Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA NỀN KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ NỀN KINH TẾ NGẦM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA ASEAN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH TIẾN

MỐI QUAN HỆ
GIỮA NỀN KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ
NỀN KINH TẾ NGẦM: BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA ASEAN.

Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ HỒNG ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức và nền
kinh tế ngầm: Bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia ASEAN” này là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng,
toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử
dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.


Luận văn này là một nhánh nghiên cứu trong Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ “Lượng hóa
quy mô kinh tế ngầm và Đề xuất giải pháp nhằm giảm quy mô kinh tế ngầm trong nền
kinh tế Việt Nam” do TS. Võ Hồng Đức là Chủ nhiệm Đề tài.
Luận văn này đã có một bài báo được chấp nhận đăng trên tập chí International
Journal of Economics and Finance, Vol. 6, No. 11, November 2014 với tên: “Any Link
between Unofficial Economy and Official Economy? An Empirical Evidence from the
ASEAN”

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014

PHẠM MINH TIẾN
i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Võ Hồng Đức, người Thầy
tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng và góp ý cho Tôi trong
suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, những người
đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian Tôi theo học tại Trường.

Và cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.

Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình.


PHẠM MINH TIẾN
.

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra và lượng hóa các mối quan hệ giữa nền
kinh tế chính thức và nền kinh tế ngầm ( kinh tế không chính thức) cho các quốc gia ASEAN
trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2013. Kinh tế ngầm là một biến tiềm ẩn (không quan
sát được) có thể được ước tính bằng cách sử dụng các chỉ số quan sát khác. Do vậy, trong
nghiên cứu ngày, phương pháp MIMIC – phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các
nghiên cứu định lượng, được sử dụng. Để sử dụng phương pháp MIMIC, các biến số nguyên
nhân (causes variables) và các biến số chỉ báo (indicators variables) cần được xác định.
Các biến số này được xác định trên nền tảng của các lý thuyết có liên quan đến kinh tế
ngầm; các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện; và điều kiện cụ thể của các quốc gia
ASEAN trong nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lực lượng lao động tham gia và tăng trưởng GDP
bình quân đầu người là hai chỉ số đáng tin cậy cho sự hiện diện và gia tăng về quy mô của
nền kinh tế ngầm cho các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khi đó, gánh
nặng thuế; chi tiêu của chính phủ; tỷ lệ thất nghiệp; độ mở của nền kinh tế; đầu tư ròng;
và tự làm chủ của lao động có khả năng là nguyên nhân của sự hiện diện của nền kinh tế
ngầm. Bên cạnh đó, đối với tất cả các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, quy mô nền kinh tế
ngầm đã đạt đến một kích thước lớn, chiếm đến 33,8% GDP chính thức trong giai đoạn từ
năm 1996 đến năm 2013. Quy mô kinh tế ngầm trung bình cho các quốc gia ASEAN trong
nghiên cứu này hiện tại là 37,8% (năm 2013). Điều đáng lo ngại là quy mô trung bình của
nền kinh tế ngầm của 8 quốc gia này có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian.
Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện rằng, tồn tại mối quan hệ giữa nền kinh tế ngầm và
nền kinh tế chính thức – quy mô nền kinh tế ngầm có liên quan đến quy mô của nền kinh
tế chính thức. Kết quả nghiên cứu cũng cho chúng tôi kết luận quan trọng rằng, kinh tế

ngầm và kinh tế chính thức có mối quan hệ nghịch biến hai chiều khi nền kinh tế chính
thức được đo lường bằng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và quan hệ nghịch biến
một chiều từ kinh tế ngầm đến kinh tế chính thức khi quy mô nền kinh tế chính thức được
đại diện bởi tổng sản phẩm quốc nội GNI (hoặc tổng thu nhập quốc dân GDP). Kết quả

iii


nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học định lượng để kết luận rằng trong khi tác động
tiêu cực từ nền kinh tế ngầm đến nền kinh tế chính thức là rõ ràng, ảnh hưởng từ nền kinh
tế chính thức đến nền kinh tế ngầm là không rõ ràng. Sự tồn tại của một nền kinh tế ngầm
với quy mô lớn như tại các quốc gia ASEAN trong nghiên cứu đã ảnh hưởng đến chất lượng
của dữ liệu tài khoản quốc gia cũng như dữ liệu tài chính được báo cáo trong các báo cáo
ngân sách của chính phủ. Thực tế là quy mô của các nền kinh tế ngầm của 8 quốc gia
ASEAN mà chúng tôi đã ước tính trong nghiên cứu này đã tăng đáng kể từ 1996-2013, cho
thấy dữ liệu tài khoản quốc gia của các quốc gia ASEAN bị đánh giá thấp đáng kể trong
giai đoạn vừa qua.
Các hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là các quốc gia thuộc ASEAN sẽ được hưởng
lợi nhiều hơn từ quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế khi nền kinh tế ngầm cho mỗi
quốc gia có một kích thước nhỏ hơn so với bây giờ. Trong khi khuyến nghị chính sách cụ
thể để kiểm soát tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngầm nằm ngoài tầm với của nghiên
cứu này, chính phủ các nước ASEAN cần phải xem xét nguyên nhân cơ bản gây ra sự hiện
diện và sự phát triển của nền kinh tế ngầm. Sự phân tích này là cơ hội để việc ban hành các
chính sách nhằm hạn chế sự gia tăng của nền kinh tế ngầm di chuyển ra khỏi cách tiếp cận
thông thường được thông qua bởi chính phủ bằng các hình thức trừng phạt và giáo dục.
Một cách tiếp cận phù hợp hơn để kiểm soát tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngầm là
thông qua một đánh giá toàn diện và có hệ thống hơn đối với gánh nặng thuế và các khoản
đóng góp an ninh xã hội; và quy định được chứng minh và cung cấp trong các nghiên cứu
về nền kinh tế ngầm.


iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................................... 1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................................... 5
1.7. Kết cấu nghiên cứu dự kiến .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 7
2.1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế ngầm ............................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về kinh tế ngầm ............................................................................................ 7
2.1.2. Phân loại kinh tế ngầm .................................................................................................. 9
2.2. Nguyên nhân xuất hiện của kinh tế ngầm........................................................................... 12
2.4. Mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh tế chính thức ....................................................... 14
2.4. Các hướng nghiên cứu chính về kinh tế ngầm ................................................................... 17
2.5. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................................ 18

2.5.1. Các mô hình nghiên cứu trước .................................................................................... 18
2.5.2. Kết quả một số nghiên cứu về kinh tế ngầm ............................................................... 21

v


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 22
3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................... 22
3.2. Phương pháp tiếp cận và phân tích cho nghiên cứu ........................................................... 23
3.2.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................................................. 23
3.2.2. Phương pháp phân tích ................................................................................................ 26
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................................. 28
3.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ................................................................................ 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 36
4.1. Tổng quan về các quốc gia Đông Nam Á ........................................................................... 36
4.2. Tổng quan kết quả mẫu phân tích ....................................................................................... 37
4.2.1. Phân tích chung các chỉ số nghiên cứu ........................................................................ 37
4.2.2. Phân tích các chỉ số nguyên nhân của kinh tế ngầm ................................................... 38
4.2.3. Phân tích các chỉ số là chỉ báo cua kinh tế ngầm ........................................................ 39
4.2.4. Phân tích các chỉ số đại diện nền kinh tế chính thức ................................................... 41
4.3. Ước lượng quy mô kinh tế ngầm của các quốc gia ASEAN .............................................. 42
4.4. Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh tế chính thức ........................................ 45
4.4.1. Kế quả nghiên cứu ....................................................................................................... 45
4.4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 47
4.4.3. Ảnh hưởng của các biến nguyên nhân đến kinh tế ngầm ............................................ 49
4.4.4. Ảnh hưởng của các biến chỉ báo đến nền kinh tế ngầm .............................................. 50
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................ 52
5.1. Kết luận............................................................................................................................... 52
5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................................... 54
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 56

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Phân loại các hoạt động trong nền kinh tế không quan sát................................ 11
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu về kinh tế ngầm của Dell’Anno và Schneider .................. 20
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Ene và Ştefănescu (2011) .......................................... 20
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................................... 23
Hình 3.2. Khung phân tích chung cho phương pháp MIMIC ........................................... 25
Hình 3.3. Nền kinh tế ngầm và kinh tế chính thức: biến nguyên nhân và chỉ báo ............ 29
Hình 4.1: Biên động của các chỉ số biến nguyên nhân từ năm 1996 đến 2013 ................. 38
Hình 4.2. Biên động của các chỉ báo từ năm 1996 đến 2013 ............................................ 40
Hình 4.3. Biên động của các chỉ số kinh tế chính thức từ năm 1996 đến 2013 ................ 41
Hình 4.4. Biến động kinh tế ngầm của ASEAN từ năm 1996 đến 2013 ........................... 44
Hình 4.5. Quy mô kinh tế ngầm và GDP bình quân đầu người từ năm 1996 -2013 ......... 48

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Quan niệm của các quốc gia và tổ chức về kinh tế ngầm ................................... 8
Bảng 2.2. Phân loại hoạt động trong nền kinh tế ngầm ..................................................... 10
Bảng 2.3. Những kết quả chính từ các nghiên cứu trước .................................................. 15
Bảng 2.4. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................... 33
Bảng 2.5. Kỳ vọng quan hệ giữa các biến nguyên và chỉ báo với quy mô kinh tế ngầm .. 34
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến ....................................................................... 37

Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mối quan hệ kinh tế chính thức và kinh tế ngầm ............... 46
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê ........................................ 50

viii


DANH MỤC VIẾT TẮT

ADB

Ngân Hàng Phát triển Châu Á

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

EU

Liên minh Châu âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Tổng thu nhập quốc dân

