Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Noi dung chuong trinh va huong dan nghien cuu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.77 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NỘI DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ HƯỚNG DẪN
Môn: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Phần 1: Đề cương môn học
1. Thông tin về giảng viên:
-

Họ và tên:

Phạm Minh Tiến

-

Chức danh, học hàm, học vị: Phó trưởng ban nghiên cứu, Thạc sĩ

-

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Quản trị Kinh doanh

-

Địa chỉ liên hệ:

Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển,
Đại học Kinh tế TP.HCM
Cơ sở B, 279 Nguyễn Tri Phương, Q.10, TP.HCM

-


Điện thoại, email:

-

Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):

0986 887 129;

2. Thông tin về môn học:
-

Tên môn học:

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

-

Mã môn học:

701014

-

Số tín chỉ:

03 ( 30 tiết LT, 15 tiết bài tập)

-

Thời gian đối với các hoạt động học tập:

+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 30 tiết
+ Làm bài tập trên lớp 15 tiết
+ Thực hành trên lớp: 0 tiết
+ Thực hành trong phòng thí nghiệm (thực tập tính toán trên máy tính): 0 tiết
+ Thực tập thực tế ngoài trường: 0 tiết
+ Tự học: 90 tiết
1


-

Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu
+ Khoa: Quản trị Kinh doanh

-

Môn học tiên quyết:
+ Có kiến thức sử dụng máy tính văn phòng và phần mềm bảng tính Excel;
+ Có khả năng tự học và sử dụng các phần mềm thống kê như EViews, SPSS.

-

Môn học kế tiếp: Phân tích định lượng, Thống kê, Kinh tế lượng

3. Mục tiêu môn học:
Nắm bắt các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ngay từ những
năm đầu học sẽ giúp sinh viên học tập ở các bậc đạt hiệu quả hơn. Môn học này sẽ hướng
dẫn cho sinh viên:
-


Cách chọn lựa đề tài nghiên cứu, giới hạn vấn đề - lý do chọn vấn đề nghiên cứu,
mục đích, đối tượng phạm vi nghiên cứu, lập đề cương chi tiết, lên kế hoạch trước
khi bắt tay vào triển khai nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu: cách thức chọn mẫu, điều tra,
tổng hợp và phân tích dữ liệu,…

-

Hướng dẫn cách thức viết, trình bày kết quả nghiên cứu – Đặc biệt là tập trung vào
việc giúp sinh viên luyện tập để có thể thực hiện được các tiểu luận, đề tài, luận văn
tốt nghiệp.

4. Mô tả tóm tắt môn học:
Một trong những kỹ năng thiết yếu mà sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần có
là khả năng phân tích vấn đề và cách thức giải quyết vấn đề kinh tế và quản trị. Môn học
phương pháp nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề
nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành
câu hỏi nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối
cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Sinh viên sẽ học nhiều cách thức khác nhau để tiến
hành nghiên cứu, và cách thức nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến cách thức giải quyết vấn
đề. Do đó kết quả nghiên cứu không thể giải thích toàn bộ, nó chỉ mang giá trị giải thích
2


một phần hiện thực. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để học
môn học này.

Đây là môn học mang tính ứng dụng thực tế, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu vì vậy
các học viên trước tiên được học lý thuyết 30 tiết kết hợp thực hành dạng bài tập tại lớp
15 tiết. Việc học lý thuyết và thực hành này lồng ghép vào nhau, học viên học lý thuyết
phần nào sẽ thực hành ngay phần đó. Điều này giúp sinh viên nắm vững được lý thuyết
và vận dụng được lý thuyết vừa học vào nghiên cứu khoa học thực tế.

