Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận nguyên lý thống kê doanh nghiệp nghiên cứu thống kê thực trạng sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên trường đại học kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.6 KB, 27 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành nghiên cứu

Ngày nay, thống kê là một công cụ quản lý vĩ mô cực kỳ quan trọng trong việc
đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạchphát
triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũnglà những
cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chínhsách đó.
Thống kê học là một môn khoa học xã hội, đối với sinh viên các chuyênngành khối
kinh tế, bộ môn Nguyên lý thống kê kinh tế đã trở thành môn học cơ sởhỗ trợ cho sinh
viên những kĩ năng cần thiết về nghiên cứu, khảo sát thị trườngcũng như nhiều lĩnh
vực khác, giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với thực tế vànhững lĩnh vực cần thiết
trong cuộc sống, đồng thời tạo ra cho xã hội lực lựơngnghiên cứu thị trường, khảo sát
các nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng và xã hộiđể đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
với khu vực và thế giới.
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp thì nhu cầu
về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao. Và sự phát triển của hệ thống mạng
toàn cầu nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chính là một trong những yếu tố
góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy. Cũng từ đó, mạng xã hội Facebook dần trở thành
thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn học sinh, sinh viên. Bên
cạnh với những lợi ích mà Facebook đem lại thì việc lạm dụng nó đã làm cho người
dùng bị ảnh hưởng rất nhiều về thời gian, sức khỏe cũng như công việc.
Hiện nay, mạng xã hội Facebook đang lôi cuốn một lượng đông đảo sinh viên
tham gia, điển hình là sinh viên trường Đại học Kinh tế. Với nhiều mục đích sử dụng
khác nhau, các đối tượng nghiên cứu coi mạng xã hội Facebook là một phần không thể
thiếu trong cuộc sống và việc sử dụng đã trở thành một thói quen hàng ngày. Với tư
cách là những người nghiên cứu cũng như là sinh viên của trường Đai học Ngoai
thương, chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu thống kê thực trạng sử dụng mạng xã
hội Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh tế” để hiểu rõ hơn thực trạng sử
dụng Facebook và cũng như tác động của Facebook đối với thời gian tự học của sinh
viên trường Đại học Kinh tế, những người đang coi mạng xã hội như là một “thực đơn
tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống của mình.


Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song do khả năng cũng như những hiểu biết của
nhóm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúngem luôn
mong chờ nhận được sự góp ý từ phía cô giáo và các bạn để có một bàilàm hoàn thiện
hơn, phục vụ tốt hơn cho các bài nghiên cứu sau này.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
• Có được những kỹ năng cơ bản để thực hiện một bài nghiên cứu thống kê.


• Có cá nhìn tổng quan về mục đích, thời gian sử dụng Facebook cũng như tác

động của Facebook đến vấn đề tự học của sinh viên Đại học Kinh tế.
3. Đối tượng, đơn vị, phạm vi và thời gian nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: thực trạng sử dụng facebook
• Đơn vị nghiên cứu: sinh viên trường Đạ học Kinh tế
• Phạm vi nghiên cứu: phạm vi trường Đại học Kinh tế
• Thời gian nghiên cứu: từ 15 đến 18 tháng 9 năm 2018
4. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng em đã nghiên cứu dựa trên các nội dung đề cậptrong
87 phiếu điều tra, thông qua đó, thu thập thông tin, tổng hợp, xử lý và phântích số liệu
để rút ra những đặc điểm chung của thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên,qua đó
đưa ra kết luận về những tác động của thực trạng này tới thời gian tự học.
5. Phương pháp thống kê
• Thiết kế phiếu điều tra
• Thu thập thông tin
• Tổng hợp thông tin
• Bảng và đồ thị thống kê
• Các tham số thống kê
• Phân tích hồi quy và tương quan
6. Tổng quan tình hình khảo sát


