Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận cao học truyền hình trò chơi truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.09 KB, 16 trang )

I.

Cơ sở lý thuyết về trò chơi truyền hình
1. Lịch sử trò chơi truyền hình
Trên thế giới, trò chơi truyền hình là một trong những trò chơi truyền
hình có sức tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử truyền hình.Tiền thân của chúng
là những cuộc thi đố trên đài phát thanh.Khi những nhà làm truyền hình nắm
bắt lấy hình thức này thì nó đã nhanh chóng trở thành những thể loại có sức
lôi cuốn khán giả lớn nhất.
Tại Mỹ, vào những năm 30, 40, Quizshow ( cuộc thi hỏi đáp) đã được
hoan nghênh nồng nhiệt và nổi tiếng khắp các đài phát thanh. Cuộc thi hỏi
đáp đầu tiên chiếm được cảm tình của thính giả có tên “Câu hỏi của bác Jim”,
với người dẫn chương trình Jim Macuyliam – ra đời năm 1936.
Cuối những năm 40, đầu những năm 50, truyền hình ra đời, dần xâm
chiếm nước Mỹ và nhiều nước khác như vũ bão.Truyền hình dần thay thế
phát thanh như một nguồn giải trí số một trong gia đình. Nước Mĩ đã bị mê
hoặc bởi màn hình và sự thích thú ngày càng tăng lên với một sáng kiến mới
nhất, đó là trò chơi truyền hình.
Những năm 50, sự háo hức của nước Mĩ với loại hình trò chơi, cuộc thi
hỏi đáp và đối đáp ngày càng tăng cao.Người xem truyền hình đã chấp nhận
những người bạn mới – MC (người dẫn chương trình). Cuối những năm 60,
các cuộc thi truyền hình thế giới đã trở thành cơn sốt lan tỏa. Các câu hỏi và
các cuộc thi đã đi vào bản tin thời sự, màn trình diễn trên sân khấu hay những
câu chuyện trinh thám.Nhiều câu nói cửa miệng của người dẫn chương trình
đã trở thành những câu nói cửa miệng.
Ở Liên Xô (cũ), KVN (Câu lạc bộ nhà thông thái vui tính) là trò chơi
truyền hình đầu tiên, xuất hiện ngày 8.10.1961.Đây là trò chơi thể hiện trí
thông minh và khả năng hài hước của của sinh viên các trường đại học trong
toàn liên bang.Chương trình KVN đã trở thành một sự kiện và gây ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển báo chí truyền hình Liên Xô (cũ). Sau 11 năm phát sóng ,
chương trình được chuyển sang truyền hình trực tiếp vào năm 1972. Nhưng


do một số nhạy cảm chính trị và sự kiểm duyệt của chính quyền, chương trình
1


bị dừng sản xuất. 14 năm sau, năm 1986, chương trình trở lại với khan giả và
tồn tại cho tới nay. KVN luôn đúng vị trí cao trong bảng xếp hạng chương
trình truyền hình Nga, thu hút 5 triệu khan giả xem hàng năm, với 40 nghìn
người tham gia tổ chức, xuất hiện ở hơn 100 kênh truyền hình thành phố và
nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, gameshow đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu đối với
các đài truyền hình.Các nhà đài không ngừng làm mới mình bằng việc cho ra
đời những chương trình mới hấp dẫn, kịch tính, gắn kết với khán giả hơn. Mĩ
được đánh giá là quốc gia đi đầu trong công nghiệp truyền hình và thu lợi
nhuận khồng lồ từ việc bán bản quyền gameshow truyền hình.
Còn ở Việt Nam, kể từ năm 1996, cùng với sự ra đời kênh VTV3, trò
chơi truyền hình đã ra đời và ngày càng phong phú hơn về nội dung, hấp dẫn
về hình thức. Trò chơi truyền hình từ những bước chập chững đầu tiên với
“SV96”, “bảy sắc cầu vồng”,… nay đã sản xuất hàng loạt những chương trình
hấp dẫn như: “Đường lên đỉnh Olimpia”, “Đấu trường 100 ”, “Ai là triệu
phú”,…. Chưa bao giờ lượng gameshow truyền hình lại nhiều và đủ sắc màu
như hiện nay, bên cạnh các kênh truyền hình giải trí – khoa giáo của ĐTH
Việt Nam còn có các kênh truyền hình của thành phố lớn như TP. HCM, Đà
Nẵng,..và truyền hình cáp.
2.