3


5. Nội dung:
Phần giảng dạy trên lớp: lý thuyết 30 tiết, 15 tiết bài tập tại lớp
Buổi

Nội dung

Số
tiết

Trong đó
LT
BT
TH

1

Bài 1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu

3

3


2

Bài 1. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu

3

3

3

Bài 2. Quy trình nghiên cứu khoa học

3

2

1

4

Bài 3. Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả
thiết nghiên cứu

3

2

1


5

Bài 3. Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả
thiết nghiên cứu

3

2

1

6

Bài 4. Xây dựng cơ sở lý thuyết và tổng quan
tài liệu

3

2

1

7

Bài 4. Xây dựng cơ sở lý thuyết và tổng quan
tài liệu

3

2


1

8

Bài 5. Thiết kế nghiên cứu và các phương pháp
lấy mẫu

3

2

1

9

Bài 5. Thiết kế nghiên cứu và các phương pháp
lấy mẫu

3

2

1

10

Bài 6. Các phương pháp thu thập dữ liệu

3


2

1

11

Bài 7. Bản chất, dạng số liệu và cách đo lường

3

2

1

12

Bài 7. Bản chất, dạng số liệu và cách đo lường

3

1

2

13

Bài 8. Nhập và xử lý số liệu

3


1

2

- Ôn tập
- Trình bày bài tập nhóm – thuyết trình cuối kỳ
- Ôn tập
- Trình bày bài tập nhóm – thuyết trình cuối kỳ

3

2

1

3

2

1

14
15

Ghi
chú

6. Giáo trình, tài liệu:
 Tài liệu chính:

Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh:
Thiết kế và thực hiện, NXB Lao động Xã hội.
4


 Tài liệu tham khảo:
1) Trần Tiến Khai (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản,
NXB Lao động xã hội;
2) Cooper, D. R., Schindler, P. S., & Sun, J. (2006). Business research methods
(Vol. 9). New York: McGraw-hill.
3) Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS (tập 1 và 2) . NXB Thống kê.
4) Các tài liệu, giáo trình môn học Lý thuyết Thống Kê, Thống kê ứng dụng của
giảng viên: Hà Văn Sơn, Hoàng Trọng.
7. Đánh giá kết quả học tập
1
2

Bài tập tình huống:
Bài tập nhóm

10%
20% (Bài tập nhóm)

3

Bài luận nhóm

70% (Bài luận nhóm)


Lưu ý: Kết quả môn học sẽ được đánh giá “không đạt” nếu bài tập nhóm có kết
quả nhỏ hơn 50% số điểm quy định, cho dù điểm tổng kết môn học không nhỏ hơn
5.
8. Bảng điểm tiêu chuẩn đánh giá
Giỏi, xuất sắc
(80%+)

Khá giỏi
(70-79%)

Trung bình
khá

Đậu

Rớt

(50-59%)

(<50%)

Bài luận đáp
ứng các yêu
cầu tối thiểu

Bài luận
không đáp
ứng các yêu
cầu tối thiểu


(60-69%)
Đánh
giá tổng
thể

Bài luận nổi bật
hoặc đặc biệt thể
hiện qua sự hiểu
biết, giải thích và
trình bày

Bài luận đạt
tiêu chuẩn
rất cao thể
hiện tính
sáng tạo và
sự hiểu biết
sâu sắc

Bài luận thể
hiện sự hiểu
biết và việc
trình bày ở
một mức độ
cao; và mức
độ về tính
sáng tạo và
sự hiểu biết
sâu sắc


5


Tài liệu
tham
khảo

Có bằng chứng rõ
rệt của việc tham
khảo rất nhiều các
tài liệu khác ngoài
những tài liệu yêu
cầu bắt buộc đọc
của chương trình

Có bằng
chứng của
việc tham
khảo các tài
liệu khác
ngoài những
tài liệu yêu
cầu bắt buộc
đọc của
chương trình

Hiểu biết
thấu đáo các
tài liệu yêu
cầu bắt buộc

đọc của
chương trình

Có bằng
chứng của
việc tham
khảo các tài
liệu yêu cầu
bắt buộc của
chương trình

Có rất ít
bằng chứng
của việc
tham khảo
bất kỳ tài
liệu yêu cầu
bắt buộc của
chương trình

Sự hiểu
biết về
đề tài

Thể hiện cái nhìn
sâu sắc, nhận thức
và sự hiểu biết sâu
hơn và tinh tế hơn
về các khía cạnh
của đề tài. Khả

năng để xem xét đề
tài trong bối cảnh
rộng hơn của môn
học

Bằng chứng
của sự nhận
thức và sự
hiểu biết sâu
hơn và tinh
tế hơn về các
khía cạnh
của đề tài

Sự hiểu biết
đúng đắn về
các nguyên
tắc và khái
niệm

Sự hiểu biết
về các
nguyên tắc
và khái niệm
ít nhất là đủ
để truyền đạt
dễ dàng
trong phạm
vi đề tài và
phục vụ như

là một cơ sở
để học tập,
nghiên cứu
sau này

Rất ít sự hiểu
biết về các
nguyên tác
và khái niệm

Lập
luận rõ
ràng

Thể hiện khả năng
sáng tạo hay sự tinh
tế trong nhận xét.