IE


Kinh tế chính thức

ILO

Tổ chức lao động thế giới

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

MIMIC

Đa chỉ báo – đa nguyên nhân

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SE

Kinh tế ngầm

SEM

Mô hình cấu trúc tuyến tính

WB

Ngân hàng thế giới


WDI

Chỉ số phát triển thế giới

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tương nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Kinh tế phi chính thức, hay còn gọi là kinh tế ngầm, là một vấn đề mang tính toàn
cầu (Schneider và Enste, 2000). Sự hiện diện của kinh tế ngầm là quy luật tất yếu, tồn
tại song song với nền kinh tế chính thức. Ban đầu, nền kinh tế ngầm được xem là một
thành phần bên ngoài nền kinh tế chính thức. Sau đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến
hành đã cung cấp bằng chứng khoa học cho thấy sự ảnh hưởng tiêu cực và, trên một vài
phương diện, tích cực đến nền kinh tế chính thức, cho nên nền kinh tế ngầm trở thành
một phần của nền kinh tế. Trình độ phát triển của quốc gia sẽ là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến quy mô nền kinh tế ngầm.Trên bình diện chung, những nước kém phát triển
thường phải đối diện với một nền kinh tế ngầm có quy mô lớn hơn một cách tương đối
so với các quốc gia phát triển ở trình độ cao. Các nghiên cứu cho rằng sự suy giảm của
nền kinh tế chính thức xảy ra đồng thời với sự gia tăng của các hoạt động trong nền kinh
tế không chính thức (IBRE-FGV / ETCO Institute, 2008).
Sự tồn tại của nền kinh tế ngầm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngân
sách cho các quốc gia (thất thu ngân sách). Bên cạnh đó, sự tồn tại của nền kinh tế ngầm
còn làm giảm độ tin cậy trong thống kê chính thức, ảnh hưởng đến độ tin cậy của bất kỳ
ước lượng thống kê, làm phát sinh các quy định chính sách không hiệu quả, sự lựa chọn

của chính sách công khó khăn hơn. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn
kiểm soát và giảm quy mô nền kinh tế ngầm, để tăng cường phát triển kinh tế chính
thức. Bajada and Schneider (2003) đã nhận xét rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới
nổ lực để hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm thông qua các biện pháp khác nhau bao
gồm hình phạt, truy tố và giáo dục.
Thu thập số liệu thống kê về những người tham gia vào các hoạt động ngầm, các
tần số và mức độ xảy ra các hoạt động này, là rất quan trọng cho việc ra quyết định hiệu
1


quả và liên quan đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của một quốc gia và các quyết
định chính sách công tối ưu. Thực tế cho thấy việc thu thập thông tin của khu vực kinh
tế ngầm rất khó khăn, bởi vì tất cả các cá nhân tham gia vào các hoạt động này không
muốn được khai báo.
Có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế ngầm từ ước lượng quy mô kinh tế ngầm đến
phân tích tác động của nó, sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau đo lường một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp quy mô nền kinh tế ngầm, nhưng các nghiên cứu này phần lớn
tập trung ở các nước và nhóm nước phát triển. Ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt
là các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và/ hoặc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường như Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nền kinh tế
ngầm tồn tại song song và có qui mô rất lớn so với nền kinh tế chính thức. Theo ước
tính của Phan (2012), nền kinh tế ngầm của Trung Quốc và Việt Nam có thể chiếm 30%
đến 45% GDP quy mô nền kinh tế chính thức (được đo lường bằng giá trị tổng sản phẩm
quốc nội (GDP). Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ hai chiều giữa nền kinh tế ngầm
và nền kinh tế chính thức tại các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam chưa được
thực hiện, đặc biệt là trong những năm gần đây.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu và khoảng trống trong các
nghiên cứu hiện tại, trong nghiên cứu này, Mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức
và nền kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ được thực hiện. Đây là
đóng góp quan trọng của nghiên cứu này. Một đóng góp không kém phần quan trọng

khác trong nghiên cứu này là xác định quy mô nền kinh tế ngầm. Chúng tôi nổ lực sử
dụng phương pháp hoàn thiện nhất nhằm mục đích ước lượng quy mô kinh tế ngầm có
thể phản ánh các “sự thật” mức độ hoạt động kinh tế ngầm của các nước thuộc khu vực
Đông Nam Á trong giai đoạn 1996-2013. Để làm được điều này, chúng tôi sử dụng một
phương pháp tiếp cận hiện đại được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng, được
gọi là phương pháp tiếp cận MIMIC (Multiple Indicator – Multiple Cause).

2


1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, một số câu hỏi được đặt ra như sau:
 Quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc Khu vực Đông Nam Á là bao
nhiêu?
 Các yếu tố nào là nguyên nhân ảnh hưởng và chỉ số nào phản ánh quy mô nền
kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc Khu vực Đông Nam Á?
 Có sự tồn tại mối quan hệ nào giữa nền kinh tế chính thức và nền kinh tế ngầm
của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á không?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu ban đầu được đặt ra
như sau:
 Ước lượng quy mô nền kinh tế ngầm của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á
sử dụng phương pháp MIMIC.
 Xác định các yếu tố là các nguyên nhân và mức độ phản ánh của các chỉ số đến
thay đổi quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam
Á.
 Kiểm tra mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức với nền kinh tế ngầm của các
quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