Khái niệm trò chơi truyền hình
Trò chơi truyền hình là tường thuật một cuộc trình diễn mà trong đó các
thành viên tham gia một cuộc thi đấu theo luật lệ nhất định, được tổ chức ghi
hình và đưa lên sóng truyền hình cho người xem dễ theo dõi.
Theo Từ điển bách khoa, trò chơi truyền hình gồm 4 loại:


1.
2.
3.
4.

Quizshow – thi khả năng trả lời các câu hỏi khác nhau của người chơi.
Panel show – người chơi cố gắng đoán biết một số bí mật của khách mời
Trò chơi có sự tham gia của khán giả truyền hình .
Trò chơi có người tham gia cố gắng học luật chơi và làm tốt những kĩ năng
đặc biệt này.

2


Hiện nay, các trò chơi hướng tới kết hợp nhiều loại với nhau, tạo nên
chương trình hấp dẫn, mới lạ. Trong đó, 2 yếu tố quyết định thành công của
gameshow là kịch bản (format) lý thú và người dẫn chương trình (MC) xuất
3.

sắc.
Đặc điểm của gameshow
Trước hết, gameshow có cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng đồng thời hết sức linh
hoạt, uyển chuyển. Cấu trúc, luật chơi có đầu, cuối, các bộ phận được sắp xếp
theotrình tự nhất định, tạo khung xương cho chương trình. Mặt khác, ở mỗi số
của gameshow, người chơi sẽ làm tạo diễn biến bất ngờ, muôn hình muôn vẻ
cho gameshow, không gây sự trùng lặp nhàm chán.
Thứ hai, gameshow truyền hình gần như truyền tải chân thực, trung
thành với thực tế, có thể coi như tường thuật lại sự kiện, làm nó trở nên sinh
động hơn nhở cắt bỏ những giây phút thừa.

Thứ ba, gameshow mang tính đại chúng cao. Một chương trình
gameshow có thể thu hút hàng triệu người tham gia và theo dõi cùng một lúc.
Quá trình trò chơi khiến người tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp qua màn
ảnh được nối lại trong một hành động chung thống nhất ngay tức khắc.
Thứ tư, trò chơi truyền hình có tính giải trí, giáo dục và nâng cao dân trí,
đặc biệt là các chương trình trả lời câu hỏi . Không phải chương trình truyền
hình nào cũng làm được như gameshow, mang lại tiếng cười, đồng thời đưa
tri thức đến với đông đảo công chúng rất tự nhiên, đáp ứng đòi hỏi “muốn
biết” của người xem.

3


4.

Sức hấp dẫn của trò chơi truyền hình nói chung
Ngay từ khi ra đời, gameshow truyền hình đã thu hút được sự yêu mến
của đông đảo khán giả. Và đến nay, đây vẫn là thể loại truyền hình không thể
thiếu ở bất kì kênh truyền hình giải trí – khoa giáo nào. Có nhiều lý do giúp
gameshow đứng vững trước sự phát triển như vũ bão của truyền hình.
Trước hết, trò chơi truyền hình mang lại kiến thức bổ ích cho người chơi
và người xem. Việc tham gia vào gameshow khiến người chơi chủ động tìm
hiểu, nghiên cứu để bổ sung kiến thức về chủ đề có trong phần thi. Khán giả
tuy không trực tiếp dự thi nhưng đứng trước những câu hỏi, nhu cầu tìm câu
trả lời, thuộc tính tò mò về thế giới xung quanhđược đánh thức. Bởi vậy, mà
không lạ khi trò chơi truyền hình thu hút nhiều sự quan tâm như vậy.
Yếu tố bất ngờ, kịch tính cũng là nhân tố tạo sự hấp dẫn cho một
gameshow truyền hình. Với dạng thức một cuộc thi, người thắng được tôn
vinh và nhận những phần thưởng hấp dẫn, người chơi luôn cố gắng hết mình
để đạt giải, vô hình chung đã đưa chương trình phát triển theo hướng tích cực,