Bằng chứng
của khả
năng sáng
tạo hay sự
tinh tế

Lập luận
được trình
bày có biện
luận chặt chẽ
dựa trên
những bằng

chứng rộng

Lập luận
đúng đắn
dựa trên
những bằng
chứng

Rất ít bằng
chứng về khả
năng xây
dựng lập
luận chặt chẽ

Thể hiện tính sáng
tạo và suy nghĩ độc
lập

Bằng chứng
của tính sáng
tạo và suy
nghĩ độc lập

6


Kỹ năng Phát triển cao kỹ
năng phân tích và
phân
đánh giá

tích và
đánh giá

Giải
quyết
vấn đề

Bằng chứng
rõ rệt về kỹ
năng phân
tích và đánh
giá

Khả năng giải quyết Khả năng
những vấn đề rất
những vấn
khó
đề không
thường
xuyên

Diễn đạt Phát triển cao kỹ
và trình năng diễn đạt và
bày phù trình bày
hợp với
môn học

Phát triển tốt
kỹ năng diễn
đạt và trình

bày

Bằng chứng
về kỹ năng
phân tích và
đánh giá

Một ít bằng
chứng về kỹ
năng phân
tích và đánh
giá

Rất ít bằng
chứng về kỹ
năng phân
tích và đánh
giá

Khả năng sử
dụng và áp
dụng các
khái niệm cơ
bản và kỹ
năng

Đủ kỹ năng
giải quyết
vấn đề


Rất ít bằng
chứng về kỹ
năng giải
quyết vấn đề

Kỹ năng diễn Đủ kỹ năng
đạt và trình
diễn đạt và
bày tốt.
trình bày
Chính xác và
nhất quán
trong việc
thừa nhận
các nguồn tài
liệu

Không đủ kỹ
năng diễn đạt
và trình bày.
Không chính
xác và nhất
quán trong
việc thừa
nhận các
nguồn tài
liệu

Nguồn: Đại học Adelaide 2005


7


Phần 2: Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu (gợi ý)
Kết cấu một đề cương nghiên cứu thường phải có đầu đủ các mục chính sau:

Hướng dẫn chi tiết các mục:
1) Đặt vấn đề (tại sao chọn đề tài này?)
Mức độ quan trọng của xác định vấn đề nghiên cứu
Một trong những công việc quan trọng của sinh khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa
học, cụ thể là nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh là xác định được vấn đề nghiên cứu.
“Vấn đề là sự khác biệt về điều đang diễn ra ở hiện tại/thực tiễn và điều người ta mong đợi”
(David Kroenker, trích Nguyễn Đình Thọ). Vấn đề nghiên cứu tốt sẽ là yếu tố then chốt của một
nghiên cứu tốt và là vé thông hành đầu tiên để các bạn đi tiếp vào việc thực hiện các bước tiếp
theo của một nghiên cứu.“Định nghĩa được vấn đề thì quan trọng hơn nhiều so với các giải pháp”
Albert Einstein.

Đặc điểm của một đề tài tốt
8


Có thể có một số đề tài đòi hỏi những kĩ năng đặc biệt hoặc sự đầu tư thời gian và
công sức nhiều hơn bình thường, nhưng nhìn chung đối với sinh viên nghiên cứu khoa học,
một đề tài sẽ có kết quả tốt nếu như chịu làm việc một cách có phương pháp, có óc tìm tòi
và... một chút thông minh. Về mặt phương pháp, một đề tài tốt phải khuyến khích một quá
trình học tập có tính sáng tạo và lâu dài của sinh viên về các phương pháp nghiên cứu cũng
như kĩ thuật trình bày ý tưởng và kết quả thu thập được.
Một đề tài nghiên cứu được đánh giá là tốt khi:
Có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi
một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lí các vấn

