Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thống kê doanh nghiệp võ hải thủy, nguyễn thu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.05 KB, 60 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ HỌC

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Giảng viên phụ trách học phần :
ThS Võ Hải Thuỷ
ThS Nguyễn Thu Thuỷ
ThS Vũ thị Hoa
ThS Nguyễn thị Hải Anh

CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
I-GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP:
1.Đối tƣợng nghiên cứu : Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu mặt lượng trong mối liên
hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng phát sinh trong phạm vi doanh nghiệp và ngoài
phạm vi doanh nghiệp nhưng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua
từng thời gian nhất định.
2-Phạm vi nghiên cứu: Môn học nghiên cứu các hiện tượng phát sinh trong doanh
nghiệp hoặc các hiện tượng phát sinh bên ngoài doanh nghiệp nhưng có liên quan trực tiếp hay
gián tiếp đến doanh nghiệp.
Các hiện tượng phát sinh trong doanh nghiệp: các hiện tượng về kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp; các hiện tượng về hao phí các yếu tố đầu vào (lao động, tài sản,
vốn…) cho quá trình sản xuất kinh doanh; các hiện tượng về hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong từng điều kiện thời gian cụ thể.
Các hiện tượng phát sinh bên ngoài doanh nghiệp: nhu cầu tiêu dùng sản phẩm do doanh
nghiệp sản xuất trên thị trường trong nước và ngoài nước, biến động của giá cả hàng hóa trên



2
thị trường, tác động của các hiện tượng tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp…
3.Nhiệm vụ của môn học:
-Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết làm cơ sở khoa học cho
các quyết định trong quản lý.
-Nghiên cứu phương pháp điều tra thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích thống
kê về hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-Nghiên cứu các phương pháp dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1- Doanh nghiệp:
Khái niệm: Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu
là tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cần phân biệt 2 khái niệm : hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất tự cấp
tự túc. Chúng giống nhau là cùng sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đáp ứng cho
mục đích của người sản xuất. Chúng khác nhau là:
-Hoạt động sản xuất tự cấp tự túc: Mục đích sản xuất là để thỏa mãn nhu cầu sử dụng
của người sản xuất, quy mô sản xuất thường nhỏ, sản phẩm làm ra không cần xã hội thừa
nhận, doanh nghiệp không cần quan tâm đến các thông tin giá cả thị trường, thông tin về sản
phẩm của các doanh nghiệp khác, và doanh nghiệp không nhất thiết phải hạch toán kinh tế.
-Hoạt động sản xuất kinh doanh: Mục đích sản xuất là để thu được lợi nhuận, quy mô
sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp, sản phẩm
làm ra phải được xã hội thừa nhận, doanh nghiệp luôn quan tâm đến các thông tin giá cả thị
trường, thông tin về sản phẩm của các doanh nghiệp khác, và doanh nghiệp bắt buộc phải tiến
hành hạch toán kinh tế.
Phân loại doanh nghiệp:
-Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn kinh doanh: Có thể chia ra 2 khu vực kinh tế :
□ Đối với khu vực kinh tế trong nước: Chia ra 3 loại doanh nghiệp:

+Doanh nghiệp quốc doanh: vốn kinh doanh thuộc sở hữu của nhà nước.
+Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: vốn kinh doanh thuộc sở hữu của tập thể, cá thể, tư
nhân. Như: hợp tác xã, hộ sản xuất nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn.
+Doanh nghiệp liên doanh: có sự góp vốn liên doanh giữa thành phần kinh tế nhà nước
và các thành phần kinh tế khác.
□ Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Chia ra 2 loại doanh nghiệp:
+Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài
+Doanh nghiệp liên doanh: có sự góp vốn liên doanh giữa tổ chức hay cá nhân người
nước ngoài và một đơn vị kinh tế thuộc 1 thành phần kinh tế nào đó trong nước.
-Căn cứ vào khu vực và ngành kinh tế: Có thể chia ra:
+Doanh nghiệp thuộc khu vực I: bao gồm các doanh nghiệp khai thác sản phẩm trong
thiên nhiên, như doanh nghiệp các ngành : nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng
thủy sản
+Doanh nghiệp thuộc khu vực II: bao gồm các doanh nghiệp chế biến sản phẩm thiên
nhiên khai thác được, như doanh nghiệp các ngành : công nghiệp khai thác khoáng sản, công
nghiệp gia công chế biến, sản xuất điện, nước, khí đốt, xây dựng cơ bản.
+Doanh nghiệp thuộc khu vực III: bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, như
doanh nghiệp các ngành: thương mại, sửa chữa, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bưu
chính viễn thông, du lịch, khách sạn nhà hàng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, ngân hàng,
bảo hiểm, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, khoa học và công nghệ…
-Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh:


3
Có thể chia các doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế ra thành các doanh nghiệp cụ
thể khác nhau. Chẳng hạn chia doanh nghiệp công nghiệp ra làm: doanh nghiệp đóng tàu,
doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy, doanh nghiệp dệt, doanh nghiệp may, doanh nghiệp da giày,
doanh nghiệp chế biến thực phẩm, doanh nghiệp chế biến gỗ,…
2. Chỉ tiêu thống kê:

Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê là biểu hiện khái quát đặc điểm về mặt lượng trong mối
liên hệ mật thiết với mặt chất của toàn bộ tổng thể trong những điều kiện không gian và thời
gian cụ thể.
Một chỉ tiêu thống kê luôn gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể. Một
chỉ tiêu thống kê luôn bao gồm 2 phần: phần khái niệm (mặt chất) nêu lên thuộc tính của hiện
tượng, cùng với điều kiện không gian và thời gian mà hiện tượng tồn tại; và phần con số: nêu
lên biểu hiện về mặt lượng tương ứng với phần khái niệm trên.
Phân loại chỉ tiêu thống kê::
-Căn cứ vào nội dung : Có thể chia ra 2 loại chỉ tiêu:
+Chỉ tiêu khối lƣợng: Phản ánh khái quát đặc điểm về mặt lượng (quy mô, khối
lượng,…) của hiện tượng nghiên cứu. Đơn vị tính: đơn vị hiện vật (cái, con, chiếc, m, l, kg,
…), đơn vị tiền tệ (đồng, USD…), đơn vị thời gian (giờ, ngày …).
Ví dụ: Số lao động trong danh sách, tổng diện tích đất đai, tổng giá trị tài sản cố định,
tổng quỹ lương công nhân, giá trị sản xuất, doanh thu bán hàng…
+Chỉ tiêu chất lƣợng: Phản ánh khái quát đặc điểm về mặt chất (hiệu quả công việc,
trình độ phổ biến,…) của hiện tượng nghiên cứu. Đơn vị tính là đơn vị kép (người/km, đ/đơn
vị sản phẩm, đơn vị sản phẩm / người,…).
Ví dụ: Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm, tiền lương bình quân 1 công nhân, năng
suất lao động bình quân 1 giờ công lao động
-Căn cứ vào điều kiện thời gian: có thể chia ra:
+Chỉ tiêu thời điểm: phản ánh đặc điểm về quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một
thời điểm nhất định.
Ví dụ: Số lao động hiện có tại doanh nghiệp vào ngày đầu tháng và ngày cuối tháng, giá
trị kiểm kê hàng tồn kho vào ngày đầu mỗi tháng…
+Chỉ tiêu thời kỳ: phản ánh đặc điểm về quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một
thời kỳ nhất định.
Ví dụ: Giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong tháng, quý, năm
3-Hệ thống chỉ tiêu thống kê:
Khái niệm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có mối liên hệ
với nhau, nhằm phản ánh tổng hợp nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu trong những điều

kiện không gian và thời gian cụ thể.
Hệ thống chỉ tiêu thường phản ánh: các mặt, các bộ phận hay các tính chất quan trọng
nhất của hiện tượng nghiên cứu; các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt, giữa các bộ phận hay
giữa các tính chất của hiện tượng nghiên cứu; các mối liên hệ cơ bản giữa hiện tượng nghiên
cứu và các hiện tượng có liên quan.
Căn cứ để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê: mục đích nghiên cứu, tính chất và đặc
điểm của hiện tượng nghiên cứu, và khả năng cho phép về tài chính, về nhân lực, về thời gian.
III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ:
1-Khái quát về quá trình nghiên cứu thống kê:
Các hiện tượng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường
rất phức tạp, do đó việc nghiên cứu chúng cần phải được tổ chức một cách khoa học. Thông
thường quá trình nghiên cứu thống kê một hiện tượng kinh tế xã hội bao gồm các giai đoạn
sau:
-Xác định mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu


4
-Xác định hệ thống khái niệm liên quan đến hiện tượng nghiên cứu, từ đó xây dựng hệ
thống chỉ tiêu nhằm lượng hóa các thuộc tính cơ bản của hiện tượng nghiên cứu để đáp ứng
mục đích nghiên cứu.
-Tổ chức việc điều tra thông kê để thu thập dữ liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu
dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã được xác định.
-Tổ chức việc xử lý dữ liệu bằng các phương pháp thống kê (tổng hợp thống kê, phân
tích thống kê, dự đoán thống kê) để nhận định về bản chất cụ thể, tính quy luật và xu hướng
phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
-Lập báo cáo kết quả và truyền đạt kết quả nghiên cứu.
Tóm lại, bất cứ một quá trình nghiên cứu thống kê nào cũng phải trải qua 3 giai đoạn cơ
bản: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê, phân tích và dự đoán thống kê.
2-Điều tra thống kê:
Khái niệm: Điều tra thống kê tức là tổ chức một cách khoa học việc thu thập thông tin

ban đầu về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác
định trước. Kết quả của điều tra thống kê cung cấp cho ta thông tin ban đầu về đặc trưng riêng
của từng đơn vị tổng thể, nhằm làm cơ sở cho công việc tổng hợp, phân tích và dự đoán thống
kê.
Yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê: phải đảm bảo tính chính xác khi ghi chép số liệu;
tính kịp thời về thời gian điều tra và thời gian cung cấp số liệu; và tính đầy đủ về nội dung
phản ánh, đầy đủ về số đơn vị tổng thể cần điều tra, nhằm đáp ứng cao nhất mục đích nghiên
cứu.
Các loại điều tra thống kê :
-Căn cứ vào thời gian thu thập dữ liệu: Có thể chia ra 2 loại điều tra:
+Điều tra thƣờng xuyên: là thu thập dữ liệu về hiện tượng nghiên cứu một cách liên
tục, theo sát với quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng. Dữ liệu thu thập từ điều tra
thường xuyên có thể phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong 1 thời kỳ nhất định.
Ví dụ: Trong doanh nghiệp, điều tra hàng ngày về số công nhân đi làm, số sản phẩm sản
xuất, số sản phẩm tiêu thụ, số vật tư sử dụng vào sản xuất…
+Điều tra không thƣờng xuyên: là thu thập dữ liệu về hiện tượng nghiên cứu một cách
không liên tục, không gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng; chỉ khi nào
có nhu cầu nghiên cứu thì mới tiến hành thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu thập từ điều tra không
thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái của hiện tượng tại 1 thời điểm nhất định. Ví dụ : Kiểm
kê số lượng hàng tồn kho vào các thời điểm các ngày đầu mỗi tháng; điều tra thời gian ngừng
việc trong các ca sản xuất, kiểm kê tài sản vào cuối mỗi quý…
-Căn cứ vào phạm vi thu thập dữ liệu: Có thể chia ra 2 loại điều tra :
+Điều tra toàn bộ: là thu thập dữ liệu về tất cả các đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu,
không bỏ sót bất kỳ một đơn vị nào. Đây là nguồn dữ liệu đầy đủ nhất về hiện tượng nghiên
cứu; tuy nhiên chỉ có thể nghiên cứu hiện tượng một cách bao quát; mặt khác, rất tốn kém thời
gian, nhân lực và chi phí cho điều tra. Ví dụ: Chấm công lao động hàng ngày, tổng kiểm kê
diện tích đất đai, tổng kiểm kê hàng hoá tồn kho, tổng kiểm kê tài sản cố định…
+Điều tra không toàn bộ: là thu thập dữ liệu về một số đơn vị thuộc tổng thể nghiên
cứu. Điều tra không toàn bộ được chia thành 3 loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm và
điều tra chuyên đề.

