Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Pháp luật về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại ở việt nam và thực tiễn tại ngân hàng bưu điện liên việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.57 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THU TRÀ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THU TRÀ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thu Trà


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN VÀ PHÁP
LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN NGÂN HÀNG ....................... 5

Lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân

hàng thƣơng mại .................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh thanh toán ngân hàng ........................... 5
1.1.2. Chức năng và vai trò của hoạt động bảo lãnh thanh toán ngân hàngError! Bookmark
1.1.3. Các hình thức bảo lãnh thanh toán ngân hàngError! Bookmark not defined.
1.1.

Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thanh
toán ngân hàng .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Các cam kết quốc tế, điều ƣớc quốc tế điều chỉnh hoạt động
bảo lãnh thanh toán ngân hàng ........... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Cơ sở, nguyên tắc pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động
bảo lãnh thanh toán ngân hàng ........... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Luật áp dụng đối với quan hệ bảo lãnh thanh toán có yếu tố
nƣớc ngoài .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.

Bảo lãnh thanh toán ngân hàng trong mối quan hệ với các
hợp đồng liên quan ........................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Mối quan hệ giữa bảo lãnh thanh toán ngân hàng với hợp đồng
cơ sở phát sinh nghĩa vụ đƣợc bảo lãnhError! Bookmark not defined.
1.3.2. Mối quan hệ giữa bảo lãnh thanh toán ngân hàng với hợp đồng
cấp bảo lãnh ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH
TOÁN NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN NGÂN HÀNG TẠI
NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆTError! Bookmark not defined.

2.1.
Thực trạng pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng tại
Việt Nam ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Chủ thể và mối quan hệ trong giao dịch bảo lãnh thanh toán
ngân hàng ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo lãnh thanh
toán ngân hàng .................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Những rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh thanh toán
ngân hàng ............................................ Error! Bookmark not defined.

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng
Bƣu điện Liên Việt ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ cấp bảo lãnhError! Bookmark not d
2.2.3. Mạng lƣới hoạt động và mức phê duyệt cấp bảo lãnh của từng
đơn vị kinh doanh ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.

2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.

Các loại hình bảo lãnh thanh toán và quy trình thực hiện
tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt ... Error! Bookmark not defined.
Bảo lãnh thanh toán thông thƣờng và bảo lãnh thanh toán tiền
ứng trƣớc ............................................. Error! Bookmark not defined.
Bảo lãnh thanh toán đối ứng ............... Error! Bookmark not defined.
Bảo lãnh thanh toán thuế .................... Error! Bookmark not defined.

Thƣ tín dụng dự phòng ....................... Error! Bookmark not defined.

Một số bất cập phát sinh trong quá trình áp dụng pháp
luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán ngân hàng tại
Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt ........ Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Bảo lãnh thanh toán ngân hàng vô điều kiện và tính độc lập
của bảo lãnh ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Chuyển nhƣợng bảo lãnh thanh toán ngân hàngError! Bookmark not defined.
2.4.


2.4.3. Phát hành bảo lãnh thanh toán ngân hàng lùi ngày hiệu lực của
bảo lãnh ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Phát hành bảo lãnh thanh toán khi ngân hàng chậm trả và lãi
suất chậm trả ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.5. Phát hành bảo lãnh thanh toán ngân hàng dƣới hình thức
điện SWIFT ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.6. Phát hành bảo lãnh thanh toán ngân hàng trên cơ sở bảo lãnh
đối ứng đƣợc phát hành bằng điện SWIFTError! Bookmark not defined.
2.4.7. Một số bất cập khác khi triển khai cấp bảo lãnh thanh toán
ngân hàng trong quan hệ bán nhà ở hình thành trong tƣơng laiError! Bookmark
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................ Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
THANH TOÁN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAMError! Bookmark not defin
3.1.
Định hƣớng hoàn thiện pháp luật bảo lãnh thanh toán
ngân hàng tại Việt Nam.................... Error! Bookmark not defined.
3.2.

Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo
lãnh thanh toán ngân hàng tại Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong Bộ
luật Dân sự Việt Nam ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định cụ thể về bảo lãnh
trong các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nƣớcError! Bookmark not defi
3.3.
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng tại Ngân hàng Bƣu
điện Liên Việt .................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Điều chỉnh nội dung Hợp đồng cấp bảo lãnhError! Bookmark not defined.
3.3.2. Nhóm giải pháp quản trị rủi ro ........... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Một số kiến nghị khác ........................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật Dân sự năm 2005

ĐVKD:

Đơn vị kinh doanh

HĐQT:


Hội đồng quản trị

NHTM:

Ngân hàng thƣơng mại

TCTD:

Tổ chức tín dụng

Thông tƣ 28:

Thông tƣ số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo
lãnh ngân hàng

WTO:

Tổ chức thƣơng mại thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần, đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bƣớc
phát triển vƣợt bậc, đặc biệt là bắt đầu từ khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO thì nền kinh tế của nƣớc ta đã có những bƣớc biến
chuyển vƣợt bậc để chính thức hòa mình hội nhập cùng nền kinh tế quốc tế.
Do đó, các hoạt động trao đổi hàng hóa, thƣơng mại, dịch vụ hiện nay không
chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vƣơn ra tầm quốc tế. Để phù hợp
với xu thế đó, hệ thống các NHTM cũng không ngừng phát triển và mở rộng,

đặc biệt là ở các nghiệp vụ cấp tín dụng đặc thù, trong đó có nghiệp vụ cấp
bảo lãnh thanh toán ngân hàng. Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là một trong
những nghiệp vụ tối quan trọng của ngân hàng thƣơng mại hiện đại. Đối với
hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, tuy xuất hiện không phải là lâu đời
nhất nhƣng bảo lãnh thanh toán ngân hàng đã đóng vai trò to lớn trong việc
phát triển nền kinh tế, giúp cho doanh nghiệp trong nƣớc tiết kiệm nguồn vốn
và đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế dễ dàng hơn, và không chỉ có vậy bảo lãnh thanh toán ngân hàng là một
nghiệp vụ cấp tín dụng sinh lời không nhỏ cho các NHTM tại Việt Nam.
Để đáp ứng sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của hoạt động bảo lãnh
thanh toán ngân hàng, bên cạnh các cam kết quốc tế, điều ƣớc quốc tế về hoạt
động này, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng
của Việt Nam đã ra đời. Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật về bảo lãnh
thanh toán ngân hàng của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu
sót, chƣa tƣơng xứng với vai trò và tiềm năng của nó đối với hệ thống ngân
hàng và nền kinh tế nhƣ còn bị trùng lặp, chồng chéo, thiếu thống nhất và
thiếu nhiều quy tắc điều chỉnh.

1


Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt là một ngân hàng thƣơng mại cổ phần
còn non trẻ song đã hiểu rõ tầm quan trọng của bảo lãnh thanh toán ngân hàng
và đã có những sản phẩm bảo lãnh thanh toán ngân hàng đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật để thực hiện nghiệp vụ bảo
lãnh thanh ngân hàng của mình thì Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt cũng gặp
không ít khó khăn và thách thức. Chính vì vậy, để hoạt động này phát triển
tƣơng xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng thì việc đi sâu vào phân tích,
đánh giá cơ sở pháp lý cũng nhƣ thực trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh
thanh toán ngân hàng để nhằm tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo

lãnh thanh toán tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Ngân hàng
Bƣu điện Liên Việt mà còn là một vài kinh nghiệm có thể vận dụng tại các
NHTM khác tại Việt Nam. Đây cũng là lý do cho sự cần thiết để nghiên cứu
tìm hiểu bản chất pháp lý của bảo lãnh thanh toán ngân hàng, thực tiễn áp
dụng áp luật khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán ngân hàng tại một
NHTM cụ thể tại Việt Nam, từ đó góp phần đóng góp ý kiến và hoàn thiện
pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng của nƣớc ta. Từ những nguyên
nhân trên đây, học viên đã quyết định chọn đề tài "Pháp luật về bảo lãnh
thanh toán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn tại Ngân hàng
Bưu điện Liên Việt" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
chế định bảo lãnh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, các đề tài nghiên cứu
tập trung đánh giá pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng chung nhƣ:
- Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng thư dự phòng,
NXB Thống Kê, Hà Nội;
- Nguyễn Thành Long (1999), Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân
hàng, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;

