Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC triết TRIẾT HỌC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.53 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………….…………………………….2
Chương I: Giới thiệu chung về triết học Việt Nam
I.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………3
I.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….
I.1.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………....
I.2. Các đặc điểm chung của triết học Việt Nam……………………………...4
I.2.1.Triết học Việt Nam Gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
I.2.2. Triết học Việt Nam chịu ảnh hưởng từ bên ngoài
Chương II. Tư tưởng triết học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử……………6
II.1.Triết học dân gian Việt Nam………………………………………………6
II.2. Các triết gia tiêu biểu……………………………………………………...8
II.2.1. Nguyễn Trãi……………………………………………………………...8
II.2.2. Hồ Chí Minh……………………………………………………………11
Chương III. Kết luận………………………………………………………….16
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….17

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

1


LỜI NÓI ĐẦU
Có nhiều ý kiến trái chiều đưa ra bàn về vấn đề Việt Nam có hệ thống tư
tưởng triết học riêng hay không. Có ý kiến cho rằng Việt Nam không có hệ thống
tư tưởng triết học lớn mà chỉ có các tư tưởng triết học riêng biệt, cũng có người
cho rằng triết học Việt Nam là sự dập khuôn của các hệ thống, tư tưởng triết học
của các khu vực triết học trên thế giới. Riêng cá nhân em cho rằng triết học Việt
Nam bao gồm hai phần, một là triết học dân gian hay còn gọi là triết lý dân gian,
được thể hiện trong ca dao, tục ngữ; hai là các quan điểm triết học của các nhà tư
tưởng, chính trị, quân sự lỗi lạc Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Hồ


Chí Minh… Mỗi quan điểm triết học Việt Nam đều gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, đây chính là nét nổi bật rất riêng của triết học Việt
Nam.
Em không phải là một triết gia, em cũng không có nhiều thời gian để
nghiên cứu triết học, vì thế cho nên trong bài tiểu luận ngắn này em chỉ tập hợp
lại những ý kiến cũng như những nội dung mà em tìm hiểu được và cho rằng nó
phù hợp với suy nghĩ và chính kiến của em đưa ra ở trên. Bên cạnh đó khi đọc và
tìm hiểu em cũng đưa ra những nhận xét của cá nhân mình, có thể đúng hoặc
không đúng nhưng đó là những nhận xét mà em tự nhận thấy và rút ra. Kính
mong quý thầy cô khi đọc tiểu luận của em, sẽ bỏ qua cho những lỗi lầm ngây
ngô về câu từ, cách trình bày, cũng như sẽ đưa ra những nhận xét xác đáng để em
có thể hoàn thiện hơn những kiến thức về triết học còn non nớt của mình. Em xin
chân thành cảm ơn quý thầy cô.

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

2


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRIẾT HỌC VIỆT NAM
I.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Triết học phương Tây thường gắn với những thành tựu của khoa học, đặc
biệt là khoa học tự nhiên. Còn triết học phương Đông thường gắn liền với tôn
giáo (Ấn Độ), với chính trị- xã hội, đạo đức (Trung Quốc), những tư tưởng triết
học Việt Nam thì gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Việt Nam được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân
loại.
Người Việt Nam có một khả năng tư duy khái quát phát triển rất sớm. Biết
rút ra những cái chung từ quan sát các hiện tượng tự nhiên như: "", xã hội và con

người, vậy là biết tìm ra quy luật chung. Biết lấy quá khứ để soi vào hiện tại, căn

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

3


cứ vào hiện tại để định hướng cho tương lai. Biết xem xét sự vật, hiện tượng
trong sự vận động phát triển...
Việt Nam có nhiều chiến công oanh liệt trong dựng nước và giữ nước, sau
mỗi chiến công ấy đều có sự tổng kết để nâng lên thành lý luận. Chẳng hạn, tổng
kết từ thời đại nọ sang thời đại kia, tổng kết từ thời loạn lạc, chiến tranh sang hòa
bình, tổng kết sau khi khắc phục những thiên tai... Đó là những khái quát ít nhiều
có tính triết học.
Việt Nam có sự giao lưu với nhiều nền văn hóa thế giới. Giao lưu với nền
văn hóa Trung Hoa khi phong kiến phương Bắc vào xâm chiếm Việt Nam. Giao
lưu với văn hóa Ấn Độ đồ sộ một phần do đạo Phật từ Ấn Độ du nhập sang. Tiếp
nhận đạo Kitô giáo qua cuộc xâm lược của thực dân phương Tây.
Những tư tưởng triết học trên đây đã được Việt Nam tiếp nhận một cách
có chọn lọc, sau đó bản địa hóa. Như vậy, đối tượng của lịch sử tư tưởng triết
học Việt Nam là:
Nghiên cứu sự phát triển tư tưởng triết học bản địa qua hoạt động sống của
con người như sản xuất, đấu tranh xã hội, đấu tranh với tự nhiên.
I.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
thì phạm vi nghiên cứu gồm:
- Tư tưởng triết học về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa con người
và tự nhiên, tinh thần và vật chất (phương Tây gọi là vấn đề cơ bản của triết
học). Chẳng hạn, những vấn đề như quan hệ giữa Trời và người, hình và thần,
giữa tâm và vật, hữu và vô, lí và khí...

