Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.04 KB, 17 trang )

Phòng GD&ĐT huyện Cưmgar
Trường tiểu học Phạm Hồng Thái

TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO
HỌC SINH LỚP 1

Trường công tác:

Trường tiểu học Phạm Hồng Thái

Chủ nhiệm lớp:

1A


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc đời đi học của mỗi học sinh, có lẽ các em sẽ không bao giờ quên
được những ngày đầu bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học. Khi đó, các em thực sự
bước vào một trang mới của đời mình. Những con chữ đầu tiên đến với các em, bỡ
ngỡ, rụt rè nhưng đầy hứng thú. Nó đong đếm tình thương của cha mẹ các em
mong ngóng, của những người thầy dìu dắt các em trong những ngày tháng đầu
tiên, tận tụy mong các em biết đọc biết viết. Để một ngày không xa trong tương lai,
các em có thể năm bắt tri thức và nền văn mình của nhân loại.
Và hơn hết, tôi thực hiện đề tài “ Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1” ,
trước hết bằng cái tâm của 1 giáo viên, mong cho các em học sinh của mình có khả
năng đọc hiểu Tiếng Việt thông thạo, sau là góp phần nhỏ nào đó đóng góp cho
nền giáo dục huyện nhà.


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Đối với học sinh, tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận
thức và sự phát triển của bản thân các em. Hầu hết các môn học đều cần đọc hiểu.
Nếu không thông thạo Tiếng Việt, quá trình nắm bắt tri thức của các em sẽ gặp trở
ngại lớn, bởi các em không có đủ vốn từ vựng cần thiết để có thể hiểu được nội
dung các môn học. Từ đó làm cho các em có tâm lý tự ti, nhút nhát, ngại đến lớp,
dẫn đến làm giảm khả năng tiếp thu bài, chất lượng học tập giảm.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại một khu vực đa dân tộc như
CưMgar, tôi nhận thấy rằng: học sinh luôn thường trực thói quen nói tiếng mẹ đẻ
và phát triển khả năng tư duy của mình cũng bằng chính ngôn ngữ đó; điều kiện sử
dụng giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày còn hạn chế; bản thân
2


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

học sinh và phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng
Việt... Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi thực hiện đề tài này này một
phần nào đó mong muốn được đóng góp cho nền giáo dục huyện nhà cũng như
phát triển thế hệ học sinh tương lai của trường tiểu học Phạm Hồng Thái.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu của việc nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài nhằm hướng đến những mục tiêu để có thể thực
hiện những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh của trường tiểu
học Phạm Hồng Thái, trong đó chủ yếu đề cập đến những giải pháp tăng cường
tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện thống kê, tổng hợp những số liệu về chất lượng chuyên môn giảng
dạy của giáo viên khối 1, những khó khăn, thuận lợi và trình độ tiếng Việt của học
sinh lớp 1 của nhà trường.
Tìm ra giải pháp để khắc phục những nhược điểm và đề xuất một số giải pháp
tăng cường, nâng cao tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trong quá trình giảng dạy trên
lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao khả năng Tiếng Việt của
học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu
số mà giáo viên của nhà trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm
học vừa qua, những hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc tăng cường
tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 1 tại trường tiểu học Phạm Hồng Thái; Chất lượng, hiệu quả đào
tạo của nhà trường trong năm học 2014 - 2015; những thuận lợi- khó khăn, điều
kiện dạy và học của nhà trường.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
3


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

Đề tài giới hạn nghiên cứu các phương pháp dạy và học, những thành tựu
trong việc đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh lớp1, quá trình triển khai
tăng cường chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Việt lớp 1 của trường Tiểu học
Phạm Hồng Thái.
1.5. Phương pháp nghiên cứu

