Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận cao học truyền hình vai trò của truyền hình đối với tâm lý công chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.05 KB, 18 trang )

I) Đặt vấn đề
Chúng ta biết rằng, truyền hình là một trong những loại hình báo chíphương tiện thông tin đại chúng. Và bởi lẽ đó, với các loại hình thông tin đại
chúng nói chung luôn lấy sự định hướng làm mục tiêu hàng đầu.
Rất dễ hiểu cho lập luận trên bởi các sản phẩm mà họ làm ra (với phát
thanh là những điều được thể hiện bằng lời nói, với truyền hình được thể hiện
bằng tác phẩm hình ảnh và ngôn ngữ, còn với báo in chủ yếu được diễn tả
bằng con chữ...) Và mỗi loại hình thể hiện sản phẩm theo cách riêng. Nhưng
tất cả đều đi đến một mục tiêu chung đó là định hướng công chúng. Đây cũng
được xem như tôn chỉ- mục đích cho hành động của các loại hình truyền
thông hoạt động.
Ví dụ với một doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất mở ra thì mục
đích của họ là kiếm ra thật nhiều tiền từ những sản phẩm đó. Nhưng với
Truyền hình – một loại hình phương tiện truyền thông, thì với những sản
phẩm của họ là những phóng sự, đoạn phim tư liệu, hay những trò chơi,
chương trình giải trí trình chiếu công khai đến công chúng với những thông
điệp, những bài học rút ra từ những chương trình đó thì các nhà làm truyền
thông muốn đưa đến một cái nhìn toàn diện nhất – hiện đại nhất – văn minh
nhất cho công chúng. Hay nói cách khác chính là muốn thay đổi nhận thức,
bồi dưỡng nhận thức trong công chúng để từ quá trình nhận thức đó trở thành
hành động thực tế có ý thức.
Và thực tế truyền hình đã có vai trò rất to lớn trong định hướng công
chúng !

1


II) Nội dung
1) Những vấn đề lý luận cơ bản
Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa được
các thế mạnh của các kênh trước đó, như báo in, phát thanh, điện ảnh...Và nó
có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con người bằng cả thị giác


và thính giác- hai giác quan quan trọng nhất.
Truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác
như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống thật
nhưng được thu nhỏ, được “rút gọn”, được làm giàu thêm về ý nghĩa, làm
sáng rõ hơn về hình thức, và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần giúp
người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn
về những sự kiện và vấn đề của cuộc sống.
Thực tế, không có trường hợp một sản phẩm truyền hình chỉ thực hiện
một chức năng duy nhất, mà bất cứ một thông tin nào trên truyền hình cũng
có thể tác động, ảnh hưởng đến nhiều bình diện của cuộc sống con người.
Một câu chuyện vui có thể mang ý nghĩa giáo dục lối sống sâu sắc. Một tin
tức khoa học có thể bổ sung cho sự hiểu biết của con người, song cũng có thể
trở thành động lực, thúc đẩy con người theo những khuynh hướng tư tưởng
chính trị nào đó. Nghĩa là, một sản phẩm truyền hình có thể thực hiện nhiều
chức năng khác nhau, nhưng cùng đi đến một cái đích đó là thay đổi nhận
thức con người.
Chúng ta hiểu gì về cụm từ: chức năng định hướng của truyền hình.
Chức năng (tiếng Latinh: Functio) được biểu hiện là tổng hợp của
những vai trò và tác dụng của một tiến trình hay một hoạt động nào đó trong
tự nhiên và xã hội,. Mỗi loại hình hoạt động trong đời sống xã hội loài người
đều được đặc trưng bởi các chức năng của nó. Phù hợp với các đặc trưng đó
là vai trò, vị trí và cả tính chất vận động của mỗi loại hình hoạt động, chính vì
vậy, những tri thức về chức năng có ý nghĩa rất quan trọng cả về phương diện
lý luận và phương diện thực tiễn. Nó cho phép con người nắm được những
2


mối liên hệ chủ yếu của đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để xác định phương
hướng và phương pháp hành động một cách hiệu quả. Và vì thế truyền hình ra
đời với chức năng định hướng công chúng.

