Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

tiểu luận môn hộc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý và bảo tồn đa dạng động vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.07 KB, 21 trang )

Ứng dụng hệ thống thông tin địa
lý (GIS) để quản lý và bảo tồn đa
dạng động vật hoang dã gây nuôi
trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thành viên nhóm :
Dương Đức Thuận
Võ Duy Tường
Lê Thị Thủy Trúc
Lê Thị Thanh Nhã


Một số Động Vật hoang dã gây
nuôi hiện nay ở Binh Dương
• hình


yêu cầu cấp thiết về công tác quản lí


• Việc tổ chức nhân nuôi, tiêu thụ sản phẩm phải
tuân theo các quy định của Công ước CITES.
Hoạt động gây nuôi sinh sản các loài động vật
hoang dã (ĐVHD) phát triển trong những năm
gần đây tại Việt Nam bước đầu đã mang lại thu
nhập cao cho nhiều hộ gia đình, bảo tồn được
nhiều nguồn gen ĐVHD quý hiếm, tuy nhiên vẫn
còn mang tính tự phát. Bên cạnh đó, tình trạng
buôn bán, xuất nhập khẩu và quá cảnh ĐVHD
bất hợp pháp ngày càng gia tăng là nguyên
nhân trực tiếp làm suy giảm nguồn tài nguyên
ĐVHD tự nhiên và đa dạng sinh học, dẫn đến


nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.


• Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn và phát triển ĐVHD có
ý nghĩa rất lớn trong quá trình hội nhập của Việt Nam nói
chung, tại tỉnh Bình Dương nói riêng, tạo điều kiện thuận
lợi cho các trại nuôi của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp kinh doanh vềĐVHD ở trong nước sớm
tiếp cận thị trường thế giới. Đồng thời, tạo cơ hội hợp
tác, kinh doanh, đầu tư từ nguồn vốn của các nước phát
triển. Thúc đẩy các hoạt động gây nuôi sinh sản và trồng
cấy nhân tạo các loài ĐVHD góp phần tích cực trong
thương mại, đặc biệt là công tác quản lý, bảo tồn đa
dạng sinh học mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước và
bảo vệ môi trường trên thế giới.


• Quản lý được ĐVHD bằng bản đồ, ảnh vệ tinh một cách
có hệ thống, nhanh chóng, chính xác và tìm ra các giải
pháp tác động tích cực vào quá trình bảo tồn đa dạng
ĐVHD thông qua việc chia sẻ thông tin với các cơ quan
chức năng.
• Điều tra, thống kê các loài ĐVHD gây nuôi trên địa bàn,
từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án và
tổ chức thực hiện nhằm bảo tồn cụ thể các loài động vật
nguy cấp, quý, hiếm hiện có tại Bình Dương.
• Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài hoạt động mua, bán, săn, bắt, gây nuôi,
trồng cấy nhân tạo, xuất khẩu, nhập khẩu ĐVHD thực
hiện theo quy định của luật pháp Việt Nam và công ước

CITES quốc tế.




kết quả nghiên cứu
• Đề tài Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) để quản lý và bảo tồn đa dạng động
vật hoang dã gây nuôi trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, được xây dựng trên cơ sở
kết quả của công tác quản lý địa giới hành
chính tỉnh Bình Dương, kết hợp và kế
thừa một khối lượng lớn các tư liệu bản
đồ của tỉnh Bình Dương. Thực hiện mục
tiêu đề ra, đề tài đạt được những kết quả
sau đây:


khi ứng dụng gis vào công tác quản



• Điều tra, thu thập thông tin trên địa bàn
từng huyện trong tỉnh kết quả thu thập
thông tin, xác định vị trí tọa độ địa lý từng
hộ, tổ chức, từng loài động vật hoang dã
gây nuôi, kết quả có 183 tổ chức (thời
gian cập nhật tháng 6/2010), gia đình, số
lượng 10.980 cá thể có tại tỉnh Bình
Dương đăng ký gây nuôi động vật hoang

dã có 3 lớp chính


• Trong đó: có 3 lớp (Thú, chim, bò sát), 23
bộ, 44 họ; 7.738 cá thể động vật hoang dã
quý, hiếm cần bảo vệ theo Công ước
CITES: Phụ lục I, II, III và NĐ 32/2006/NĐCP: nhóm IB, IIB; tình trạng bảo tồn theo
Sách đỏ Việt Nam (SĐVN) vào năm 2007;
theo Danh lục đỏ IUCN (2008) và 3.242 cá
thể động vật hoang dã thông thường. Mức
độ phát triển có chiều hướng gia tăng
nhanh,