2


- TS. Võ Đình Toàn (2002), Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân
hàng ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí Luật học số 3/2002;
- Vũ Thị Khánh Phƣợng (2010), Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và
thực tiễn tại NHTM Kỹ thƣơng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;
- Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), “Hoàn thiện một số
quy định của quy chế bảo lãnh ngân hàng”, Dân chủ và pháp luật, (8).
Nội dung nghiên cứu của các công trình nói trên mới chỉ dừng lại ở
mức độ chung nhất về bảo lãnh ngân hàng mà chƣa phân tích rõ đặc tính

thanh toán của bảo lãnh ngân hàng, cũng nhƣ chƣa cụ thể hóa đƣợc các vƣớng
mặc trong quá trình áp dụng pháp luật bảo lãnh thanh toán ngân hàng hiện
nay ở Việt Nam thông quá một ngân hàng cụ thể.
3. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một số vấn
đề lý luận về bảo lãnh thanh toán ngân hàng và thực tiễn áp dụng pháp luật
có liên quan đến hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng Bƣu điện
Liên Việt, tìm ra những hạn chế, bất cập, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng ở Việt Nam và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng Bƣu
điện Liên Việt.
Để đạt đƣợc mục đích trên tác giả đã đi sâu phân tích các khái niệm cơ
bản, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo lãnh thanh toán
ngân hàng nhƣ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý, chức năng, vai trò của
hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các NHTM cũng nhƣ các nhân tố ảnh
hƣởng đến hoạt động bảo lãnh thanh toán ngân hàng. Cùng với đó, phác thảo
toàn cảnh về thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh
toán ngân hàng tại Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt. Trên cơ sở những nguyên
nhân dẫn đến bất cập, hạn chế trong thực tiễn hoạt động cũng nhƣ áp dụng

3


pháp luật thì tác giả cũng xin đƣa ra một số định hƣớng, kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, các phƣơng pháp nghiên cứu chủ
yếu đƣợc áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:
- Phƣơng pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin;

- Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác
nhƣ phƣơng pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp, đối chiếu, suy luận...
để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về bảo lãnh thanh
toán ngân hàng ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo
tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số giải pháp của đề tài có
giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về bảo
lãnh ngân hàng ở nƣớc ta.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Khái quát về bảo lãnh thanh toán và pháp luật về bảo lãnh
thanh toán ngân hàng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng và
thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng tại Ngân hàng
Bƣu điện Liên Việt
Chương 3: Định hƣớng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
hoạt động bảo lãnh thanh toán ngân hàng tại Việt Nam

4


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
BẢO LÃNH THANH TOÁN NGÂN HÀNG
1.1. Lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh thanh toán ngân hàng
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng trong phạm vi luận văn này nghiên cứu

đƣợc hiểu là bảo lãnh thanh toán ngân hàng theo nghĩa rộng, không phải bảo
lãnh thanh toán theo nghĩa hẹp là một loại hình bảo lãnh nhất định theo Thông
tƣ 28/2012/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh thanh toán ngân hàng
theo nghĩa rộng có thể đƣợc hiểu nhƣ là một trong số các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự nhƣng với đặc thù đòi hỏi phải có một tổ chức có
uy tín và khả năng tài chính là tổ chức tín dụng đóng vai trò bên bảo lãnh.
Đây là đặc điểm cho phép phân biệt bảo lãnh thanh toán ngân hàng với các
loại bảo lãnh dân sự khác.
Căn cứ theo Bộ Luật Dân sự của Đức (German Civil Code) đoạn 648a
có quy định:
The security may also be provided by means of a guarantee or
other promise of payment by a banking institution or credit insurer
authorised to conduct business operations within the area of
application of this Code. The banking institution or credit insurer
may only make payments to the contractor to the extent that the
customer recognises the claim of the contractor to remuneration or
has been ordered by a provisionally enforceable judgment to pay the
remuneration and the requirements are met under which execution of
judgment may be commenced [30. 648a Builder’s security].