Tiểu luận sử dụng các thang đo: định danh, thứ bậc và tỷ lệ
Biến

Thang đo

Email

Định danh

Tên

Định danh

Khóa

Định danh

Thời gian bắt đầu sử dụng Facebook

Tỷ lệ

Phương tiện truy cập Facebook

Định danh

Thời gian sử dụng Facebook một ngày

Tỷ lệ
2



Khoảng thời gian sử dụng Facebook trong ngày

Định danh

Số bạn bè trên Facebook

Tỷ lệ

Tỷ lệ người quen trong số các bạn bè trên Facebook

Tỷ lệ

Mục đích sử dụng Facebook

Thứ bậc

Có từng sử dụng Facebook trong giờ học

Định danh

Mức độ thường xuyên sử dụng Facebook trong giờ học

Thứ bậc

Mục đích sử dụng Facebook trong giờ học

Định danh

Đánh giá thông tin trên Facebook


Định danh

Thông tin quan tâm trên Facebook

Thứ bậc

Thông tin chia sẻ trên Facebook

Định danh

Mức độ ảnh hưởng của Facebook đến sức khỏe

Thứ bậc

Mức độ ảnh hưởng của Facebook đến học tập

Thứ bậc

Thời gian tự học mỗi ngày

Tỷ lệ

Điều gì làm bạn cảm thấy vui khi sử dụng Facebook

Định danh

Cảm xúc khi không sử dụng Facebook một ngày

Đinh danh


Nghiện Facebook

Định danh

II. NỘI DUNG
1. Thực trạng sử dụng
a. Bắt đầu sử dụng từ bao lâu?

Ta có bảng số liệu khảo sát được như sau:
Thời điểm bắt đầu sử dụng

Số sinh viên

Tần suất (%)

<1 năm

0

0

1-3 năm

12

13.8

3-5 năm


19

21.8

>5 năm

56

64.4

Đồ thị biểu diễn

3


Từ biểu đồ ta thấy, hầu hết mọi sinh viên đều sử dụng Facebook trên 1 năm trong
đó, tỉ lệ sinh viên sử dụng Facebook trên 5 năm chiếm đa số ( 64,4%), từ 3-5 năm
chiếm hơn 1/5 trong tổng số 87 sinh viên được khảo sát. Điều này chứng tỏ sinh viên
đã biết đến,tiếp cận với Facebook từ khá sớm, coi đó như là một trong những công cụ
không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, thời buổi công nghệ thông tin bây giờ.

b.

Phương tiện truy cập Facebook

Dễ dàng nhận thấy điện thoại thông minh ( Smartphone) được sinh viên ưa
chuộng trong việc truy cập Facebook hơn ( 93,1%) là bằng Máy tính (40,2%) bởi sự
gọn nhẹ, cơ động, thuận tiện và dễ dàng sử dụng của nó. Ngược lại, sinh viên chỉ dùng
máy tính để vào Facebook ở nhà hoặc quán cafe, cửa hàng tiện lợi,… những nơi có
Wifi khá ổn định.


4


c.

Thời gian truy cập Facebook trung bình 1 ngày

Thời
truy
mỗi
(giờ)
Thời

gian Số sinh Tần suất
cập viên
(%)
ngày

Trị số giữa

gian

truy cập trung bình:X
1-3

37

42.6


2

=
3.72 ( giờ) 3-5

25

28.7

4

2.37 + 4.25 + 6.25
37 + 25 + 25


Kết
quả khảo sát cho thấy,
>5
25
28.7
6
thời gian
truy cập từ 1-3 giờ
chiếm phần lớn (42,6%) , từ 3-5 giờ và >5 giờ chiếm tỷ lệ như nhau( 28,7%). Điều này
phản ánh:Sinh viên đã biết giành khoảng thời gian hợp lí để giải trí, thư giãn thông qua
ứng dụng Facebook, tuy nhiên vẫn có khá nhiềuthành phần đãbỏ quá nhiều thời gian ,
với thời gian truy cập bình quân là 3.72 giờ thậm chí > 5 giờ - đây quả thật là sự lãng
phí thời gian, đầu tư thời gian không hợp lý, làm ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt
và rèn luyện . Việc nhìn quá nhiều, quá lâu, liên tục vào màn hình điện thoại hay máy
tínhcó thể ảnh hưởng đến mắt, gây nhiều vấn đề: loạn thị, cận thị,.. ảnh hưởng trực tiếp

đến chất lượng, hiệu quả học tập. Do đó, sinh viên nên biết điều chỉnh, tận dụng
khoảng thời gian khi sử dụng Facebook một cách hợp lý nhất, khoa học nhất để đạt
được hiệu quả cao nhất.

5


d.