- Thống kê số liệu về khả năng tiếng Việt của học sinh lớp 1 tại trường Tiểu
học Phạm Hồng Thái.
- Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi chưa thực hiện
giải pháp và sau khi áp dụng những giải pháp.
- Phỏng vấn ban giám hiệu, giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó
khăn; hiệu quả đạt được, những hạn chế khi thực hiện những giải pháp hỗ trợ, tăng
cường tiếng Việt.
1.6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Đề tài này đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và chỉ đạo khối
1 trường Tiểu học Phạm Hồng Thái nhằm đưa những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục học sinh lớp 1 trong đó chủ yếu đề cập đến những giải pháp
tăng cường tiếng Việt cho học sinh.
Trước đó đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chưa đảm bảo
được các yếu tố truyền thống và yếu tố sáng tạo được áp dụng đồng thời,cũng như
phù hợp với thực tiễn của địa bàn mà tôi đang giảng dạy. Đề tài này đã phối hợp
những phương pháp giảng dạy truyền thống và sáng tạo cũng như bám sát tình
hình thực tiễn của nhà trường và địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao nhất khi
áp dụng các giải pháp.
I. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Cơ sở lí luận khoa học
Tiếng Việt cùng với lịch sử dân tộc Việt đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và
phát triển. Nếu không có nó, sẽ không có phương tiện ghi lại Quốc âm thi tập của
4


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên


Nguyễn Trãi, hàng trăm truyện nôm khuyết danh, thơ Hồ Xuân Hương…và cả
Truyện Kiều.
“ …Bi kịch ấy họ gởi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy
mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình
yêu tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua…”
( Hoài Thanh – Hoài Chân – “ Thi nhân ViệtNam”)
Môn Tiếng Việt có vị trí hàng đầu ở trường phổ thông, đặc biệt là ở cấp tiểu
học và trung học cơ sở. Sự khẳng định này dựa trên thực tế giáo dục phổ thông và
vai trò của tiếng Việt trong nhà trường như đã nói ở trên.
Vừa là một môn học độc lập, lại vừa là một môn học công cụ hỗ trợ cho khả
năng diễn đạt và tư duy tất cả các môn học khác, Tiếng Việt thể hiện tính liên đới
dạy học với các môn học khác.
Dạy và học tốt môn Tiếng Việt trở thành điều kiện thuận lợi cho dạy và học các
môn học khác. Do đó, ngay từ khi bước vào ngưỡng cửa của lớp 1, việc hình
thành nên một tư duy ngôn ngữ cho các em là hết sức cần thiết. Và Tiếng Việt là
tiền đề cho quá trình học tập của các em sau này.
2.1.2. Cơ sở lí luận thực tiễn
Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái hằng năm tiếp nhận một lượng học sinh
bước vào Tiều học với các thành phần dân tộc khác nhau, hầu hết các học sinh lớp
1 chưa có điều kiện tiếp xúc với con chữ nhiều khi học mầm non.
Nằm trong địa bàn của một tỉnh còn nhiều khó khan về cơ sở vật chất, chất
lượng giáo dục mầm non còn nhiều yếu kém, sự quan tâm của phụ huynh học sinh
còn chưa sâu sắc, hầu hết các em bước vào lớ p 1 rất bỡ ngỡ trong quá trình tiế p
thu với bộ môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, đứng trước những khó khan đó, thầy và trò
trường Tiểu học Phạm Hồng Thái càng có quyết tâm hơn trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học Tiếng Việt nói riêng.
Đối với mỗi học sinh lớp 1 của Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, quá trình nỗ
lực không ngừng của chính các em cũng như giáo viên toàn khối, đã mang lại