5


Có thể tạm dịch và hiểu rằng “Biện pháp bảo đảm cũng có thể đƣợc
cung cấp bằng một bảo lãnh hoặc cam kết thanh toán của ngân hàng hoặc
công ty bảo hiểm đƣợc phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi áp dụng của
Bộ luật này (Bộ luật này là Bộ luật Dân sự Đức). Các ngân hàng hoặc công ty
bảo hiểm chỉ có thể thực hiện thanh toán cho nhà thầu trong phạm vi mà
khách hàng nhận yêu cầu bồi thƣờng của nhà thầu đƣợc hƣởng thù lao hoặc
đã đƣợc một phê duyệt tạm thời đƣợc thi hành để trả thù lao và các yêu cầu

đƣợc đáp ứng theo đó thi hành án có thể đƣợc bắt đầu”. Qua đây có thể thấy
bảo lãnh ngân hàng cũng nhƣ một cam kết thanh toán và bảo lãnh cũng có thể
hiểu là một phƣơng thức thực hiện thanh toán và có thể đƣợc gọi là bảo lãnh
thanh toán ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng mang bản chất đặc trƣng thanh toán
cho dù nó tồn tại dƣới các dạng khác nhau. Một số bộ luật dân sự ở Châu Âu
cũng có cách hiểu nhƣ vậy. Ví dụ nhƣ bài viết Guarantees under the New Civil
Code (Bộ Luật Dân sự của Romania) của tác giả Monia Dobrescu thì:
The bank letter of guarantee is defined as an irrevocable and
unconditional commitment of the issuer (usually, a banking institution)
to pay an amount of money to a third party (the beneficiary) upon the
request of an authorizing officer, in consideration of an already existing
legal relationship between the authorizing officer and the beneficiary,
upon the occurrence of certain events stipulated in such letter [36].
Theo đó có thể hiểu rằng “Thƣ bảo lãnh ngân hàng đƣợc xác định nhƣ
là một cam kết không hủy ngang và vô điều kiện của tổ chức phát hành (thông
thƣờng là một ngân hàng) phải thanh toán một khoản tiền cho bên thứ ba (bên
thụ hƣởng) theo yêu cầu của một ngƣời đại diện có thẩm quyền, trong việc
xem xét có quan hệ pháp lý giữa ngƣời đƣợc ủy quyền và bên thụ hƣởng, khi
xảy ra sự kiện nhất định đƣợc quy định trong Thƣ bảo lãnh”.
Ngoài ra, theo một trang website về các thuật ngữ ngân hàng cũng nhƣ

6


luật học thì: “A payment guarantee is a type of financial commitment that
requires the debtor to repay the debt in accordance with the terms and
conditions that apply to the original debt agreement” [40]. Có thể tạm dịch và
hiểu rằng “Một bảo lãnh thanh toán là một loại cam kết tài chính mà yêu cầu
con nợ trả nợ phù hợp với các điều khoản và điều kiện áp dụng cho các hợp
đồng nợ gốc”. Qua đây có thể thấy bảo lãnh thanh toán theo cách hiểu thông