Tất cả mọi hoạt động của con người luôn có ý thức, trước khi làm bất
cứ việc gì, con người đều hình dung, xác định trước về mục đích cần phải đạt
tới, con đường và phương pháp hành động, phương tiện để tác động vào đối
tượng...Tính mục đích cũng thể hiện rõ ràng và nhất quán trong hoạt động của
truyền hình. Đó chính là “Định hướng”.
Truyền hình không những can thiệp mà còn là trường học hoàn toàn tự
nguyện, tự lựa chọn với những phương thức phù hợp nhất cho mỗi người, mỗi
nhóm công chúng thông qua việc phát các chương trình truyền hình. Tính tự
giác, khả năng lựa chọn rộng rãi, cơ chế tiếp nhận linh hoạt, gần gũi thực tế
cuộc sống, sinh động,tần suất giao tiếp gần như cao nhất, phạm vi tác động
rộng rái nhất, sức thuyết phục cao... Là những ưu thế thuận lợi cho công tác
định hướng trên truyền hình.
Cũng có thể thấy rằng, đối với bất kì loại hình truyền thông nào thì
thông tin là yếu tố quan trọng, góp phần lớn vào các vai trò, nhiệm vụ của loại
hình truyền thông đó. Thông tin là chức năng khơi nguồn, là những sự thật
của cuộc sống được phản ánh qua màn ảnh nhỏ, chức năng cơ bản nhất của
truyền thông đại chúng. Đặc biệt, cuộc đấu tranh chính trị- xã hội càng phức
tạp, kinh tế thị trường càng phát triển thì tính chất thông tin ngày càng đa
dạng và phức tạp. Số lượng, chất lượng và tính chất các sản phẩm truyền
thông phản ánh trình độ, diện mạo và tính chất thiết chế chính trị- xã hội. Vì
thế, yếu tố thông tin được xem là yếu tố quan trọng, cùng với hình ảnh và âm
thanh sống động để hiệu quả định hướng của truyền hình đạt hiệu quả cao
nhất.
2) Giải thích khái niệm: Truyền hình định hướng công chúng
Để hiểu được thấu đáo cụm từ: Truyền hình định hướng công chúng,
chúng ta phải hiểu hết các khái niệm liên quan
3


Trước hết khái niệm truyền hình: Theo như giáo trình cuốn “Truyền

thông đại chúng” cho rằng: “Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền
thông đại chúng, chuyển tải âm thanh bằng hình ảnh động và âm thanh.”
Theo cuốn cơ sở lý luận báo chí: “truyền hình là kênh truyền thông
chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc
sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động”.
- Thứ hai, khái niệm “định hướng”: Theo từ điển tiếng Việt cắt nghĩa
thì: định hướng là xác định phương hướng, chỉ ra lối đi, khai thông nhận thức,
điều chỉnh hành vi cho con người nhằm đi đến kết quả tích cực.
- Và cuối cùng là khái niệm công chúng: cũng theo từ điển tiếng Việt:
công chúng là đông đảo mọi người xem, hoặc chứng kiến việc gì, trong quan
hệ với người diễn thuyết, diễn viên, ra mắt công chúng vở kịch, ra mắt bộ
phim...
Tuy nhiên nếu cắt nghĩa rời nhau sẽ không thể đi đến một ý hiểu trọn
vẹn. Như vậy, đúc kết từ các khái niệm trên ta có thể hiểu: “Với hình thức
chuyển tải âm thanh bằng hình ảnh động và âm thanh, trình chiếu trước đông
đảo người xem nhằm xác định cho đông đảo người xem một phương hướng
tích cực nhất định từ nội dung thông điệp mà chương trình đưa đến”.
3) Tại sao truyền hình lại định hướng được công chúng ?
Như chúng ta đã biết, tâm lý của người Việt Nam vốn tin tưởng tuyệt
đối vào truyền hình. Khi tranh cãi về một vấn đề gì đó, họ luôn có câu cửa
miệng: trên truyền hình nói thế !
Và sự tin tưởng này đều có cơ sở. Được biết,ngay từ năm 1987 lãnh
đạo Đài Tiếng Nói Việt Nam chủ trương “đa dạng hóa thông tin” với nội
dung thông tin nhiều chiều,: trên xuống, dưới lên, trong ra, ngoài vào, thông
tin toàn diện, thông tin cập nhật với cuộc sống, nêu cao tính cụ thể, định
hướng, tính chiến đấu của thông tin. Với sự đảm bảo từ các thiết chế của nhà
nước, nhân dân ta tin tưởng tuyệt đối vào truyền hình.
Trước đây, giai đoạn 1996 – 2000 nhà nước ta bao cấp hoàn toàn kinh
phí cho các kênh quốc gia trên truyền hình, một mặt các chương trình hoạt
động chịu sự giám sát của nhà nước, mặt khác. Truyền hình luôn lấy tiêu chí