Thời điểm truy cập Facebook trong ngày

Facebook là công cụ trực tuyến giúp chúng ta học tập, thư giãn, giải trí do đó hầu
hết mọi người đều sử dụng nó trong thời gian rảnh rỗi. So với các thời điểm trong ngày,
sinh viên thường truy cập vào buổi tối hơn ( 29) vì đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi
sau ngày làm việc để trò chuyện với bạn bè, người thân, tìm kiếm thêm thông tin, giải
trí thông qua các hình ảnh, video,… Ngược lại, do tính chất của thời gian học tập ở
trường nên thời điểm buổi sáng, trưa, chiều ít người sử dụng hơn với số lượng gần
ngang nhau.

e.

Số bạn bè trên Facebook

Số bạn bè trên Facebook

Số sinh viên

Mật độ phân phối( Di)

100-200


8

0.08

200-500

36

0.12

500-1000

27

0.054

1000-2000

16

0.016

Tính Mốt?

6


M 0 = xM 0 min + hM 0 .


DM 0 − DM 0 −1
( DM 0 − DM 0−1 ) + ( DM 0 − DM 0+1 )

Ta thấy, tổ từ 200-500 có mật độ phân phối
lớn nhất. Do đó, Mốt (M0) nằm trong tổ từ 200-500.
Giá trị của M0:
= 200 + 100.

0.12 − 0.08
= 237,736
(0.12 − 0.08) + (0.12 − 0.054)

Kết luận: 237,736 là số lượng bạn bè nhiều người có nhất.
Sơ đồ biểu diễn:

Số lượng bạn bè từ 200-500 là nhiều nhất( 36) , thứ 2 là từ 500-1000 ( 27) , số
bạn bè từ 1000-2000 có 16 người và thấp nhất là 100-200 với 8 người và 237 là số
lượng bạn bè nhiều người có nhất. Từ đó ta thấy, số bạn bè trên Facebook của sinh viên
khá nhiều cho biết mức độ tương tác với mọi người là lớn, trong đó chủ yếu là người
thân, bạn bè, các pages của các tổ chức, doanh nghiệp,… Dễ hiểu vì học tập trong môi
trường đầy năng động, sáng tạo như FTU đòi hỏi phải giao lưu, học hỏi, tích lũy kinh
nghiệm trong giao tiếp, đời sống, tiếp thu kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn,…
nhằm nâng cao hiểu biết, mối quan hệ của bản thân, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống,
công việc sau này.

7


f.


Tỷ lệ người quen biết trong “ list friend”

Qua việc điều tra, khảo sát về tỷ lệ người quen biết trong danh sách bạn bè trên
facebook, ta có số liệu sau:

Tỷ lệ quen biết

Số sinh viên

Tỷ

Tần suất(%)

lệ
phần trăm số người
12
13.8
quen
biết <30%
trong danh sách bạn
bè chủ yếu
nằm trong khoảng
20
23
50-70% với 30-50%
tần suất gần một nửa
( 48.3%), tỉ lệ
từ 30-50% đứng thứ
2 với 23%, 50-70%
đứng sau là tỉ lệ

42
48.3
<30%

100% với tỷ lệ gần
ngang nhau.
Mọi người kết bạn
100%
13
14.9
với nhau trên
Facebook không phải
hoàn toàn là
bạn bè, người quen
biết, mà là do họ muốn theo dõi những người mà họ ấn tượng, chú ý đến hay đơn giản
chỉ là nhằm phục vụ mục đích “sống ảo” - nhiều lượt like, bình luận, chia sẻ hơn, “ tự
hào” vể bản thân hơn. Tuy nhiên, cần hạn chế việc kết bạn tràn lan, vô tội vạ, làm cho
lượng thông báo, news feed tăng lên, làm mất nhiều thời gian hơn dùng cho Facebook
mà bỏ lỡ, trì trệ công việc học tập mà thay vào đó, đọc một cuốn sách hay ôn lại bài
tâpđã học trên lớp sẽ là tốt hơn, lành mạnh hơn.

8


g.