Điều tra chọn mẫu : Có nghĩa là chọn ra một mẫu từ tổng thể chung để thu thập dữ liệu;
trên cơ sở dữ liệu thu thập được trên mẫu, ta sẽ tìm ra các đặc trưng của mẫu và từ đó suy rộng
ra đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể. Để chọn mẫu, ta có thể dùng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên hay chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Đây là loại điều tra được sử dụng nhiều nhất trong
nghiên cứu thống kê vì tiết kiệm được thời gian, chi phí, và kết quả đáng tin cậy. Ví dụ: Điều
tra chọn mẫu để nghiên cứu chất lượng sản phẩm trên các dây chuyền sản xuất hàng loạt, điều
tra sự hài lòng của công nhân sau khi công ty áp dụng hình thức trả lương mới,…


5
Điều tra trọng điểm: Có nghĩa là chỉ thu thập dữ liệu của những bộ phận chủ yếu nhất,
quan trọng nhất của tổng thể nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, ta sẽ nhận định
nhanh về tình hình cơ bản của hiện tượng, chứ không suy rộng thành đặc trưng chung của toàn
bộ tổng thể. Ví dụ: Điều tra giá bán hàng ở các trung tâm thương mại để nắm nhanh tình hình
biến động giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường, điều tra năng suất cây trồng ở những vùng
trồng chuyên canh…
Điều tra chuyên đề: Có nghĩa là chỉ thu thập dữ liệu trên 1 hay 1 số rất ít đơn vị của
tổng thể nhưng lại đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Trên cơ sở dữ
liệu thu thập được, ta chỉ có thể nhận định về bản thân đơn vị được điều tra; chứ không thể
nhận định về tình hình cơ bản của hiện tượng, cũng như không thể suy rộng thành đặc trưng
chung của toàn bộ tổng thể. Đơn vị được chọn để điều tra chuyên đề thường là đơn vị đặc biệt
yếu kém hay đặc biệt xuất sắc; nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến các đơn vị này, từ
đó có biện pháp ngăn chặn các tiêu cực hay nhân rộng các điển hình. Ví dụ: Điều tra chuyên
đề đối với một số ít công nhân có năng suất lao động cao vượt trội trong doanh nghiệp, điều
tra tình hình sản phẩm hỏng nhiều bất thường trong 1 ca sản xuất nào đó, điều tra về tai nạn
lao động nghiêm trọng ở một tổ sản xuất.
2.3-Phƣơng pháp điều tra thống kê: Có 2 phương pháp cơ bản để thu thập dữ liệu
trong doanh nghiệp:
-Điều tra trực tiếp: Người điều tra trực tiếp quan sát hiện tượng hay phỏng vấn trực tiếp
đối tượng được điều tra và tự mình ghi chép vào phiếu điều tra.

-Điều tra gián tiếp: Người điều tra thu thập dữ liệu một cách gián tiếp thông qua các
bản tự ghi, qua thư phỏng vấn, qua điện thoại, qua mạng, hay qua các văn bản liên quan sẵn có
liên quan đến hiện tượng.
Phương pháp điều tra trực tiếp có độ chính xác cao, nhưng tốn kém thời gian, nhân lực
và chi phí. Phương pháp điểu tra gián tiếp tiết kiệm nhiều chi phí nhưng độ chính xác không
cao.
2.4-Các hình thức tổ chức điều tra thống kê : Có 2 hình thức tổ chức điều tra cơ bản
trong doanh nghiệp là:
-Báo cáo thống kê định kỳ: là hình thức tổ chức điều tra thống kê thống nhất trong cả
nước theo chế độ báo cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Chế độ báo cáo thống
kê quy định rõ các nội dung cơ bản mà các doanh nghiệp phải chấp hành là : quy định về các
biểu mẫu báo cáo thống kê (nêu rõ mục đích, ý nghĩa, khái niệm, nội dung, phạm vi, phương
pháp tính các chỉ tiêu thống kê trong biểu mẫu báo cáo), quy định về đơn vị lập báo cáo, đơn
vị nhận báo cáo, thời hạn nộp báo cáo…Thông tin thống kê của từng doanh nghiệp trong các
báo cáo thống kê này là cơ sở để tổng hợp thông tin thống kê của từng địa phương, từng ngành
và tổng hợp chung cả nước.
-Điều tra chuyên môn: là hình thức tổ chức điều tra thống kê không thường xuyên,
được tiến hành theo kế hoạch và phương pháp được quy định riêng cho mỗi lần điều tra. Một
phương án điều tra cho hình thức điều tra chuyên môn thường bao gồm các nội dung cơ bản
sau:
Xác định mục đích điều tra: Quy định rõ cuộc điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ
cho yêu cầu nghiên cứu nào. Chẳng hạn mục đích của điều tra tình hình tồn kho vật tư trong
doanh nghiệp nhằm để thấy rõ thực trạng quản lý và sử dụng vật tư, tìm ra những bất hợp lý
trong công tác này để có giải pháp khắc phục.
Xác định đơn vị điều tra: Dựa vào mục đích điều tra, xác định các đơn vị tổng thể cần
điều tra để thu thập dữ liệu chính xác, qua đó giới hạn phạm vi điều tra, tránh tình trạng trùng
lặp hay bỏ sót khi thu thập dữ liệu.
Xác định nội dung điều tra: Xác định mục lục các tiêu thức cần thu thập trên các đơn vị
điều tra, và diễn đạt chúng dưới dạng các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Chẳng hạn: điều tra về



6
máy móc thiết bị có thể chọn các tiêu thức: tên thiết bị, công dụng, nơi sản xuất, bộ phận
quản lý thiết bị, số lượng thiết bị, nguyên giá, giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại…
Xác định thời điểm và thời kỳ điều tra: Thời điểm điều tra là mốc thời gian được chọn để
bắt đầu ghi chép dữ liệu ban đầu.Có hiện tượng phải chọn thời điểm điều tra chính xác tới
giờ, tới phút (điều tra tình hình sử dụng quỹ thời gian lao động); nhưng có hiện tượng chỉ cần
chính xác tới ngày (điều tra tồn kho vật tư). Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian quy định để
thu thập dữ liệu ban đầu ở các đơn vị điều tra, được tính từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc
cuộc điều tra.
Phiếu điều tra và bảng giải thích: Phiếu điều tra là loại bảng in sẵn theo mẫu quy định
để ghi tài liệu thu thập được trên từng đơn vị điều tra vào đó. Phiếu điều tra phải bao gồm đầy
đủ các nội dung điều tra, đồng thời đảm bảo sự thuận tiện cho việc ghi chép và xử lý dữ liệu.
Bảng giải thích dùng để giải thích cách ghi vào phiếu điều tra, giải thích các nội dung trong
phiếu để hiểu một cách thống nhất, hoặc gợi ý các câu trả lời nếu câu hỏi phức tạp…
3-Tổng hợp thống kê:
Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa một cách
khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê, nhằm làm cho các đặc trưng riêng
biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng
thể.
Tài liệu thu thập được nếu được tổng hợp một cách khoa học sẽ là căn cứ vững chắc để
phân tích thống kê nhằm tìm ra bản chất và tính quy luật của hiện tượng một cách chính xác.
Phương pháp tổng hợp thống kê: Phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê là phân tổ
thống kê.
Khái niệm phân tổ thống kê: Việc căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân
chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau được gọi là phân tổ thống kê.
Phân loại phân tổ thống kê: Căn cứ vào nhiệm vụ có thể chia thành 3 loại:
-Phân tổ phân loại: có nghĩa là phân chia tổng thể nghiên cứu thành các loại hình có
tính chất khác nhau. Chẳng hạn: Phân tổ kết quả sản xuất của 1 doanh nghiệp theo các ngành
hoạt động.

-Phân tổ kết cấu: có nghĩa là phân chia tổng thể nghiên cứu thành các bộ phận có tính
chất khác nhau, nhằm biểu hiện kết cấu tổng thể theo tiêu thức phân tổ. Bộ phận nào chiếm tỷ
trọng càng cao trong tổng thể thì càng chiếm vai trò quan trọng trong tổng thể đó. Chẳng hạn :
Phân tổ tổng thể công nhân của doanh nghiệp theo giới tính, theo trình độ chuyên môn, theo
bậc thợ, theo tuổi nghề, theo nơi làm việc…
-Phân tổ liên hệ: có nghĩa là phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ theo 2 hay 3
tiêu thức nhằm biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức đó. Chẳng hạn: Phân tổ tổng thể công
nhân của doanh nghiệp theo 2 tiêu thức : tiền lương và năng suất lao động, hay theo 3 tiêu
thức: tiền lương, năng suất lao động, và giới tính.
Nội dung chủ yếu của phân tổ thống kê: Để tiến hành phân tổ thống kê một tài liệu nào
đó, thường tiến hành 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chọn tiêu thức phân tổ: Có nghĩa là dựa vào mục đích nghiên cứu để lựa chọn
tiêu thức bản chất nhất làm căn cứ để phân tổ.
Bước 2: Xác định số tổ cần chia. Xét 2 trường hợp:
-Trường hợp tiêu thức phân tổ là tiêu thức thuộc tính:
Nếu tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện thì ứng với mỗi biểu hiện ta lập 1 tổ.
Nếu tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện thì ta ghép nhiều biểu hiện vào 1 tổ.
-Trường hợp tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng:
Nếu tiêu thức số lượng có ít lượng biến thì ứng với mỗi lượng biến ta lập 1 tổ.
Nếu tiêu thức số lượng có nhiều lượng biến thì ta ghép nhiều lượng biến vào một tổ,
khi đó sẽ tạo nên khoảng cách tổ. Ta sẽ phân theo khoảng cách tổ không đều nếu sự khác nhau