- Phương pháp tư duy biện chứng và tư duy siêu hình: như quan hệ giữa
tĩnh (siêu hình) và động (biện chứng), thường (bất biến) và vô thường (không bất
biến), thuận lẽ trời với lòng người...

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

4


- Những vấn đề triết học xã hội, như đường lối trị nước của các triều đại,
mối quan hệ giữa trị và loạn, mối quan hệ giữa vua và quan (quân thần), mối
quan hệ giữa vua với dân, vấn đề sử dụng nhân tài...
- Những vấn đề triết học nhân sinh như bản chất con người, sự thành bại
trong việc đào tạo, giáo dục con người, đạo làm người, các chuẩn mực đạo
đức,...
I.2. Các đặc điểm chung của triết học Việt Nam
I.2.1.Triết học Việt Nam Gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước
Nét nổi bật về tư tưởng của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước.Chủ
nghĩa yêu nước này không dừng lại ở tâm lí,tâm trạng và tình cảm,mà trở thành
một lí luận,một quan niệm.Đó là quan niệm về độc lập dân tộc và quốc gia có
chủ quyền.Quan niệm đó đã có sự phát triển,từ nhận thức về vùng trời,lãnh thổ
riêng biệt…đến một quan niệm toàn diện về thực thể đất nước, như Nguyễn Trãi
đã từng viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nguyễn Trãi cho rằng để tạo ra được sức mạnh dân tộc,sức mạnh xã
hội,người có trách nhiệm với lịch sử ngoài việc phải đồng cam cộng khổ với
dân,còn phải nhận thức được vai trò quan trọng của dân: Dân là gốc nước,được
dân thì được nước,Triều đình là thuyền-dân là nước-nước chở thuyền nhưng

cũng làm lật thuyền…
Tư tưởng yêu nước là một phương diện được các nhà tư tưởng hết lòng
chú ý.Họ dựa vào đạo Nho và đạo Phật để vạch cho con người một đạo đối xử và
ăn ở.Ở đó thể hiện tư tưởng tôn ti trật tự của thời đại nhằm bảo đảm sự ổn định
của chế độ đương thời.Nhưng mặt khác,qua các nhà tư tưởng có trách nhiệm với
thời cuộc,những khái niệm trung hiếu,nhân nghĩa,cương thường…của Nho,thiện

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

5


ác,họa phúc..của Phật được vận dụng và phát huy theo chiều hướng tích cực,thể
hiện một quan niệm và một thái độ yêu nước,kính trên nhường dưới,có hiếu với
cha mẹ,có nghĩa với mọi người,có kỉ cương trật tự trong xã hội..Và đó là những
yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc.
I.2.2. Triết học Việt Nam chịu ảnh hưởng từ bên ngoài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, cùng với các cuộc chiến tranh
chống ngoại xâm, Việt Nam cũng giao lưu với các nền văn hoá khác nhau như
Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây, chính vì thế nên tư duy triết học Việt Nam
cũng chịu ảnh hưởng từ các hệ tư tưởng triết học của các khu vực trên. Tuy nhiên
vì Việt Nam có nền tảng tư duy bản địa mạnh nên triết học Việt Nam vẫn giữ vai
trò chủ thể để tiếp biến văn hoá ngoại lai.
Chẳng hạn, sự ảnh hưởng của Phật giáo vào Việt Nam. Phật giáo du nhập
vào Việt Nam từ rất lâuPhật giáo Ấn Độ có tính vô vi xuất thế, còn Phật giáo
Việt Nam lại hữu vi nhập thế. Nghĩa là nhà chùa có ruộng có vườn, nhập thế
cùng thế gian làm việc. Phật giáo trước khi vào Việt Nam thì vô ngã, nghĩa là
không có cá nhân, không có cái tôi. Nhưng khi vào Việt Nam nó biến hiện thành
sức mạnh cá nhân và phải được nhập vào sức mạnh cộng đồng.
Đạo giáo từ Trung Quốc sang. Khi còn ở Trung Quốc thì nó gắn với tầng

lớp quan lại trí thức thất thế, từ bỏ chốn quan trường, xa lánh chính trị, trở về
sống gần gũi với thiên nhiên, về "cõi bồng lai thiên cảnh". Nhưng khi vào đến
Việt Nam thì con người lại gắn với trời đất, thần thánh đạo giáo để giáo dục đạo
đức xã hội, ổn định gia đình, gắn gia đình với cộng đồng.
Tư tưởng chủ đạo của Nho giáo là thiết lập về đức trị, nhân trị, lễ trị. Do
đó có sự bất bình đẳng về giai cấp, thế hệ, giới tính. Nhưng khi vào Việt Nam
những chuẩn mực đó đã nhoà vào thiết chế cộng đồng làng xã. Người Việt ứng
xử theo kiểu: "phép vua thua lệ làng", tính đẳng cấp có, nhưng không khắt khe.
Văn hoá Nho là một loại văn hoá mạnh, đồ sộ và choáng ngợp, do đó nhiều thời

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

6


kỳ nó áp đặt văn hoá cho các dân tộc khác. Tuy nhiên Nho giáo sang Việt Nam
lại biến đổi. Do tính bản địa mạnh nên tư duy người Việt không bị đồng hoá.
Bằng chứng là nhà Minh đô hộ nước ta 20 năm, và trong từng ấy năm chúng tìm
nhiều cách để áp đặt văn hoá Hán (như đốt sách vở, di tích...), nhưng khi người
Việt chiến thắng quân Minh thì tự giải phóng khỏi sự áp đặt ấy và tự xây dựng
mô hình văn hoá theo kiểu người Việt.