5



Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

nhiều kết quả khả quan và giúp cho chính bản thân tôi đúc rút được những kinh
nghiệm quí báu trong chặng đường trồng người của mình.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi:
- Tư duy của học sinh lớp 1 đã có khả năng tự trả lời các câu hỏi đơn giản và
phát triển lời nói thành một câu, 1 đoạn văn theo cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Đồ dùng dạy học đầy đủ, tranh ảnh đẹp được tổ giáo viên bổ sung thường
xuyên kích thích học sinh nói, ham học,ham tìm hiểu.
- Các chủ đề luyện nói gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh (Chủ đề về
bản thân bé, bạn bè xung quanh, ba mẹ, ông bà, những sinh hoạt thông thường của
các em : phim hoạt hình, đọc truyện,nhà trẻ,chuối, bưởi, vú sữa …).
- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia tập huấn, dự giờ
thường xuyên, từ đó giúp giáo viên nắm được các mục tiêu chính trong phần luyện
nói cho học sinh.
b. Khó khăn
Trường tiểu học Phạm Hồng Thái là một trường nằm trong diện khu vực 2,
vùng khó khăn của huyện CưMgar.
- Địa bàn của trường rất rộng đường sá đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt
là vào mùa mưa, phải qua nhiều đèo dốc, sông suối.
- Nhà trường có 5 phân hiệu và 1 phân hiệu chính trải dài, đồng bào dân tộc
thiểu số là người dân tộc Êđê, Thái, Tày, Nùng, Mường....
- Trình độ dân trí của khu vực còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp rất
nhiều khó khăn, do đó quá trình quan tâm của phụ huynh dành cho việc học của

con cái còn nhiều hạn chế.
Năm học 2014-2015 nhà trường có …. lớp; … cán bộ, giáo viên, nhân viên; …
học sinh trong đó học sinh dân tộc thiểu số là …
Bên cạnh những khó khăn về địa bàn thì còn tồn tại những khó khăn ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đầu vào của học sinh lớp 1 như:
- Khoảng 30 % học sinh lớp 1 không tham gia đầy đủ giáo dục mầm non.
- Chất lượng giáo dục mầm non còn thấp do chưa được quan tâm sâu sắc.
6


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

- Các em chưa quen với tiếp thu ngôn ngữ phổ thông, hầu hết các lỗi phát âm
là do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ
c. Thành công, hạn chế
- Thành công:
+ Khả năng tiếng việt của các em được cải thiện rõ rệt, các em có ý thức học tập
hơn qua từng ngày.
+ Hầu hết các học sinh trong lớp do tôi giảng dạy không còn tự ti, rụt rè như
ban đầu mà tham gia vào buổi học sôi nổi hơn.
+ Phụ huynh, cha mẹ học sinh quan tâm hơn tới việc học của con cái, tích cực
sử dụng ngôn ngữ phổ thông tại gia đình để giúp các em từng bước hoàn thiện khả
năng ngôn ngữ của mình.
- Hạn chế:
+ Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt chưa thực sự quan tâm đến con cái,
khiến các em gặp nhiều trở ngại trong quá trình hòa nhập với bạn bè.
+ Khoảng cách địa lý giữa các phân hiệu làm rào cản trong quá trình những học
sinh ở phân hiệu lẻ được tiếp cận với những đổi mới trong quá trình giảng dạy do

điều kiện cơ sở vật chất của các phân hiệu lẻ còn nhiều thiếu thốn.
d. Mặt mạnh, mặt yếu
- Mặt mạnh:
+ Tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên cũng như kinh
nghiệm giảng dạy chúng tôi góp phần đưa ra những giải pháp khả thi cho giảng
dạy.
+ Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của nhà trường động viên tôi luôn cố gắng
không ngừng để nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Phong trào thi đua của học sinh và niềm mong mỏi, tình yêu thương và sự
hợp tác của phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thực hiện các giải
pháp.
- Mặt yếu:
+ Các em còn nhiều bỡ ngỡ, tư duy chưa thực sự phát triển
+ Mặc dù đã thành công bước đầu trong việc tăng cường khả năng Tiếng Việt
cho các em, song chưa phát huy được tối đa hiệu quả của giải pháp để đào tạo 1
lượng lớn học sinh giỏi cho bộ môn Tiếng Việt.
7


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

e.
-

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

Các nguyên nhân và yếu tố tác động
Điều kiện cơ sở vật chất khó khăn.
Trình độ dân trí thấp.
Giaó dục mầm non chưa được chú trọng.

Sự quan tâm của phụ huynh chưa thực sự toàn diện và có hệ thống.