4


xác thực – tin cậy của thông tin làm phương trâm, hoạt động theo đường lối
của Đảng và nhà nước.
- Thứ hai, truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm
thanh, hình ảnh thực tế bắt mắt, ngôn ngữ sinh động,biểu cảm, chân thực. Nếu
so với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tất cả
các loại hình thông tin có trong báo phát thanh, phim, ảnh...Thêm vào đó là
tâm lý “Trăm nghe không bằng một thấy” của dân ta giúp cho công tác định
hướng trên truyền hình được thực hiện hiệu quả hơn. Hình ảnh chủ yếu và đặc
trưng trong truyền hình là hình ảnh động về thể hiện trực tiếp. Ngoài ra,
truyền hình còn sử dụng hình ảnh tĩnh như tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ,
chữ in. Bằng kĩ thuật dựng hình, người ta còn có thể dừng các hình ảnh động
ở một khuôn hình đặc biệt, cần thiết nào đó biến thành hình ảnh tĩnh nhằm
nhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể.
Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc,
tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình như tiếng gió, mưa, sấm,
sét, tiếng kêu của muông thú, tiếng xe chạy, tiếng bom nổ, tiếng ồn ào của
đám đông...
- Truyền hình không phải là sự áp đặt, thông tin một chiều mà đó là sự
phản ánh chân thành về muôn màu của cuộc sống. Hơn thế truyền hình luôn
tác động hai chiều, có sự phản hồi và trả lời phản hồi của khán giả. Vì thế,
công chúng luôn tin tưởng vào hoạt động thông tin định hướng trên truyền
hình.
- Điểm cuối cùng đó là mục tiêu hoạt động đúng đắn của truyền hình.
Đó là định hướng công chúng trên cơ sở là một loại hình thông tin đại chúng.
Mục tiêu của truyền thông đó là định hướng, thực tế truyền hình đã đạt được
hiệu quả cao nhất trong các loại hình truyền thông bằng nhiều yếu tố (thông
tin chuẩn xác, hình ảnh âm thanh sống động, chân thực, các chương trình đa

dạng, phong phú...)
4) Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò định hướng công chúng của
truyền hình
5


Với hình ảnh và âm thanh sinh động, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ, truyền hình ngày càng khẳng định vị thế, cũng như sức mạnh to
lớn của mình trong đời sống xã hội.
Truyền hình định hướng công chúng bằng hình ảnh: “Trăm nghe
không bằng một thấy”, độ tin cậy tuyệt đối của công chúng vào truyền hình
nên hiệu quả định hướng càng cao.
Để định hướng được công chúng thì trước hết công chúng là khách
hàng tiếp nhận sản phẩm truyền hình. TS Trần Đăng Tuấn cho rằng: “Bản
thân hoạt động điện ảnh là một hoạt động xã hội, không ai làm phim để cho
mình xem, mà để cho mọi người xem”
Công chúng truyền thông - đối tượng tiêu thụ sản phẩm, quyết định
tiêu dùng của công chúng với các sản phẩm truyền thông thể hiện cách thức
và tập quán sử dụng, cũng như thái độ của họ đối với các phương tiện truyền
thông đại chúng.
Đặc điểm riêng của mỗi khách hàng tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu
dùng sản phẩm truyền thông. Những yếu tố này bao gồm tính bao quát như
văn hóa về xã hội và cả tâm lý cá nhân bao gồm: các yếu tố văn hóa, phân
tầng trong xã hội, gia đình, địa vị xã hội,...
- Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi công chúng
Người tiêu dùng sản phẩm truyền thông còn có những yếu tố cá nhân
chi phối đáng kể như: tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách
sống, cá tính và quan niệm riêng của họ. Như vậy, Sự lựa chọn tiêu dùng sản
phẩm theo nhận thức, kiến thức và quan điểm.
Sau đây chúng ta sẽ xét những yếu tố cơ bản:

Yếu tố hình ảnh động và âm thanh là thành phần chủ đạo, có tính chất
quyết định đối với truyền hình: Ngay 2 từ: “truyền hình” đã bật lên yếu tố rất
quan trọng đó là hình ảnh. Hình ảnh có sinh động, chân thật, tự nhiên, có sắc
nét và các góc quay có phong phú hay không quyết định rất nhiều tới hiệu quả
của thông điệp mà tác phẩm muốn nói lên, cùng với sự hỗ trợ của âm thanh
(âm thanh ở đây bao gồm cả lời nhân vật, tiếng động hiện trường, nhạc cắt,
nhạc xen... càng tạo nên độ thuyết phục cao cho công chúng. Trên thực tế,
6