CHƯƠNG II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

7


II.1.Triết học dân gian Việt Nam

Tục ngữ là nét đặc trưng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Tục ngữ không
chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn ẩn chứa tri thức dân gian, những đúc kết kinh
nghiệm quý báu của ông cha ta từ bao đời nay. Và sâu xa hơn, ẩn chứa trong đó
còn thể hiện những tư tưởng triết học tuy còn sơ khai nhưng như một dấu ấn
riêng của triết học dân gian Việt Nam.
Về mặt thế giới quan, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh những nhận thức có
tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới
không phụ thuộc vào con người: "Chạy trời không khỏi nắng", "Chạy mưa
không khỏi trời", "trời", "nắng", "mưa" ở đây chính là hiện thực khách quan. Sự
vật và hiện tượng khách quan tồn tại, vận động và phát triển theo quy luật vốn có
của nó: “Trăng đến rằm thì trăng tròn, sao đến tối thì sao mọc", "Còn da lông
bọc, còn chồi nẩy cây". Tư tưởng duy vật của nhân dân lao động còn được thể
hiện ở thái độ phản đối những chuyện mê tín dị đoan và những người làm các
nghề đó: "Thầy bói nói dựa", "Bói ra ma, quét nhà ra rác”.
Nhân dân lao động còn thể hiện tư tưởng duy vật của mình trong việc nhìn
nhận và giải quyết các vấn đề về đời sống xã hội. Đó là một thứ chủ nghĩa duy
vật trực quan, chất phác, ngây thơ, xuất phát từ kinh nghiệm. Quan điểm duy vật
đó được thế hiện một cách đơn giản và sinh động: "Có thực mới vực được đạo”.
"Thực" ở đây có thể là ăn, là lương thực, là kinh tế như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng vận dụng trong những trường hợp cụ thể khác nhau. Nhưng dù sao, "thực"
cũng là một cơ sở kinh tế, là đời sống vật chất là tồn tại xã hội, còn "đạo" nghĩa
là sự nghiệp, là lý tưởng hoạt động thuộc lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, là đời
sống tinh thần, là ý thức xã hội. "Thực" vực "đạo", nghĩa là vật chất quyết định
tinh thần, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

8



Con người là chủ thể xã hội, nhưng cũng là một sinh vật. Đối với mọi sinh
vật, ăn phải là nhu cầu hàng đầu: "Mẻ không ăn cũng chết". Những con người thì
không chỉ có ăn, mà sau ăn phải là mặc: "Được bụng no còn lo ấm cật". Và khi
có ăn có mặc rồi thì con người không lo chết đói chết rét nữa: "Cơm ba bát, áo
ba manh, đói không xanh, rét không chết”.
Nhưng muốn có ăn, có mặc thì phải lao động vì như Engen nói: "lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người". Vốn là những
người lao động nên nhân dân ta rất coi trọng lao động và thấy rõ giá trị của lao
động: “Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn”, “Có khó mới có miếng ăn”, “Tay
làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”…
Nói về con người và giá trị con người, tục ngữ ta thường so sánh người và
của bao giờ cũng đặt người trên cao hơn rất nhiều: “Người làm ra của, của không
làm ra người", "Một mặt người hơn mười mặt của”, “Người sống hơn đống
vàng"… Đương nhiên, trên thực tế tuy cùng là "người" nhưng không phải ai
cũng như ai, cũng như tuy cùng là "của" nhưng không phải cái gì cũng có giá trị
như nhau, vì thế tục ngữ ta cũng có phân loại: “Người ba bẩy đảng, của ba bẩy
loài”.
Đi đôi với tư tưởng duy vật tự phát, trong tục ngữ Việt Nam cũng chứa
đựng rất nhiều những yếu tố của tư tưởng biện chứng. Đó là cách nhìn nhận các
sự vật và hiện tượng không phải ở trạng thai đứng im, bất biến mà ở trong sự vận
động, biến đổi và phát triển và luôn luôn liên hệ điều đó với đời sống con người:
“Trời còn có khả năng khi mưa, ngày còn khi sớm khi trưa nữa người”, “Người
có lúc vinh, lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong”, “Không ai giàu ba họ, chẳng ai
khó ba đời”, “Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”, “Tre già măng mọc”, “Con chị nó
đi, con dì nó lớn”…
Các sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, tách rời nhau: mà giữa
chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau với mức độ và phạm vi