vượt những tính toán và định trước, tạo diễn biến bất ngờ trong từng buổi thu
hình. “Trò chơi truyền hình cho khan giả cơ hội nhìn thấy những con người
thật đang nêm trải những tình huống có thật”.
Sự tham gia của khán giả vào trò chơi truyền hình là nhân tố đảm bảo sự
tồn tại của chương trình.Sự chiến thắng trong một gameshow không phải
dành riêng cho những người có mặt trong trường quay mà dành cho đông đảo
khán giả xem truyền hình. Ví dụ như: với mỗi câu hỏi đặt ra trên “Đường lên
đỉnh Ôlimpia” hay “Ai là triệu phú”, phản xạ đầu tiên của khán giả là trả lời
câu hỏi đó. Việc trả lời đúng câu hỏi mang lại niềm vui về kiến thức hoặc trí
thông minh vượt trội của khán giả, còn nếu trả lời sai thì cũng kích thích trí tò
mò để khán giả nhận thêm thông tin, kiến thức mới.
Ngoài ra, đối tượng tham gia trò chơi truyền hình cũng tác động không
nhỏ đến sức hấp dẫn của nó. Bên cạnh đối tượng là người nổi tiếng, giành
được sự yêu mến của đông đảo khán giả thì chính những người chơi ở nhiều
4


lứa tuổi, ngành nghề, mang hơi thở cuộc sống thực, gần gũi, thân quen cũng
giúp gameshow gắn bó hơn với khán giả. Nhân vật của gameshow truyền
hình có thể là bất kì ai: bà nội trợ, người kĩ sư, em học sinh,….Họ được bộc lộ
hiểu biết, suy nghĩ của mình trước đông đảo công chúng, và khán giả như
nhìn thấy một phần mình được điển hình hóa trên màn ảnh.
Có rất nhiều yếu tố để tạo nên sự hấp dẫn của một gameshow truyền
hình.Tuy nhiên, lựa chọn yếu tố nào là tùy thuộc vào người sản xuất chương
trình. Một gameshow có tồn tại và thu hút được đông đảo người xem hay
không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.
II.

Chương trình “Gương mặt thân quen”
1. Về kịch bản (format) chương trình


“Gương mặt thân quen” là gameshow do Đài truyền hình Việt Nam sản
xuất, mới trải qua một mùa thi (với 10 đêm thi từ 5.1 đến ngày 16.3.2013)
nhưng chương trình đã thu hút sự quan tâm, yêu mến của đông đảo khán giả
và được đánh giá giá là một trong những gameshow tương tác thành công và
hấp dẫn nhất.
Về thời gian và thời lượng phát sóng: “Gương mặt thân quen” phát sóng
lúc 21h30, thứ 7 hàng tuần với thời gian hơn 80 phút trên sóng VTV3.
Về format chương trình: "Gương mặt thân quen" có tên gọi gốc "Your
face sounds familiar", được Đài truyền hình Việt Nam và Công ty trách nhiệm
hữu hạn Sóng Vàng mua bản quyền từ Hà Lan. Đây là một format chương
trình khá mới và chỉ bắt đầu bước vào mùa đầu nhưng đã được nhiều nước
mua bản quyền sản xuất và phát sóng trên các kênh truyền hình như: Tây Ban
Nha (kênh Antena 3), Bồ Đào Nha (kênh TVI), Ý (kênh RAI 1), Chi Lê (kênh
Canal 9), Rumani (kênh Antena 1), Thổ Nhĩ Kỳ (kênh Star TV), Mỹ (kênh
ABC), Anh… “Gương mặt thân quen” được thực hiện bởi chỉ đạo sản xuất –
Lại Văn Sâm, Giám đốc sản xuất – Vũ Thị Bích Liên, Đạo diễn chương trình

5


và Giám đốc âm nhạc – Nguyễn Hà, Đạo diễn Phan Quang Trọng, Biên tập –
Hồng Thái, Nguyễn Hà, Quang Hà, Ánh Minh,…

Logo chương trình “Gương mặt thân quen”
“Gương mặt thân quen” quy tụ rất nhiều những gương mặt tiêu biểu của
giới Showbiz Việt, từ đội ngũ ban giám khảo: ca sỹ ca sĩ – Nhạc sĩ Đức Huy,
ca sĩ Mỹ Linh và nghệ sĩ Hoài Linh đến 6 thí sinh tham gia chương trình: ca sĩ
Phương Thanh, ca sĩ Thúy Uyên, MC - ca sĩ Khởi My, diễn viên Đại Nghĩa,
ca sĩ - diễn viên Chí Thiện và ca sĩ người Mỹ Kyo York. Đặc biệt, MC Thanh

Bạch “Ông vua tạp kĩ” được giao cầm trịch chương trình đã mang lại cho
“Gương mặt thân quen” một không khí sôi nổi và vui nhộn.