đề chỉ ở trên bề mặt;
Có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất định
trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với những kết quả, công trình đã
công bố trước đó;
Xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết luận
rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra (thể hiện
qua tên đề tài);
Thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp
tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và... dễ đọc.
Những điểm cần lưu ý khi chọn đề tài nghiên cứu:
Để hướng đến một kết quả tốt cho đề tài nghiên cứu, cần lưu ý những điểm sau của
đề tài (tính khả thi):
 Khả năng thu thập dữ liệu ( khả năng thực địa);
 Khả năng truy cập các nguồn thông tin, tài liệu chuyên ngành;
 Giới hạn về thời gian và chi phí
 Sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà chuyên môn;
 Các điều kiện, phương tiện, thiết bị nghiên cứu;
9


=> Đề tài quá chi tiết thì không có đủ khả năng để hoàn thành; nhưng đề tài quá đơn
giản ( chung chung) thì không phản ánh được thực tiễn hoặc không đủ độ lớn của yêu cầu
đề tài (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Tóm lại: Khi trình bày đặt vấn đề nghiên cứu phải đi TỪ RỘNG ĐẾN HẸP, từ
TỔNG QUÁT ĐẾN CỤ THỂ. Vấn đề nghiên cứu phải đáp ứng đủ yêu cầu để có thể tiến
hành được đề tài nghiên cứu và đạt được đến đích mong muốn:
 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
 Tính cấp thiết: Trong vấn đề nghiên cứu, chọn chủ đề cụ thể là gì? Lý giải
tại sao nghiên cứu chủ đề cụ thể này?
 Nghiên cứu này ảnh hưởng đến những đối tượng liên quan nào? Xác định

mức độ ảnh hưởng.
 Kết thúc của đặt vấn bằng tên đề tài là gì?
Tên đề tài nghiên cứu:
Yêu cầu tên đề tài phải ngắn gọn và thể hiện được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ:

2) Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
10


2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Sau hình hình thành vấn đề nghiên cứu, phát triển thành tên đề tài nghiên cứu, chúng
ta cần cụ thể hóa chúng thành những câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi
được đưa ra và được trả lời bằng những mục tiêu nghiên cứu. Một số trường hợp, câu hỏi
nghiên cứu được hình thành trên cơ sở mục tiêu nhưng cứu, nhưng thông thường mục tiêu
hình thành từ những câu hỏi nghiên cứu và đi trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đề tài nghiên cứu
khoa học. Nó góp phần định hướng cho quá trình nghiên cứu giúp cho hoạt động nghiên
cứu tập trung theo một định hướng xác định: (1) định hướng cho việc xác định đối tượng
nghiên cứu và thu thập dữ liệu; (2) định hướng cho việc lựa chọn thiết kế nghiên cứu phù
hợp (lựa chọn lý thuyết, nghiên cứu trước và mô hình,….) ; và (3) định hướng cho việc
phân tích dữ liệu và viết báo cáo nghiên cứu.
Các dạng câu hỏi thường sử dụng:
 Câu hỏi về sự khác biệt: So sánh
VD: Có sự khác nhau về mức chi tiêu cho học tập giữa Nam và Nữ sinh viên
của Đại học TĐT không?
 Câu hỏi về sự liên hệ : Xác định mức độ liên hệ của các hiện tượng
VD: Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử
dụng sản phẩm Highlands coffee tại TP.HCM?

 Câu hỏi mô tả: Mô tả hiện tượng
VD: Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp FDI theo thời gian như thế nào?
Để có một câu hỏi nghiên cứu tốt, yêu cầu:
 Câu hỏi nghiên cứu phải rõ ràng, đảm bảo không có từ ngữ gây khó hiểu hay hiểu
nhiều ý?