thƣờng thì cũng giống nhƣ bảo lãnh nói chung.
Qua các phân tích trên có thể thấy khái niệm bảo lãnh thanh toán ngân
hàng cũng nhƣ khái niệm bảo lãnh ngân hàng đang đƣợc hiểu song song với
nhau, nếu với khái niệm bảo lãnh ngân hàng thƣờng đƣợc xác định nhƣ một
biện pháp bảo đảm thì khái niệm bảo lãnh thanh toán ngân hàng có thể thấy
bản chất phƣơng thức thanh toán của bảo lãnh khi bên bảo lãnh buộc phải
thực hiện thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi có sự kiện vi phạm của bên
đƣợc bảo lãnh.
Hiện nay cả pháp luật Việt Nam và pháp luật các quốc gia tác giả tìm
hiểu thì chƣa có quy định cụ thể khái niệm thế nào là bảo lãnh thanh toán
ngân hàng mà dƣờng nhƣ chỉ tồn tại khái niệm bảo lãnh (Guarantee).
Dƣới góc đô ̣ pháp lý , căn cứ theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
thì bảo lãnh thanh toán ngân hàng đƣợc hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận
nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận [20, Điều 4, khoản 18].
Có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động bảo lãnh thanh toán đã có từ thời
Hy lạp cổ đại trong những giao dịch nhỏ lẻ, dù rất sơ khai. Từ những năm 60
của thế kỷ XX, bảo lãnh thanh toán bắt đầu đƣợc sử dụng tại các nƣớc Tây
Âu và Hoa Kỳ. Đến những năm 70, thƣơng mại mậu dịch quốc tế ngày càng

7


phát triển đã làm gia tăng nhu cầu đa dạng hóa và hợp pháp hóa công cụ tài
trợ và bảo đảm quốc tế có tính linh hoạt, độ tin cậy cao, phù hợp với tập quán
quốc tế và không trái với luật pháp quốc gia, ngoài phƣơng thức tín dụng
chứng từ truyền thống, bảo lãnh thanh toán ngân hàng đáp ứng đƣợc các yêu
cầu này và đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến.

Ngày nay, bảo lãnh thanh toán ngân hàng đƣợc sử dụng rất rộng rãi và
đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia, các khu vực
và trên toàn thế giới. Doanh số bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng gia tăng
nhanh chóng. Không chỉ đƣợc sử dụng trong mọi lĩnh vực các nƣớc phát triển,
bảo lãnh thanh toán ngân hàng còn là phƣơng tiện bảo đảm khá phổ biến
trong giao dịch kinh tế và dân sự ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, hầu
hết các giao dịch quốc tế lớn đều có sự hỗ trợ của các phƣơng thức bảo lãnh
thanh toán của các ngân hàng.
Tại Việt Nam, trƣớc năm 1975, một số ngân hàng thuộc chế độ cũ ở
Sài Gòn đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán nhƣ một phƣơng thực bảo
đảm trong quan hệ dân sự. Sau khi đất nƣớc thống nhất, hoạt động này đƣợc
thực hiện từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trong giai đoạn chuyển tiếp
sang nền kinh tế thị trƣờng. Đến những năm 90, khi nền kinh tế bắt đầu mở
cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động ngân hàng trở
nên đa dạng và bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng đƣợc phát triển nhƣ
một tất yếu khách quan. Nhƣng do thiếu sự chỉ đạo thống nhất bằng các văn
bản pháp luật nên hoạt động bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng thời kỳ
này còn thiếu hiệu quả.
Từ những năm 1994 – 1995, hoạt động bảo lãnh thanh toán dần đƣợc
hoàn thiện nhờ việc ban hành một số quy định thống nhất. Những năm sau đó,
cùng với xu hƣớng mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nƣớc, bảo lãnh
thanh toán tại các ngân hàng đã nhanh chóng phát triển. Tỷ lệ tăng trƣởng hàng