Ba vị giám khảo của “Gương mặt thân quen”: Đức Huy, Mỹ Linh, Hoài
Linh (từ trái qua phải)

6


Sáu thí sinh tham gia chương trình và MC Thanh Bạch.

Format chương trình có thể khái quát như sau: Hàng tuần, 6 thí sinh sẽ
lựa chọn nhân vật mà Ban tổ chức yêu cầu phải hóa thân vào những nhân vật
trong lĩnh vực âm nhạc, giải trí bằng hình thức bấm nút chọn ngẫu nhiên để
chọn cho mình một nhân vật để thể hiện. Thử thách cho mỗi thí sinh là hàng
tuần họ sẽ phải thể hiện những nhân vật khác nhau. Những nhân vật được
chọn mà thí sinh hóa thân có thể là người lớn tuổi hay nhỏ tuổi hoặc có thể
phải đổi cả giới tính…
Ngoài năng lực có sẵn của thí sinh, nhà sản xuất có sẵn một đội ngũ các
chuyên gia mang tính chuyên nghiệp về luyện thanh, vũ đạo, tạo dáng sân
khấu, hóa trang, phục trang… hỗ trợ tốt nhất để các thí sinh có đầy đủ sự tự
tin bước vào các phần trình diễn tài năng hóa thân của mình.
Về cách thức chấm điểm và cơ cấu giải thưởng: Các thí sinh sẽ phải thể
hiện tốt nhất bài thi trình diễn của mình để thuyết phục Ban giám khảo và
chính bạn thi với mình. Có hai hình thức chấm điểm: Ban giám Khảo sẽ cho
điểm từng thí sinh một dựa vào các tiêu chí kỹ thuật ca hát, thần thái, tính
biểu cảm, phong cách thể hiện, trang phục…mức điểm thí sinh nhận được cao
hay thấp sẽ phụ thuộc vào kỹ năng thể hiện nhân vật hóa thân của mình.
Ngoài ra mỗi một thí sinh có thêm mức 5 điểm từ các bạn thi với mình sau
khi họ nêu ra những lý do chính đáng về người bạn diễn mà họ cho điểm.


7


Thí sinh nào đạt điểm cao nhất trong mỗi tuần thi sẽ giành được giải
thưởng bằng tiền mặt, trị giá 100 triệu đồng. Theo tiêu chí quy định của
format, toàn bộ các giải thưởng tuần sẽ được các thí sinh ủng hộ 50% vào quỹ
từ thiện của cộng đồng theo nguyện vọng của mỗi thí sinh đoạt giải. Sau 9
tuần thi, 4 thí sinh có số điểm cao nhất sẽ tiếp tục tham gia vòng thi chung kết
(gala truyền hình trực tiếp) và 02 thí sinh còn lại sẽ tham gia với tư cách
khách mời trong đêm gala này. Thí sinh nào có số điểm cao nhất trong đêm
gala sẽ trở thành Quán Quân của chương trình với giải thưởng bằng tiền mặt
trị giá 700 triệu đồng, trong đó 200 triệu sẽ dành để đóng góp vào quỹ từ
thiện. Ngoài ra, chương trình cũng có 01 giải Thí sinh được khán giả yêu
thích nhất trị giá 100 triệu đồng do khán giả nhắn tin bình chọn từ số 1 đến số
10, với giải thưởng này, thí sinh được giữ lại toàn bộ.
2. Về đặc điểm và tính hấp dẫn của “Gương mặt thân quen”

Đặc điểm tiêu biểu nhất và tạo nên tính hấp dẫn cho chương trình
“Gương mặt thân quen” đó là tính hài kịch kết hợp âm nhạc. Trong đó, tính
hài là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của gameshow đối với các cuộc thi âm
nhạc cùng thời điểm như Việt Nam Idol, The Voice, … Yếu tố hài thể hiện ở
nhiều góc độ: hài trong ý tưởng format chương trình, hài trong cách nhận xét
của giám khảo, đặc biệt là giám khảo – nghệ sĩ hài Hoài Linh, hài trong cách
biểu diễn của sáu thí sinh cũng như những “chiêu trò” của MC Thanh Bạch.
Ngay từ kịch bản chương trình: đặt yêu cầu mỗi thí sinh phải chọn ngẫu
nhiên “gương mặt” nghệ sĩ nổi tiếng để hóa thân, không kể già trẻ, gái trai,
lớn nhỏ,… Bởi vậy, những tình huống dở khóc dở cười đã gây không ít khó
khăn cho người chơi. Nhiều thí sinh lao đao vì bốc phải hình ảnh khác giới
mình. Và theo đúng format chương trình, họ phải tiến hành “lột xác”, “chuyển