7
về chất giữa các lượng biến không đều nhau. Ta sẽ phân theo khoảng cách tổ đều nếu sự
khác nhau về chất giữa các lượng biến tương đối đều nhau.
x  xmin
Công thức khoảng cách tổ: h  max
k
trong đó: h là khoảng cách tổ, k là số tổ, xmax , xmin là lượng biến lớn nhất và nhỏ của tiêu

thức phân tổ
Bước 3: Xác định các chỉ tiêu giải thích nhằm để giải thích đặc trưng của từng tổ cũng
như của toàn bộ tổng thể.
Yêu cầu đối với các chỉ tiêu giải thích : Phải đáp ứng được mục đích nghiên cứu, phải có
mối liên hệ chặt chẽ với tiêu thức phân tổ, và phải có mối liên hệ bổ sung cho nhau giữa các
chỉ tiêu giải thích.
Bước 4: Trình bày kết quả sau khi phân tổ. Thường dùng 2 hình thức : bảng thống kê hay
đồ thị thống kê
3.3. Bảng thống kê:
Khái niệm: Bảng thống kê là 1 hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách hệ
thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Cấu thành của bảng thống kê: Có thể biểu hiện khái quát bảng thống kê như sau:
Tên bảng
Phần giải thích
Các chỉ tiêu giải thích
Tên cột
Phần chủ đề
Tên hàng
Cộng
Tên bảng: nói lên nội dung chủ yếu của cả bảng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Phần chủ đề (biểu hiện qua tên các hàng) : dùng để giới thiệu về tổng thể nghiên cứu.
Chẳng hạn cho biết tổng thể bao gồm những đơn vị nào, hay tổng thể được hợp thành từ
những bộ phận nào, hay tổng thể được nghiên cứu ở những địa điểm nào, ở những thời gian
nào ?
Phần giải thích (biểu hiện qua tên các cột) : dùng để nêu lên các đặc trưng của tổng thể
nghiên cứu. Có 2 cách trình bày phần giải thích:
Cách trình bày giản đơn: bố trí các chỉ tiêu giải thích theo kiểu song song với nhau, độc
lập nhau.
Cách trình bày kết hợp: bố trí các chỉ tiêu giải thích theo kiểu phối hợp với nhau, đan
xen vào nhau.

Chẳng hạn tài liệu doanh thu bán hàng trong tháng 1 và 2 của 1 doanh nghiệp, phân theo
mặt hàng (A và B) và phân theo thị trường tiêu thụ (trong tỉnh và ngoài tỉnh) có thể trình bày
theo 2 cách trên như sau :
Chỉ tiêu
Đơn vị
Mặt hàng
Thị trường tiêu thụ
tính
A
B
Trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Doanh thu tháng 1
triệu đ
Doanh thu tháng 2
triệu đ
Tốc độ tăng doanh thu
%
Tên
mặt
hàng

Doanh thu tháng 1 (triệu
đ)
Tổng
Thị trường tiêu
số
thụ

Doanh thu tháng 2 (triệu

đ)
Tổng
Thị trường tiêu
số
thụ

Tốc độ tăng doanh thu (%)
Tổng
số

Thị trường tiêu
thụ


Trong
tỉnh

Ngoài
tỉnh

Trong
tỉnh

Ngoài
tỉnh

Trong
tỉnh

8

Ngoài
tỉnh

A
B
Cộng
Một số quy tắc khi lập bảng:
-Có thể làm tròn số khi chỉ cần nêu lên bản chất chung nhất của hiện tượng; bằng cách
nâng đơn vị tính lên: Từ kg làm tròn thành tạ, tấn, nghìn tấn, triệu tấn; từ đồng làm tròn thành
nghìn đ, triệu đ, tỷ đ, nghìn tỷ đ; từ mét làm tròn thành nghìn m, triệu m…
-Nếu cả bảng có chung một đơn vị tính thì ghi đơn vị tính chung đó trên đầu bảng, ngay
dưới tên bảng, bằng nét chữ nhỏ và để trong ngoặc đơn
-Nếu mỗi cột có đơn vị tính riêng thì ghi đơn vị tính ngay dưới tên cột và để trong ngoặc
đơn.
-Nếu mỗi hàng có đơn vị tính riêng thì lập thêm 1 cột ghi đơn vị tính sát ngay cột ghi tên
hàng.
3.4. Biểu đồ thống kê :
Khái niệm : Biểu đồ thống kê là các hình vẽ hoặc các đường nét hình học dùng để trình
bày các dữ liệu thống kê.
Nội dung phản ánh : Biểu đồ thống kê thường phản ánh các nội dung sau :
-Quy mô hiện tượng và sự phát triển quy mô theo thời gian
-Kết cấu tổng thể và sự biến động của kết cấu theo thời gian
-Tình hình thực hiện kế hoạch (thực hiện định mức) về một chỉ tiêu nào đó
-Tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo 1 tiêu thức nào đó
-Mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu….
Hình thức biểu hiện: Có các dạng biểu đồ thường dùng :
-Dạng biểu đồ hình thanh (Bar chart): Có 2 dạng : thanh dọc và thanh ngang. Thường
dùng để biểu hiện : quy mô của hiện tượng và sự phát triển quy mô theo thời gian; sự phân
phối các đơn vị theo 1 tiêu thức số lượng nào đó; kết cấu của tổng thể và sự biến động của kết
cấu theo thời gian,…

-Dạng biểu đồ hình tròn (Pie chart): Có dạng 1 hình tròn chia thành nhiều hình quạt :
hình tròn biểu hiện cho tổng thể, hình quạt biểu hiện cho từng bộ phận trong tổng thể. Dạng
biểu đồ này thường dùng để biểu hiện kết cấu của tổng thể trong từng năm.
-Dạng biểu đồ hình gấp khúc (Line chart): Thường dùng để biểu hiện quy mô của hiện
tượng, sự phân phối các đơn vị theo 1 tiêu thức số lượng nào đó, mối liên hệ giữa 2 tiêu thức
số lượng,…
4.Phân tích thống kê:
Khái niệm: Phân tích thống kê có nghĩa là thông qua nghiên cứu các biểu hiện về mặt
lượng của hiện tượng để tìm ra bản chất cụ thể và tính quy luật của chúng trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể.
Phương pháp phân tích thống kê: Các phương pháp phân tích thống kê thường được sử
dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là
4.1.Phƣơng pháp phân tích các mức độ của hiện tƣợng kinh tế xã hội:
4.1.1.Phƣơng pháp số tuyệt đối:
Khái niệm: Số tuyệt đối trong thống kê (absolute figure) là chỉ tiêu biểu hiện quy mô,
khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Đơn vị tính: đơn vị hiện vật (cái, mét, kg,…), đơn vị hiện vật quy ước (đơn vị quy đổi
theo một tiêu chuẩn nào đó, như nước mắm quy theo độ đạm); đơn vị tiền tệ (đồng, USD,…),
đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng,..)
Phân loại: Có thể chia ra 2 loại số tuyệt đối:


9
a-Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại
1 thời điểm nhất định.
Ví dụ: Số lao động của doanh nghiệp tại thời điểm đầu năm, tổng giá trị TSCĐ của DN
tại thời điểm cuối năm
b-Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong 1
thời kỳ nhất định.
Ví dụ : Tổng doanh thu của 1 doanh nghiệp trong 1 năm, tổng khối lượng sản phẩm tiêu

thụ trong 1 tháng
4.1.2.Phƣơng pháp số tƣơng đối:
Khái niệm: Số tương đối trong thống kê (relative figure) là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so
sánh giữa 2 chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian; hoặc so sánh
giữa 2 chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau; hoặc so sánh giữa từng bộ phận với tổng
thể trong cùng một chỉ tiêu.
Trong thống kê, số tương đối thường dùng để phản ánh những đặc điểm về kết cấu trong
tổng thể, quan hệ tỷ lệ, trình độ phát triển, mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của
hiện tượng
Đơn vị tính: đơn vị số lần, phần trăm (%), phần nghìn (%o), đơn vị kép (người/km2)
Phân loại:Có 5 loại số tương đối:
a-Số tƣơng đối động thái (Tốc độ phát triển): so sánh 2 mức độ cùng loại nhưng khác
nhau về thời gian, dùng để phản ánh trình độ phát triển của hiện tượng theo thời gian.
b-Số tƣơng đối không gian : so sánh 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về không
gian, dùng để phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các mức độ của hiện tượng trong những điều kiện
không gian khác nhau.
c-Số tƣơng đối kết cấu: so sánh mức độ bộ phận với mức độ tổng thể, dùng để phản ánh
đặc điểm về kết cấu của tổng thể.
d-Số tƣơng đối hoàn thành kế hoạch: so sánh mức độ thực hiện với mức độ kế hoạch,
dùng để phản ánh trình độ hoàn thành kế hoạch về một chỉ tiêu nào đó.
e-Số tƣơng đối cƣờng độ: so sánh 2 mức độ khác loại nhưng có liên quan với nhau,
dùng để phản ánh mức độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện không gian và thời gian
nhất định.
4.1.3.Phƣơng pháp số bình quân :
Khái niệm: Số bình quân trong thống kê (average figure) là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại
biểu cho 1 tiêu thức số lượng nào đó trong 1 tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số bình quân mô tả đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tượng kinh tế xã hội
trong các điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Chẳng hạn, tiền lương bình quân của công
nhân trong 1 doanh nghiệp là mức lương phổ biến nhất, đại diện cho các mức lương khác nhau
của từng công nhân trong doanh nghiệp.

Các loại số bình quân thường dùng:
a-Số bình quân cộng: chia ra 2 loại:
a1-Số bình quân cộng giản đơn: áp dụng trong trường hợp mỗi lượng biến xi xuất hiện 1
lần :
 xi với n là số đơn vị của tổng thể
Công thức: x 
n
a2-Số bình quân cộng gia quyền : áp dụng trong trường hợp mỗi lượng biến xi xuất hiện
f i lần :
Công thức: x 

x .f
f
i

i

với f i là số lần xuất hiện của mỗi lượng biến xi

i

b-Số bình quân điều hòa : chia ra 2 loại:


10
b1-Số bình quân điều hòa giản đơn: áp dụng trong trường hợp biết được các lượng
n
biến xi và các tích số M i  xi fi bằng nhau ( M1  M 2  ...  M n  M ). Công thức: x 
1
x

i
b2-Số bình quân điều hòa gia quyền: áp dụng trong trường hợp biết được các lượng biến
xi và tích số M i  xi fi
Công thức: x 

M
M
x

i
i

i

c-Số bình quân nhân: áp dụng trong trường hợp các lượng biến xi có quan hệ tích số
với nhau, dùng để biểu hiện tốc độ phát triển bình quân tháng (quý, năm,…) của 1 chỉ tiêu
trong 1 thời kỳ dài. Có 2 loại:
c1-Số bình quân nhân giản đơn: áp dụng khi mỗi lượng biến xi xuất hiện 1 lần : Công
thức: x  n x1 x2 ...xn
c2-Số bình quân nhân gia quyền: áp dụng khi mỗi lượng biến xi xuất hiện f i lần : Công
f
thức: x   i x f1 x f2 ...x fn
1