11


 Câu hỏi nghiên cứu phải đo lường được (tức có tính khả thi) và gắn với vấn đề
nghiên cứu (giải quyết vấn đề nghiên cứu).
 Câu hỏi nghiên cứu phải gắn với lý thuyết hay các nghiên cứu trước liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
 Các câu hỏi nghiên cứu của một nghiên cứu cần gắn kết với nhau theo một chủ
đề.
Ví dụ: Đề tài nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
hàng về sản phẩm Highlands coffee tại địa bàn TP.HCM”. Các câu hỏi nghiên cứu được
xác định như sau:
 Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản
phẩm Highlands coffee tại TP.HCM?
 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản
phẩm Highlands coffee tại TP.HCM như thế nào?
 Làm cách nào để nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm
Highlands coffee tại TP.HCM?
Tóm lại: khi xây dựng câu hỏi nghiên cứu, tác giả phải luôn đặt cho mình các hỏi:
câu hỏi nghiên cứu có khả thi hay không, có khả năng đo lường được không? Liệu câu hỏi
nghiên cứu như trên, vấn đề nghiên cứu có được giải quyết trong nghiên cứu này không?
Làm thế nào để thực hiện đề tài?…
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên

cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu
là xác định những kết quả cần đạt để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Vì vậy, mục tiêu nghiên
cứu phải luôn gắn câu hỏi nghiên cứu.

12


Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng
hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là
điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
Ví dụ:
Vấn đề nc

Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm Highlands coffee
1) Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
sử dụng sản phẩm Highlands coffee tại TP.HCM?

Câu hỏi
nghiên cứu

2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng
sử dụng sản phẩm Highlands coffee tại TP.HCM như thế nào?
3) Làm cách nào để nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản
phẩm Highlands coffee tại TP.HCM?
1) Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối
với sản phẩm Highlands coffee

Mục tiêu
nghiên cứu


2) Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm
Highlands coffee
3) Các khuyến nghị nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với
sản phẩm Highlands coffee

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ
trong mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu cài gì?. Lưu ý: Cần phân biệt đối tượng nghiên cứu
với đối tượng khảo sát.
Phạm vi nghiên cứu: Xác định phần giới hạn của nghiên cứu liên quan đến đối
tượng khảo sát và nội dung cần nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu bao gồm những giới hạn
về không gian của đối tượng khảo sát, giới hạn quỹ thời gian để tiến hành nghiên cứu và
giới hạn quy mô nội dung được xử lý (lĩnh vực nghiên cứu). Cơ sở đề xác định phạm vi
nghiên cứu có thể là:

13


- Một bộ phận đủ mang tính đại diện của đối tượng nghiên cứu.
- Quỹ thời gian đủ để hoàn tất công trình nghiên cứu.
- Khả năng được hỗ trợ về kinh phí, phương tiện thiết bị thí nghiệm đảm bảo thực
hiện các nội dung nghiên cứu. xác định được phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian
và đối tượng khảo sát.
Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được
người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Không bao giờ người nghiên cứu có thể đủ quỹ
thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể. Từ Đối tượng khảo sát, người
nghiên cứu mới xác định được những đối tượng nghiên cứu. Một Đối tượng khảo sát có
thể phục vụ cho nhiều Đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Ví dụ: Đề tài nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách
hàng về sản phẩm Highlands coffee tại địa bàn TP.HCM”.

Đối tượng nghiên cứu: (1) các nhân tố ảnh hưởng, (2) sự hài lòng của khách hàng
về sản phẩm Highlands coffee và (3) mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách hàng về sản phẩm Highlands coffee.
Phạm vi không gian: Khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian: năm 2014
Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng độ tuổi >= 20 tuổi, đã từng hoặc thường xuyên
sử dụng sản phẩm Highlands coffee tại khu vực trung tâm TP.HCM
4) Phương pháp nghiên cứu
Nêu tóm lược các phương pháp dự định sử dụng trong quá trình nghiên cứu từ xây
dựng mô hình đến thu thập dữ liệu và phân tích tích dữ liệu.
Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu
 Số liệu thứ cấp (loại nào, dạng nào, chỉ tiêu gì?)
 Số liệu sơ cấp (loại nào, dạng nào, chỉ tiêu gì?)