2.3 Giải pháp , biện pháp
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp biện pháp
- Đúc kết được những phương pháp dạy học mới, sang tạo, dễ hiểu, phù hợp
với khả năng tiếp thu của học sinh lớp 1.
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, giúp các em tiế p thu kiến thúc
các môn học khác hiệu quả
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy tinh thần tự học và tìm
kiếm tri thức của những mầm non tương lai.
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
a. Chú trọng vấn đề chuyên môn và cách giảng dạy truyền thống hiệu quả.
- Tuân thủ các nguyên tắc dạy và học Tiếng Việt
+ Phát triển lời nói thông qua giao tiếp và thực hành
Giáo viên phải xem xét các đơn vị cần nghiên cứu trong dạy, hoạt động chức
năng tức là đưa chúng vào đơn vị lớp hơn như là âm, vần trong tiếng, trong từ. Từ
hoạt động trong âm ntn? Câu ở trong đoạn, trong bài ra sao? Việc lựa chọn những
sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích tức là hướng
vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc viết cho học sinh. phải sử dụng
giao tiếp như là một phương pháp dạy học chủ đạo.
+ Thường trực phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh
Giaó viên phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh rèn luyện các thao tác và phẩm
chất tư duytrong giờ dạy học. Giúp học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói
và viết (định hướng giao tiếp, gợi ý cho học sinh quan sát tìm ý…) và biết thể hiện
nội dung này bằng cácphương tiện ngôn ngữ.
+ Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ (bản ngữ) của học sinh
Trước khi lên lớp 1, học sinh đã có một vốn Tiếng việt nhất định và song song
với quá trình học Tiếng việt trong nhà trường là quá trình tích luỹ, học hỏi Tiếng
8



Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

việt thông qua môi trường gia đình, xã hội do đó các em đã có một vốn từ và quy
tắc ngữ pháp nhất định. Do đó, giáo viên cần điều tra, nắm vững vốn Tiếng việt
của học sinh theo từng vùng, từng lớp khác nhau để xác định nội dung, kế hoạch và
phương pháp dạy học
- Nắm rõ các phương pháp dạy học Tiếng Việt như
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Giáo viên cần nắm rõ và xem xét các mặt
của ngôn ngữ, từ đó phân tích cho học sinh cách thức nắm bắt từ ngữ.
+ Phương pháp luyện tập theo mẫu: Giaó viên mô phỏng mẫu, tạo tiền đề cho
học sinh áp dụng và luyện tập theo, hình thành cho học sinh thói quen đánh vần và
đọc hiệu quả.
+ Phương pháp giao tiếp: Tạo cho học sinh có nhu cầu giao tiếp. tham gia giao
tiếp cùng giáo viên và bạn bè, học sinh sẽ có nhiều hơn nhu cầu sử dụng ngôn ngữ.
+ Phương pháp rèn luyện song song cả nói và viết
b. Áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình giảng dạy.
Để nâng cao hiệu quả tiếp thu của các em, trong một số buổi học Tiếng Việt, tôi
có soạn những bài giảng bằng giáo án điện tử để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bài giảng điện tử chỉ nên áp dụng ở một số tiết học kể chuyện hoặc không quá
khắt khe vể việc đánh vần. Khi đó, công nghệ thông tin sẽ góp phần cung cấp
nhiều kiến thức bổ ích hơn cho các em. Việc chiếu slide sẽ giúp các em cảm thấy
vui vẻ, có thêm nhiều kiến thức mới, hình ảnh phong phú giúp các em nhớ mặt chữ
tốt hơn.
c. Nâng cao tính sáng tạo trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức.
- Tạo không khí tiết học sôi nổi, nhẹ nhàng, hấp dẫn
Các em là học sinh lớ p 1 nên nhiều khi còn rụt rè, lo lắng. Nhiều em khi thầy
cô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì hoặc là không hiểu được câu hỏi

hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng phổ thông của mình do vốn
tiếng Việt của các em còn hạn chế. Tiết học lại thường khô khan và thường diễn ra
theo hướng một chiều. Vì vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một không khí
thật nhẹ nhàng, hấp dẫn.