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18


9


khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể: "Mạ nhờ nước, nước nhờ mạ”, “Hồ
cậy rừng, rừng cậy hồ”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “Gần lửa rát mặt”,
“Cháy thành vạ lây”, “Con sâu bỏ rầu nồi canh”, “Thớt trên mòn, thớt dưới cũng
mòn’, “Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, “Cả nhà làm quan cả họ được cậy,
một người làm bậy cả họ mất nhờ”…
Mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng được tục ngữ thể hiện khá phong
phú và sinh động, tuy không phải dùng đến khái niệm “Chất, lượng, độ, thuộc
tính” như triết học. Phân biệt chất khác nhau được tạo nên bởi những thuộc tính
khác nhau: “Chẳng chua cũng thể là chanh, chẳng ngọt cũng thể cam sành chín
cây”. Chất khác nhau tạo ra những giá trị khác nhau: “Trăng mờ còn tỏ hơn sao,
dẫu rằng núi nở còn cao hơn đồi”. Không thể lấy lượng thay chất được dù rằng
lượng đó gấp bao nhiêu lần: “Trăm đom đóm không bằng bó đuốc, trăm hòm chỉ
chẳng đúc lên chuông”. Chất bao giờ cũng được coi trọng hơn lượng. “Quý hồ
tinh bất quý hồ đa”, “Văn hay chẳng lọ dài dòng”… và rất nhiều câu diễn tả sự
thay đổi về lượng khi “vượt độ” sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất: “Quá mù ra
mưa”, “Mèo già hoá cáo”, “Góp gió thành bão, góp cây nên rừng”… Đặc biệt có
câu thể hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa khái niệm lượng và khái niệm chất:
"Gò với núi cũng kể loài cao, bể với ao cũng kể loài thấp".
Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng được tục ngữ nói đến ở nhiều
góc độ và mức độ khác nhau, rất thực tế và linh hoạt. Bản chất bao giờ cũng bộc
lộ qua hiện tượng: "Người khôn dồn ra mặt", "Khôn ngoan hiện ra nét mặt, què
quặt hiện ra chân tay". Có thể căn cứ vào hiện tượng đề kết luận về thực chất sự
vật: "Nứa trôi sông chẳng giập thì gẫy, gái trồng rẫy chẳng chứng nọ cũng tật
kia". Hiện lượng khác nhau nhưng bản chất chi là một: “Khác lọ cùng một
nước". Cái bề ngoài thì dễ thấy nhưng cái bên trong thì khó mà thấy: "Họa hổ
hoạ bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm". Phải cảnh giác với những hiện


TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

10


tượng xuyên tạc bản chất: "Thủ thỉ nhưng mà quỷ ma", "Tẩm ngẩm tầm ngầm
mà dẫm chết voi"...
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (gọi tắt là quan hệ nhân quả)
cũng được thể hiện trong nhiều câu tục ngữ: "Không có lửa sao có khói", “Gieo
gió gặt bão”, “Trèo cao ngã đau”, “Nguồn đục dòng cũng đục”, “Thế gian chẳng
ít thì nhiều, không dừng ai dễ đặt điều cho ai”…
Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung trong tục ngữ được thể hiện như
là sự gắn bó và phân biệt giữa cá thể và và loài trong thế giới sinh vật: “Thân
chim cũng như thân cò”, “Lòng vả cũng như lòng sung, một trăm con lợn cũng
chung một lòng”, “Sống mỗi người mỗi nết, chết mỗi người mỗi tật”…
Quan hệ mâu thuẫn trong tự nhiên và xã hội được trình bày như là “sự trái
ngược” đơn thuần: “Được mùa cau, đau màu lúa”, “Được người mua, thua người
bán’, “Được lòng ta xót xa lòng người”, “Kẻ ăn không hết, người lần không
ra”…
Bên cạnh những tư tưởng duy vật và tư tưởng biện chứng có tính chất trực
quan đó, nhân dân lao động ngày xưa, do thế giới quan không thuần nhất, do
trình độ nhận thức còn thấp kém và do bị áp bức nặng nề trong xã hội có giai cấp
đối kháng nên không tránh khỏi những tư tưởng duy tâm và mê tín dị đoan. Tuy
có nghi ngờ, không tin vào các loại "thầy" cụ thể làm nghề mê tín, nhưng họ lại
tin vào thần thánh, vào vận hạn, vào tướng mạo và những dấu vết trên cơ thể con
người, vào ngày giờ lành dữ, và nhất lả tin vào số mệnh (những câu tục ngữ nói
về "số" cũng nhiều hơn về các thứ mê tín khác): "Đất có thổ công, sông có hà
bá," "Trời cho hơn lo làm", "Một khoáy sống lâu, hai khoáy trọc đầu, ba khoáy
chóng chết", "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba", "Từ sinh hữu mệnh, phú quí tại
thiên", "Trăm đường tránh chẳng khỏi số", "Tốt số hơn bố giầu', "Số giàu tay

trắng cũng giàu, số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo"...

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

11


Kho tàng tục ngữ Việt Nam rất rộng lớn, phong phú, muôn hình, muôn vẻ
và ẩn chứa trong đó là cả một di sản lớn về tri thức dân gian, về các tư tưởng
triết học. Đó là “Những viên ngọc quý” của đời sống tinh thần của dân tộc mà
chúng ta có thể chọn lọc, kế thừa và sử dụng trong cuộc sống mới hiện nay.
II.2. Các triết gia tiêu biểu
II.2.1.Nguyễn Trãi (1380-1442)
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi gắn liền với lịch sử phát
triển của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIV và nửa đầu thế kỷ XV, qua sự biển
đổi dồn dập của lịch sử. Đó là quá trình chuyển biến từ nhà Trần sang nhà Hồ;
sau đó là sự xâm lược của giặc Minh và cuộc kháng chiến chống quân Minh
bằng khởi nghĩa Lam Sơn gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang, mở đầu cho công
cuộc xây dựng đất nước của một triều đại mới - triều đại Lê Sơ. Chính những
đặc điểm và điều kiện lịch sử – xã hội thời ấy đã làm nên Nguyễn Trãi – một nhà
văn hóa, một nhân vật lịch sử kiệt xuất đầu thế kỷ XV của dân tộc Việt Nam.
Qua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, tư tưởng
của ông trước hết chịu ảnh hưởng của Nho giáo . Cụ thể, đó là tư tưởng của
Nho giáo về thiên mệnh, trung dung, tam cương, ngũ thường, tư tưởng về nhân
nghĩa. Nhưng tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Trãi không dập khuôn máy móc
mà mang nhiều nội dung vượt lên trên Nho giáo chính thống, không phải Nho
giáo có tính kinh viện, vong bản của bọn "bạch diện thư sinh". Bởi lẽ, cuộc đời
và tâm hồn Nguyễn Trãi luôn gắn với thực tiễn nóng bỏng của xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Ông luôn trăn trở về sự tồn vong của dân tộc với
lòng yêu nước cháy bỏng và thương dân tha thiết.