14


Nguồn và cách thu thập các loại số liệu
Cách thức chọn mẫu để thu thập dữ liệu, quy mô mẫu dự kiến
Cách thức thu thập dữ liệu (điều tra, phỏng vấn, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn
nhóm …)
Phương pháp phân tích xử lý số liệu ( thống kê mô tả, Đánh giá độ tin cậy thang đo
Cronbach’ Alpha, EFA, Hồi quy đa biến,…)
Phần mềm sử dụng để phân tích xử lý số liệu ( SPSS, Stata, Excel,…..)
5) Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và đóng góp về lý thuyết, học thuật, sự hiểu biết
cho xã hội, về chính sách ( cho doanh nghiệp, cơ quan,…..) gì không?
6) Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Các lý thuyết nào liên quan đề tài này?
 Các khái niệm;

 Các lý thuyết liên quan;
 Các mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết.
 Giả thuyết khoa học.
Vấn đề này đã được nghiên cứu như thế nào?


Ai nghiên cứu? năm nào? Tên nghiên cứu? ở đâu?



Dùng các mô hình nghiên cứu nào?



Dữ liệu gì? Thu thập bằng cách nào?



Dùng phương pháp nghiên cứu nào?



Kết quả như thế nào?



Bài học kinh nghiệm nào có được từ nghiên cứu này?

Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu
7) Cấu trúc dự kiến của báo cáo kết quả ( thường có 5 chương)

15


Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Chương 5. Kết luận và đề nghị

8) Phụ lục và tài liệu tham khảo

Lưu ý: Đề cương nghiên cứu sẽ được nộp vào buổi học đầu tiên sau tuần thi giữa học
kỳ theo lịch của nhà trường. Đề cường in trên khổ giấy A4, trang bìa in bìa cứng, các
trang nội dung in 2 mặt, không in màu và không bìa kiếng (chi tiết quy cách trình bày
xem ở phần 4). Quy cách trang bìa theo mẫu luận văn nhà trường.

16


Phần 3: Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu (gợi ý)

Bố cục thông thường của một nghiên cứu (gợi ý)
1. Lời cảm tạ
2. Tóm tắt (1 trang)
3. Danh sách thuật ngữ viết tắt
4. Mục lục, danh sách bảng, biểu đồ và hình ảnh
5. Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu
6. Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
7. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
8. Chương 4. Kết quả và thảo luận

9. Chương 5. Kết luận và đề nghị
10. Tài liệu tham khảo
11. Phụ lục (nếu có)

17


Nội dung từng phần
1. Lời cảm tạ
2. Tóm tắt (1 trang)


Lý do chọn đề tài



Mục tiêu, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu



Phương pháp nghiên cứu



Kết quả nghiên cứu

3. Danh sách thuật ngữ viết tắt
4. Mục lục, danh sách bảng, biểu đồ và hình ảnh
5. Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu (dẫn nhập)



Giới thiệu nghiên cứu (tổng quát về nghiên cứu, tại sao phải thực hiện)



Câu hỏi nghiên cứu



Mục tiêu nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu



Phạm vi nghiên cứu



Tổng quát về phương pháp



Ý nghĩa của nghiên cứu



Kết cấu của báo cáo nghiên cứu (dự kiến)


6. Chương 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết


Các lý thuyết nào liên quan đề tài này?
o Các khái niệm;
o Các lý thuyết liên quan;
o Các mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết.
o Giả thuyết khoa học.



Vấn đề này đã được nghiên cứu như thế nào?
o Ai nghiên cứu? năm nào? Tên nghiên cứu?
o Dùng phương pháp nghiên cứu nào?
o Dùng các mô hình nghiên cứu nào?
o Kết luận như thế nào?
o Bài học kinh nghiệm về phương pháp là gì?



Xây dựng mô hình nghiên cứu, giả thuyết và kỳ vọng dấu

7. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

18





Mô tả chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu



Qui trình nghiên cứu



Xây dựng thang đo (chi tiết mô hình nghiên cứu)



Mẫu và mô tả mẫu



Phương pháp phân tích kết quả



Kết quả của nghiên cứu sơ bộ (pilot studies) nếu có

8. Chương 4. Kết quả và thảo luận


Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.



Kết quả kiểm định thang đo, mô hình và giả thuyết nghiên cứu




Phân tích kết quả nghiên cứu: lý giải, bàn luận kết quả của từng biến, so sánh với kỳ vọng,
các kết quả nghiên cứu trước đây.