Mục đích sử dụng

BẢNG SỐ LIỆU
Mức độ ưu tiên 1

(tăng dần
(Không
từ 1-5)
quan
Mục đích
trọng)
sử dụng

2
3
(Ít quan (Khá
trọng)
quan
trọng)

4
(Quan
trọng)

5
Tổng
(Rất quan điểm
trọng)
(=xi.fi)*

Giải trí

6

5


17

35

24

327

Trò chuyện

5

3

19

26

34

342

Chia sẻ thông tin

14

17

24


16

16

264

Tìm
kiếm/cập 8
nhật thông tin
Buôn bán
46

13

18

31

17

297

13

16

3

9


177

Học tập

13

31

25

10

277

23

24

12

5

214

8

Kết bạn mới và 23
tìm bạn cũ
(*)


xi: mức độ ưu tiên, fi: số sinh viên lựa chọn trong mẫu tương ứng với từng mục đích

BIỂU ĐỒ

Qua thống kê, ta thấy rằng mục đích trò chuyện được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh
đó, nhu cầu giải trí thông qua Facebook cũng rất cao. Trong khi đó, việc học tập và
chia sẻ thông tin chỉ là những mục đích thứ yếu.

9


Xét theo biểu đồ ta thấy trò chuyện là một trong những mục đích chínhkhi sử
dụng Facebook của sinh viên. Ứng dụng messenger ngày càng được nâng cấp giúp cho
chúng ta dễ dàng liên lạc với tất cả mọi người ở bất cứ nơi đâu. Gọi video, chat
nhóm,... là những tính năng giúp cho việc trò chuyện, tán gẫu trở nên đơn giản hơn bao
giờ hết. Chính vì vậy, có tới 44.83% số sinh viên được khảo sát cho rằng trò chuyện là
mục đích rất quan trọng.

Nhu cầu giải trí khi sử dụng facebook là rất cao. Có tới 35 trong tổng số 87 sinh
viên (chiếm 40.23%) tham gia khảo sát cho rằng mục đích giải trí thông qua Facebook
đối với họ là quan trọng, 27,58% cho rằng điều này là rất quan trọng. Trên Facebook,
10


ta dễ dàng tìm thấy các video với nội dung hài hước, trò chơi, những chia sẻ thú vị.
Chính điều đó giúp cho chúng ta cảm thấy thư giãn và thoải mái khi sử dụng Facebook.

Khác với trò chuyện và giải trí, phần lớn sinh viên không cho đây là mục đích
chínhkhi sử dụng facebook. Qua Facebook, sinh viên có thể trao đổi các thông tin học

tập, nhận tài liệu từ giảng viên và đặc biệt hữu ích khi làm bài tập nhóm. Tuy nhiên,
sau những giờ học ở trường, sinh viên xu hướng sử dụng Facebook để giải trí và trò
chuyện cao hơn nhiều so với mục đích học tập. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm kiếm, cập
nhật thông tin cao hơn so với nhu cầu chia sẻ thông tin. Mục đích buôn bán và kết bạn
là hai mục đích thứ yếu và dường như không quan trọng đối với phần lớn sinh viên
Kinh tế.
h.

Bạn đã từng truy cập Facebook trong giờ học chưa?

11


BIỂU ĐỒ

BẢNG SỐ LIỆU

Số sinh viên
Đã từng

82

Chưa bao giờ

5

Tổng

87


Như số liệu đã thu thập được, có tới 82 trong tổng số 87 sinh viên tham gia khảo
sát đã từng truy cập Facebook trong giờ học, chiếm 94,25%. Các con số đã cho thấy
rằng, việc sử dụng Facebook của sinh viên Kinh tế trong giờ học đã trở nên rất phổ
biến.