Bên cạnh đạo lý Nho giáo, Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý Phật
giáo với đức hiếu sinh, khoan dung, bác ái và từ bi: "Thân đã hết lụy thân nên
nhẹ; Bụt ấy là lòng bụt há cầu"(Quốc âm thi tập, Mạn thuật); "thần vũ không
giết","tỏ lòng hiếu sinh"(Ức trai thi tập). Và, trên thực tế, Nguyễn Trãi đã xin Lê

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

12


Lợi tha cho mười vạn quân Minh khi chúng bại trận. Trong "Bình Ngô đại cáo",
cùng với việc lên án sự tàn bạo tột cùng của quân thù, Nguyễn Trãi còn biểu lộ
tấm lòng yêu thương bao la của mình không chỉ đối với con người, với dân
chúng mà còn đối với cả loài vật: "Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi
cạm đặt.Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ".
Cùng với Nho và Phật, Nguyễn Trãi còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng
Lão –Trang, đó là lòng "thanh tĩnh vô vi", nhàn tản, ung dung tự tại, không
màng danh lợi của ông. Trong "Quốc âm thi tập, tư an nhàn, yên phận được ông
nhắc đến nhiều lần, chẳng hạn: "Bỏ chốn phồn hoa, lãnh tục trần. Cày sâu mảnh
ruộng được yên thân","Am quê về ở dưỡng nhà chơi, yên phận yên lòng kẻo
tiếng hơi"(Nguyễn Trãi toàn tập)…Quan niệm của Nguyễn Trãi về công danh, về
cuộc đời cũng rất gần với Lão – Trang: "Cõi trần mắt thấy thực phù
vân"(Nguyễn Trãi toàn tập); "Cuộc đời là một giấc mơ thôi"(Ức trai thi tập).
Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi được thể hiện chủ yếu qua quan
điểm của ông về thế giới, về chính trị – xã hội, về luân lý đạo đức và cuộc
sống con người.
Trước hết là quan điểm về thiên mệnh, về trời đất và con người . Nguyễn
Trãi chịu ảnh hưởng khá nhiều từ quan niệm về vũ trụ của Khổng Tử, đặc biệt là
quan niệm về mệnh trời, vận trời. Khổng tử tin rằng, trời là một lực lượng siêu
hình, nhưng có sức mạnh, có ý chí, quy định trật tự xã hội, tự nhiên và số phận

con người, đó gọi là thiên mệnh. Trong "Luận ngữ", Khổng Tử viết:"Đắc tội với
trời, không thể cầu vào đâu được"; "Sống chết do số mệnh, giàu sang tại trời".
Trong các tác phẩm của mình, Khổng Tử không chỉ ra rằng đất trời sinh ra vạn
vật, mà chỉ nhắc tới "thiên mệnh". Còn trong các tác phẩm của mình, Nguyễn
Trãi nói rất nhiều đến vũ trụ và trời đất, điển hình là trong "Quân trung từ mệnh
tập" và "Ức trai thi tập". Chẳng hạn ông viết: "Trên có trời đất quỷ thần", "trời
không che riêng ai, đất không chở riêng ai". Đối với Nguyễn Trãi, trời đất rất

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

13


linh thiêng, theo ông, trời là lẽ biến hóa tự nhiên: "Trời đất thật vô tình sinh ra sự
biến nhiều"(Nguyễn Trãi toàn tập); "Vận trời tuần hoàn, đi rồi lại lại"(Nguyễn
Trãi toàn tập).
Theo Nguyễn Trãi, vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định: "Nước
thịnh hay suy, quan hệ ở trời". Còn về cuộc đời mỗi con người, Nguyễn Trãi cho
rằng, mọi sự thành bại, giàu sang, phú quý hay đói rách, nghèo hèn của con
người cũng đều do mệnh trời sắp đặt: "Đời người muôn việc thảy do
trời"(Nguyễn Trãi toàn tập). Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cung tin vào sự tuần hoàn,
sự vận động không ngừng của trời, của thiên hạ: "Ngày nay, vận trời quay vòng,
vận đã đi rồi phải trở lại". Qua đó, ta thấy rằng tư tưởng của Nguyễn Trãi về trời
không phải chỉ là đấng siêu nhiên, sinh ra vạn vật mà trời còn là yếu tố khách
quan, là quy luật, luôn vận động, biến đổi không ngừng.
Quan niệm thiên mệnh của Nguyễn Trãi tuy còn có yếu tố thần bí, nhưng
đã chứa đựng tính chất biện chứng. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa
yếu tố khách quan là lẽ trời, vận trời, lòng trời và yếu tố chủ quan là lòng người,
ý người, sức dân. Nguyễn Trãi coi đó là hai điều kiện quan trọng không thể thiếu
ở một con người hành động. Ông cũng chỉ ra rằng, trong hai điều kiện đó, yếu tố