hình ảnh động là cái tạo nên đặc thù của truyền hình, là cái tạo nên sức hút
đặc biệt và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của truyền hình. Tuy nhiên,
tiếng nói là bộ phận chính trong âm thanh có ý nghĩa chuyên chở nội dung
thông tin của truyền hình. Bởi vì một mặt phần lớn thông điệp được thể hiện
bằng lời nói, mặt khác, những tư tưởng thể hiện bằng lời nói bao giờ cũng đầy
đủ hơn biểu đạt được cả bề rộng và bề sâu của những vấn đề phức tạp. Vì thế,
âm thanh và hình ảnh được xem như bản lề của truyền hình.
Ví dụ như trong vụ cốm làng Vòng (Dịch Vọng Hậu – cầu Giấy – Hà
Nội) với tin đồn cả làng sử dụng hóa phẩm tạo màu độc hại cho sức khỏe đã
gây hoang mang và bức xúc trong dư luận, thì truyền hình kênh “Nông nghiệp
nông thôn” phát trên kênh vtc16 đã định hướng ổn định công chúng để bác bỏ
tin đồn không đúng trên bằng việc đưa đến khán giả lý giải băng hình ảnh
kiểm chứng thực tế qua kiểm tra chất lượng, chỉ một hộ gia đình sử dụng chứ
không phải là tất cả các hộ làm cốm ở làng Vòng, những thước phim có thật
về các công đoạn làm cốm bằng hình thức thủ công, về sự kiểm định của cơ
quan y tế với bất chợt cốm của một vài gia đình với kết quả không sử dụng
hóa chất, phỏng vấn trực tiếp bà con ngay tại làng nghề này và có sự xuất hiện
của cơ quan chức năng. Và trong đoạn phim là hình ảnh rất sinh động, đẹp
mắt và có thật về màu xanh lúa non, về những con người thật thà đang sàng,
xẩy, tuốt, giã lúa non. Đặc biệt là công đoạn vò lúa non với lá cây xanh không

độc hại để tạo màu.
Dưới đây là hình ảnh được cắt từ chương trình: “Nông nghiệp nông
thôn” phát trên kênh vtc16 về hoạt động cốm làng Vòng làm không hóa chất:

7


+ Yếu tố thông tin: Thông tin truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực
trong trạng thái sống. Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn
của bảo chí, Chúng ta hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó truyền hình
không có sự ủng hộ của khán giả, không còn niềm tin của công chúng. Như
vậy, việc sản xuất các chương trình truyền hình sẽ chỉ còn là một thói quen, sẽ
không có ý nghĩa gì với xã hội, vai trò của truyền hình không còn tồn tại. Như
vậy, Thông tin thời sự, chuẩn xác sẽ quyết định uy tín và sự tồn vong của bất
kì loại hình truyền thông nào. Đặc biệt là truyền hình (tỉ lệ xem truyền hình
của công chúng là lớn nhất so với các loại hình truyền thông khác là phát
thanh, báo in, báo mạng. Vì thế thông tin không chuẩn xác dù có đính chính
cũng không thể nào lấy lại được uy tín).
Một ví dụ tiêu biểu về yếu tố này chứng tỏ sức mạnh của thông tin trên
truyền hình: Với một giờ đồng hồ, chương trình “Chào buổi sáng” của VTV1
- Đài truyền hình Việt Nam đã tóm lược tình hình đất nước và cả thế giới với
rất nhiều các thông tin nóng bỏng diễn ra trong vòng 24 giờ. Từ các sự kiện
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, thể thao, thời tiết… tất cả đều
được các phóng viên của đài giúp cho độc giả cập nhật một cách thuận tiện và
nhanh chóng. Và dù chỉ trong một lượng thời gian rất ngắn nhưng công chúng
đã nắm được tình hình và có sự đề phòng, phương án đối phó với các tin tức
8