2

n

4.2.Phƣơng pháp dãy số thời gian
Khái niệm: Dãy số thời gian (Time series data) : là 1 dãy các mức độ của 1 chỉ tiêu thống

kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian dùng để phản ánh quá trình biến động của hiện tượng
theo thời gian.
Phân loại: Có 2 loại dãy số thời gian:
-Dãy số thời kỳ: Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau. Ví
dụ: Dãy số giá trị sản xuất của 1 doanh nghiệp qua các năm từ 2000 đến 2010
-Dãy số thời điểm: Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua các thời điểm khác nhau.
Ví dụ: Dãy số về số lao động hiện có tại doanh nghiệp vào những ngày đầu tháng trong năm
Các chỉ tiêu phân tích đặc điểm của dãy số thời gian:
4.2.1.Chỉ tiêu Mức độ bình quân theo thời gian ( y ):
Khái niệm: Mức độ bình quân theo thời gian là chỉ tiêu bình quân, phản ánh mức độ đại
biểu cho các mức độ khác nhau trong dãy số thời gian; nhằm mô tả đặc điểm chung nhất, phổ
biến nhất của hiện tượng nghiên cứu trong 1 thời gian dài.
Cách tính:
 yi với y là các mức độ của dãy số, n là số các mức độ
a-Đối với dãy số thời kỳ: y 
i
n
b-Đối với dãy số thời điểm:
y
y1
 y2  ...  yn 1  n
2
b1-Nếu khoảng cách giữa các thời điểm bằng nhau: y  2
n 1
 yiti , với t là thời
b2-Nếu khoảng cách giữa các thời điểm không bằng nhau: y 
i
 ti
gian tương ứng với mỗi mức độ yi
4.2.2. Chỉ tiêu Tốc độ phát triển (T)

Khái niệm: Tốc độ phát triển (Development index) còn gọi là chỉ số phát triển, là chỉ tiêu
tương đối phản ánh tỷ số giữa 2 mức độ trong dãy số; nhằm để biểu hiện nhịp điệu biến động
của hiện tượng nghiên cứu qua 2 điều kiện thời gian khác nhau.


11
Cách tính:Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ phát triển sau :
y
a-Tốc độ phát triển định gốc: Tidg  i X 100
y1
Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua 1 thời gian dài.
Mức độ được chọn làm gốc so sánh thường là mức độ đầu tiên trong dãy số.
y
b-Tốc độ phát triển liên hoàn: Tilh  i X 100
yi 1
Tốc độ phát triển liên hoàn phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu so với
kỳ liền trước đó.
* Mối quan hệ: Tích các tốc độ phát triên liên hoàn chính là tốc độ phát triển định gốc
c-Tốc độ phát triển bình quân: T  n1  Tilh
Tốc độ phát triển bình quân phản ánh nhịp độ phát triển điển hình của hiện tượng nghiên
cứu trong một thời gian dài, được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên
hoàn. Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân chỉ áp dụng với các hiện tượng phát triển tương đối
đều theo một chiều hướng nhất định.
4.2.3.Chỉ tiêu Tốc độ tăng (∆T):
Khái niệm: Tốc độ tăng (Growth rate) là chỉ tiêu tương đối phản ánh số lần hay số %
tăng thêm (hay giảm đi) giữa 2 mức độ trong dãy số.
Cách tính: Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ tăng sau :
y y
a-Tốc độ tăng định gốc: Tidg  i 1 X 100  T idg(%) 100
y1

y  yi 1
b-Tốc độ tăng liên hoàn: Tilh  i
X 100  T ilh (%) 100
yi 1
c-Tốc độ tăng bình quân: T  T (%)  100
4.2.4.Chỉ tiêu Lượng tăng tuyệt đối ( y )
Khái niệm: Lượng tăng tuyệt đối (Absolute increasement of indicator) là chỉ tiêu tuyệt
đối phản ánh hiệu số giữa 2 mức độ trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi mức độ của
hiện tượng qua 2 thời gian khác nhau.
Cách tính: Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các lượng tăng tuyệt đối sau :
a-Lƣợng tăng tuyệt đối định gốc: yidg  yi  y1
b-Lƣợng tăng tuyệt đối liên hoàn: yilh  yi  yi1
y y
c-Lƣợng tăng tuyệt đối bình quân: y  n 1
n 1
4.2.5.Chỉ tiêu Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (C)
Khái niệm: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (Absolute value of one percent of increase) là
chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh mức độ thực tế tương ứng với 1% của tốc độ tăng.
Cách tính: Lấy lượng tăng tuyệt đối liên hoàn chia cho tốc độ tăng liên hoàn :
yilh yi 1
Ci 

Tilh 100
4.3.Phƣơng pháp chỉ số (Index method) :
Phương pháp chỉ số là một phương pháp phân tích thống kê dùng để nghiên cứu sự biến
động của hiện tượng kinh tế xã hội.
4.3.1.Chỉ số:
Khái niệm: Chỉ số là 1 chỉ tiêu tương đối phản ánh sự biến động của hiện tượng kinh tế
xã hội phức tạp bao gồm các phần tử không thể trực tiếp cộng được với nhau.
Phân loại:



12
-Căn cứ vào ý nghĩa của chỉ số:có thể chia ra:
+Chỉ số động thái: phản ánh sự biến động của hiện tượng theo thời gian
+Chỉ số không gian: phản ánh sự biến động của hiện tượng theo không gian
+Chỉ số hoàn thành kế hoạch: phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa mức thực
hiện và mức kế hoạch trong kỳ nghiên cứu
-Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu:có thể chia ra:
+Chỉ số của chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của 1 chỉ tiêu khối lượng.
+Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của 1 chỉ tiêu chất lượng
Nguyên tắc xây dựng chỉ số :
-Trước tiên dùng quyền số để chuyển các phần tử từ chỗ không trực tiếp cộng được với
nhau trở thành dạng đồng nhất và có thể cộng được.
-Quyền số phải được cố định.
-Cách chọn và cố định quyền số: Khi tính chỉ số của chỉ tiêu chất lượng thì chọn quyền
số là chỉ tiêu khối lượng và cố định ở kỳ báo cáo. Khi tính chỉ số của chỉ tiêu khối lượng thì
chọn quyền số là chỉ tiêu chất lượng và cố định ở kỳ gốc.
Ví dụ: Chỉ số giá bán biểu diễn biến động của giá bán hàng hoá nói chung kỳ báo cáo
so với kỳ gốc có dạng :
 p1q1
Số tương đối : I p 
Số tuyệt đối:  p1q1   p0 q1
 p0q1
Chỉ số khối lƣợng hàng bán biểu diễn biến động của khối lượng hàng bán nói chung kỳ
báo cáo so với kỳ gốc có dạng :
 p0q1
Số tương đối : I q 
Số tuyệt đối:  p0 q1   p0 q0
 p0q0

p0 , p1 : là đơn giá bán từng mặt hàng kỳ gốc và kỳ báo cáo; q0 , q1 : là khối lượng bán của
từng mặt hàng kỳ gốc và kỳ báo cáo
4.3.2.Hệ thống chỉ số:
Khái niệm: Hệ thống chỉ số (Index system) là 1 dãy các chỉ số có mối liên hệ với nhau
hợp thành một đẳng thức nhất định. Hệ thống chỉ số trong thống kê thường được xây dựng từ
1 phương trình kinh tế, biểu hiện mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu và các nhân tố ảnh
hưởng.
Ví dụ: Tổng doanh thu bán hàng =  (Đơn giá từng loại sản phẩm X Khối lượng từng
loại sản phẩm tiêu thụ)
Suy ra ta có mối liên hệ dưới dạng số tương đối và số tuyệt đối dựa theo phương trình
trên như sau:
Số tương đối: Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá bán X Chỉ số khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Số tuyệt đối: Mức tăng (giảm) doanh thu = Mức tăng (giảm) doanh thu do biến động của
giá bán + Mức tăng (giảm) doanh thu do biến động của khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Cấu thành của 1 hệ thống chỉ số: bao gồm:
1 chỉ số toàn bộ: phản ánh sự biến động của hiện tượng nghiên cứu
Các chỉ số nhân tố: phản ánh sự biến động của từng nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố
thường được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố chất lượng đến nhân tố khối lượng, do đó các chỉ
số nhân tố cũng tuân theo trình tự đó.
Tác dụng của hệ thống chỉ số:
-Hệ thống chỉ số dùng để phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của
hiện tượng nghiên cứu. Khi phân tích ảnh hưởng của nhân tố nào đó đến biến động tương đối
và tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích, ta phải giả định là chỉ có nhân tố đó biến động, còn các
nhân tố khác thì cố định theo nguyên tắc : đối với nhân tố chất lượng thì cố định ở kỳ gốc hay
kế hoạch, đối với nhân tố khối lượng thì cố định ở kỳ báo cáo hay thực tế.


13
-Dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ số trong hệ thống chỉ số, ta có thể tính được 1chỉ
số khi đã biết các chỉ số còn lại.

Các dạng hệ thống chỉ số thường dùng trong phân tích thống kê :
a-Hệ thống chỉ số phân tích biến động của 1 chỉ tiêu tổng hợp:
Chỉ tiêu tổng hợp là chỉ tiêu mà các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của nó là nhân
tố chất lượng và nhân tố khối lượng. Ví dụ :
Tổng doanh thu bán hàng =  (Đơn giá từng loại sản phẩm X Khối lượng từng loại sản phẩm
tiêu thụ)
Tổng giá trị sản phẩm sản xuất =  (Đơn giá từng loại sản phẩm X Khối lượng từng loại sản
phẩm sản xuất)
Tổng giá thành sản phẩm sản xuất =  (Giá thành 1 đơn vị sản phẩm X Khối lượng từng loại
sản phẩm sản xuất)
Tổng giá trị sản phẩm sản xuất = Năng suất lao động bình quân 1 công nhân X Số công nhân
bình quân
Tổng quỹ lương công nhân = Tiền lương bình quân 1 công nhân X Số công nhân bình quân
Hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu tổng hợp có dạng tổng quát là:
Chỉ số của chỉ tiêu tổng hợp = Chỉ số của chỉ tiêu chất lƣợng X Chỉ số của chỉ tiêu
khối lƣợng
Ví dụ: Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu doanh thu bán hàng ở kỳ báo cáo
so với kỳ gốc dưới tác động của 2 nhân tố giá bán và khối lượng hàng bán có dạng:
 p1q1   p1q1 X  p0q1
Số tương đối : I pq  I p XI q 
 p0q0  p0q1  p0q0
Số tuyệt đối:

 p q  p q
1 1

0 0

 ( p1q1   p0 q1 )  ( p0 q1   p0 q0 )


b- Hệ thống chỉ số phân tích biến động của 1 chỉ tiêu bình quân :
Chỉ tiêu bình quân là chỉ tiêu mà các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của nó là
chính bản thân chỉ tiêu đó và kết cấu của tổng thể. Ví dụ :
Tiền lương bình quân 1 công nhân toàn DN = Tiền lương bình quân 1 CN từng phân xưởng X
Kết cấu công nhân
NSLĐ bình quân 1 công nhân toàn DN = NSLĐ bình quân 1 CN từng phân xưởng X Kết cấu
công nhân
Giá bán bình quân 1 đvsp trên các thị trường = Giá bán bq 1 đvsp từng thị trường X Kết cấu
hàng bán theo thị trường
Hệ thống chỉ số phân tích biến động của chỉ tiêu bình quân có dạng tổng quát là:
Chỉ số của chỉ tiêu bình quân = Chỉ số của bản thân chỉ tiêu X Chỉ số kết cấu tổng
thể
 x1t1  x1t1  x0t1
 t1   t1 X  t1
Số tương đối:
 x0t0  x0t1  x0t0
 to
 t1
 t0
Số tuyệt đối: (

x t  x t
t t
11

0 0

1

0


)(

x t  x t )  (x t  x t
t t
t t
11

0 1

0 1

0 0

1

1

1

0

)

5. Dự đoán thống kê:
Khái niệm: Dự đoán thống kê là sự tiếp tục quá trình phân tích thống kê, trong đó người
ta sử dụng các phương pháp thống kê để dự đoán các mức độ, mối quan hệ và xu hướng phát
triển của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai.