khách quan là lẽ trời, vận trời là cơ sở, điều kiện, quy định hoạt động của con
người: "Phải thuận lòng trời mới hợp lòng người"; còn yếu tố chủ quan là con
người, bản thân con người hành động, ngoài sự hiểu biết điều kiện bên ngoài còn
phải đánh giá đúng sức lực của mình, khả năng của mình và quan tâm thực hiện
mục đích thì mới có thể thành công: "Đã do trời mà biết thời lại có chí để thành
công".
Tiếp theo là về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi . Đối với Nguyễn
Trãi, nhân nghĩa không chỉ tồn tại trong tư tưởng, mà còn có trong cả hành động.
"Nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi khác rất nhiều so với "nhân nghĩa" của Khổng
Mạnh, bởi nó mang ý nghĩa thực tiễn và nhân bản tích cực. Với Nguyễn Trãi,

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

14


trước hết, "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", là "dùng quân nhân nghĩa cứu dân
khổ, đánh kẻ có tội", là "đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa
đi đánh dẹp cốt để an dân"…Nhân nghĩa như vậy chính là yêu nước, thương dân,
đánh giặc, trừ bạo cứu nước, an dân; trong đó, "an dân" là mục đích của nhân
nghĩa, còn "trừ bạo" là phương tiện của nhân nghĩa. Quan điểm nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi thể hiện xuyên suốt trong tư tưởng của ông, qua cách đối nhân xử
thế; thể hiện ở tình thương dân, yêu nước của ông.
Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, phải kể đến quan niệm về
"dân" của ông. Nguyễn Trãi có cuộc sống gần gũi với nhân dân, hòa mình vào
nhân dân, nên ông đã nhìn thấy những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được
nguyện vọng tha thiết của nhân dân và tin vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân.
Nguyễn Trãi là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nói đến "dân đen con đỏ",
ông thấu hiểu được nỗi khổ của nhân dân dưới sự thống trị hà khắc của giặc
Minh. "Bình Ngô đại cáo" là một bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của

giặc mình: " Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm
tai vạ"… Trước chúng ta hơn sáu trăm năm, Nguyễn Trãi đã đưa ra quan niệm
khá sâu sắc về dân và vai trò của dân. Cách Nguyễn Trãi nhìn nhận về vai trò của
nhân dân như vậy không chỉ cho thấy rằng tư tưởng của ông đã vượt khỏi hệ tư
tưởng phong kiến bảo thủ, gia trưởng về dân, mà còn khiến cho tư tưởng, triết lý
nhân sinh của ông mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
Trên đây mới chỉ là một vài nét cơ bản và đặc sắc trong tư tưởng triết học
của Nguyễn Trãi. Song, qua đó, chúng ta vẫn có thể thấy rằng, tư tưởng triết học
của ông hoàn toàn không phải là những vấn đề tản mạn, mà trái lại, nó đã đạt đến
một trình độ tư duy mang tính khái quát khá cao. Đặc biệt, ẩn chứa đằng sau hệ
thống các quan điểm về thiên mệnh, về trời đất và con người, về nhân nghĩa đó
là "Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam được phát triển đến đỉnh cao

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

15


trong điều kiện chiến tranh nhân dân, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành độc
lập và xây dựng nước nhà của Nguyễn Trãi"(Trần Văn Giàu)
II.2.2. Hồ Chí Minh
Trong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật
macxít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông qua đó tạo
nên một hệ thống phương pháp riêng của mình. Vì vậy, có thể nói, phương pháp
biện chứng của Hồ Chí Minh là sự vận dụng phương pháp biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lênin nhưng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xử lý thành
công những vấn đề do thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra, nó in đậm màu sắc
Việt Nam – Hồ Chí Minh và bằng cái riêng đã làm phong phú thêm cái chung.
Phương pháp biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý

luận, giữa cái riêng và cái chung.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của nhận
thức luận macxít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Theo
quan điểm của C.Mác: “ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện
theo mức độ mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy”. Nói cách
khác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
của mỗi dân tộc.
Hồ Chí Minh cũng quan niệm: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong
kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lượng, rõ ràng,
làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân
chính”.
Đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản, nhưng Hồ Chí Minh không dập khuôn mà
biết rút ra từ học thuyết cách mạng và khoa học rộng lớn này những vấn đề cần
thiết cho giai đoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