Nắm được tâm lý của học sinh, giáo viên khối 1 ở

trường tiểu học Phạm Hồng Thái đã thử nghiệm một số phương pháp phù hợp vừa
9


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

chú trọng đến những yếu tố vừa truyền đạt kiến thức của bài học vừa tăng cường
tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các môn học (chủ yếu là các trò chơi về
ngôn ngữ, trò chơi trí tuệ sử dụng ngôn ngữ) như:
+ Kể chuyện đóng vai
Phương pháp này gây được hứng thú không nhỏ trong học tập cho học sinh
(học mà chơi, chơi mà học). Bên cạnh đó, nó còn giúp các em rèn tính tự tin, tinh
thần đoàn kết, đồng thời góp phần tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư nhiều, tốn nhiều thời gian.
Trong một vài tiết học, tôi đã tìm tòi và viết kịch bản, dàn dựng khá công phu
những câu chuyện phù hợp với nội dung bài học ở những môn học như tự nhiênxã hội, đạo đức, lịch sử, kể chuyện... để hướng dẫn học sinh thực hiện. Khi tất cả
các em hào hứng tham gia, tiết học trở nên sôi động và hấp dẫn và hiệu quả của
những buổi phân công đóng vai này là rất thành công, vốn tiếng Việt của các em
cũng được cải thiện đáng kể. Vì vậy tôi đã khuyến khích giáo viên phát huy
phương pháp này. Đến nay rất nhiều giáo viên thường xuyên thực hiện phương
pháp này trong quá trình giảng dạy.

+ Hoạt động nhóm
Trong quá trình phổ biến những dạy học mới, thì hoạt động nhóm là một trong
những phương pháp quan trọng để phát triển năng lực của các em. Hoạt động
nhóm hiệu quả sẽ mang lại cho các em những kĩ năng bổ ích trong quá trình hợp
tác với bạn bè.
Trong quá trình học Tiếng Việt cũng vậy, quá trình các em giao tiếp với nhau sẽ
thúc đẩy tư duy học hỏi và sử dụng Tiếng Việt một cách thông thạo hơn.
Với những kết quả đạt được mà phương pháp thảo luận nhóm mang lại đã
khuyến khích đội ngũ giáo viên nhà trường đưa phương pháp này vào giảng dạy
nhằm làm cho tất cả học sinh được hoạt động, tạo không khí lớp học sôi động, hấp
10


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

dẫn, các em tiếp thu bài cũng dễ dàng hơn, đặc biệt tạo điều kiện để các em bổ
sung vốn tiếng Việt một cách hiệu quả.
+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một sân chơi lành mạnh giúp các em bổ sung
kiến thức sau giờ học đồng thời trau dồi kĩ năng giao tiếp, sử dụng Tiếng Việt của
mình.
Tôi cùng các giáo viên trong khối đã nghĩ ra một số trò chơi đoán chữ cho các
em vừa chơi vừa học. Khi tham gia hoạt động trò chơi, các em sẽ đón nhận kiến
thức một cách cởi mở nhất, nhớ bài lâu hơn và yêu quý, chăm học Tiếng Việt hơn.
Bên cạnh đó, các buổi sinh hoạt Sao Nhi Đồng cũng góp phần không nhỏ trong
việc nâng cao chất lượng tiếp thu Tiếng Việt của các em. Nhà trường đã tổ chức
đưa các trò chơi dân gian vào chương trình sinh hoạt Đội và sao Nhi đồng. Tổng
phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp đã chọn lựa nhiều trò chơi liên

quan đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Trong tất cả các trò chơi đều bắt buộc học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông.
Đặc biệt nhà trường quan tâm chặt chẽ đến học sinh nên thường phát báo thiếu
niên nhi đồng cho học sinh đọc và tạo điều kiện cho các em mượn sách ở thư viện
để đọc nhằm tăng cường tiếng Việt cho các em một cách hiệu quả.
Với nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú, các em đã có một sân chơi
bổ ích, được tham gia rất nhiều trò chơi hấp dẫn nên đã lôi cuốn được các em, giúp
các em thêm ham muốn được đến trường và tạo điều kiện để bổ sung thêm vốn
tiếng Việt cho mình.
d. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt, tạo không khí thi đua và niềm đam mê
học tập cho các em
11