14
Cơ sở để dự đoán thống kê là dãy số thời gian, tức là dựa trên xu hướng biến động của
hiện tượng và tác động của các nhân tố trong thời gian đã qua để dự đoán về hiện tượng trong
tương lai.
Để phục vụ cho công tác quản lý quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, người
ta thường sử dụng dự đoán thống kê ngắn hạn : vài giờ, 1 tuần, 1 tháng, 1 quý, 1 năm...
Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn :
5.1.Dự đoán theo lƣợng tăng tuyệt đối bình quân ( y ):
Trường hợp vận dụng: Khi các mức độ của dãy số thời gian có lượng tăng tuyệt đối liên
hoàn từng thời kỳ gần đồng đều nhau, nghĩa là dãy số có dạng gần giống như một cấp số cộng.
Mô hình dự đoán: yn* L  yn  y.L
Trong đó: y * là mức độ dự đoán, yn : mức độ cuối cùng của dãy số thời gian, L : tầm xa
dự đoán
5.2.Dự đoán theo tốc độ phát triển bình quân ( T ):
Trường hợp vận dụng: Khi các mức độ của dãy số thời gian có tốc độ phát triển liên
hoàn từng thời kỳ gần đồng đều nhau, nghĩa là dãy số có dạng gần giống như một cấp số nhân.
L

Mô hình dự đoán: yn* L  yn .T
III.KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỐNG KÊ VIỆT NAM:
1.Hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc:
Hệ thống tổ chức thống kê nước ta bao gồm 2 hệ thống bộ phận là : hệ thống tổ chức
thống kê tập trung và hệ thống tổ chức thống kê ngành nghiệp vụ.
1.1.Hệ thống tổ chức thống kê tập trung:
Hệ thống tổ chức thống kê tập trung được tổ chức theo ngành dọc. Ở Trung ương có cơ
quan Tổng cục Thống kê. Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực
thuộc Tổng cục Thống kê. Ở mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Phòng
Thống kê trực thuộc Cục Thống kê tỉnh thành phố. Tổng cục thống kê (General Statistics
Office of Vietnam) là một cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư ; hoạt động độc lập về chuyên
môn, nghiệp vụ thống kê theo Luật Thống kê và các văn bản pháp lý về thống kê; thực hiện

các chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống
kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế và xã hội cho các cơ
quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục thống kê
bao gồm:
- Các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước :
Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia; Vụ Phương pháp chế độ thống kê; Vụ Thống kê Tổng hợp;
Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng; Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Vụ
Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả; Vụ Thống kê Dân số và Lao động; Vụ Thống kê
Xã hội và Môi trường; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ Kế hoạch tài chính;
Thanh tra; Văn phòng
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê : Viện Nghiên cứu khoa học thống kê;
Trung tâm Tin học thống kê; Trung tâm Tư liệu thống kê; Tạp chí Con số và Sự kiện; Trường
Cao đẳng thống kê; Trường Trung học thống kê II; Trung tâm Tin học thống kê khu vực II;
Trung tâm Tin học thống kê khu vực III.
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tổng cục Thống kê : Nhà Xuất bản Thống kê;
Công ty Phát hành Biểu mẫu Thống kê; Xí nghiệp in Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.Hệ thống tổ chức thống kê ngành nghiệp vụ:
Hệ thống tổ chức thống kê ngành nghiệp vụ bao gồm bộ phận thống kê của Bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ở mỗi Bộ có Vụ Thống kê có nhiệm vụ chỉ đạo về mặt nghiệp vụ thống kê cho toàn
ngành trong phạm vi cả nước. Ở mỗi Sở có Phòng Thống kê có nhiệm vụ chỉ đạo về mặt


15
nghiệp vụ thống kê cho toàn ngành trên địa bàn tỉnh. Ở mỗi doanh nghiệp có bộ phận thống
kê có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở theo quy định của Luật Thống
kê, đồng thời tổ chức công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
2. Luật Thống kê :
Luật thống kê của nước ta được ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2003, và có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Luật thống kê đưa ra các quy định về hoạt động thống kê, sử

dụng thông tin thống kê và hệ thống tổ chức thống kê nhà nước. Luật gồm có 8 chương :
Chương 1- Những quy định chung; chương 2- Hệ thống thông tin thống kê; Chương 3- Điều
tra thống kê và báo cáo thống kê (chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng
hợp); Chương 4- Công bố và sử dụng thông tin thống kê; Chương 5- Tổ chức thống kê;
Chương 6- Quản lý nhà nước về thống kê; Chương 7-Khen thưởng và xử lý vi phạm; Chương
8- Điều khoản thi hành. Luật thống kê ra đời nhằm để nâng cao hiệu quả của công tác thống
kê, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội; đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các tổ chức, cá nhân khác.
Những vấn đề cơ bản được quy định trong Luật thống kê bao gồm :
-Hoạt động thống kê: là hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố
thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể, do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành.
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê: Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính
xác, đầy đủ, kịp thời; bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; bảo đảm tính
thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, bảng phân loại, đơn vị đo lường, niên độ
thống kê và bảo đảm tính so sánh quốc tế; không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc điều tra
thống kê, các chế độ báo cáo thống kê; công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin
thống kê; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà
nước đã được công bố công khai; những thông tin thống kê về từng tổ chức, cá nhân chỉ được
sử dụng cho mục đích tổng hợp thống kê.
-Thông tin thống kê: là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và
bản phân tích các số liệu đó.
-Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê: bao gồm: cơ quan nhà nước các cấp; đơn
vị sự nghiệp; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,
tổ chức nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; doanh nghiệp và các đơn vị
trực thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc); hợp tác xã; tổ hợp
tác, hộ kinh doanh cá thể; hộ gia đình và cá nhân; tổ chức khác của Việt Nam ở trong nước và
nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (trừ các tổ chức, cá
nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt

Nam ký kết)
-Chỉ tiêu thống kê: là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát
triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện không gian và thời
gian cụ thể.
-Hệ thống chỉ tiêu quốc gia: là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh
tế xã hội chủ yếu của đất nước. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Thủ
tướng chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia là cơ sở để xây dựng các chương trình điều tra thống kê quốc gia, và xây dựng chế độ
báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở. Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia, các Bộ sẽ ban hành hệ thống chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý cho từng
ngành.
-Báo cáo thống kê: là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.


16
-Chế độ báo cáo thống kê : Tất cả mọi tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê có
nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo thống kê, bao gồm chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế
độ báo cáo thống kê cơ sở. Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các bộ, ngành.
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp . Tổ chức thực
hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở bao gồm : thu thập thông tin thống kê từ các chứng từ, sổ
ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu đúng theo nội dung và phương pháp
quy định; lập và nộp báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê định kỳ (1 tháng, 3
tháng, 06 tháng, 1 năm)
-Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê: Tổng cục thống kê giúp chính phủ thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê; Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm quản lý nhà
nước về thống kê trong ngành được phân công; Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
-Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về thống kê : Xây dựng và chỉ đạo thực hiện

chiến lược phát triển công tác thống kê; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về thống kê; quản lý việc công bố các thông tin thống kê; tổ chức đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ thống kê; tổ chức ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thống kê; tổ chức
hợp tác quốc tế về thống kê; tổ chức thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê;
tổ chức giải quyết khiếu nại tố cáo về thống kê…
CHƢƠNG II
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
I.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI:
1-Khái niệm:
-Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp: Là hoạt động sử dụng các yếu tố đầu vào để
tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội và để thu
được lợi nhuận.
Theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System of National Account – hệ thống chỉ tiêu
áp dụng chung cho các nước thành viên của LHQ), thì định nghĩa sản xuất là : “Tất cả hoạt
động có mục đích của con người (không tính hoạt động tự phục vụ cho bản thân) có tạo ra thu
nhập đều được xem là hoạt động sản xuất”.
-Kết quả sản xuất của doanh nghiệp: Là kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp, được biểu hiện dưới dạng sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ.
Điều kiện để được gọi là kết quả sản xuất của doanh nghiệp là:
+Phải là thành quả do lao động của doanh nghiệp tạo ra, phù hợp với mục đích sản xuất
của doanh nghiệp.
+Kết quả đó có thể được biểu hiện dưới hình thái vật chất hay phi vật chất.
+Kết quả đó phải có tính hữu ích, nghĩa là đem lại lợi ích tiêu dùng xã hội, thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của khách hàng, và được khách hàng chấp nhận.
2-Phân loại : Có nhiều cách phân loại kết quả sản xuất của doanh nghiệp:
2.1.Căn cứ vào khu vực kinh tế và ngành kinh tế:
Hệ thống phân ngành kinh tế theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành phân chia nền kinh tế
quốc dân thành 3 khu vực lớn, gồm 20 ngành cấp I, 60 ngành cấp II, 150 ngành cấp III và 299
ngành cấp IV. Đây là cách phân chia nền kinh tế quốc dân thành các ngành kinh tế khác nhau,
căn cứ vào đặc điểm về vị trí và chức năng hoạt động của các đơn vị kinh tế trong hệ thống

phân công lao động xã hội. Thực chất là phân loại và mã hoá các hoạt động kinh tế theo bản