16


cho cách mạng Việt Nam: từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải
phóng con người, tức là từ độc lập dân tộc tiến lên CHXH.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhờ đứng vững
trên quan điểm thực tiễn và đường lối độc lập tự chủ, một mặt, chúng ta vẫn
tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của các nước XHCN anh em, mặt khác,
chúng ta lại đánh theo đường lối và cách đánh Việt Nam, phù hợp với chiến
trường Việt Nam, vì vậy ta đã giành được thắng lợi vẻ vang: giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CHXH.
Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước

vào thời kỳ quá độ lên CHXH, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Chúng ta phải dùng
những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên CHXH” và
Người nhắc nhở: “Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước
anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một
cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”.
Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa mâu thuẫn và thống nhất của
các mặt đối lập.
Theo quan điểm macxít, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là quy luật cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật, bởi mâu thuẫn là hiện
tượng phổ biến của mọi sự vật, hiện tượng và đấu tranh để đi tới chuyển hoá
giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển.
Hồ Chí Minh cũng thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn. Người viết:
“Cái gì cũng có mâu thuẫn, vì cái gì cũng có biến âm, dương, có sinh có tử, có
quá khứ, có tương lai, có cũ, có mới. Đó là những mâu thuẫn sẵn có trong mọi sự
vật”.
Trong đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp có nhận thức, phát hiện
đúng mâu thuẫn mới xác định rõ kẻ thù và bạn đồng minh, mới đề ra được chiến
lược, sách lược, bước đi đúng đắn cho mỗi giai đoạn của cách mạng.

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

17


Vận dụng phép biện chứng duy vật vào phân tích xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hai mâu
thuẫn cơ bản: một là, mâu thuẫn vốn có của xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa
nông dân và địa chủ phong kiến và hai là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với bọn thực dân xâm lược Pháp, từ đó Hồ Chí Minh xác định nhân dân
Việt Nam có hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến tay sai, cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam có hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc giành
lại độc lập cho dân tộc và chống phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.
Tuy xác định xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam có hai mâu thuẫn
cơ bản, nhưng trong việc xử lý mâu thuẫn, Hồ Chí Minh không coi hai mâu
thuẫn đó ngang nhau, phải tiến hành song song, đồng thời. Theo Hồ Chí Minh,
trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn nổi lên gay gắt nhất, trở thành
mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc và
bọn tay sai, có giải quyết được vấn đề dân tộc mới giải quyết được vấn đề dân
chủ.
Như vậy, trong mâu thuẫn nội bộ nhân dân (mâu thuẫn không đối kháng),
có mặt thuận và mặt nghịch, bên cạnh mặt mâu thuẫn còn có mặt thông nhất, để
tồn tại trong sự thống nhất, phải biết lấy thuận chế nghịch, lấy cái chung, cái
đồng thuận để khắc phục cái riêng, cái dị biệt. Đó là biện chứng trong cách xử lý
của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giũa mâu thuẫn và thống nhất các mặt đối lập.
Biện chứng giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến”.
Đây là một tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc của triết học phương
Đông, xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hoá đều do điều lý (quy luật) chi phối,
nếu nắm được điều lý của vũ trụ thì có thể điều khiển được mọi biến hoá của trời
đất (hiện tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn biến, lấy
tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương…

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

18


Phép biện chứng duy vật macxít cũng đã đề cập đến các cặp mâu thuẫn và
thống nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến
trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học
phương Đông và Việt Nam. Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên cương ở

phương Nam, có dặn lại nhiếp chính Ỷ Lan một câu: “Vạn biến như lôi, nhất tâm
thiền định”, ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (là một lòng lo giữ việc nước) thì có
thể đối phó với vạn biến (dù có dữ dội như sấm sét).
Phép biện chứng duy vật thường chú trọng nhiều hơn về trình bày sự phát
triển biện chứng của sự vật, coi mâu thuẫn, vận động là tuyệt đối, thống nhất,
đứng im là tương đối. Trong thực tế vận dụng, đôi khi chúng ta lại có phần coi
nhẹ, thậm chí bỏ qua cái “bất biến” (tức là cái thống nhất, đứng im vốn là điều
kiện tồn tại của sự vật). Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng macxít, đồng thời
cũng chịu ảnh hưởng của tư duy biện chứng phương Đông. Người thường bắt
đầu từ cái bất biến để đi tới cái khả biến của xã hội và con người. Thí dụ, Người
nói: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng
giống nhau ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ”.
Hồ Chí Minh đã vận dụng phương pháp biện chứng này một cách rất hiệu
quả trong chỉ đạo cách mạng, đưa tới những thắng lợi to lớn chưa từng có trong
lịch sử dân tộc. Đúng như một nhà báo Pháp đã nhận xét: “Chính sự kết hợp mà
không ai bắt chước nổi giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính linh
hoạt về chính trị với tính cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền
thống yêu nước với sự phân tích macxít đã tạo nên tính chất độc đáo của ông Hồ
Chí Minh”.
Tư tưởng về con người, bộ phận cơ bản của tư tưởng triết học Hồ Chí
Minh
Thấm nhuần quan điểm cải tạo thế giới của triết học Mác, vấn đề được Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm là vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

19


người. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là con người chung

chung, trừu tượng, phi lịch sử, mà là con người hiện thực, cụ thể, sinh động,
trước hết là nhân dân lao động và quần chúng bị áp bức ở khắp mọi nơi, không
phân biệt dân tộc và màu da. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người có thể tóm tắt
lại trong ba nội dung cơ bản:
Thứ nhất, con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi
của cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, lịch sử là do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, chứ
không phải do vài ba cá nhân anh hùng nào, vì vậy chúng ta phải yêu dân, quý
dân, trọng dân, vì “có dân là có tất cả”. Người nói: “Trong bầu trời không gì quý
bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân”. Do đó, “trong xã hội không có gì tất đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích
của nhân dân”.
Từ đó, ta thấy nổi lên ở Hồ Chí Minh một tấm lòng yêu thương vô hạn đối
với con người, một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người, một
ý chí kiên quyết đấu tranh để giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đói
nghèo, lạc hậu. Cũng có thể coi đó là những nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh.
Thứ hai, Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người hoàn toàn xa lạ với các quan điểm
xem con người như là công cụ, như là phương tiện. Mọi chính sách tăng trưởng
kinh tế, phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều hướng tới con người. Người
nói: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân”, “dựa vào lực
lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân”, “chủ nghĩa xã hội
là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự
xây đựng lấy”.