 Các yếu tố nguyên nhân, các yếu tố chỉ số phản ánh quy mô nền kinh tế ngầm
của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
 Các mối quan hệ giữa nền kinh tế chính tức và nền kinh tế ngầm của các quốc
gia thuộc khu vực Đông Nam Á

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi đối tượng: Các biến nguyên nhân, các biến chỉ báo, Quy mô nền kinh
tế ngầm, các mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức và nền kinh tế ngầm của
các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
 Phạm vi thời gian: Dựa trên các nguồn số liệu thu thập từ các nguồn đáng tin
cậy như Work Bank, ADB để có một bộ dữ liệu bảng cân bằng thì hầu hết các
quốc gia Đông Nam Á đều có số liệu từ năm 1996 đến năm 2013.
 Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu dữ liệu bao gồm
toàn bộ các quốc gia trong khối ASEAN. Tuy nhiên, chỉ có 8 quốc gia thuộc
khu vực Đông Nam Á có đầy đủ số liệu để thực hiện nghiên cứu này, bao gồm:
Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Lào, Campuchia, và
Indonesia. Myanmar, Brunei và Đông Timor không đủ dữ liệu nền không đưa
vào nghiên cứu này.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
 Trước hết, tác giả nghiên cứu các mô hình lý thuyết tổng quát trên thế giới nhằm
xác định các yếu tố là chỉ báo đo lường kinh tế ngầm cũng như các yếu tố là
nguyên nhân ảnh hưởng đến quy mô kinh tế ngầm, từ đó chọn ra mô hình phù
hợp để đo lường quy mô kinh tế ngầm, mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh
tế chính thức. Sau đó, thu thập dữ liệu từ các nguồn tin cậy như WB, ADB để
kiểm chứng mô hình.

 Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa
và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS IBM
20.0, AMOS 21.0 và eviews 7.0. Trình tự thực hiện: thống kê mô tả, phân tích
mô hình cầu trúc tuyến tính (SEM) với phương pháp tiếp cận mô hình MIMIC
(Multiple Indicators and Multiple Causes model) để xác định quy mô nền kinh
tế ngầm và tìm mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh tế chính thức của các
quốc gia Đông Nam Á.

4


1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu về kinh tế ngầm ở khu vực Châu á, đặc biệt là các nước thuộc khu vực
Đông Nam Á, sử dụng phương pháp tiếp cận MIMIC, là một cách tiếp cận mới ở khu
vực này. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn:
 Bổ sung thêm một phương pháp tiếp cận mới để ước lượng quy mô nền kinh tế
ngầm cho các quốc gia Đông Nam Á.
 Kết quả ước bằng phương pháp MIMIC về quy mô nền kinh tế ngầm của các quốc
gia thuộc khu vực Đông Nam Á góp phần củng cố thêm một bằng chứng về quy
mô nền kinh tế ngầm của các quốc gia Đông Nam Á cũng như các chỉ báo phản
ánh và các nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế này.
 Kết quả ước lượng cùng với số liệu thực của quốc gia có thể giúp các quốc gia này
có cách nhìn chính xác hơn về quy mô nền kinh tế của họ.
 Xác định và lượng hóa mối quan hệ giữa nền kinh tế chính thức và nền kinh tế
ngầm của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
 Cung cấp những bằng chứng khoa học định lượng tạo tiền đề cho các chính sách
và giải pháp kinh tế hướng đến việc kiểm soát và giảm thiểu quy mô và những tác
động tiêu cực đến nền kinh tế chính thức ở các quốc gia Đông Nam Á.
1.7. Kết cấu nghiên cứu dự kiến
Cấu trúc nghiên cứu gồm 5 chương, không tính phụ lục và tài liệu tham khảo:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 1 trình bày tổng quan chung về nội dung của nghiên cứu, bao gồm: đặt
vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tương nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm, phân loại kinh tế
ngầm, các nghiên cứu trước về ước lượng quy mô kinh tế ngầm và mối quan hệ giữa
kinh tế chính thức với kinh tế ngầm. Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết.

5


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Chương 3 này, tác giả giới thiệu về thủ tục nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Qua đó sẽ chỉ ra cách mà tác giả trả lời và
giải thích các hiện tượng và tuyên bố đã nêu trong chương 1, bao gồm: Thiết kế nghiên
cứu, tổng thể của nghiên cứu, nguồn dữ liệu, các công cụ nghiên cứu cơ bản, các biến
xử lý được sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Kêt quả nghiên cứu
Chương 4 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến chỉ báo, các biến nguyên nhân,
các biến đại diện quy mô nền kinh tế chính thức, ước lượng quy mô kinh tế ngầm của
khu vực Đông Nam Á và ước lượng mối quan hệ hai chiều giữa nền kinh tế chính thức
và nền kinh tế ngầm của các quốc gia Đông Nam Á.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu có được và thảo luận các kết quả
nổi bậc, đồng thời nêu lên những điểm mới, những hạn chế nghiên cứu và đề nghị hướng
nghiên cứu tiếp theo.