17
chất của chúng được đặc trưng bởi nguyên liệu đầu vào, quy trình công nghệ sản xuất và
sản phẩm đầu ra.
2.1.1. Khu vực I: Hoạt động sản xuất có đặc điểm chung là khai thác tự nhiên. Bao gồm
sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm lâm nghiệp và sản phẩm thủy sản.
-Sản phẩm nông nghiệp: Đặc điểm của quá trình sản xuất nông nghiệp có sự kết hợp
giữa lao động của con người và quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây trồng, vật nuôi, cùng
với các điều kiện thiên thiên khác sáng tạo ra. Phần lớn sản phẩm tạo ra có thể được dùng để
tái sản xuất ra bản thân nó (hạt giống, cây trồng, con giống, trứng,…). Kết quả tạo ra đa dạng:
sản phẩm chính và phụ (thóc và rơm rạ, củ khoai và lá khoai,…); sản phẩm chính song đôi
(thịt và trứng)…Chất lượng sản phẩm thường không đồng đều (loại 1,2,3…).
Sản phẩm nông nghiệp là kết quả tạo ra của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một
thời kỳ nhất định; bao gồm:
+Sản phẩm từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi;
+Kết quả của hoạt động dịch vụ nông nghiệp (cày bừa, bón phân, cho thuê sức kéo súc
vật,…)
-Sản phẩm lâm nghiệp: Đặc điểm của quá trình sản xuất lâm nghiệp là có sự kết hợp
giữa lao động của con người và quá trình sinh trưởng tự nhiên của sinh vật, cùng với các điều
kiện thiên thiên khác sáng tạo ra trên các vùng rừng. Sản phẩm lâm nghiệp là kết quả tạo ra
của hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong một thời kỳ nhất định; bao gồm:
+Kết quả của việc trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng tự nhiên và rừng trồng do doanh
nghiệp thực hiện.
+Sản phẩm gỗ và lâm sản khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên được doanh nghiệp
quản lý và sử dụng.
+Kết quả của hoạt động dịch vụ lâm nghiệp như: ươm cây, lai tạo giống,…
-Sản phẩm thủy sản:
Sản phẩm thủy sản là kết quả tạo ra của hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản tự

nhiên, hoặc thủy sản được ươm và nuôi trồng trong một thời kỳ nhất định; bao gồm:
+Kết quả của hoạt động khai thác thủy hải sản tự nhiên (không bao gồm hoạt động mò
và bắt thủy hải sản của nông dân).
+Kết quả của hoạt động ươm và nuôi trồng thủy sản.
+Kết quả của hoạt động dịch vụ thủy sản
2.1.2. Khu vực II: Hoạt động sản xuất có đặc điểm chung là chế biến sản phẩm từ sản
phẩm tự nhiên . Bao gồm sản phẩm công nghiệp, sản phẩm xây dựng.
-Sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp là kết quả trực tiếp và hữu ích, được
tạo ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định; bao
gồm:
+Sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác mỏ (than, quặng, khoáng sản). Hoạt động
này có đặc điểm là sản phẩm thu được là của cải sẵn có trong thiên nhiên, không có sự tham
gia của con người vào quá trình tái sản xuất ra nó.
+Sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến
+Sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất điện, nước và hơi đốt
+Kết quả của các hoạt động dịch vụ sản xuất có tính chất công nghiệp như sơn, mạ, in,
nhuộm, xay xát, lắp ráp…
-Sản phẩm xây dựng (sản phẩm xây lắp): Sản phẩm xây dựng là kết quả trực tiếp và
hữu ích, được tạo ra từ hoạt động xây dựng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định; bao
gồm:
+Kết quả của hoạt động xây dựng : Công trình nhà cửa, vật kiến trúc được xây dựng
mới.
+Kết quả của hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị vào nền bệ cố định để có thể hoạt động
được.


18
+Kết quả của các hoạt động dịch vụ xây lắp: khảo sát, thiết kế, thăm dò trước và trong
quá trình thi công xây lắp; sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc…
+Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác: cho thuê máy móc thiết bị thi công, tiền thu do

làm tổng thầu xây dựng chia thầu với các đơn vị khác…
2.1.3. Khu vực III: Hoạt động sản xuất có đặc điểm chung là tạo ra các sản phẩm không
có hình thái vật chất được gọi là dịch vụ.
Sản phẩm dịch vụ khu vực III bao gồm :
+Kết quả của ngành thương nghiệp; sửa chữa (đối với xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ
dùng cá nhân và gia đình)
+Kết quả của ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng
+Kết quả của ngành giao thông vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
+Kết quả của ngành tài chính, tín dụng,
+Kết quả của ngành kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn
+Kết quả của ngành y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa và thể thao, khoa học và công
nghệ
+Kết quả các ngành dịch vụ khác…
2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện:
Có thể chia kết quả sản xuất của doanh nghiệp ra làm 2 loại:
-Sản phẩm vật chất: có hình thái vật chất cụ thể. Khi tạo ra sản phẩm vật chất, doanh
nghiệp sẽ làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ
sản phẩm vật chất thì không đồng nhất với nhau.
-Sản phẩm dịch vụ : không có hình thái vật chất cụ thể. Khi tạo ra dịch vụ, doanh
nghiệp sẽ làm phong phú thêm cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội. Quá trình sản xuất
và quá trình tiêu thụ dịch vụ đồng nhất với nhau.
2.3. Căn cứ vào mức độ hoàn thành :
* Đối với khu vực I: Có thể chia kết quả sản xuất của doanh nghiệp ra làm 2 loại:
-Thành phẩm: Là những sản phẩm có thể thu hoạch được, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội trong kỳ. Ví dụ: Số lượng gỗ thu hoạch được, số thủy hải sản đánh bắt được,
trọng lượng thịt hơi tăng lên của đàn gia súc…
-Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã đầu tư vào đó công lao
động, chi phí vật tư và tiền vốn, nhưng chưa thể thu hoạch được trong kỳ này. Ví dụ: Kết quả
chăm sóc cây lâu năm nhưng chưa đến kỳ thu hoạch trong kỳ.
* Đối với khu vực II: Có thể chia kết quả sản xuất của doanh nghiệp ra làm 3 loại:

-Thành phẩm: Là những sản phẩm đã hoàn thành, đã kết thúc giai đoạn sản xuất, đã
được kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, đã được nhập kho để bán ra ngoài (đối với
sản phẩm công nghiệp) hoặc đã được nghiệm thu chấp nhận thanh toán (đối với sản phẩm xây
lắp). Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà thành phẩm có thể chia ra nhiều loại với nhiều
mức phẩm cấp khác nhau: chính phẩm, thứ phẩm; hay loại 1, loại 2, loại 3…
-Bán thành phẩm: Là những sản phẩm đã hoàn thành ở một hay một số đoạn trong toàn
bộ quy trình sản xuất, nhưng chưa đến đoạn sản xuất cuối cùng, do đó cần phải tiếp tục sản
xuất để cho ra thành phẩm. Ví dụ: bán thành phẩm sợi trong doanh nghiệp dệt.
Chú ý: Nếu bán thành phẩm được đem bán ra ngoài thì cũng coi chúng như là thành
phẩm.
-Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm chưa đủ điều kiện để được gọi là bán thành
phẩm hay thành phẩm. Ví dụ: Sản phẩm đang được chế tạo trên dây chuyền sản xuất của phân
xưởng, công trình đang xây dựng dở dang...
* Đối với khu vực III: Vì sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật chất do đó chúng phải
ở mức độ hoàn thành thì mới được tính là kết quả sản xuất trong kỳ.
2.4. Căn cứ vào mục đích sản xuất :
* Đối với khu vực I: Kết quả sản xuất được chia ra 2 loại:


19
-Sản phẩm chính: Có giá trị sử dụng cao, việc tạo ra sản phẩm cũng chính là mục
đích sản xuất của doanh nghiệp.
-Sản phẩm phụ: Có giá trị sử dụng thấp hơn nhiều so với sản phẩm chính, thường được
thu hoạch kèm theo sản phẩm chính.
* Đối với khu vực II: Kết quả sản xuất được chia ra 3 loại:
-Sản phẩm chính: Việc tạo ra sản phẩm cũng chính là mục đích sản xuất của doanh
nghiệp.
-Sản phẩm phụ: Sản phẩm được tạo ra trên cơ sở tận dụng phế liệu, phế phẩm của hoạt
động sản xuất sản phẩm chính.
-Sản phẩm phụ trợ: Sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ, phục vụ cho quá trình

sản xuất sản phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn: sản phẩm của
phân xưởng điện, phân xưởng sửa chữa, phân xưởng sản xuất vật liệu bao bì, phân xưởng sản
xuất khuôn mẫu…
II-HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA DOANH
NGHIỆP:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất của doanh nghiệp được xây dựng phù hợp
với hệ thống tài khoản quốc gia được Thủ tướng chính phủ ban hành theo Quyết định số
183/TTg ngày 25/12/1992.
Căn cứ vào đơn vị tính, có thể chia ra các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất ra làm 2 loại
: các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật và các chỉ tiêu tính bằng đơn vị giá trị.
1-Các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất tính bằng đơn vị hiện vật:
* Nguyên tắc tính:
-Chỉ tính cho sản phẩm vật chất được sản xuất trong kỳ.
-Dùng đơn vị phù hợp với tính chất vật lý cơ bản của sản phẩm để tính toán như: đơn vị
hiện vật : mét, lít, kg, cái, chiếc, bộ, đôi,…; đơn vị kép: kwh, người-km, tấn-km…
*Các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất tính bằng đơn vị hiện vật:
1.1. Chỉ tiêu Khối lƣợng thành phẩm: Phản ánh khối lượng từng loại sản phẩm đã
được sản xuất trong kỳ. Chỉ tính cho sản phẩm cùng tên và có quy cách, cỡ loại, thành phần
cấu tạo như nhau.
1.2. Chỉ tiêu Khối lƣợng thành phẩm quy ƣớc:
Để mở rộng phạm vi tính toán đối với các sản phẩm cùng tên nhưng có quy cách, cỡ
loại, thành phần cấu tạo… khác nhau, người ta sử dụng hệ số tính đổi để quy đổi các sản phẩm
khác nhau về cùng một loại chuẩn.
Khối lượng thành phẩm quy ước =  (Khối lượng thành phẩm X Hệ số tính đổi)
Hệ số tính đổi = Đặc tính sản phẩm cần quy đổi : Đặc tính sản phẩm được chọn làm
chuẩn
Hệ số tính đổi thường được xác định dựavào một trong bốn mặt sau: tính chất biểu thị
của sản phẩm; thành phần cấu tạo, công suất, trọng lượng của sản phẩm; lượng lao động hao
phí để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm; giá thành 1 đơn vị sản phẩm.
* Ý nghĩa của chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất bằng đơn vị hiện vật:

-Thông qua đơn vị hiện vật ta có thể hình dung được tính năng, đặc thù và công dụng
của sản phẩm được sản xuất.
-Phản ánh cụ thể sản lượng mà doanh nghiệp đã cung ứng cho nền kinh tế quốc dân để
đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng xã hội trong một thời kỳ nào đó.
-Là cơ sở để tính các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất bằng đơn vị tiền tệ.
-Là nguồn số liệu để lập bảng cân đối sản phẩm vật chất của nền kinh tế quốc dân.
* Nhược điểm:
-Không phản ánh đầy đủ kết quả sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ.
-Không thể tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp hay toàn ngành trong trường hợp
sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.