12


Về mức độ thường xuyên của việc truy cập Facebook trong giờ học:
BẢNG SỐ LIỆU

BIỂU ĐỒ

Số sinh viên
Hiếm khi

15

Thi thoảng

42

Rất thường xuyên

25

Tổng

82


Chỉ có 18,29% số sinh viên đã từng truy cập Facebook trong giờ học cho biết
rằng họ chỉ thi thoảng mới truy cập. Có tới 30,49% chia sẻ rằng họ rất thường xuyên
truy cập Facebook trong giờ học. Đây là một con số đáng báo động bởi việc truy cập
Facebook trong giờ sẽ làm giảm khả năng tập trung và hiệu quả học tập của sinh viên
Kinh tế. Việc học trong môi trường Đại học đòi hỏi tính tự giác cao trong quá trình học
của sinh viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc sao nhãng, không tập trung chú ý trong
giờ học của sinh viên Kinh tế ngày càng trở nên phổ biến. Facebook là một trong
những nguyên nhân chính gây ra thực trạng này.
Về mục đích truy cập Facebook trong giờ học, nhiều sinh viên khi tham gia khảo
sát trả lời rằng đó là cách để giải trí, giết thời gian khi cảm thấy nội dung bài học nhàm
chán, khó hiểu. Việc không hứng thú với môn học dẫn đến nhu cầu giải trí trong giờ
học của sinh viên Kinh tế ngày càng tăng. Một số khác trả lời rằng thông qua Facebook
họ có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến bài học tuy nhiên đây chỉ là một
phần nhỏ, số đông dùng Facebook như một công cụ để thư giãn và giải trí trong giờ
học.

13


i.

Bạn cảm thấy như thế nào nếu một ngày không vào Facebook ?

Từ biểu đồ ta có thể đưa ra bảng số liệu :

Biểu hiện

%

Số sinh viên


Bình thường

58,6

51

Không thoải mái

29,9

26

Khó chịu

10,3

9

Không thể tập trung

1,1

1

Tổng

100

87


Qua bảng số liệu ta thấy :
Ta thấy có 58,6 % tương đương với 51 người được khảo sát là cảm thấy “ bình
thường ” , đây là một tín hiệu đáng mừng khi thấy họ chiếm hơn một nửa trên cuộc

14


điều tra cho thấy mức độ không bị phụ thuộc vào Facebook của sinh viên đại học Kinh
tế , cho thấy mức độ chủ động của họ trong việc sử dụng mạng xã hội của mình.
Tuy nhiên , cũng phải lưu ý đến biểu hiện “ không thoải mái ” và “ khó chịu ”
tương ứng với 29,9 % và 10,3 % chiếm tổng số hơn 40 % trong biểu đồ đang cho thấy
họ đang có biểu hiện chịu sự tác động phụ thuộc và xu hướng gây nghiện từ Facebook .
Do vậy cần có những phương pháp cải thiện khắc phục tình trạng này trước khi chuyển
sang giai đoạn tệ hơn phụ thuộc vào mạng xã hội bởi vì Facebook rất biết cách nắm lấy
nhu cầu tâm lý của người sử dụng qua thời gian.
Mặc dù chỉ chiếm 1,1% trong cuộc khảo sát với biểu hiện “ không thể tập trung
” nhưng nếu xét với quy mô khảo sát tất cả số sinh viên toàn trường FTU thì cũng đáng
để báo động, cho thấy mức độ nghiện Facebook nặng của họ. Cần những biện pháp
phối hợp hiệu quả ngay để giải quyết vấn đề này vì nó sẽ chi phối và ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống đặc biệt là học tập của cá nhân người sử dụng.

j.

Điều khiến bạn vui khi truy cập Facebook ?

15


Bảng số liệu:

Biểu hiện

%

Số sinh viên

Thông tin hữu ích

85,1

74

Thêm bạn mới

6,9

6

Bài viết nhiều like

20,7

18

Chia sẻ cảm xúc

37,9

33


Tổng

100

87

Câu hỏi này nhằm mục đích khảo sát xem mục đích hứng thú của sinh viên đại học
Kinh tế với Facebook trong phần thực trạng mà cụ thể ở đây liệt kê bốn tiêu chi chủ
yếu :





Tìm kiếm được thông tin hữu ích
Được chia sẻ cảm xúc với bạn bè
Bài viết nhận được nhiều lượt yêu thích
Có thêm nhiều bạn mới

Với số liệu ở bảng thống kê ta thấy được rằng,
Thông tin hữu ích làbiểu hiện được nhiều người đánh giá nhất ( 85,1% tương
ứng với 74 sinh viên ), cho thấy nó chính là Mốt trong những biểu hiện . Lý do dễ hiểu
bởi vì Facebook chính là một kênh mạng xã hội chứa kho tàng thông tin đa dạng ( mẹo
vặt, đời sống, người nổi tiếng, cập nhật, tài liệu được chia sẻ …) phục vụ hữu ích cho
nhu cầu người tìm kiếm mà không cần nhờ đến Google , mà ở đây là sinh viên đại học
Kinh tế .
Được chia sẻ cảm xúc với bạn bèchính là biểu hiện ở vị trí thứ 2 được đánh giá
nhiều ( 37,9% tương ứng 33 sinh viên ). Điều đó cho thấy sinh viên đại học Kinh tế
ngoài mong muốn chủ yếu tìm kiếm được thông tin hữu ích trên Facebook thì được
chia sẻ cảm xúc với bạn bè chính là thứ không thể thiếu đối với họ. Đó chính là chiến