6



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày lý thuyết về kinh tế ngầm, bao gồm: những vấn đề cơ bản
liên quan đến kinh tế ngầm như khái niệm, phân loại, nguyên nhân và chỉ báo của kinh
tế, các nghiên cứu về kinh tế ngầm, mối quan hệ giữa kinh tế ngầm với kinh tế chính
thức.
2.1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến kinh tế ngầm
2.1.1. Khái niệm về kinh tế ngầm
Hiện nay, nền kinh tế ngầm được hiểu dưới nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo cách
phân loại và khía cạnh phân tích của các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các quốc qua.
Tuy nhiên, nhìn chung, các định nghĩa đều hướng đến tính không chính thức của hệ
thống kinh tế này khi không được tính toán vào các số liệu thống kê của mỗi quốc gia.
Cho đến hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu về kinh tế ngầm nhưng vẫn chưa có một
định nghĩa chung được thống nhất cho khái niệm này. Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia
có những đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau nên tên gọi, cách tiếp cận, phân loại, phương
pháp đo lường và đánh giá khu vực kinh tế ngầm này cũng khác nhau. Ngay cả tên gọi
cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú của nó: Kinh tế phi chính thức (Informal
Economy hoặc unofficial Economy), Khu vực phi chính thức (Informal Sector), Kinh tế
bóng đen (Shadow Economy), Kinh tế chìm (Underground Economy), Kinh tế không
được giám sát (Non-observerd Economy, Unobserved Economy), khu vực phi kết cấu
(Unstructural Sector), Kinh tế song song (Parallel Economy), kinh tế đen (Black
Economy), kinh tế xám (Grey Economy), kinh tế bất hợp pháp (Illegal Economy), kinh
tế vô hình (invisible Economy), kinh tế giấu diếm (Concealed Economy), khu vực phi
doanh nghiệp (unincorporated sector). Trong nghiên cứu này, các thuật ngữ này có thể
được sử dụng đang xen với nhau. Tuy nhiên, thuật ngữ chính thống nhất được sử dụng
trong nghiên cứu này sẽ là kinh tế ngầm. Nhưng dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau
nhưng tất cả thuật ngữ trên đều thể hiện một điểm chung là phản ánh các hoạt động kinh
tế ở một khu vực trái với khu vực kinh tế chính thức.


7


Bảng 2.1: Quan niệm của các quốc gia và tổ chức về kinh tế ngầm
STT

1

Tổ chức/

Nội dung

quốc gia
Cộng hòa
Liên Bang Đức

Khu vực kinh tế phi chính quy ở các nước thế giới thứ ba là mảnh
đất nuôi dưỡng hàng triệu con người muốn làm việc trong hệ thống
kinh tế chính thức nhưng không tìm được việc làm ở đó
Kinh tế không được giám sát là các hoạt động lẽ ra phải được liệt

2

Hà Lan

kê nhưng lại không liệt kê trong số liệu thống kê chính thức. Kinh
tế ngầm là các hoạt động không khai báo cơ quan tài chính và kinh
tế bất hợp pháp là vi phạm pháp luật
Khu vực phi chính qui bao gồm các đơn vị không đăng ký và


3

Ấn Độ

không được liệt kê chính thức cũng như không rơi vào phạm vi
hoạt động của pháp luật và qui định của nhà nước
Khu vực phi chính quy là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản

4

Tổ chức lao động

xuất và phân phối hàng hóa dịch vụ hợp pháp nhưng không khai

thế giới (ILO)

báo, sản xuât hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô
hình
Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về

Tổ chức hợp tác và
5

phát triển kinh tế
(OECD)

nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính
được do chúng không được khai báo trước cơ quan nhà nước. Đó
là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không
khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô

hình

6

7

Liên minh Châu âu
(EU)
Ngân hàng thế giới
(WB)

Kinh tế ngầm là khu vực kinh tế trốn thoát khỏi mạng lưới thống
kê và không định lượng được
Hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không
được ghi nhận do các hãng và các cá nhân cố ý khai báo sai hoặc
trốn tránh không khai báo

Nguồn: Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997)

8


Greenidge và ctg (2009) cho rằng, bất kỳ hoạt động kinh tế nào không được ghi
nhận trong các số liệu thống kê của tài khoản thu nhập quốc gia và GDP thì được xem
là một thành phần của nền kinh tế ngầm. Feige (1979, 1990) cho rằng kinh tế ngầm bao
gồm các hoạt động không được báo cáo và không thể đo lường được trực tiếp được.
Ihrig và Moe (2004) định nghĩa kinh tế ngầm như là một ngành sản xuất hợp pháp,
nhưng không phù hợp với quy định của chính phủ. Ngoài ra, Frey và Pommerehne
(1984), Loayza (1996), Johnson, Kaufmann và Shleifer (1997), Johnson, Kaufmann và
Zoido-Lobaton (1998, 1999), Thomas (1999), Fleming (2000), Schneider và Enste