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bên cạnh sự nổ lực phấn đấu
của các em học sinh, sự quan tâm động viên kịp thời của các bậc phụ huynh,
không thể thiếu được sự dìu dắt bồi dưỡng và những cống hiến âm thầm không mệt
mỏi của đội ngũ thầy, cô giáo.
- Khơi dậy được tiềm năng và trí tuệ sẵn có trong mỗi học sinh. Tạo cho các
em niềm tin, yêu, thích và từ đó say mê môn Tiếng Việt.
- Truyền thụ kiến thức cơ bản, chính xác, kiến thức tinh giản, dẫn dắt để học
sinh dễ nắm bắt, dễ hiểu, lôi cuốn học sinh vào tìm tòi sáng tạo, luôn để học sinh
hứng thú với việc đặt câu, đọc bài biểu cảm.
- Hướng dẫn học sinh về nhà tự học, tự đọc bài, thường xuyên bồi đắp kiến
thức.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh thành học sinh giỏi, có niềm đam mê Tiếng

Việt và yêu quý văn học từ sớm.
e. Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh
+ Trước hết, mỗi giáo viên cần quan tâm, gần gũi hơn với học sinh
Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp, tôi hiểu được tầm quan trọng của việc
nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy. Khi một
người giáo viên quan tâm, gần gũi với những học trò của mình, bản thân các em sẽ
cảm thấy yêu quý giáo viên hơn, có trách nhiệm hơn trong học tập, cảm thấy việc
học không còn là sự ép buộc. Ngôn ngữ từ giáo viên phát ra cũng từ đó mà đi vào
tư duy các em, được các em đón nhận và tiếp thu hiệu quả.
Một số giáo viên của trường đã có được vốn tiếng dân tộc cơ bản cần thiết và
việc giao tiếp với học sinh trở nên gần gũi hơn, tạo điều kiện để giải thích cho các
em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt
một cách chính xác.
Thấy được hiệu quả của việc học tiếng dân tộc, nhà trường đã tạo điều kiện cho
đội ngũ giáo viên trong quá quá trình tự học, hỗ trợ kinh phí theo quy định, giảm
12


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

một số tiết dạy để giáo viên có thời gian đi sưu tầm, tìm tài liệu học tập. Nhiều giáo
viên đã tự học tiếng dân tộc và nắm được những từ ngữ cơ bản phục phụ cho công
tác giảng dạy.
+ Tạo thói quen sử dụng tiếng phổ thông ở gia đình và cộng đồng
Phối hợp chặt chẽ với gia đình các em để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của
việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông tại gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên và
vô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ đặc biệt là việc hình thành ngôn ngữ cho
trẻ. Các em sống với gia đình, ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với bạn bè nên vốn

tiếng Việt của các em rất hạn chế trong khi những người trong gia đình ít sử dụng
tiếng phổ thông.
Trong nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng chuyên đề về việc tăng cường tiếng
Việt cho học sinh lớp 1 ở gia đình để tất cả cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn
của các trường mẫu giáo cùng góp ý xây dựng tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao vốn tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp Một. Trong các cuộc họp Hội
đồng, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề... bản thân tôi luôn nhắc nhở giáo viên
phải thường xuyên xuống gia đình học sinh để phối hợp với phụ huynh quan tâm
đến việc sử dụng tiếng phổ thông.

2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu
Trong gần 2 năm áp dụng giảng dạy và tổ chức truyển đạt cho khối giáo viên
lớp 1 trường tiểu học Phạm Hồng Thái , áp dụng những giải pháp nêu trên vào quá
trình giảng dạy nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học, giảm thiểu số lượng học sinh lưu ban, bỏ học.