đã nêu như: lũ lụt, trộm cướp, hay dịch bệnh tái bùng phát.... Như vậy, với

hành động thực tế của công chúng xem truyền hình là biểu hiện của sự định
định hướng thành công.
+ Yếu tố văn hóa vùng miền: Công chúng truyền hình thường là số
đông, nên quá trình xem truyền hình còn là quá trình trao đổi,phân tích, tái
hiện thông tin ở một chất lượng mới. Đây được xem như một trong số những
yếu tố rất quan trọng, Nếu không phù hợp với văn hóa trên địa bàn của họ thì
công tác truyền thông sẽ không đạt hiệu quả. Thực tế, dân tộc ta có 54 tộc
người và mỗi tộc người lại có nét văn hóa đặc trưng, đơn cử tộc người
Mường, họ cư trú chủ yếu ở khu vực Tây Bắc, nhận thức tương đối thấp, theo
thói quen lâu đời, cả đàn bà và đàn ông đều uống rượu, hút thuốc và ăn trầu.
Và từ thực tế hút thuốc lá và uống rượu rất hại cho sức khỏe, muốn định
hướng để thay đổi thói quen của họ là rất khó khăn. Tuy nhiên, truyền hình
với sự am hiểu tâm lý vùng miền, tích cực sản xuất những chương trình đánh
sâu vào vấn đề này và phát trên sóng của truyền hình Hòa Bình chắc chắn sẽ
thành công. Hiện nay 64 tỉnh thành trên cả nước mỗi tỉnh đều có các đài
truyền hình riêng, trên cơ sở tiếp sóng đài quốc gia, các đài tỉnh phát các
chương trình trong tỉnh mình. Ví dụ đài truyền hình tỉnh Hòa Bình có chương
tình tiếng Mường lúc 6h40 sáng và 5h40 chiều, hay truyền hình Long An dựa
vào đặc điểm thích ca cải lương có chương trình “ca nhạc cải lương” lúc 5h30
chiều...
+ Độ tuổi và nhận thức cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
công tác định hướng trên truyền hình: ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những sở
thích và nhìn nhận vấn đề khác nhau. Vì thế truyền hình đã sản xuất các
chương trình như: chương trình dành cho thiếu nhi, chương trình người cao
tuổi, hay chương trình dành cho thanh niên....
+ Kinh phí: Để sản xuất 1 chương trình trên truyền hình thì kinh phí
không hề nhỏ, hơn nữa không phải nhà nhà trên đất nước Việt Nam đều có 1
chiếc vô tuyến bởi giá thành của nó còn cao, thêm vào đó là nguồn năng
lượng là điện, chưa kể các vùng cao, vùng sâu, vùng xa sóng truyền hình rất
9



yếu. Vì thế để đưa đến cho công chúng những sản phẩm trên truyền hình thì
yếu tố kinh phí cần rất lớn và nó vẫn đang đặt ra dấu hỏi chấm.
Bên cạnh các yếu tố nói trên thì giờ phát sóng các chương trình cũng
rất quan trọng. Mục đích của truyền hình là làm chương trình và được công
chúng đón nhận. Nhưng lại phát những chương trình then chốt, có ý nghĩa sâu
sắc vào những khung giờ mà không nhiều người có thể xem thì coi như ta đã
thất bại. Vì thế giờ phát sóng phù hợp cũng rất quan trọng.
5) Biểu hiện của truyền hình định hướng công chúng
Có thể thấy rằng: truyền hình định hướng công chúng trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế- chính trị - văn hóa- giáo dục … Bằng
nhiều thể loại và dạng thức khác nhau. Như có thể là những bộ phim, phóng
sự, tin tức trong các bản tin, các chương trình giải trí nhưng mang nội dung
giáo dục sâu sắc …
Và có thể khẳng định rằng: Sức mạnh định hướng trên truyền hình –
một loại hình truyền thông đại chúng đạt hiệu quả cao.
Nếu như trước đây, quan niệm “Trọng nam khinh nữ” bởi chính sách
phụ hệ. Người đàn ông luôn làm chủ, làm những công việc lớn lao, tham gia
vào chính trị và các công tác xã hội. Những điều mà phụ nữ không bao giờ
được chạm tới, thì nay với sự định hướng tích cực của truyền hình về “bình
đẳng giới”, bằng các chương trình tọa đàm, trò chuyện giữa các chuyên gia,
các chương trình vinh danh những nhà kinh doanh, những nhà chính trị trong
đó có cả nữ giới không riêng gì nam giới đã dần dần thay đổi nhận thức trong
công chúng.
Hay một ví dụ điển hình, Trong Cuốn Báo chí – Những điểm nhìn từ
thực tiễn, mục truyền thông đại chúng – động lực phát triển của xã hội hiện
đại. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn có viết: “Năm 1991, một phóng viên của đài phát
thanh- truyền hình địa phương đã ngẫu nhiên ghi hình được những cảnh rất ấn
tượng về trận lũ quét lịch sử xảy ra ở khu vực thị xã Sơn La. Đoạn băng ghi

hình được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam và đã gây nên sự xúc động lớn
của đồng bào cả nước. Bất kể chất lượng VHF không tốt, bất kể những khuôn
hình, những thao tác máy không thuần thục làm cho chất lượng hình không
10