giới” sao cho người xem phải hồi hộp theo dõi và đoán xem mình là ai.Tuy
nhiên, cũng chính ở những vai diễn rất trớ trêu đó, các thí sinh mới khẳng
định khả năng diễn xuất và tạo cho khán giả những giây phút “cười bể
bụng”.Khán giả hẳn vẫn chưa quên hình ảnh ca sĩ Phương Thanh nhí nhảnh,
8


hồn nhiên trong vai hóa thân thành bé Xuân Mai trong bài hát “Rửa mặt như
mèo” (tuần thi thứ 4 của “Gương mặt thân quen”).Hay Thu Hiền đằm thắm,
ngọt ngào với “Hoa cau vườn trầu” dưới sự thể hiện của chàng diễn viên trẻ
Đại Nghĩa (tuần thi thứ 2 của chương trình). Người xem chìm đắm trong
những lời ca trầm buồn, tha thiết và bị hút hồn bởi ánh mắt sầu mộng của
Mạnh Lệ Quân, không còn nhận ra một ca sĩ trẻ nhất, năng động và hồn nhiên
Khởi My (tuần thi thứ 5 của chương trình). Và thực tế, vai diễn càng khó, sự
hóa thân thành nhân vật của thí sinh càng xuất sắc, đáp lại những nỗ lực của
họ là ngôi vị quán quân của tuần và đặc biệt là tên tuổi họ đã một lần nữa
được công chúng ghi nhận, yêu mến.
“Gương mặt thân quen” đặc biệt hài hước ở đội ngũ ban giám khảo.
Giám khảo , nghệ sĩ hài Hoài Linh được mệnh danh là “kẻ bới lông tìm vết”,
làm thí sinh không ít lần giật mình vì sự bắt lỗi rất “kì cục” của vị giám khảo
khó tính này.Mỗi đêm thi, khán giả đều có những trận cười sảng khoái, bất
ngờ về những câu nhận xét rất tinh, rất thẳng thắn mà dí dỏm, không làm mất
lòng thí sinh của Hoài Linh.Khi nhận xét Chí Thiện ở tiết mục giả Rihanna,
Hoài Linh chân thành:“chỗ cần khoe thì em không có, chỗ cần che thì em
khoe” khiến khán giả và Chí Thiện cười nghiêng ngả. Hay trong phần diễn
của Thúy Uyên giả Thu Minh, Hoài Linh bất ngờ nhận xét: “Thu Minh không
đứng khép (chân) như em”. Khán giả vỗ tay rầm rầm khi Hoài Linh không bỏ
qua một dáng đứng như Thu Minh khi phiêu với ca khúc “Đường cong”. Khi
Phương Thanh vận áo dài hát dân ca để hóa thân thành ca sĩ Hương Lan, Hoài
Linh tinh ý: “Em đã nghiên cứu kĩ chị hai Hương Lan. Chị ấy thường bước đi

rất nhanh, bước rất nhỏ, tay nắm cái tà áo dài và kéo kéo như vậy đó”. Có
thể nói, đánh giá về giọng hát, đã có 2 giám khảo kì cựu Mỹ Linh và Đức
Huy, nhưng để đưa ra nhận xét thích đáng về khả năng diễn suất của các thí
sinh thì không thể thiếu đôi mắt tinh tế của vị giám khảo khó tính này.
Để tạo nên tiếng cười cho “Gương mặt thân quen”, chương trình đã bí
mật cài một “thí sinh cá biệt” chuyên phá rối, thậm chí làm giám khảo và
9