8


năm về doanh số và dƣ nợ bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại
ngày càng tăng. Các hình thức bảo lãnh đƣợc áp dụng ngày càng đa dạng, với
doanh số ngày càng cao cho thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ này trong
nền kinh tế nƣớc ta là rất lớn. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ

chức Thƣơng mại Thế giới, cơ hội hợp tác và mở rộng thƣơng mại quốc tế
ngày càng nhiều; cùng với đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân
hàng ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói
chung và bảo lãnh thanh toán tại các ngân hàng nói riêng phát triển.
Việc tìm hiểu đặc điểm đặc trƣng cơ bản của bảo lãnh thanh toán - một
biện pháp bảo đảm là hết sức quan trọng, một quan hệ vừa mang tính đối nhân
- có sự tham gia của ngƣời thứ ba, vừa có thể mang tính đối vật - nếu quan hệ
bảo lãnh có sự thế chấp, cầm cố tài sản của ngƣời bảo lãnh với ngƣời nhận
bảo lãnh. Đặc biệt hơn trong quan hệ bảo lãnh thanh toán ngân hàng thì về cơ
bản mang tính đối nhân đây là điểm khác biệt so với bảo lãnh dân sự thông
thƣờng, lý do bên bảo lãnh thanh toán ngân hàng chỉ có thể là các tổ chức tín
dụng/ngân hàng thƣơng mại không dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh mà dùng chính uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo lãnh.
Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy một số đặc điểm đặc trƣng của
bảo lãnh thanh toán ngân hàng, cụ thể:
- Thứ nhất, bảo lãnh thanh toán ngân hàng cũng là một dạng của bảo
lãnh dân sự thông thƣờng nên vẫn mang đặc điểm là mối quan hệ giữa ba bên,
bao gồm bên bảo lãnh, bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Song đặc
điểm đặc trƣng của bảo lãnh thanh toán ngân hàng là bên bảo lãnh buộc phải
là tổ chức tín dụng đƣợc phép đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định và
đƣợc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng.
- Hình thức của bảo lãnh thanh toán ngân hàng bắt buộc phải bằng văn
bản, có thể tồn tại dƣới dạng hợp đồng bảo lãnh hoặc thƣ bảo lãnh. Trong hợp

9


đồng bảo lãnh hoặc thƣ bảo lãnh này phải ghi rõ phạm vi bảo lãnh, có nghĩa là
trách nhiệm của bên bảo lãnh phải thực hiện thanh toán trong những trƣờng
hợp cụ thể nào.

- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng mang tính chất đối nhân, đây chính
là điểm khác biệt so với các bảo lãnh thanh toán dân sự thông thƣờng. Bộ
luật Dân sự Việt Nam hay trong tất cả các văn bản pháp luật Việt Nam mà
tác giả tìm hiểu thì không có sự phân định rõ ràng về biện pháp bảo đảm đối
vật hay đối nhân. Song nếu lấy tiêu chí có hay không có tài sản đƣợc đƣa ra
làm bảo đảm và bên có quyền có quyền đối với tài sản dùng để bảo đảm hay
không thì có thể thấy biện pháp cầm cố, thế chấp là biện pháp bảo đảm đối
vật. Ngƣợc lại, trong hình thức bảo lãnh thanh toán ngân hàng, bên có quyền
(bên nhận bảo lãnh) không đƣợc trao bất cứ quyền nào đối với bất kỳ tài sản
nào của ngân hàng nhƣng bên nhận bảo lãnh thanh toán có quyền yêu cầu
ngân hàng thanh toán thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện thanh toán
cho bên nhận bảo lãnh khi bên đƣợc bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Theo đó,
xét dƣới góc độ này thì hình thức bảo lãnh thanh toán ngân hàng là biện
pháp bảo đảm đối nhân.
- Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là bảo lãnh độc lập, tính độc lập của
bảo lãnh thanh toán ngân hàng thể hiện ở chỗ ngân hàng phải thực hiện
nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh ngay sau khi bên này đã xuất trình các
chứng từ phù hợp với nội dung của cam kết bảo lãnh do ngân hàng phát
hành mà không phụ thuộc vào việc bên đƣợc bảo lãnh có khả năng tự thực
hiện nghĩa vụ của họ hay không. Sự ghi nhận đặc điểm độc lập trong giao
dịch bảo lãnh thanh toán ngân hàng là đảm bảo tƣơng đối chắc chắn cho lợi
ích của bên nhận bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thế của bảo lãnh thanh toán
ngân hàng so với các hình thực bảo lãnh dân sự thông thƣờng khác không
phải do ngân hàng thực hiện [23, tr.196].