cao, khắp nơi trong cả nước đã bày tỏ thái độ, tình cảm chia sẻ với Sơn La
bằng hành động cụ thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả nước quyên góp
được hơn 4 tỷ đồng ủng hộ đồng bào ở khu vực bị lũ lụt. Đó là số tiền khá lớn
đối với Sơn La khi mà tổng thu nhập của một năm của tỉnh lúc đó chưa đầy
20 tỷ đồng.”
Hay một ví dụ điển hình gần đây, qua truyền hình từng giờ, từng phút
nhân dân cả nước được chứng kiến trận lũ miền Trung tháng 10 năm 2010.
Người ta được thấy cảnh nước trắng trời, ngập lụt làng mạc, cây cối, con
người và xúc vật ngoi ngóp lặn lội khổ sở trong nước lạnh, trong mưa rét và
trong đói khát. Qua truyền hình, người ta cũng thấy được những phụ nữ ở Thủ
đô Hà Nội vừa khóc vừa đi quyên góp, những người dân Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh đội mưa mang những thùng mì ăn liền đến nơi thu nhận để
ủng hộ đồng bào mình trong cơn hoạn nạn ở miền Trung. Những người dân
khắp mọi miến đất nước chăm chú theo dõi những tin tức về trận lũ. Không ai
bảo ai, kẻ góp tiền, người góp của, người già chia sẻ tấm áo, manh quần, cân
gạo, trẻ nhỏ bớt phần tiền ăn sáng, đập lợn đất lấy tiền tiết kiệm để gửi cho
đồng bào của mình trong cảnh thiên tai nguy khốn...
Chính truyền hình đã mang thông tin đến cho từng cư dân, nó đã kích
phát vào lòng trắc ẩn, truyền thống tương thân, tương ái của mỗi con người
Việt Nam, châm mồi và rất nhanh chóng thổi bùng lên một phong trào trong
cả nước. Rõ ràng truyền hình đã góp phần mở rộng tầm nhìn cho công chúng,
liên kết xã hội, tác động mãnh liệt vào số đông bằng chính tính chất thời sự
nóng bỏng và chân thực.
- Trước đây, nếu như dân chúng bức xúc về một vấn đề gì đó ở địa

phương sinh sống, họ muốn nhờ các phương tiện truyền thông can thiệp
nhưng không biết làm thế nào, thì ngày nay các chương trinh như: hộp thư
bạn trên truyền hình giúp nhân dân gửi những ý kiến khen chê, gửi đi những
bất cập, tham ô, tham nhũng theo địa chỉ cơ quan tiếp nhận hoặc đường dây
nóng (hotline). Đây cũng chính là một hình thức định hướng trên truyền hình,

11


giúp giải quyết những bế tắc và mặt trái trong xã hội, và thực sự đem lại hiệu
quả cao, bởi không có chuyện gì có thể che dấu được nhân dân.
- Truyền hình định hướng công chúng không chỉ các vấn đề nói trên
mà ngay cả trong tiêu dùng, trong ăn mặc, trong làm ăn phát triển kinh tế...
Đơn cử: Trong đợt đại dịch H1N1 vào tháng 3/2010 anh Nguyến Tiến
Ba ở Quốc Oai – Hà Tây đã cứu được đàn gia cầm của mình gồm 600 con gà
và 250 con vịt nhờ sự theo sát tình hình dịch bùng phát và làm theo hướng
dẫn cách phòng chống dịch trong các chương trình: “Bạn của nhà nông” trên
kênh VTV2, và chương trình “Thời sự” lúc 7h tối của đài truyền hình Việt
Nam. Anh Ba đã làm theo hướng dẫn như: quét dọn chuồng trại, tiêm phòng
cho gia cầm, rắc vôi chuồng trại chống ổ dịch bùng phát.

