phù hơp hơn để các em có thể theo dõi.
- Tùy theo thế mạnh và đặc điểm của từng đài khu vực nâng thêm chỉ tiêu
sản xuất cũng như chấp nhận đề xuất mở những mũ chương trình mới phù hợp

với tâm sinh lý của thiếu nhi đạt được mục đích giáo dục đạo đức, thẩm mỹ,
mang tính định hướng, được sự đồng thuận của dư luận xã hội.

16


- Mở rộng các hình thức hợp tác và khai thác mọi nguồn lực của xã hội
trong sản xuất các chương trình thiếu nhi. Nếu làm tốt, sẽ thêm một điều kiện
thuận lợi, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu sáng tạo và đổi mới liên tục, để
đem đến cho các em những chương trình ngày một hấp dẫn, mới mẻ.
- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ dưới nhiều hình thức
cho đội ngũ những người làm chương trình thiếu nhi dưới sự hướng dẫn của các
giảng viên giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước.

17


KẾT LUẬN
Trẻ em ngày nay đã khác. Chúng được sinh ra ra trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa. Chúng không chỉ xem các chương trình trong nước sản xuất mà còn có
điều kiện xem cả các chương trình được sản xuất ở các quốc gia khác nhau trên
thế giới. Giống như McLuhan nói năm 1964, đại ý, truyền thông bây giờ đã biến
thế giới trở thành một ngôi làng thu nhỏ. Và như vậy, trẻ em chính là những
công dân trẻ tuổi nhất của ngôi làng toàn cầu ấy.
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên xã hội truyền thông, nhưng truyền
hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giải trí thư giãn, thậm chí là giáo
dục của trẻ. Vì vậy, làm thế nào để đương đầu với những thách thức mà chúng ta
đang gặp phải chắc chắn sẽ là câu hỏi mà những người làm truyền hình thường
xuyên gặp phải, thường xuyên phải nghĩ đến.
Điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là sản xuất nhiều chương trình chất

lượng cao hơn để thu hút sự chú ý của trẻ. Theo nghiên cứu của Sesame Street,
người nghèo thông tin là những người thường xuyên xem tivi hơn những người
giàu thông tin - những người ít xem tivi. Điều đó có nghĩa là, chúng ta nên cung
cấp nhiều chương trình hữu ích và thu hút với trẻ. Các giáo sư người Nhật chỉ ra
rằng, lổ hổng kiến thức xuất hiện không chỉ giữa người giàu kiến thức và người
nghèo kiến thức mà còn giữa các thế hệ khác nhau, nghề nghiệp khác nhau,
vùng miền, quốc tịch khác nhau, văn hóa khác nhau… Vì vậy, chúng ta phải nỗ
lực hết sức để đáp ứng được nhu cầu của trẻ ở nhiều độ tuổi, nhiều phông nền
văn hóa, nhiều vùng miền và hơn thế nữa./.

18


19



×