13


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

Kết quả, bản thân tôi cùng nhiều giáo viên đã thấy được hiệu quả của việc tăng
cường tiếng Việt trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nên đã hưởng ứng
nhiệt tình và đang tìm thêm những giải pháp mới có hiệu quả để áp dụng vào giảng
dạy. Nhiều gia đình cũng đã có ý thức sử dụng một phần tiếng Việt trong giao tiếp
hàng ngày với trẻ nên đã có nhiều em có được vốn tiếng Việt tương đối khi vào
lớp; chất lượng học sinh đã tăng từ 5 đến 10 % mỗi năm.

III . PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 là một
yếu tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc tăng cường tiếng Việt không được phép
nóng vội mà phải kiên trì để tìm và kết hợp những phương pháp, giải pháp phù hợp
với điều kiện của học sinh thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Để các em có được điều kiện học tập và nâng cao vốn tiếng Việt ở trường, ở gia
đình và cộng đồng thì trước hết Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, tổ khối phải
có kế hoạch hoạt động cụ thể; đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết,
có tinh thần tự học, thiết kế những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, thường xuyên tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các em học ở nhà và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông
trong việc giao tiếp ở nhà và ở cộng đồng.
Gia đình và các tổ chức đoàn thể ở thôn (buôn) luôn là môi trường thuận lợi
trong việc làm quen và bồi dưỡng vốn tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà và
sinh hoạt ở cộng đồng. Đặc biệt trong dịp hè, tổ chức Đoàn nên thường xuyên tạo
cho các em những sân chơi giúp cho các em có được những ngày hè vui tươi, bổ
ích và tạo điều kiện nâng cao vốn tiếng Việt.
3.2. Bài học kinh nghiệm
14


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

Bài học lớn nhất trong quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi rút ra đó là không
nên thực hiện các giải pháp một cách nóng vội. Qúa trình áp dụng theo quy trình
hợp lý, kiên nhẫn mới mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giúp học sinh học tốt
môn Tiếng Việt.

Việc luôn luôn tiếp thu và lắng nghe ý kiến từ các giáo viên đứng lớp khác cũng
như chính học trò của mình cũng là một điều hết sức quan trọng. Từ đó bản thân
tôi đã có cái nhìn khách quan hơn trong những giải pháp mình đưa ra và tiến hành
phối hợp thực hiện một cách có hiệu quả.

LỜI CẢM ƠN
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác dạy học mà bản thân
tôi đúc kết sau hơn 20 năm công tác giảng dạy trong ngành giáo dục. Tôi đã thực
hiện tại đơn vị và đã đem lại được một số kết quả khả quan trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục thông qua việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1.
Những kinh nghiệm mà tôi thực hiện và viết ra đây có thể không quá mới nhưng
tôi đã vận dụng những giải pháp đưa ra một cách sáng tạo, tuân thủ nghiêm túc nên
nó đem lại hiệu quả như bản thân mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ
chức đoàn thể, các tổ khối trong nhà trường đã phối hợp và có được kết quả này.
Đặc biệt xin cám ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đổi mới phương
pháp dạy học phù hợp, luôn tìm những giải pháp tối ưu để tăng cường tiếng Việt
15


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

cho học sinh khối 1 và đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên đây
chỉ là những kinh nghiệm thực tế của bản thân áp dụng ở một đơn vị, vì vậy chắc
chắn còn nhiều giải pháp chưa phù hợp để áp dụng rộng rãi ở các đơn vị khác; quá
trình thực hiện ghi chép lại còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự đầy đủ và khoa học.
Kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Miên – Bài giảng Đại cương ngôn ngữ, từ vựng học – Trường
ĐHSPHN2.
2. Lê Phương Nga – Phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học –
NXBĐHQGHN 1999
3. Phạm Thị Hoà – Bài giảng phương pháp dạy học Tiếng việt – Trường
ĐHSPHN2.
4. Bộ sách Tiếng việt tiểu học nâng cao – NXB giáo dục.
Cùng một số tài liệu tham khảo khác…

16


Tăng cường tiếng việt cho học sinh lớp 1

Giáo viên thực hiện: Đậu Thị Vành Khuyên

MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................................2
2.2. Thực trạng...................................................................................................6
2.3 Giải pháp , biện pháp ..................................................................................8
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu...................................................................................................................13

17



×