(2000, 2002), Dell'Anno và Schneider (2003), Schneider (2005, 2006, 2007, 2010, 2012,
2013) và nhiều nghiên cứu khác sử dụng các định nghĩa tương tự.
Trong nghiên cứu này, kinh tế ngầm được định nghĩa là khu vực kinh tế bao gồm
toàn bộ thị trường sản xuất hàng hoá và dịch vụ hợp pháp nhưng được cố ý che dấu cơ
quan công quyền vì một trong những lý do sau đây: (i) Để tránh chi trả thuế thu nhập,
thuế giá trị gia tăng hoặc các loại thuế khác; (ii) Để tránh chi các khoản đóng góp an
sinh xã hội; (iii) Để tránh việc phải đáp ứng một số tiêu chuẩn thị trường lao động hợp
pháp, chẳng hạn như tiền lương tối thiểu, giờ làm việc tối đa, tiêu chuẩn an toàn; va (iv)
Để tránh việc tuân thủ các thủ tục hành chính nhất định, chẳng hạn như hoàn thành câu
hỏi thống kê, hoặc các mẫu biểu hành chính khác.
2.1.2. Phân loại kinh tế ngầm
Việc phân loại các hoạt động kinh tế ngầm cũng có sự khác nhau giữa các nhà
nghiên cứu, Chẳng hạn như Feige (1979, 1990), Rolf và Roger (1997) cho rằng kinh tế
ngầm có thể chia làm 2 loại: thứ nhất là các hoạt động không vi phạm pháp luật; thứ hai
là các hoạt động vi phạm pháp luật.

9


Bảng 2.2. Phân loại hoạt động trong nền kinh tế ngầm
Giao dịch bằng tiền

Giao dịch không bằng tiền

Những

Mua bán hàng hóa đánh cắp; Sản xuất

hoạt động


và mua bán ma túy; Mại dâm; cờ bạc,

bất hợp

buôn lậu, gian lận.

Trao đổi các loại thuốc, hàng bị đánh

cắp, hoặc hàng nhập lậu. Trồng trọt
hoặc sản xuất ma túy để sử dụng
riêng, trộm cắp để sử dụng riêng.

pháp
Trốn thuế

Tránh thuế

Trốn thuế

Giảm giá

Trao đổi

cho nhân

trực tiếp

viên,

hàng hóa


Phúc lợi

và dịch vụ

xã hội

hợp pháp

Tránh thuế

Không báo cáo thu
nhập của những việc

Những
hoạt động

làm riêng, thu nhập,

hợp pháp

lương và tài sản từ công
việc không được báo
cáo

liên

quan

đến


những hàng hóa và dịch

Tự làm tất cả
công việc và
được giúp đỡ
của hàng xóm.

vụ hợp pháp.

Nguồn: Rolf và Roger (1997, p.5)
Harding và Jenkins (1989) xem xét nền kinh tế ngầm với 3 tiêu chuẩn phân loại:
(i) chính sách – pháp luật; (ii) kinh tế và (iii) xã hội. Hai nhà nghiên cứu cho rằng nền
kinh tế ngầm xuất hiện là có lý do trên những khía cạnh khác nhau khi xem xét về chính
sách – pháp luật, kinh tế hay xã hội. Trong đó, yếu tố kinh tế là nhân tố thường được
xem xét trong các nghiên cứu về nền kinh tế ngầm.
Theo Anno (2003), đã lược khảo các nghiên cứu của Feige (1989, 1990), Loayza
(1996), Tanzi (1999), Thomas (1999), Fleming et al. (2000), Schneider và Enste (2000),
Smith (1994), cho rằng, họ xác định một "nền kinh tế không được giám sát" (NonObserved Economy), nó bao gồm tất cả các hoạt động sản phẩm có thể được phân loại
thành ba lĩnh vực sau:
(1) Sản xuất ngầm: đại diện cho các lĩnh vực hoạt động sản xuất mà không được
quan sát trực tiếp

10


(2) Sản xuất phi chính thức: đề cập đến các đơn vị tổ chức sản xuất đặc trưng bởi:
một trình độ thấp của tổ chức; ít hoặc không có sự phân chia giữa công việc
và vốn; làm việc dựa trên các mối quan hệ công việc thường xuyên, quan hệ
họ hàng, hoặc các mối quan hệ cá nhân.

(3) Sản xuất bất hợp pháp: là tất cả chúng đề hướng đến sản xuất những sản phẩm
và dịch vụ mà việc bán, phân phối hoặc sở hữu bị pháp luật cấm.
Tương tự như các tác giả trên, OECD (2002) cũng phân loại kinh tế không quan
sát được (non-observed economy) làm 3 dạng: (i) các hoạt động sản xuất ngầm vì lý do
thống kê và kinh tế, (ii) các hoạt động kinh tế phi chính thức và (iii) các hoạt động vi
phạm pháp luật.

Nền kinh tế không
quan sát được

Hoạt động
sản xuất ngầm
Lý do
thống kê

T1:
Không
đáp ứng

T2:
Không
cập nhật

Lý do
kinh tế

T3:
Không
đăng ký


Hoạt động sản xuất
phi chính thức

Hoạt động sản xuất
vi phạm pháp luật

T6: Không
đăng ký

T7: Không
đăng ký

T4: Báo
cáo dưới
mức

T5:
Không
đăng ký

Hình 2.1. Phân loại các hoạt động trong nền kinh tế không quan sát
Nguồn: OECD (2002)
Nền kinh tế ngầm được hiểu dưới nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo cách phân loại
và khía cạnh phân tích của các nhà nghiên cứu, các tổ chức và các quốc qua, nhưng nhìn
chung các định nghĩa đều hướng đến tính không chính thức của hệ thống kinh tế này khi
không được tính toán vào các số liệu thống kê của mỗi quốc gia.