- Cách đây 6 năm truyền hình rộ lên với sự định hướng công chúng
đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng các đoạn phim gala hoặc phim
hài ngắn với nội dung đưa cơ chế xử phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông, đội mũ không đúng quy cách, và hậu quả của việc
không đội mũ bảo hiểm... đã được nhân dân đón nhận và thực hiện. Nhờ đó,
đã giảm các vụ tai nạn tử vong đáng tiếc do không đội mũ bảo hiểm gây ra.
- Một ví dụ khác về sức mạnh to lớn trong định hướng tích cực của
truyền hình. Đó là thời gian gần đây, sự lừa đảo trá hình hay còn gọi là bán
12



hàng đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người bị lôi kéo tham gia
của những công ty “ma”. Nhận thấy vấn đề nhức buốt này, hàng loạt các
chương trình đả kích, vạch mặt dạng thức lừa đảo này đã được xây dựng và
trình chiếu trên truyền hình như: chương trình giải trí - Chém chuối cuối tuần
phát trên kênh VTV3 lúc 21h30 tối chủ nhật hàng tuần, hay các bản tin,
chương trình thời sự đưa tin các chuyên án phá đường dây lừa đảo của MB24
là một trong những công ty lừa đảo đa cấp lớn,…Và từ những chương trình
này rất nhiều người ý thức được và phòng tránh.
- Vấn đề thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình đã được đẩy mạnh
triển khai trong nhiều năm gần đây trên truyền hình. Từ việc phân tích tác hại
của việc sinh con thứ 3 không đem lại điều kiện vật chất đầy đủ cho các con
và dẫn đến bùng nổ dân số ở nước ta. Đi kèm là các chế tài xử phạt đã đưa
đến hiệu quả trông thấy đó là: Năm 2004 tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,44% thì
năm 2011 chỉ còn 0,7 %. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng, thể hiện hiệu quả
định hướng của truyền hình.
6) Yêu cầu đặt ra đối với chức năng định hướng trên truyền hình
- Điều đầu tiên đó là chất lượng của hình ảnh bởi với truyền hình,
hình ảnh là yếu tố tiên quyết. Vì vậy, muốn định hướng được công chúng thì
chất lượng hình ảnh phải sáng, rõ, nét. Và qua hình ảnh phải thể hiện được
một cách nhanh nhất, dễ hiểu hiểu nhất ý nghĩa nội dung muốn truyền tải.
- Phải phát triển nhận thức của quần chúng, bởi trình độ nhận thức là
tiền đề quy định trình độ tự giác của nhân dân lao động. Một khi đã hình
thành trong nhân dân lao động, tính tự giác sẽ trở thành động lực mạnh mẽ
cho hành động sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống mới
của họ.
- Nội dung đinh hướng cần phải phù hợp với lợi ích chung của giai cấp
và xã hội, đồng thời phải nắm được các điều kiện, phương tiện và phương
pháp để có thể thực hiện định hướng một cách có hiệu quả nhất.

Ví dụ: Với đặc điểm của dân ta có đến hơn 80 % dân làm nông nghiệp.
Ở vào những giờ cao điểm như 11h trưa hoặc 7h tối lại phát các chương trình
làm đẹp, thời trang tiền chục triệu trên những kênh quốc gia thì không hợp lý,
13


và không đáp ứng nhu cầu số đông, bởi đó chỉ là những chương trình dành
cho bộ phận thiểu số quý tộc. Và như vậy chiến lược định hướng của nhà
truyền thông sẽ thất bại. Truyền thông đại chúng là dành cho số đông.
III) Thực trạng chất lượng các chương trình truyền hình và giải
pháp nâng cao tính định hướng công chúng
1) Thực trạng
Hiện nay,có rất nhiều các chương trình được trình chiếu trên truyền
hình. Bên cạnh các chương trình chất lượng cao, mang tính định hướng công
chúng. Có thể kể đến một số chương trình: “Chúng tôi là chiến sĩ” phát vào
lúc 8h trên kênh vtv3 là một chương trình dành cho người chơi là các đơn vị
chiến sĩ quân đội trên cả nước, với mục đích cổ vũ, động viên tinh thần các
chiến sĩ thi đua yêu nước, đồng thời với các hoạt động hành quân, đấu võ hay
các vở kịch mà các chiến sĩ đóng đều thể hiện sức mạnh của quân đội nhân
dân Việt Nam, khích lệ tinh thần sẵn sàng chiến đấu của thế hệ trẻ cả nước
trong thời bình.
Hay có thể kể đến các chương trình mang tính định hướng cao như:
Hãy chọn giá đúng, hành trình xanh,…các chương trình thời sự lúc 7h tối,
11h trưa trên các kênh truyền hình quốc gia.
Ngay cả những chương trình văn hóa được nhiều người đón nhận như:
Lục Lạc Vàng trên kênh vtv1 là một chương trình truyền hình thiết thực, giúp
đỡ, động viên bà con vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Hay chương trình liên
quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được khán giả cả nước rất
quan tâm, bởi qua các chương trình đó hướng dẫn bà con trong canh tác, nuôi
trồng đạt năng suất cao.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng: Bên cạnh những chương trình chất lượng,
mang tính định hướng cao thì có lại có một số chương trình chạy theo xu
hướng thương mại và lợi nhuận, nặng về quảng cáo. Hầu hết trong tất cả các
chương trình đều có sự đan cài yếu tố quảng cáo.Thậm trí lượng quảng cáo
quá nhiều, dẫn đến tình trạng thời gian phát sóng quảng cáo quá nhiều, thời
lượng phát quảng cáo xen vào các chương trình khác quá nhiều dẫn đến thái
14


