Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh
toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội
Nguyễn Phương Huyền
Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Am Hiểu
Năm bảo vệ: 2013
92 tr.
Abstract. Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về Bảo lãnh thanh toán của ngân
hàng thương mại như khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý , chức năng, vai trò của bảo
lãnh thanh toán ngân hàng cũng như các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo
lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại; Phác thảo toàn cảnh về thực trạng hoạt động bảo
lãnh thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB). Đánh giá tổng quan về vai trò của
hoạt động bảo lãnh thanh toán đối với MB và phân loại một số rủi ro phát sinh trong quá trình
thực hiện dịch vụ bảo lãnh thanh toán cho khách hàng . Bên cạnh đó, luận văn cũng phân
tích những cơ sở pháp lý và thực trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán của ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, từ đó phát hiện những bất cập, tồn tại về mặt pháp
lý trong thực tiễn áp dụng.Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế
trong thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, luận văn
đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh
ngân hàng tại MB trong giai đoạn hiện nay cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp
luật và phát triển hệ thống pháp luật về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng tại Việt Nam
trong thời gian tới.
Keywords.Luật kinh tế; Ngân hàng thương mại cổ phần; Pháp luật Kinh tế
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát
triển vượt bậc, đặc biệt là bắt đầu từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam chính thức hòa mình hội
nhập cùng nền kinh tế quốc tế. Do đó, các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại,
dịch vụ hiện nay không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vươn ra tầm quốc tế.
Để phù hợp với xu thế đó, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng không ngừng phát
triển và mở rộng, đặc biệt là ở các bằng các nghiệp vụ đặc thù gồm hai lĩnh vực cơ
bản: cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng mà không một doanh nghiệp nào
có thể thay thế được.
Bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán nói riêng là một trong những
nghiệp vụ của ngân hàng thương mại hiện đại. Cho đến nay, tại các nước phát triển, nó
đã trở thành một trong các nghiệp vụ phi tín dụng phát triển nhất với doanh số liên tục
tăng trong những năm qua. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy mới xuất hiện
trong một vài năm trở lại đây, nhưng bảo lãnh ngân hàng đã đóng vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong nước
phát triển nguồn vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia hội nhập với
nền kinh tế quốc tế dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân
hàng.
Để đáp ứng sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của nghiệp vụ bảo lãnh Ngân
hàng, bên cạnh các quy định, các điều ước cũng như tập quán quốc tế về bảo lãnh ngân
hàng, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam đã ra đời.
Tuy nhiên hiện nay, pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của Việt Nam còn tồn tại nhiều
hạn chế và thiếu sót, chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng của nó đối với hệ thống
ngân hàng và nền kinh tế.
Nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh toán nói riêng được Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập. Mặc dù
đây là nghiệp vụ ngân hàng còn mới mẻ với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam, song với uy tín và quyền lực tài chính của mình, trong những năm qua Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và dần đưa
hoạt động bảo lãnh thanh toán trở thành một trong những hoạt động chính, không thể
thiếu của ngân hàng mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng
cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, để hoạt động này phát triển tương
xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá cơ sở
pháp lý cũng như thực trạng áp dụng pháp luật về hoạt động bảo lãnh thanh toán của
ngân hàng để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại đây không chỉ mang
ý nghĩa thiết thực đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội mà còn là những kinh
nghiệm có thể vận dụng tại các ngân hàng thương mại khác.
Từ thực tế làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, tôi mong
muốn tìm hiểu về hệ thống các quy định pháp luật của Việt Nam và nước ngoài về
nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, tìm hiểu về thực trạng áp dụng các quy
định này tại ngân hàng thương mại cũng như các ngân hàng thương mại hiện nay diễn
ra như thế nào? Liệu các quy định về bảo lãnh thanh toán hiện tại có đủ đáp ứng độ
phát triển của quan hệ bảo lãnh ngân hàng chưa cũng như những khó khăn, vướng mắc
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội gặp phải trong quá trình áp dụng các quy
định trong nước và quốc tế về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Vì lẽ đó tôi chọn đề
tài nghiên cứu: "Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội" làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh
ngân hàng nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý. Đặc
biệt trong tình hình hiện nay, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về áp dụng
pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán ngân hàng cũng đang ngày một tăng,
trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tiêu biểu sau:
Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng (Nguyễn Thành Long, đề tài luận văn
thạc sĩ luật học, 1999); Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay
(TS. Võ Đình Toàn, Tạp chí Luật học, số 3/2002); Hoàn thiện một số quy định của quy
chế bảo lãnh ngân hàng (Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 8/2012); Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Nxb
Tài chính, 2008); Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (PGS.TS. Lê Văn Tề, Ngô Hướng,
Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Nxb Thống kê, 2007); Nghiệp vụ ngân hàng
hiện đại (TS. Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống kê, 2008)…
Ngoài ra, trên các tạp chí khác như: Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Tạp chí Luật học cũng có những bài viết nghiên cứu về việc áp dụng pháp
luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Nội dung nghiên cứu trong các công trình nói trên mới dừng lại ở mức độ
chung nhất về hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng như thực trạng áp dụng pháp luật
trong hoạt động này, đặc biệt là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế. Trên thực tế, chưa có công trình nghiên cứ nào cụ thể, trực tiếp về áp
dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về bảo lãnh thanh toán và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến hoạt động bảo lãnh
thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, tìm ra những hạn chế, bất cập,
từ đó đề ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo và hạn chế
rủi ro cho ngân hàng thương mại cho hoạt động bảo lãnh thanh toán.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về Bảo lãnh ngân hàng,
Bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, ví dụ như khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý;
chức năng, vai trò… của hoạt động bảo lãnh thanh toán đối với các ngân hàng thương
mại cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh thanh toán của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Hai là, Phác thảo toàn cảnh về thực trạng hoạt động bảo lãnh thanh toán tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội; đánh giá tổng quan về vai trò của hoạt động
bảo lãnh thanh toán đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và phân loại một
số rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ bảo lãnh thanh toán cho khách
hàng. Bên cạnh đó, tác giả phân tích những cơ sở pháp lý và thực trạng áp dụng pháp
luật về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội, từ đó phát hiện những bất cập, tồn tại về mặt pháp lý trong thực tiễn áp dụng.