• Trong 7 huyện thị có nhiều nhất ở thị xã Thủ Dầu Một
4.131 con, kế đến huyện Thuận An 2.047 con; Bến Cát
1.167 con; Dầu Tiếng 1.331 con; Dĩ An 1.045 con, Tân
Uyên 708 con và Phú Giáo 551 con.
• Từ cơ sở dữ liệu thu thập, thống kê nêu trên số hóa
bằng phần mềm bản quyền Mapinfo Pro. 10.5, bổ sung
lên bản đồ địa giới hành chính tỉnh. Xây dựng, thiết kế,
cài đặt, hiệu chỉnh mudul để cập nhật dữ liệu, hiệu chỉnh
công cụ xem, truy vấn, hiển thị thông tin không gian, xây
dựng các lớp bản đồ phục vụ kết xuất thông tin trên bản
đồ, in bản đồ giấy tỷ lệ 1: 25.000 và thuộc tính liên quan
của tất cả các đối tượng dữ liệu các trại nuôi động vật
hoang dã trên bản đồ.
• - Ứng dụng Google Earth có thể lưu dấu vị trí, xác định
vị trí, đặc biệt như các loài động vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để lưu giữ, quản lý và

theo dõi giám sát. Thư mục dấu vị trí được lưu dưới
dạng tập tin đơn lẻ trong định dạng KML hay KMZ mà ta
có thể mở bất kỳ lúc nào trong GE, có thể chia sẻ dữ
liệu qua mạng, Email.


Theo Đó

Cập nhật tự động loài ĐVHD gây nuôi


Cập nhật tự động địa chỉ thôn ấp
các trang trai chăn nuôi


Cập nhật khi có biến động tăng giảm đàn


ứng dung google earth(GE) trong
quản lý , từng khu vực chăn nuôi cụ thể

• GE dẫn đường: Chức năng GE tìm và biết
nhanh những trại nuôi đã được thống kê,
cập nhật vào chương trình quản lý ĐVHD.
Sau đây, là một số kết quả GE dẫn
đường:


Dẫn đường từ đường Nguyễn Tri Phương đến
khu du lịch



ý nghĩa kinh tế xã hội
• Về kinh tế: là công cụ quản lý động vật hoang dã có đầy
đủ tính pháp lý cung cấp cho các cấp, các ngành có liên
quan đến công tác quản lý, bảo tồn đa dạng động vật
hoang dã, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, xây dựng
kế hoạch hành động đa dạng sinh học về động vật
hoang dã, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình
Dương. Góp phần phát triển nghề nuôi động vật hoang
dã phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm áp
lực săn bắt ĐVHD trong tự nhiên.
• Về xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học phục
vụ cho ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã và các ngành có
liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, cảnh sát
môi trường, thú y. Xây dựng giáo dục, tuyên truyền cho
mọi người dân trong tỉnh.


ý nghĩa thực tiễn








Điều tra, giám sát động vật hoang dã từ đó các nhà quản lý có kế
hoạch quản lý tốt hơn. Việc thu thập thông tin có vai trò hết sức

quan trọng trong công tác quản lý.
Thông tin, tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như:
Đưa Kiểm lâm xuống địa bàn xã, trực tiếp vận động cộng đồng địa
phương tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ ĐVHD; Xây dựng các
chương trình tập huấn cho những người trực tiếp thừa hành pháp
luật về bảo vệ rừng; Lập các bản tin, biển báo tuyên truyền trách
nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong công tác bảo vệ rừng, bảo
vệ động thực vật hoang dã; In tờ rơi, tờ bướm phân phát đến các
nhà hàng, khách sạn, bến xe, nhà ga, nơi công cộng về bảo vệ
những loài động, thực vật hoang dã, các loài quý hiếm;thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng được nghe, xem và hiểu về
các chính sách của nhà nước trong bảo vệ rừng, phát triển rừng.
Cứu hộ động vật hoang dã có các biện pháp như:
+ Thả lại tự nhiên đối với các cá thể khỏe mạnh.
+ Biện pháp tiêu hủy đối với động vật đã chết hoặc yếu.
+ Biện pháp đưa vào cứu hộ, cần liên lạc với phòng bảo tồn CitesCục kiểm lâm, các trung tâm cứu hộ, các trạm cứu hộ động vật
hoang dã, các vườn quốc gia, thảo cầm viên Sài gòncần sự giúp đỡ
về cứu trợ.




×