lược của Facebook đã thành công trong việc níu giữ người sử dụng bằng việc liên kết
họ với nhau , nắm bắt tâm lý của mọi người muốn chia sẻ cảm xúc với những người
xung quanh và sinh viên FTU cũng không phải ngoại lệ.

16


Bài viết nhận được nhiều lượtyêu thích và Thêm nhiều bạn mớigiảm dần về
lượt đánh giá ( 20,7% tương ứng 18 sinh viên ) và ( 6,9% tương ứng 6 sinh viên ) cho
thấy hai tiêu chí chỉ còn thứ yếu trong thực trạng mục đích sử dụng Facebook của họ.
Thậm chí việc thêm bạn mới chỉ bằng một nửa so với bài viết nhận được nhiều like, lý
do sinh viên FTU mong muốn kết bạn mới trực tiếp thực tế hơn là bạn ảo trên mạng xã
hội nên ít được lựa chọn trên khảo sát.

Bạn có nghĩ mình nghiện Facebook hay không ?

k.

Biểu đồ

Bảng số liệu :

Biểu hiện

Tần số ( %)

Số sinh viên

Không


57,5

50



42,5

37

Tổng

100

87

Từ bảng số liệu, ta thấy :
• Biểu hiện “ Không ” chiếm 57,5% tương ứng với 50 sinh viên . Điều này là số

liệu thống kê mà nhóm khảo sát mong muốn vì về cơ bản số lượng sinh viên không
17


nghiện Facebook đã chiếm phần đông hơn trên biểu đồ cho thấy sinh viên đại học
Kinh tế không bị phụ thuộc khi sử dụng mạng xã hội này. Nó biểu hiện họ đã sử
dụng Facebook đúng cách hợp lý , tận dụng được giá trị ưu điểm phục vụ vào nhu
cầu học tập và đời sống hiệu quả.
• Tuy nhiên đó cũng là một tín hiệu đáng báo động khi biểu hiện “ Có ” chiếm
những 42,5% tương ứng với 37 sinh viên . Điều đó cho thấy trên 40% sinh viên
FTU đang quá bị lệ thuộc bởi Facebook ( ta sẽ không xét trên việc họ bị lệ thuộc vì

lợi ích chính đáng ), họ thực sự bị mất đi quyền chủ động của mình và bị kiểm soát
quá mức khi sử dụng mạng xã hội này, không ít thì nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe hay liên quan đến việc phân tán sự tập trung dẫn đến việc học tập và cuộc sống
bị chi phối. Sinh viên được khảo sát cần nghiêm túc xem xét lại mức độ ảnh hưởng
xấu khi “nghiện” Facebook để có biện pháp khắc phục kịp thời , điểu chỉnh sự chi
phối của mạng xã hội này sử dụng nó một cách hiệu quả để cân bằng lại cuộc sống
và học tập.

18


2. Mức độ sử dụng thông tin
a.

Độ tin cậy thông tin
Độ tin cậy thông tin

Số sinh viên

Tần suất (%)



4

4.6

Tùy thông tin được chia sẻ

79


90.8

Không

4

4.6

Biểu đồ 1. Mức độ tin cậy thông tin
Dựa vào biểu đồ đã nêu trên, 4.6% cho rằng thông tin trên facebook là đáng tin
cậy, bằng tỷ lệ những người cho là không và có đến 90,8% cho rằng tùy thuộc thông tin
chia sẻ. Như vậy ta có thể kết luận một cách tương đối rằng, sinh viên Kinh tế hầu hết
có sự “cảnh giác” với những thông tin trên Facebook, họ nhận thức được trên
Facebook có những thông tin có giá trị nhưng cũng có rất nhiều thông tin sai sự thật.

19


b.