11



2.2. Nguyên nhân xuất hiện của kinh tế ngầm
Các quan điểm về kinh tế ngầm của các nhà phân tích cũng phản ánh quan điểm
của họ về sự xuất hiện của kinh tế ngầm. Nguyên nhân xuất hiện kinh tế ngầm thường
được nhắc đến xuất phát từ sự sút kém của nền kinh tế chính thức, đẩy người dân đến
việc tìm kiếm các hoạt động khác nhằm tăng thu nhập cho bản thân (Lubell, 1991;
Schneider, 1998). Các nhà kinh tế cho rằng đây là lý do quan trọng hàng đầu trong việc
xuất hiện nền kinh tế ngầm. Khi nền kinh tế chính thức sụt giảm đặc biệt khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm sút hay khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ
mọi mặt của nền kinh tế - xã hội quốc dân, áp lực về kinh tế thúc đẩy người dân thực
hiện các hành vi (hoạt động) kinh tế ngầm.
Các nghiên cứu trước đây đều thừa nhận rằng, các nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự
tồn tại và phát triển của nền kinh tề ngầm gồm (1) vấn đề về chính sách, (2) Hệ thống
pháp luật và thể chế, (3) Hệ thống phúc lợi xã hội, (4) Sự thay đổi thị trường lao động.
 Vấn đề chính sách – đặc biệt là hệ thống thuế cũng được các nhà nghiên cứu
nhấn mạnh về vai trò của nó đối với việc tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển
các hoạt động kinh tế ngầm (YH Jung, A Snow, GA Trandel, 1994; Tanzi, 1999;
EL Feige, 2007; Schneider, 2003). Theo đó, một thành phần quan trọng trong nền
kinh tế ngầm xuất phát từ các hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp, các nhà
kinh doanh. Chủ đề về mối liên hệ giữa các hành vi trốn thuế và nền kinh tế ngầm,
Norman V.Loayza (1996) đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ thống chính sách,
thuế và tác động đến sự mở rộng của nền kinh tế ngầm. Tuy vậy, trong nghiên
cứu của Loayza, ông phân tích dựa trên mối quan hệ về thống kê hơn là kết quả
từ mối tương quan nhân quả. Schneider và Neck (1993) đi sâu vào nghiên cứu về
mối tương quan giữa hệ thống thuế và sự mở rộng nền kinh tế ngầm tại Austria.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hệ thống thuế đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của nền kinh tế ngầm, các cá nhân hộ gia đình sẽ so sánh lợi ích khi
thực hiện các hoạt động kinh tế phi chính thức và chính thức thông qua so sánh
lợi ích khi trốn thuế và hậu quả trốn thuế. Ngoài ra Gebhard Kirchgaessner (1983,
1984), Jan Klovland (1984) cũng có cùng kết quả khi phân tích ở các quốc gia
khác.


12


 Hệ thống thể chế và pháp luật: Theo Hirschman (1970), sự xuất hiện của nền
kinh tế ngầm là sự phản ứng của các cá nhân trước hệ thống thể chế và pháp luật
của mỗi quốc gia. Về nguyên tắc, các hệ thống thể chế và pháp luật là khuôn khổ
định ra các hàng rào đối với mỗi cá nhân, tổ chức để tạo sự ổn định cho xã hội
phát triển. Điều này cũng hàm chứa ý nghĩa về hạn chế tự do cá nhân, hạn chế sự
lựa chọn của các cá nhân tổ chức trong các hành vi hoạt động kinh tế - xã hội.
Mancur Olson (1982) trong nghiên cứu của mình đã gọi nguyên nhân thúc đẩy
nền kinh tế phát triển từ thể chế là “institutional sclerosis” (thể chế xơ
cứng).Trong các nghiên cứu của các nhà phân tích Johnson, Kaufmann và Andrei
Shleifer (1997), Johnson, Kaufmann và Zoido-Lobatón (1998) đều cho thấy với
một hệ thống thể chế phức tạp và có nhiều cấm đoán sẽ làm tăng sự thúc đẩy các
hoạt động kinh tế ngầm của các cá nhân, công ty, tổ chức.
 Hệ thống phúc lợi xã hội: Các nghiên cứu của Volker Riebel (1983, 1984);
Schneider và Enste (2000), cho rằng các nghiên cứu thực nghiện cho thấy với hệ
thống chi phí dịch chuyển cho hệ thống phúc lợi xã hội đã thúc đẩy các cá nhân
lựa chọn làm việc ở nền kinh tế ngầm hơn là làm việc trong môi trường kinh tế
chính thức. Điều này là phù hợp với các lý thuyết kinh tế học, khi mỗi cá nhân
thực hiện suy nghĩ lựa chọn giữa chi phí và lợi ích giữa việc làm ở môi trường
kinh tế chính thức với lợi ích cho cá nhân họ thấp hơn làm việc ở nền kinh tế
ngầm.
 Sự thay đổi của thị trường lao động: Sự thay đổi của thị trường lao động được
coi là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng các hoạt động kinh tế phi chính
thức. Sự thay đổi này nằm ở 2 vấn đề. Thứ nhất, độ tuổi lao động ngày nay ngày
càng được rút ngắn tương đối so với tuổi thọ và sức khỏe của con người. Điều
này dẫn đến việc nhiều người lao động đến tuổi “về hưu” nhưng vẫn còn sức khỏe
và mong muốn tiếp tục làm việc, điều này thúc đẩy họ tìm đến các vị trí làm việc