20
2-Các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất tính bằng đơn vị giá trị :
* Nguyên tắc:
-Chỉ tính kết quả tạo ra trong kỳ báo cáo. Kết quả được tạo ra ở kỳ nào thì tính cho kỳ
đó, nếu kết quả còn dở dang thì tính chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
-Chỉ tính kết quả hữu ích, không tính các sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất
lượng.
-Tính toàn bộ kết quả do doanh nghiệp tạo ra.
-Nếu 1 doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, từng ngành là một đơn vị hạch toán
độc lập thì kết quả sản xuất toàn doanh nghiệp là tổng hợp kết quả sản xuất của từng ngành
*Công thức tính tổng quát: Giá trị sản phẩm =  (Đơn giá X Khối lượng từng loại sản
phẩm)
Đơn giá để tính giá trị sản phẩm được chia ra 2 loại :
+Giá cố định (giá so sánh): Là giá được quy định trong bảng giá cố định của nhà nước,
thường ổn định trong thời kỳ dài và chỉ thay đổi khi nhà nước ban hành bảng giá mới. Sử dụng
loại giá này ta có thể phân tích biến động kết quả sản xuất qua các thời kỳ trên cơ sở loại trừ
ảnh hưởng của biến động giá.
+Giá thực tế (giá hiện hành): Là giá tại thời điểm đang xét, thường xuyên biến đổi theo

quy luật cung cầu trên thị trường. Sử dụng loại giá này ta có thể phản ánh được giá trị thực tế
của kết quả sản xuất trong kỳ, từ đó làm cơ sở để hạch toán lỗ, lãi trong kỳ đó.
Các doanh nghiệp thường dùng giá sử dụng cuối cùng (tức là giá mà người tiêu dùng
phải trả khi mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp) để làm giá thực tế khi tính toán kết
quả sản xuất bằng đơn vị giá trị.
2.1.Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (GO - Gross Output):
Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ do
lao động của doanh nghiệp tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 tháng, 1 quý, 1 năm).
Nếu doanh nghiệp có nhiều loại hoạt động thuộc nhiều ngành khác nhau, mỗi hoạt động
được hạch toán độc lập, thì phải tính giá trị sản xuất của từng ngành rồi sau đó tổng hợp giá trị
sản xuất của toàn doanh nghiệp. Cách tính giá trị sản xuất từng ngành như sau :
2.1.1.Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp:
* Nguyên tắc: Tính theo phương pháp tổng mức chu chuyển, có nghĩa là được phép tính
trùng các giá trị chu chuyển giữa hoạt động trồng trọt và hoạt động chăn nuôi, cũng như các
giá trị chu chuyển trong nội bộ ngành nông lâm nghiệp.
* Nội dung: Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp gồm 6 yếu tố :
(1) Giá trị sản phẩm trồng trọt:
-Giá trị sản phẩm chính của trồng trọt: các loại cây lương thực; cây hoa màu lương thực;
cây ăn quả; cây dược liệu; cácloại cây rau; đậu, hoa, gia vị…
-Giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng thực tế có thu hoạch và được sử dụng trong
năm.
(2) Giá trị sản phẩm chăn nuôi:
-Giá trị trọng lượng tăng thêm trong năm của đàn gia súc, gia cầm (không tính đàn gia
súc cơ bản như nái sản sinh, đực giống, gia súc nuôi lấy sữa, lấy lông….)
-Giá trị sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi không qua giết thịt như trứng,
sữa….; các sản phẩm tận thu như sừng, da, lông … của gia súc chết.
-Giá trị sản phẩm chăn nuôi các vật nuôi khác như: mật ong, kén tằm, nhộng tằm…
-Giá trị sản phẩm phụ của chăn nuôi như phân gia súc gia cầm… thực tế được thu lại và
sử dụng trong năm.
(3) Giá trị sản phẩm lâm nghiệp:

-Giá trị công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên do doanh
nghiệp quản lý.


21
-Giá trị công việc trồng mới, chăm sóc tu bổ rừng tự nhiên và rừng trồng do doanh
nghiệp thực hiện.
-Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác như: ươm cây,lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng
và thu lượm các lâm sản khác như sa nhân, nấm, măng…
(4) Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cuối kỳ
so với đầu kỳ.
(5) Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất mà doanh nghiệp làm thuê cho bên ngoài (tính
theo doanh thu thu được).
(6) Tiền thu được do cho thuê máy móc thiết bị thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp
2.1.2.Giá trị sản xuất ngành thủy sản: gồm 5 yếu tố :
(1) Giá trị sản phẩm thủy sản đánh bắt, khai thác ở biển và ở sông hồ ao đầm nước ngọt.
(2) Giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở các vùng nước.
(3) Giá trị các công việc sơ chế như: ướp lạnh, ướp đông, phơi khô thủy sản để bảo quản
trước khi bán ra
(4) Giá trị các công việc ươm, nhân giống thủy sản.
(5) Chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang (bao gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động
cho các công việc đã làm nhưng chưa thu hoạch được) giữa cuối kỳ so với đầu kỳ.
2.1.3.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp:
* Nguyên tắc: Tính theo phương pháp công xưởng, lấy đơn vị hạch toán độc lập làm đơn
vị tính toán. Chỉ được tính kết quả trực tiếp, cuối cùng của hoạt động sản xuất công nghiệp
trong đơn vị hạch toán độc lập. Như vậy chỉ được tính kết quả do chính hoạt động sản xuất
công nghiệp tạo ra, tính 1 lần, không tính trùng, không tính những sản phẩm mua vào rồi bán
ra, không qua chế biến gì thêm ở doanh nghiệp.
* Nội dung: Có 2 cách tính:
Cách 1: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bao gồm 5 yếu tố :

(1) Giá trị thành phẩm đã sản xuất trong kỳ bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp hoặc
bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng mang đến.
Chú ý: Trong thực tế doanh nghiệp thường không hạch toán được giá trị nguyên vật liệu
của người đặt hàng mang đến gia công chế biến, do đó giá trị này không thể hiện trong thu
nhập và chi phí của doanh nghiệp.
Đối với những ngành công nghiệp đặc thù không có thủ tục nhập kho thành phẩm, như
sản xuất điện, nước, nước đá, hơi nước… thì tính theo sản lượng thực tế tiêu thụ, chứ không
tính theo sản lượng sản xuất
(2) Giá trị bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, phụ tùng do hoạt động sản xuất công
nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài doanh nghiệp, hoặc cho các bộ phận
khác không phải là hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng ; giá trị
của những phế phẩm, phế liệu, thứ phẩm đã tiêu thụ được trong kỳ.
(3) Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang
trong hoạt động sản xuất công nghiệp.Giá trị này thường được tính dựa vào số dư đầu kỳ và
cuối kỳ của tài khoản “chi phí sản xuất dở dang”.
(4) Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài đã hoàn thành
trong kỳ.
Công việc có tính chất công nghiệp chỉ khôi phục lại hoặc làm tăng thêm giá trị sử dụng
của sản phẩm chứ không làm thay đổi giá trị sử dụng ban đầu của sản phẩm; do đó chỉ được
tính phần giá trị bản thân công việc có tính chất công nghiệp, chứ không được tính giá trị ban
đầu của sản phẩm. Nếu công việc này làm cho chính hoạt động sản xuất công nghiệp của
doanh nghiệp thì không được tính vào giá trị sản xuất, nhưng nếu làm cho các hoạt động khác
không phải sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp thì được tính.


22
(5) Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của
doanh nghiệp. Giá trị này chỉ phát sinh khi doanh nghiệp không sử dụng mà đem cho bên
ngoài thuê
Cách 2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp bao gồm 5 yếu tố :

(1) Doanh thu tiêu thụ thành phẩm của hoạt động sản xuất chính và phụ
(2) Doanh thu từ bán phế liệu, phế phẩm và bán thành phẩm
(3) Giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang,
của thành phẩm tồn kho, của thành phẩm đã gởi bán nhưng chưa thu được tiền.
(4) Doanh thu từ công việc có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài
(5) Doanh thu từ cho thuê máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp của
doanh nghiệp
2.1.4.Giá trị sản xuất ngành xây dựng:
* Nguyên tắc:
-Chỉ tính vào giá trị sản xuất toàn bộ kết quả thi công xây lắp theo thiết kế có trong hợp
đồng nhận thầu, phù hợp với dự toán đã duyệt và được chủ đầu tư chấp nhận. Trường hợp thay
đổi thiết kế thì phải có hợp đồng bổ sung. Những khối lượng thi công vượt thiết kế thì phải có
sự thỏa thuận của bên chủ đầu tư thì mới tính vào giá trị sản xuất. Giá thực tế để tính giá trị
sản xuất là giá được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán, được ghi trong hợp đồng.
-Chỉ tính những kết quả trực tiếp, có ích của hoạt động xây dựng tạo ra trong quá trình
thực hiện hợp đồng nhận thầu. Tính cả giá trị của khối lượng phá đi làm lại do bên chủ đầu tư
gây ra, không phải lỗi doanh nghiệp; không được tính giá trị của khối lượng phá đi làm lại do
không đảm bảo chất lượng thiết kế do doanh nghiệp gây ra.
-Đối với hoạt động xây dựng mới công trình thì giá trị sản xuất bao gồm : chi phí trực
tiếp, chi phí gián tiếp và lãi định mức cho khối lượng công việc xây dựng được ghi trong dự
toán.
-Đối với hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị lên nền hay bệ máy cố định để máy móc
thiết bị có thể hoạt động được: tính vào giá trị sản xuất giá trị của tất cả các công việc có liên
quan từ khâu chuẩn bị lắp máy đến khâu thử máy để đánh giá chất lượng công tác lắp đặt;
không được tính giá trị máy móc thiết bị được lắp đặt vào giá trị sản xuất.
-Đối với phụ liệu, phế liệu, phế phẩm trong hoạt động xây dựng : chỉ tính phần giá trị đã
bán thu được tiền, không tính phần giá trị đang tập trung ở kho bãi chưa bán ra.
* Nội dung: Giá trị sản xuất ngành xây dựng bao gồm 6 yếu tố :
(1) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp : bao gồm giá trị những công trình mới xây
dựng (tính cả giá trị tháo dỡ bỏ các vật kiến trúc và giá trị sửa chữa lớn có ghi trong thiết kế và

quy phạm kỹ thuật về công tác xây dựng) và giá trị lắp đặt máy móc thiết bị.
(2) Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của chi phí xây lắp dở dang.
(3) Tiền bán phụ liệu, phế liệu, phế phẩm trong ngành xây dựng.
(4) Doanh thu từ : cho bên ngoài thuê máy móc thiết bị thi công (có người điều khiển đi
theo), thu chênh lệch với bên chủ đầu tư do doanh nghiệp làm tổng thầu xây dựng chia thầu
với các đơn vị khác.
(5) Giá trị hoạt động khảo sát thiết kế về xây dựng đã thực hiện.
(6) Giá trị sửa chữa công trình nhà cửa, vật kiến trúc.
(7) Doanh thu phụ của đơn vị xây lắp không đủ thông tin bóc tách để chia vào các ngành
thích hợp khác (có giá trị nhỏ hơn 15% so với ngành hoạt động chính)
Hoạt động sửa chữa được hiểu là dùng cấu kiện, phụ tùng mới để thay thế cấu kiện, phụ
tùng của các công trình nhà cửa, vật kiến trúc đã bị hư hỏng, hao mòn ; nhằm để phục hồi hình
thái tự nhiên của chúng, đảm bảo cho chúng phát huy tác dụng một cách bình thường.
2.1.5.Giá trị sản xuất ngành giao thông vận tải:
* Nguyên tắc:


23
-Chỉ tính kết quả hoạt động giao thông vận tải phục vụ cho nhu cầu của sản xuất và
đời sống của xã hội; không tính kết quả của hoạt động vận tải phục vụ cho nội bộ doanh
nghiệp vì đã đưa vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
-Chỉ tính cho đơn vị vận tải hạch toán kinh tế độc lập.
* Nội dung: Giá trị sản xuất ngành giao thông vận tải bao gồm 6 yếu tố :
(1) Doanh thu về vận chuyển bốc xếp hàng hóa.
(2) Doanh thu về vận chuyển hành khách, hành lý.
(3) Doanh thu về cho thuê các phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê bến
bãi, kho tàng, cho thuê phương tiện bảo quản hàng hóa.
(4) Doanh thu về quản lý cảng vụ, sân bay, bến bãi.
(5) Doanh thu về dịch vụ vận tải, đại lý vận tải, hoa tiêu tín hiệu dẫn dắt tàu thuyền và
hướng dẫn đường bay.