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

20



Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người – mục tiêu và con
người – động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất.
Để phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một hệ
thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào cái động
cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người đồng thời, cũng chỉ ra những
nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển theo
hướng tiến bộ.
Trong hệ thống các động lực chính trị – tinh thần, Hồ Chí Minh chú trọng
trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức
cách mạng… đồng thời không coi nhẹ vai trò tác động của các nhân tố tinh thần
khác, như văn hoá, khoa học, pháp luật… đặc biệt, Người chú trọng phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, coi “thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng
có thể giải quyết mọi khó khăn”.
Là nhà duy vật macxít, Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người luôn
gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ, vì vậy, đi đôi với các biện pháp chính trị –
tinh thần, Hồ Chí Minh không coi nhẹ hay bỏ qua các động lực vật chất, khéo léo
kết hợp các loại động lực với nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy tính năng
động cách mạng của con người. Người tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân
chính đáng của người lao động, chủ trương kết hợp hài hoà ba lợi ích, sao cho
“Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi”.
Nhưng muốn khai thông động lực thì phải khắc phục trở lực kìm hãm sự
phát triển của con người, trong đó “căn bệnh mẹ” cực kỳ nguy hiểm là chủ nghĩa
cá nhân phải được phê phán mạnh mẽ, kiên quyết tẩy trừ.
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà tư tưởng, chính trị
kiệt xuất đã vận dụng thành công triết học Mac-Lenin và kết hợp với tư tưởng
triết học phương Đông vào thực tế Việt Nam để xây dựng nên hệ thống tư tưởng
riêng, đã dẫn đường cho nhân dân ta đi đến chiến thắng cuối cùng trong cuộc

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18


21


cách mạng dành độc lập dân tộc. Và ngày nay, những tư tưởng của Người lại trở
thành kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng đất nước của Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta.

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

22


KẾT LUẬN
Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa phong phú, người dân Việt Nam
có trí tuệ và khả năng tư duy cao, chính vì thế cho nên triết học cũng phát triển ở
Việt Nam từ rất lâu và mạnh mẽ. Triết học Việt Nam được thể hiện từ trong
những cách đối nhân xử thế, từ những kinh nghiệm được ông cha ta truyền
miệng từ đời này qua đời khác bằng những câu tục ngữ. Đó được gọi là triết lý
dân gian Việt Nam, nét đặc trưng của triết học Việt Nam.
Bên cạnh đó, triết học Việt Nam cũng kế thừa và phát triển của các tư
tưởng triết học của phương Đông như triết học Nguyễn Trãi thấm nhuần giáo lý
đạo Nho, Mạnh, Phật giáo; triết học Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng triết học
Mac-Lenin kết hợp với tư tưởng giáo lý phương Đông tạo thành hệ tư tưởng Hồ
Chí Minh. Nhưng sự kế thừa các hệ tư tưởng của các khu vực khác không phải là
dập khuôn, máy móc mà có sự chọn lọc, áp dụng cho phù hợp với điều kiện
khách quan của xã hội Việt Nam, kết hợp với suy nghĩ chủ quan của cá nhân để
tạo thành một hệ tư tưởng riêng không pha trộn.
Như vậy có thể nói rằng, Việt Nam có nền triết học phong phú và phát
triển mạnh mẽ với rất nhiều tư tưởng triết học khác nhau nhưng chủ yếu là triết

học dân gian hay còn gọi là triết lý dân gian và tư tưởng triết học của các triết
gia.
Trong bài tiểu luận này, vì thời gian và thời lượng nghiên cứu có hạn, em
chỉ đưa ra những nghiên cứu ngắn và có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ,
mong quý thầy cô thông cảm và đưa ra những nhận xét quý báu giúp em hoàn
thiện hơn nghiên cứu của mình.

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp _Giáo trình Đại học Cần Thơ
2. Trương Ngọc Hương, 2003_Luận đề về Nguyễn Trãi. Nxb Thanh Niên
3. Đường Anh Sơn 2009_Nguyễn Trãi Ức Trai Thi Tập. Nxb Văn Hóa Sài Gòn
4. Vũ Đường Quý 1998_Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông.Nxb Giáo
Dục
5. Nhiều tác giả 1980. Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân tộc.Nxb Khoa
Học Xã hội
6. www.http.nguyentrai.net
8. www.http.Thuviendientu.com.vn
9. www.http.Wikipedia.com

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

24


10. Ủy ban KH-XH Việt Nam, Nguyễn Trãi Toàn tập

11. Tư tưởng Hồ Chí Minh
12. Tạp chí Triết học
13. vientriethoc.com.vn
14. Bản dịch "Bình Ngô Đại cáo" - Ngô Tất Tố
15. tutuonghochiminh.vn
16. tailieu.vn

TRIẾT HỌC VIỆT NAM –CAO HỌC K18

25


×