khán giả bực mình để từ đó tạo ra tiếng cười. Phương Thanh là người đảm
nhiệm vai diễn đó trong suốt 8 đêm thi. Thông tin này hoàn toàn bí mật với
giám khảo, các thí sinh còn lại và khán giả. Khi Phương Thanh bộc bạch sự
thật trong đêm thi thứ 9, tất cả thí sinh của Gương mặt thân quen đã bật khóc
và mở rộng vòng tay chào đón Phương Thanh. Rất nhiều khán giả cũng không
kìm được nước mắt khi biết được sự thật và được chứng kiến tình cảm của 6
thí sinh vỡ òa ngay trên sân khấu.
Góp phần làm nên sự hài hước, tính giải trí cao cho trương trình, không
thể không nhắc tới MC Thanh Bạch, người dẫn chương trình lão làng được
mệnh danh là “ông vua tạp kĩ” vì sự hài hước, khả năng làm chủ và hoạt náo
sân khấu, cũng cách dẫn có duyên và tự nhiên.
Có thể nói, đặc điểm hài kịch là thế mạnh của “qmtq”. Yếu tố hài đã
được khai thác triệt để, tạo nên 10 đêm thi thành công, mang đến cho khán giả
một buổi tối cuối tuần sảng khoái, thư giãn.
Đặc điểm thứ hai của “Gương mặt thân quen”, đó là sự chuyên nghiệp,
chuyên nghiệp trong việc chọn thí sinh tham gia đều đến khâu chuẩn bị và
biểu diễn.Cả 6 thí sinh đều là những nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí. Họ
quen với sân khấu, đã từng thử sức với đóng phim như Phương Thanh, Đại
Nghĩa,… Ngoài ra, trước mỗi đêm thi, các thí sinh được một đội ngũ tư vấn
chuyên nghiệp về diễn xuất hay vũ đạo. Có thể nói, đây là sân chơi của những
thí sinh đặc biệt, có lựa chọn, không mang tính quần chúng, dành cho tất cả

mọi người có năng khiếu và nhu cầu tham gia.
Đặc điểm thứ ba, đó là “Gương mặt thân quen” không có tính cạnh tranh
cao, mục đích chính là giải trí và các thí sinh coi biểu diễn và cống hiến nghệ
thuật, mang lại tiếng cười cho khán giả hơn là thi thố tài năng. Đây là điểm
khá khác biệt với những chương trình gameshow cùng thời điểm.Người xem
khi theo dõi “Bước nhảy hoàn vũ”, “Cặp đôi hoàn hảo” ,… đều có chung sự
tò mò vền kết quả, trong cuộc thi tài năng không cân sức thì ai giành vé đi
tiếp, ai là người bị loại. Mọi phần thi đều phụ thuộc vào sự sáng tạo, nỗ lực và
tinh thần cạnh tranh giữa các thí sinh. Tuy nhiên, trong “Gương mặt thân
10


quen” ta không gặp ở đó không khí thi đua căng thẳng, chỉ có tiếng cười và
những màn biểu diễn chuyên nghiệp của những ngôi sao trong làng giải trí.
Điểm thứ tư làm người xem bị lôi cuốn theo từng đêm thi, đó là yếu tố
bất ngờ. Cuối mỗi đêm thi, các thi sinh sẽ phải bốc thăm nhân vật mình sẽ vào
vai trong tuần tiếp theo. Đây là kết thúc mở cho chương trình. Kết quả bốc
thăm gây nên sự bất ngờ cũng như tạo tâm thế chờ đón, tò mò phần tiếp theo
của người xem.
Tóm lại, qua phân tích đặc điểm chương trình “Gương mặt thân quen”,
ta có thể đánh giá tính hấp dẫn của chương trình thể hiện ở ba điểm cơ bản:
tính hài kịch trong cách trình diễn của thí sinh cũng như cách nhận xét của
BGK ; sự bất ngờ, gây hứng thú, tò mò cho người xem ở cuối mỗi đêm thi và
đặc biệt, các thí sinh tham gia đều là những gương mặt nổi bật của showbiz
Việt.
3. Ưu điểm – hạn chế của chương trình