(6) Doanh thu khác liên quan đến vận chuyển bốc xếp hàng hóa: tiền lưu kho, lưu bãi,
tiền phạt vi phạm hợp đồng,…
(7) Doanh thu phụ của đơn vị vận tải không đủ thông tin bóc tách để chia vào các ngành
thích hợp khác.
2.1.6.Giá trị sản xuất ngành thƣơng nghiệp:
* Nguyên tắc:
-Giá trị sản xuất của ngành thương nghiệp là phần giá trị của vật tư hàng hóa tăng lên
trong quá trình luân chuyển từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối cùng. Không tính chi phí vận
tải thuê ngoài, và thuế nhập khẩu vào giá trị sản xuất ngành thương nghiệp.
-Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp thì giá trị hàng nhập khẩu
được tính theo giá CIF (giá giao hàng tại biên giới nước nhập khẩu, bao gồm giá trị hàng hóa
nhập khẩu, cộng với chi phí bảo hiểm, và chi phí vận chuyển hàng hóa tới địa điểm giao nhận
ở biên giới, không bao gồm chi phí dỡ hàng từ phương tiện chuyên chở); giá trị hàng xuất
khẩu được tính theo giá FOB (giá giao hàng tại biên giới nước xuất khẩu, bao gồm giá trị hàng
hóa xuất khẩu, cộng với chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao nhận ở biên giới và
chi phí bốc dỡ hàng lên phương tiện chuyên chở). Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu ủy thác
thì tính giá trị hàng hóa theo giá mua hay giá bán thực tế.
-Nếu doanh nghiệp làm hàng gia công cho nước ngoài, với nguyên vật liệu được nhập từ
nước ngoài, thì tính toàn bộ giá trị hàng hóa đó vào giá trị hàng xuất khẩu.
* Cách tính: Có 2 cách tính:
Giá trị sản xuất = Doanh số bán
- Giá vốn hàng
- Phí vận tải
- Thuế nhập
ngành thương
bán
thuê ngoài
khẩu hàng hóa
nghiệp
và dịch vụ

Giá trị sản xuất
= Chi phí lưu
+ Lãi (lỗ)
- Phí vận tải
+ Thuế sản xuất
ngành thương
thông
thuê ngoài
nghiệp
2.1.7.Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ:
* Nguyên tắc: Giá trị sản xuất do các ngành dịch vụ tạo ra chính là giá trị các hoạt động
dịch vụ mà doanh nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài.
* Cách tính: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ = Tổng doanh thu từ các hoạt động dịch
vụ trong kỳ
2.2.Chỉ tiêu Giá trị gia tăng (VA – Value Added):
Giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao
động của doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao TSCĐ trong 1 thời kỳ nhất định (1
tháng, 1 quý, 1 năm).
Giá trị gia tăng chính là toàn bộ giá trị mới do lao động của doanh nghiệp sáng tạo ra từ
hoạt động sản xuất trong kỳ, bao gồm: phần giá trị cho bản thân người lao động (V), phần giá
trị cho doanh nghiệp và xã hội (M) và phần giá trị hoàn vốn cố định đã đầu tư (C1). Doanh


24
nghiệp tạo ra càng nhiều giá trị gia tăng cũng có nghĩa là tạo ra càng nhiều thu nhập cho
người lao động, thu nhập cho doanh nghiệp, thu nhập cho xã hội và tạo ra giá trị để thu hồi
vốn đầu tư vào tài sản cố định.
Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, VA của doanh nghiệp là cơ sở để tính chỉ tiêu Tổng sản
phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP): GDP là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị
sản phẩm vật chất và dịch vụ do nền kinh tế mới sáng tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định (thường

là 1năm).
GDP
= ∑ Giá trị gia tăng của từng ngành + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
kinh tế
*Cách tính: Có 2 phương pháp tính giá trị gia tăng :
Cách 1: Tính giá trị gia tăng theo phương pháp sản xuất:
Giá trị gia tăng (VA) = Giá trị sản xuất (GO) – Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost) : là toàn bộ chi phí vật chất mua ngoài
và chi phí dịch vụ thuê ngoài mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí vật chất mua ngoài bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, bán
thành phẩm mua ngoài; chi phí nhiên liệu, năng lượng mua ngoài; giá trị công cụ lao động nhỏ
là vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong kỳ; chi phí dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong
thời gian làm việc; chi phí sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị nhà xưởng; chi phí vật chất dùng
cho quản lý sản xuất kinh doanh; chi phí vật chất khác.
Chi phí dịch vụ thuê ngoài bao gồm: chi phí vận tải, bưu điện; chi phí quảng cáo; chi
phí dịch vụ trả cho ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý; tiền thuê nhà, thuê máy
móc; chi cho đào tạo, tập huấn nghiệp vụ; chi cho dịch vụ y tế, văn hóa, thể thao, vệ sinh, an
ninh bảo vệ, phòng cháy chữa cháy; chi cho công tác phí (không tính phụ cấp đi đường và phụ
cấp lưu trú); chi cho tiếp khách hội nghị; chi hoa hồng, lệ phí, bồi thường.
Chú ý:
-Chi phí trung gian được tính theo giá thực tế (gồm giá mua trừ đi chiết khấu thương
nghiệp, cộng thêm cước phí vận tải từ nơi mua đến nơi sử dụng)
-Không tính vào chi phí trung gian chi phí mua sắm TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ
dùng vào sản xuất. Chỉ tính vào chi phí trung gian các hao hụt tổn thất nguyên vật liệu trong
định mức; còn phần hao hụt ngoài định mức thì tính vào phần giảm tích lũy tài sản.
-Phải dựa vào chứng từ, sổ sách ghi chép ban đầu của doanh nghiệp để bóc tách chi phí
trung gian từ các chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ. Chẳng hạn: Trong công tác phí
thì tiền vé tàu xe, tiền trả khách sạn tính vào chi phí dịch vụ thuê ngoài; còn phụ cấp đi đường
và phụ cấp lưu trú thì tính vào thu nhập của người sản xuất; trong chi phí hội nghị thì tiền vé

tàu xe, tiền trả khách sạn tính vào chi phí dịch vụ thuê ngoài; tiền mua tài liệu thì tính vào chi
phí vật chất mua ngoài; tiền phong bao cho báo cáo viên thì tính vào thu nhập của người sản
xuất.
Cách 2: Tính giá trị gia tăng theo phương pháp phân phối:
Giá trị gia tăng =
Thu nhập lần đầu của + Thu nhập lần đầu
+ Khấu hao TSCĐ
người lao động
của doanh nghiệp
-Thu nhập lần đầu của ngƣời lao động (V): là thu nhập của người lao động từ việc
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: tiền lương và các
khoản có tính chất lương; tiền trả cho lao động thuê ngoài (trả bằng tiền và hiện vật); tiền
BHXH trả thay lương; các thu nhập khác mà doanh nghiệp trả trực tiếp cho người lao động
(ăn trưa, phụ cấp ca đêm, phụ cấp bồi dưỡng độc hại, phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú,
phong bao hội nghị, phụ cấp cho những ngày ngừng việc, tiền chi cho học tập, bồi dưỡng
nghiệp vụ…)
-Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp (M): bao gồm 2 bộ phận là:


25
Thu nhập lần đầu của nhà nước: là khoản thu nhập lần đầu của nhà nước từ hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đó là các khoản thuế sản xuất và lệ phí mà doanh
nghiệp phải nộp vào ngân sách như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, lệ phí giao thông, phí qua cầu, qua phà…, (đã
trừ đi phần trợ cấp của nhà nước)
Thặng dư sản xuất (lợi nhuận kinh doanh): là giá trị thặng dư tạo ra từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dùng khoản thặng dư này để đóng thuế thu
nhập doanh nghiệp, trả lãi tiền vay ngân hàng (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính
vào chi phí trung gian), và phần còn lại là lãi ròng của doanh nghiệp. Thặng dư sản xuất được
tính bằng cách lấy giá trị sản xuất trừ đi các khoản : chi phí trung gian, thu nhập của người lao

động, khấu hao TSCĐ, thuế sản xuất
-Khấu hao TSCĐ (C1): là toàn bộ giá trị khấu hao đã trích cho TSCĐ dùng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ
2.3. Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập do doanh nghiệp tạo ra từ hoạt
động tiêu thụ sản phẩm vật chất và dịch vụ trong 1 thời kỳ nhất định.
*Cách tính: Doanh thu bán hàng = ∑ (Đơn giá bán X Khối lượng SPVC và DV được
tiêu thụ)
Trong đó: Sản phẩm vật chất và dịch vụ được tiêu thụ là toàn bộ sản phẩm vật chất và
dịch vụ đã giao hay đã cung ứng cho khách hàng, khách hàng đã chấp nhận thanh toán ở mức
giá nào đó, không kể là họ đã trả tiền hay chưa.
Đơn giá bán là giá bán 1 đơn vị sản phẩm và dịch vụ, được tính theo giá thực tế tại thời
điểm tiêu thụ.
2.4. Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng thuần (doanh thu thuần) :
Doanh thu bán hàng thuần là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập thực tế do doanh nghiệp
tạo ra từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm vật chất và dịch vụ trong 1 thời kỳ nhất định.
*Cách tính: Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản làm giảm
doanh thu
Các khoản làm giảm doanh thu gồm:
Thuế gián thu bao gồm : thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng được
tính trên sản phẩm và dịch vụ được tiêu thụ trong kỳ. Đây là các khoản tiền thuế mà doanh
nghiệp thu được khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp phải nộp các khoản này
vào ngân sách nhà nước.
Chiết khấu thương mại: là khoản tiền giảm trừ cho người mua theo thỏa thuận khi họ
mua với khối lượng lớn
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua vì lý do hàng kém phẩm chất hay
không đúng quy cách theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên.
Hàng bán bị trả lại: Là giá trị sản phẩm đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại vì lý do
vi phạm hợp đồng như hàng bị mất, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
2.5.Chỉ tiêu Lợi nhuận bán hàng :

Lợi nhuận bán hàng là chỉ tiêu phản ánh giá trị chênh lệch giữa thu nhập thực tế tạo ra từ
hoạt động tiêu thụ sản phẩm vật chất và dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ và các chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động đó.
Lợi nhuận bán hàng là giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động tiêu thụ sản
phẩm và dịch vụ trong kỳ. Lợi nhuận tạo ra này sẽ được phân phối lại một phần cho nhà nước
qua thuế thu nhập doanh nghiệp, một phần để trả lãi vay ngân hàng, và phần còn lại để cho
doanh nghiệp.
Cách tính:
Cách 1: Lợi nhuận bán hàng = Doanh thu bán hàng thuần – Chi phí sản xuất kinh
doanh


×