ở các môi trường phi chính thức. Thứ hai, thời gian làm việc của người lao động
ngày càng được linh động và cách thức đánh giá kết quả công việc phụ thuộc,
điều này khuyến khích người lao động có thể đảm nhiệm cùng lúc nhiều công
việc cả chính thức lẫn phi chính thức. Điều này đã được khẳng định trong nghiên
cứu của Riebel (1983, 1984), Schneider and Enste (2000).
13


 Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân đã được nghiên cứu và khẳng
định bởi các nhà nghiên cứu, thực tế diễn biến kinh tế - xã hội thay đổi hàng ngày
đã xuất hiện các nhân tố khác thúc đẩy sự xuất hiện của nền kinh tế ngầm như
công nghệ, sự phát triển của internet cữn góp phần làm thay đổi sự tương tác và
kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.

2.4. Mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh tế chính thức
Mối quan hệ giữa quy mô kinh tế ngầm và nền kinh tế chính thức (được đo lường
thông qua các giá trị GDP, GNI) được thực hiện khá nhiều cho các quốc gia phát triển.
Nhưng nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ này ít được thực hiện cho các quốc gia đang
phát triển, đặc biệt là cho các quốc gia ASEAN, nơi có nhiều nét tương đồng với nền
kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng về mối quan hệ này ở các nghiên cứu
định lượng khác nhau hoàn toàn không giống nhau. Một số nghiên cứu kết luận rằng
quy mô nền kinh tế ngầm có mối quan hệ cùng chiều với quy mô nền kinh tế chính thức.
Điều đó có nghĩa là, quy mô của nền kinh tế ngầm có khuynh hướng lớn lên khi có sự
gia tăng về giá trị của nền kinh tế chính thức. Một số nghiên cứu định lượng khác cho
kết quả ngược lại – khi nền kinh tế chính thức càng phát triển, quy mô của nền kinh tế
ngầm càng bị thu hẹp. Hầu hết, các nghiên cứu này chỉ tập trung ước lượng mối quan
hệ một chiều. Tuy nhiên, dù kết quả nghiên cứu có sự khác biệt, phương pháp MIMIC
được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu định lượng tìm hiểu về mối quan hệ này.
Các kết quả nghiên cứu định lượng đã và đang được thực hiện bằng phương pháp
MIMIC được tóm tắt trong Bảng 2.3 dưới đây.


14


Bảng 2.3. Những kết quả chính từ các nghiên cứu trước
Tác giả

Quốc gia

Họ đã tìm thấy mối quan hệ dương giữa

Adam and
Ginsburgh (1985)

Bỉ

Mối quan

Tìm thấy một mối quan hệ dương giữa
Canada

and Tedds (2002)

hệ dương
Giles (1999)

tăng trưởng của kinh tế ngầm và kinh tế
chính thức.

Tedds (1998),

Tedds (2005), Giles

Kết quả

GDP và kinh tế ngầm
Mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh

New Zealand

tế chính thức là cùng chiều
Hơn 60% thu nhập của khu vực phi chính

Schneider (1999)

thức ngay lập tức chi tiêu trong nền kinh
Đức & Áo

tế chính và làm tăng đáng cho nền kinh
tế chính thức.

Chatterjee,
Chaudhuri,
Schneider (2003)

Việc gia tăng quy mô nền kinh tế ngầm
18 Các quốc
gia Châu á tác động tích cực đến tăng trưởng GDP.
Tồn tại một mối quan hệ dương giữa

Schneider and

Bajada (2003)

Canada

GDP và kinh tế ngầm
Ảnh hưởng của một nền kinh tế ngầm lớn

Schneider (2013)

39 quốc gia
OECD

hơn đến GDP chính thức được ước lượng
là tiêu cực
Sự tăng trưởng nhanh hơn của nền kinh
tế ngầm đã tác động tiêu cực đến nền kinh

Fichtenbaum
(1989)

Mỹ

tế chính thức trong suốt giai đoạn 19701989
Kinh tế ngầm có một tác động dương đến

Mối quan
hệ âm

chi tiêu của người tiêu dùng đối với các


Dilip K.
Bhattacharyya
(1993, 1999)

Anh (1960–
84)

dịch vụ và hàng hóa không lâu bền, và
một tác động tích cực mạnh mẽ hơn đến
chi tiêu của người tiêu dùng đối với các
dịch vụ và hàng hóa lâu bền.

15


×