9. Chương 5. Kết luận và đề nghị


Tổng kết lại nghiên cứu



Nêu lại các kết quả, các phát hiện chủ yếu (trả lời các câu hỏi nghiên cứu)



Từ các phát hiện này, rút ra các ý tưởng, đề xuất giải pháp sản xuất kinh doanh, quản lý,
chính sách vi mô, vĩ mô …



Các đề xuất phải phù hợp và nhất quán với kết quả nghiên cứu



Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

10. Tài liệu tham khảo ( theo chuẩn APA_ Xem mục hướng dẫn trích tài liệu tham khảo)



Danh mục tài liệu tiếng Việt (theo thứ tự ABC của họ)



Danh mục tài liệu tiếng Anh (theo thứ tự ABC của họ)



Chú ý: Tài liệu nào trích dẫn trong báo cáo thì mới được liệt kê vào danh mục tài liệu tham
khảo!!!

11. Phụ lục (nếu có)


Phiếu điều tra



Các số liệu, kết quả thống kê



Các kết quả tính thống kê



Các bản đồ, hình ảnh khác




Loại khác

Phần 3: Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu (gợi ý)
Phần 3: Hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu (gợi ý)
19


Phần 3: Hướng dẫn Quy cách trình bày báo cáo
1. Kích thước giấy
Giấy trắng A4, khổ đứng. Nếu có bảng, biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang thì đầu
bảng là lề trái của trang.
2. Kiểu chữ
Kiểu chữ (font) Vni-Times, Time New Roman hoặc tương đương. Cỡ chữ (size) 12-13,
mật độ chữ bình thường. Khoảng cách hàng 1,5 lines, in một mặt.
3. Căn lề văn bản
- Lề trên (top): cách mép trên từ 20-25mm.
- Lề dưới (bottom): cách mép dưới từ 20-25mm.
- Lề trái (insize): cách mép trái từ 30-35mm
- Lề phải (outsize): cách mép phải từ 15-20mm.
- Header: 20mm
- Footer: 1,5mm.
4. Độ dài văn bản
Không có quy định quá khắt khe về tổng chiều dài hay số trang của từng phần, từng chương
nhưng vẫn đảm bảo tính cân đối, đáp ứng đuợc mục đích nghiên cứu. Trong một số trường hợp
nhà trường, khoa có quy định giới hạn cụ thể số trang cho bài viết, luận án thì chúng ta phải tuân
theo.
5. Cách đánh số trang
- Vị trí đánh số trang: số trang được đánh ở giữa, ngay trên đầu mỗi trang, cỡ số bằng với
cỡ chữ trình bày nội dung, chữ đứng.

- Sử dụng số La mã, chữ thường i, ii, iii…đế đánh số trang bắt đầu từ lời cám ơn cho đến
hết trang danh mục bảng biểu, hình vẽ. Lưu ý: không đánh số trang cho trang bìa ngoài, bìa lót và
bìa trong.

20


- Sử dụng số Á rập, chữ thường 1, 2, 3…để đánh số trang cho phần nội dung chính của báo
cáo, bắt đầu từ phần mở đầu ( chương 1) trở về sau.
6. Tiểu mục
Các tiểu mục của bài viết được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất bốn
chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1,
chương 4).
Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục.
7. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.2 có
nghĩa là hình thứ 2 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích
dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Tổng cục thống kê 2015”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính
xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Tiêu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, Tiêu đề của
hình vẽ ghi phía dưới hình.
Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “...
được nêu trong bảng 4.1” hoặc “(xem hình 3.2)” mà không được viết “...được nêu trong bảng dưới
đây” hoặc “trong đồ thị của X và T sau”.
8. Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt trong bài viết. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ
được sử dụng nhiều lần trong bài viết. Không viết những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết
tắt những cụm từ ít xuất hiện trong bài viết. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan,
tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu bài
viết có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần
đầu bài viết.

9. Cách thức trích dẫn tài liệu tham khảo trong nội dung bài và lập danh mục tài liệu tham
khảo ( xem chi tiết trong phần hướng dẫn trích tài liệu tham khảo)
10. Mẫu trình bày bố cục một bài nghiên cứu
11. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa ( theo mẫu luận văn của trường)

21


Tp.HCM, Ngày 20 tháng 08 năm 2015
Giảng viên

ThS.Phạm Minh Tiến

22



×