Về ưu điểm, “Gương mặt thân quen” là gameshow tương tác có tính giải
trí cao, đậm chất hài hước, đã đem lại cho khán giả những giây phút thư giãn,
thoải mái sau một tuần làm việc căng thẳng. Tuy mới ra số đầu nhưng chương

trình đã thu hút được đông đảo khán giả xem truyền hình. Đặc biệt, cơ cấu
giải thưởng rất đặc biệt, số tiền thưởng cho thí sinh tương đối cao so với mặt
bằng chung, tuy nhiên, với việc trích 50% tiền thưởng của thí sinh cho quỹ từ
thiện là điểm nhấn, tạo nên giá trị nhân văn thiết thực cho chương trình.
Về hạn chế, xung quanh chương trình có khá nhiều ý kiến trái
chiều.Nhiều ý kiến cho rằng phiên bản “Gương mặt thân quen” của Việt Nam
có phần trầm lắng.Điều đó thể hiện ngay ở format chương trình.Gương mặt
thân quen được mua bản quyền từ công ty Endemol của Hà Lan và theo đúng
bản gốc, 6 thí sinh sẽ trải qua 9 tuần thi để chọn ra 4 ứng cử viên sáng giá
nhất dự thi đêm chung kết. Ở phiên bản Việt, “Gương mặt thân quen” cũng
được “thêm thắt” về mặt thể lệ bằng việc cho phép cả 6 thí sinh tham gia từ
đầu tới cuối cả 10 tuần thi. Điều này có thể sẽ khiến khán giả “ngán” dần đều
các thí sinh và đêm chung kết sẽ thiếu tính đặc sắc vì tính đại trà.
11


Trong khi đó, “Gương mặt thân quen” tại Trung Quốc, format được điều
chỉnh khá sáng tạo. Theo đó, 6 người chơi đầu tiên sẽ được thay thế bằng
những gương mặt mới sau chu kỳ 3 tuần thi. Ở đêm chung kết, những người
thắng cuộc ở các tuần sẽ cùng nhau tranh tài.Ưu điểm lớn nhất ở sự thay đổi
này là khán giả được “đổi món” liên tục còn thí sinh cũng không bị quá sức
khi phải chạy bở hơi tai hết tuần này qua tuần khác. Đặc biệt, trong mỗi tuần
thi, hai MC Trung Quốc là Hà Linh và Tạ Na đều hóa thân thành các nhân vật
khác nhau, khiến khán giả ngơ ngác. Diễn xuất của họ đạt tới mức ngay cả thí
sinh chưa chắc đã vượt qua được.
4. Đóng góp để nâng cao chất lượng chương trình

Những thành công mà “Gương mặt thân quen” đạt được trong mùa đầu
là điều mà nhiều chương trình truyền hình mơ ước. Tuy nhiên, format chương
trình vẫn cần chỉnh sửa để tăng thêm phần hấp dẫn. Có thể cải tiến theo

hướng: tăng tính chất cạnh tranh, thi đấu giữa các thí sinh bằng cách loại dần
qua từng vòng thi. Các thí sinh có thể nhiều hơn 6 và chia thành nhiều
vòng.Ngoài ra, cần tăng cường tính hài hước ở từng thí sinh và MC chương
trình.
III.

Liên hệ với chương trình gameshow “Bản sao hoàn hảo”của nhóm 3
1. Khái quát chung về“Bản sao hoàn hảo”

Logo gameshow : “Bản sao hoàn hảo”
12


Chương trình “Bản sao hoàn hảo” lấy ý tưởng tù “Gương mặt thân
quen”, tuy nhiên, chương trình có nhiều thay đổi về đối tượng và hình thức
thi.“Bản sao hoàn hảo” là sân chơi dành cho các bạn sinh viên từ các trường
đại học có nhu cầu thể hiện khả năng diễn xuất, ca hát, vũ đạo… Thí sinh
tham gia sẽ vào vai nhân vật thần tượng của mình, sự lựa chọn này hoàn toàn
chủ động.Việc đánh giá hoàn toàn dựa trên sự cho điểm của ba vị giám khảo.
Mỗi vòng thi gồm 3 thí sinh, chung cuộc sẽ tìm ra một người có tổng số điểm
cao nhất để đi tiếp vào vòng trong, và thử thách với việc nhập vai vào những
nhân vật nổi tiếng một cách ngẫu nhiên. Thí sinh có sự thể hiện giống nhất
với nhân vật được chọn, nhận số điểm cao nhất sẽ là người chiến thắng chung
cuộc. Ngoài giải nhất giành cho “Bản sao hoàn hảo” nhất, chương trình còn
có giải giành cho thí sinh được bình chọn nhiều nhất.
2. Điểm sáng tạo và hấp dẫn của “Bản sao hoàn hảo” so với bản gốc “Gương