10


hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt
1.

Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo
đảm, Hà Nội.

2.

Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại,
NXB Thống kê, Hà Nội.

3.

Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Trọng Hoài (2005),
“Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam”,
Chƣơng trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT, tháng 4 năm 2005.

4.

Đỗ Văn Đại (2005), “Điều khoản về pháp luật áp dụng cho hợp
đồng”, Tạp chí kiểm sát, (2), Hà Nội.

5.

Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ trong Luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6.

Trần Đình Hảo (2005), Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ dân sự trong Dự thảo Bộ luật Dân sự, Tham luận góp ý Dự thảo
Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

7.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân
hàng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2000), Quyết định số 283/2000/QĐNHNN14 về Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.

9.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2006), Quyết định số 26/2006/QĐNHNN ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.

10.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Bảng giải đáp một số nội
dung của Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 của Ngân
hàng Nhà nước về bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.

11.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Thông tư số 28/2012/TT-

11


NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.

12.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN
quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

13.

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (2010 - 2012), Báo cáo
thường niên, Hà Nội.

14.

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (2013), Quy trình nghiệp vụ
bảo lãnh đối với khách hàng số 5521A/2013/QT-LienVietPostBank,
Hà Nội.

15.

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (2014), Quy trình nghiệp vụ
thư tín dụng dự phòng đối với khách hàng số 2631/2014/QTLienVietPostBank, Hà Nội.

16.

Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng thư dự phòng,
NXB Thống Kê, Hà Nội.

17.

Phòng Tổng hợp Thanh toán Vietcombank (2010), Những thay đổ i

chính thức của URDG 758, Hà Nội.

18.

Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

19.

Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

20.

Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dung, Hà Nội.

21.

Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.

22.

Quốc hội (2010), Luật Trọng tài Thương mại, Hà Nội.

23.

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Ngân hàng,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

24.

Lê Văn Tề, Ngô Hƣớng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng

(2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

25.

Đoàn Ngọc Thắng (2013), Luận bàn về điều khoản phi chứng từ

12


Non-Documentary Conditions, .
26.

Trƣơng Đức Thanh (2008), “Vai trò của nhân viên pháp chế trong
hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, (5).

27.

Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật cho
hợp đồng từ Công ƣớc Rome 1980 đến quy tắc Rome I và nhìn về
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (6) (167), tháng 3.

28.

Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), “Hoàn thiện một số
quy định của quy chế bảo lãnh ngân hàng”, Dân chủ và pháp luật, (8).

29.

Nguyễn Văn Tuyết (2010), “Ðặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực
giữa hợp đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng trong hoạt động

tín dụng cho vay của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, (17).

II. Tài liệu Tiếng Anh
30.

Bundestag (1949), German Civil Code section 648a Builder’s
security, Bonn.

31.

International Chamber of Commerce (1991), The Uniform Rules for
Demand Guarantee, publication No 458, Paris.

32.

International Chamber of Commerce (2010),The Uniform Rules for
Demand Guarantee, publication No 758, Paris.

33.

International Chamber of Commerce (1998), The International
Standby Practice Rules, Paris.

34.

International Chamber of Commerce (2006), The Uniform Customs
and Practice for Documentary Credits, Paris.

35.


International Chamber of Commerce (2007), The International
Standard Banking Practice for the Examination of Documents under
Documentảy Credits subject to UCP 600, Paris.

36.

Monia Dobrescu (2012), Guarantees under the New Civil Code,

13


partner Musat & Asociatii, Romania. www.musat.ro
37.

The European Parliament and of the Council (1980), Convention on the
law applicable to contractual obligations (Rome Convention), Rome.

38.

The European Parliament and of the Council (2008), The Rome I
Regulation (Regulation (EC) No 593/2008 on the law applicable to
contractual obligations), Rome.

39.

The United Nations General Assembly (2000), The United Nations
Commission on International Trade Law, New York City.

40.


/>
14



×