Mức độ ưu tiên những thông tin quan tâm

Dạng thông tin

Không

Khá

Rất


quan tâm

quan tâm

quan tâm

TT về sản phẩm dịch vụ

13(14,94%)

61(70,11%)

13(14,94%)

Tin tức thời sự

7(8,04%)

49(56,32%)

31(35,63%)

TT thể thao

42(48,27%)

36(41,37%)

9(10,34%)


HĐ người nổi tiếng

25(28,73%)

46(52,87%)

16(18,39%)

TT việc học

0%

37(42,52%)

50(57,47%)

Những dòng chia sẻ

10(11,49%)

55(63,21%)

22(25,28%)

Biểu đồ 2. Mức độ ưu tiên những thông tin quan tâm
Hầu hết sinh viên khá quan tâm đến sản phẩm dịch vụ, điều này khá hợp lý do
Facebook là một nền tảng quảng cáo bán hàng, các nhà sản xuất trả tiền cho Facebook
để hàng hóa của họ xuất hiện trên trang của người dùng. Có đến gần 50% sinh viên
không quan tâm đến thông tin thể thao, lý giải cho việc sức khỏe sinh viên Kinh tế

không được đánh giá cao. Toàn bộ sinh viên quan tâm đến việc học, 57,47% rất quan
tâm. Họ cũng khá quan tâm đến những dòng chia sẻ của bạn bè trên Facebook, vì đây
còn là nơi để họ giao lưu kết bạn, tìm hiểu những điều thú vị trong cuộc sống.

20


3. Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook.
a. Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook tới sức khỏe và tình trạng sức

khỏe – thị lực của sinh viên Kinh tế.

BẢNG SỐ LIỆU
Phản ánh số sinh viên trong mẫu tương ứng với từng mức độ ảnh hưởng đến
thị lực – sức khỏe và thời gian truy cập Facebook trung bình mỗi ngày

Mức độ ảnh hưởng đến
sức khỏe – thị lực
Thời gian
truy cập FB
trung bình mỗi ngày

4
Không
ảnh
hưởng

3
Ảnh
hưởng

không
tốt

2
Ảnh
hưởng
xấu

1
Ảnh
hưởng
rất xấu

1-3
3-5
>5

10
2
4

18
14
9

9
9
10

0

0
2

Tổng điểm mức độ
ảnh hưởng của thời
gian truy cập FB trung
bình mỗi ngày đến
trình trạng sức khỏe
và thị lực (*)
112
68
65

Tiến hành cho điểm tương ứng và giảm đần theo các mức độ ảnh hưởng từ không ảnh
hưởng cho đến ảnh hưởng rất xấu như sau:








Không ảnh hưởng: 4 điểm
Ảnh hưởng không tốt: 3 điểm
Ảnh hưởng xấu: 2 điểm
Ảnh hưởng rất xấu: 1 điểm
Xây dựng phương trình hồi quy có dạng y = a + b*x với:
Tiêu thức nguyên nhân x: Thời gian sử dụng Facebook trung bình 1 ngày (giờ)
Tiêu thức kết quả y: Điểm trung bình mức độ ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe


tương ứng với thời gian sử dụng Facebook mỗi ngày (điểm)

Từ bảng số liệu trên, ta thành lập được các dữ liệu sau:

21


Thời gian truy cập Số sinh viên Trị số giữa
Điểm trung bình mức độ ảnh
FB trung bình mỗi trong mẫu (fi) (xi)
hưởng đến thị lực và sức khỏe
ngày
(yi) (=*/fi)
1-3

37

2

3.027

3-5

25

4

2.72


>5

25

6

2.6

Theo công thức:





Thời gian truy cập Facebook trung bình mỗi ngày: x ~ 3.724 (giờ)
Điểm trung bình mức độ ảnh hưởng đến thị lực – sức khỏe: y ~ 2.816 (điểm)
Ảnh hưởng của các nguyên nhân khác tới thị lực – sức khỏe: a = 3.222
Khi x tăng lên 1 đơn vị thì y thay đổi bình quân: b = - 0.109 (đơn vị)