mặt thân quen”
Về đối tượng: chương trình chủ động hướng tới thí sinh và khán giả là
sinh viên. Chương trình là sân chơi sôi động, nơi để các bạn trẻ có cơ hội hóa

thân thành thần tượng của mình cũng như thể hiện tài năng của bản thân. Việc
chọn đối tượng như vậy phù hợp với khả năng và phát huy thế mạnh của
nhóm, vì các thành viên trong ekip đều là sinh viên.Nhóm hiểu tâm lý của lứa
tuổi mình và giữ được sự nhiệt tình, sôi nổi, trẻ trung cần thiết cho một
chương trình giải trí dành cho giới trẻ như vậy.
Về format: “Bản sao hoàn hảo” mở rộng, phong phú hơn đối với phiên
bản gốc “Gương mặt thân quen”. Chương trình không dừng lại ở việc các thí
sinh thể hiện tài năng ca hát và diễn xuất mà còn giúp các tài năng sinh viên
tỏa sáng ở lĩnh vực khác, với những thần tượng khác như đóng kịch, vũ đạo,

Điều này đòi hỏi ban giám khảo phải có chuyên môn và khả năng đánh
giá trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của chương trình cũng
cao hơn, gây sự tò mò, hứng thú cho người xem.
13


Điểm hấp dẫn của “Bản sao hoàn hảo” là sự hài hước trong cách bắt
chước thần tượng của các thí sinh và không khí sôi động, trẻ trung đầy chất
sinh viên.
3. Hạn chế của chương trình “Bản sao hoàn hảo”

Chương trình là sản phẩm đầu tay của nhóm, vì vậy không tránh khỏi
những thiếu sót trong khâu chuẩn bị cũng như thực hiện. Format chương trình
còn chưa thực hoàn chỉnh, với hình thức loại trực tiếp, thí sinh nhất các vòng
sẽ đi tiếp vào vòng trong dễ khiến thí sinh không thể khẳng định hết tài năng
của mình, vì số lần lên sân khấu chỉ có một.
Bên cạnh đó, nếu để thí sinh lựa chọn thần tượng và đóng vai thần tượng
đó, sẽ rất hạn chế vì chỉ những thần tượng trong lĩnh vực giải trí, nghệ thuật
mới có thể hóa thân được. Với các bạn sinh viên có thần tượng là nhà khoa
học, doanh nhân, … khả năng tham gia chương trình để một lần trở thành

thần tượng mình hâm mộ rất khó.
Việc lựa chọn thí sinh trong phạm vi sinh viên có ưu điểm: đây là đối
tượng có đặc điểm là sáng tạo, thích khẳng định bản thân và nhiều thời gian
dành cho thần tượng của mình. Tuy nhiên, nhược điểm của việc khoanh vùng
đối tượng này, đó là khán giả của chương trình chủ yếu là những người trẻ,
chương trình phải cạnh tranh với nhiều gameshow cùng thời điểm như: rung
chuông vàng, sv2012,…
Với những hạn chế về format như vậy, nhóm sẽ họp và có những phương
án thay đổi cho phù hợp.
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện chương trình

“Bản sao hoàn hảo” là chương trình truyền hình đầu tiên của nhóm, vì
vậy có nhiều yếu kém trong tổ chức và thực hiện chương trình. Phần lớn các
thí sinh và đội ngũ ban giám khảo đều chưa chuyên nghiệp, chỉ mang tính
tượng trưng, vì vậy, chương trình không thể phản ánh hết được nét đặc sắc và
tính cạnh tranh cao.
Trong quá trình thực hiện, việc phân công công việc theo từng bộ phận
chuẩn bị và mức độ hoàn thành công việc chưa cao. Để hoàn thiện format và
14


đảm bảo chạy chương trình thành nhiều số như một gameshow thực sự rất cần
sự nỗ lực của cả nhóm.
Bản thân người viết, sau khi hoàn thành chương trình đã có định hướng
cơ bản về cách xây dựng và thực hiện một gameshow truyền hình. Hai vấn đề
quan trọng đối với một gameshow tương tác, trước hết là bản format hoàn
chỉnh, có phân tích tới từng tình huống nảy sinh trong quá trình chạy chương
trình cũng như chú trọng tới điểm nhấn hấp dẫn của nó; thứ hai là đạo diễn
cho một vòng thi cụ thể.


15


MỤC LỤC

16



×