độ tiêu cực của người xem như chuyển sang xem kênh khác hoặc tắt máy thu
hình đi.
Và bên cạnh những lợi thế, truyền hình cũng còn nhiều hạn chế trong
sức mạnh định hướng:
+ Tín hiệu hình ảnh động và âm thanh theo tuyến tính của truyền hình
làm cho công chúng bị động hoàn toàn về tốc độ, trình tự tiếp nhận thông tin,
cái gì đã qua không lặp lại, và trong nhiều trường hợp thì những chi tiết đó
làm mất đi tính liên tục của logic, làm thông tin không đầy đủ hay bị hiểu sai
lệch. Những tin phức tạp, có mâu thuẫn logic khó hiểu. Dẫn đến hiệu quả định
hướng không cáo, thậm trí phản thông điệp.
+ Khi xem truyền hình đòi hỏi sự tập trung cao độ của các giác quan
vào những gì diễn ra trên truyền hình, điều ấy cản trở khả năng kết hợp tiếp
nhận thông tin truyền hình với các hoạt động sống khác của con người.
+ Sự cồng kềnh của thiết bị, phương tiện kĩ thuật ghi hình và chuyển
phát sóng hình không cho phép người ta tiếp cận nhanh những sự kiện thời sự
ở xa các thành phố trung tâm, hay ở những nơi núi non hiểm trở, các chương
trình lặp lại quá nhiều về nội dung, về đề tài có thể dẫn đến nhàm chán.
2) Giải pháp
- Để truyền hình phát triển, đi cùng với yêu cầu đảm bảotính định
hướng, tính tư tưởng trong từng sản phẩm, nhất định các công đoạn sản xuất
chương trình truyền hình phải được chuyên môn hóa cao, phân công lao động

chặt chẽ và giảm bớt được chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạ giá thành
sản phẩm.
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển mang tầm quốc gia:
phát triển lĩnh vực truyền hình dựa trên sự kết nối với nhiều lĩnh vực văn hóa,
nghệ thuật, kinh tế, xã hội…
- Thắt chặt luật của nhà nước theo quy định chất lượng các chương
trình phát sóng trên truyền hình để tránh tình trạng lách luật đưa đến những
chương trình kém chất lượng.
15


- Đầu tư, xem xét kĩ lưỡng ý nghĩa chủ chốt của tác phẩm truyền hình,
tin, bài...được phát trên truyền hình.
- Phát triển kênh, sóng, các trạm thu phát sóng ở những nơi vùng sâu,
xa để các chương trình truyền hình đến được với bà con.
- Không ngừng cải tiến, tiếp thu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện
đại, đầu tư mạnh tay cho truyền thông. Bởi trên truyền hình, sự kiện được
phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra thậm chí khi nó đang diễn ra,
người xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực
tiếp và cầu truyền hình. Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h
trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về
các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất. chính điều này đem lại
hiệu quả tức thời trong mục tiêu công tác truyền mà Đảng và nhà nước ta đã
đề ra.
- Để truyền hình thực hiện chức năng thông tin, định hướng trên các
kênh thông tin đại chúng đạt hiệu quả cao cần 1 số yêu cầu:
+ Thông tin phải trung thực
+ Thông tin phải nhanh chóng, hợp thời
+ Thông tin phải phong phú, đa dạng
+ Thông tin phải hợp quy tắc xã hội, các giá trị văn hóa và đạo lý của

dân tộc
+ Thông tin phải phục vụ tiến trình kinh tế, xã hội

16


Tài liệu tham khảo
1- Cơ sở lý luận báo chí- Học viện báo chí và tuyên truyền
2- Báo chí truyền hình: sách tham khảo nghiệp vụ (tập 1,2) A.V
Cudonhetxop
3- Công chúng báo chí – Phạm Thị Thanh Tịnh
4- Lý thuyết truyền thông- Học viện báo chí & tuyên truyền
5- Báo chí- Những điểm nhìn từ thực tiễn- NXB văn hóa thông tin

17


MỤC LỤC



×