Từ đó, ta có phương trình hồi quy: y = 3.222 – 0.109 * x
Hệ số tương quan tuyến tính: r = - 0.9646
Phân tích kết quả thu được:
Việc truy cập Facebook trung bình mỗi ngày gần 3.724 (giờ) của sinh viên Đại
học Kinh tế đang ảnh hưởng không tốt, thậm chí là xấu đến sức khỏe và thị lực của họ.
Điều này được thể hiện rất rõ qua điểm trung bình mức độ ảnh hưởng đến thị lực – sức
khỏe chỉ là 2.816 (điểm). Bên cạnh đó, với hệ số tương quan tuyến tính: r = - 0.9646, ta
kết luận được rằng giữa thời gian sử dụng FB trung bình 1 ngày và điểm trung bình
mức độ ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe có mối tương quan nghịch và tương đối chặt
chẽ. Khi truy cập vào FB càng lâu đồng nghiã với việc mắt chúng ta phải tiếp xúc với
ánh sáng xanh có hại cho mắt từ các thiết bị di động càng nhiều. Do đó, sức khỏe và thị

lực cũng bị giảm đi thể hiện ở mức điểm ảnh hưởng không cao. Để khắc phục tình
trạng này, sinh viên Kinh tế cần hạn chế thời gian truy cập Facebook của mình hơn.
b.

Mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook trong giờ học tới kết quả học
tập của sinh viên Kinh tế.

Câu hỏi: bạn đã từng sử dụng Facebook trong giờ học?
22


Kết quả khảo sát cho thấy có tới 94.3% số sinh viên được khảo sát (tương ứng là
82 trong tổng số 87 sinh viên) đã từng sử dụng FB trong giờ học. Dưới đây là bảng số
liệu thống kê về số sinh viên tương ứng với từng mức độ truy cập FB trong giờ học và
mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ trong tổng số 82 sinh viên nói trên:

Mức độ ảnh hưởng

4

đến kết quả

Tốn thời Có mặt lợi Không ảnh Hữu ích
gian
và có mặt hại hưởng gì
giảm khả
nhiều
năng tập
trung


Tổng
điểm
mức độ ảnh
hưởng của việc
truy cập FB
trong giờ học
đến kết quả
học tập (**)

1. Hiếm khi

3

10

2

0

46

2. Thi thoảng

14

23

5

0


135

3. Rất thường xuyên

7

15

2

1

78

học tập
Mức độ

3

2

1

truy cập
FB trong giờ học

23



Tiến hành cho điểm tương ứng với từng mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập như
sau:





Tốn thời gian và giảm khả năng tập trung: 4 điểm
Có mặt lợi có mặt hại: 3 điểm
Không ảnh hưởng gì nhiều: 2 điểm
Hữu ích: 1 điểm

Tiến hành cho điểm tương ứng với từng mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập như
sau:
• Rất thường xuyên: 3 điểm
• Thi thoảng: 2 điểm
• Hiếm khi: 1 điểm

Cơ sở cho điểm dựa trên mức độ giảm dần từ có hại nhất nhất cho đến tốt nhất.
Xây dựng phương trình hồi quy có dạng y = a + b*x với:
• Tiêu thức nguyên nhân x: Điểm mức độ truy cập Facebook trong giờ học (điểm)
• Tiêu thức kết quả y: Điểm mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập (điểm)

Từ bảng số liệu trên, ta thành lập được các dữ liệu sau:

Điểm mức độ Số sinh viên Điểm mức độ ảnh
Mức độ truy cập
truy
cập trong mẫu (fi)
hưởng đến kết quả

FB trong giờ học
Facebook trong
học tập (yi) (=**/fi)
giờ học (xi)
Hiếm khi
Thi thoảng
Rất thường xuyên

1

15

3.067

2

42

3.214

3

25

3.12

24


Theo công thức:

• Điểm trung bình thể hiện mức độ truy cập Facebook trong giờ học: x ~ 2.122

(điểm)
• Điểm trung bình thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả học tập: y ~ 3.158
(điểm)
• Ảnh hưởng của các nguyên nhân khác tới kết quả học tập: a = 3.132
• Khi x tăng lên 1 đơn vị thì y thay đổi bình quân: b = 0.0123 (đơn vị)
Từ đó, ta có phương trình hồi quy: y = 3.132 + 0.0123 * x
Phân tích kết quả thu được:
Việc truy cập Facebook trong giờ học tăng lên sẽ làm tăng tác hại đối với việc
tiếp thu kiến thức, từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Do đó, mỗi sinh viên cần
nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với việc học hơn bằng cách hạn chế sử
dụng Facebook trong giờ học.

25


×