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong
thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội,
luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển hoạt động
bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong giai đoạn hiện
nay cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp luật và phát triển hệ thống pháp luật về
bảo lãnh thanh toán của ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh
thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo
lãnh thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội từ năm 2008 đến năm
2012.
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, so sánh, phân tích, đối chiếu… Cơ
sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng, lý luận để nghiên cứu vấn đề áp dụng pháp luật
hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội từ đó rút ra
những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra
những giải pháp để hoàn thiện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, lôgic, kết hợp nghiên
cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, chú trọng việc thu thập các số liệu từ các báo cáo
thực tế về hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và
tương đối toàn diện áp dụng pháp luật hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội nên có những đóng góp mới như sau:
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật
trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
- Làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán của
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội qua việc phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra
những bất cập, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, làm tiền đề để đưa ra quan điểm và
kiến nghị giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong
hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nói riêng
và hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần hệ thống các quan điểm các cấp quản lý, ban lãnh đạo của Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội về áp dụng pháp luật hoạt động bảo lãnh thanh
toán.
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cấp quản lý, ban lãnh đạo, các đơn
vị xây dựng chính sách của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong việc xây
dựng kế hoạch cải tổ, phát triển hoạt động bảo lãnh thanh toán nói chung và bảo lãnh
ngân hàng nói riêng một cách có hiệu quả.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo lãnh thanh toán và áp dụng pháp luật.
Chương 2: Hoạt động bảo lãnh thanh toán và thực tiễn áp dụng pháp luật về
bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thanh toán để nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo
đảm, Hà Nội.
2. Phan Thị Cúc (2008) Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
3. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong
Luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trần Đình Hảo (2005), "Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong
Dự thảo Bộ luật Dân sự", Tham luận Hội thảo: Góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự, Hội
Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồi (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Mùi (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày
25/8 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế bảo
lãnh ngân hàng, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày
11/02 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban
hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế bảo lãnh
ngân hàng, Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày
03/10 quy định về bảo lãnh ngân hàng, Hà Nội.
12. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2006), Quyết định số 9391/QĐ-NHQĐ-
HS ngày 03/7 ban hành Quy chế bảo lãnh của Ngân hàng thương mại cố phần
Quân đội, Hà Nội.
13. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2007), Quyết định số 266/QĐ-NHQĐ-
HS ngày 31/01 ban hành hướng dẫn tác nghiệp quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo
lãnh, Hà Nội.
14. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2007), Thông báo số 814/TB-NHQĐ-HS
ngày 25/4 về việc sử dụng và quản lý các khế ước tín dụng và bảo lãnh của hệ
thống Ibank được chuyển đổi sang T24, Hà Nội.
15. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2007), Thông báo số 820/TB-NHQĐ-HS
ngày 27/4 về việc hướng dẫn sử dụng thẩm quyền phê duyệt tín dụng và bảo lãnh
trên T24, Hà Nội.
16. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2009), Quyết định số 933/QĐ-MB-HS
ngày 23/3 ban hành mẫu Hợp đồng tín dụng Bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn theo
Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 về việc ban hành Quy chế bảo
lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại, Hà Nội.
17. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2009), Quyết định số 2146/QĐ-MB-HS
ngày 16/5 về việc triển khai Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi Quyết
định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho
doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại, Hà Nội.
18. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2009), Báo cáo thường niên năm 2009,
Hà Nội.
19. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2010), Báo cáo thường niên năm 2010,
Hà Nội
20. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2011), Báo cáo thường niên năm 2011,
Hà Nội.
21. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2012), Quyết định số 11337/QĐ-HS
ngày 30/11ban hành Quy định hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội, Hà Nội.
22. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (2013), Thông báo số 727/TB-HS ngày
19/12 quy định đóng dấu và quản lý cam kết bảo lãnh, xác nhận tín dụng do Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội phát hành, Hà Nội.
23. Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
24. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
25. Quốc hội (1998), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội
26. Quốc hội (2004), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
27. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng nhà nước, Hà Nội.
29. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
30. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
32. Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương (2007), Nghiệp
vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
33. Võ Đình Toàn (2002), "Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta
hiện nay", Luật học, (3).
34. Nguyễn Hùng Trương (1972), Bộ luật Dân sự và thương sự tố tụng năm 1972, Nhà
sách Khai Trí, Sài Gòn.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật ngân hàng, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
39. Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2012), "Hoàn thiện một số quy định của
quy chế bảo lãnh ngân hàng", Dân chủ và pháp luật, (8).
40. Nguyễn Văn Tuyến (2010), "Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực giữa hợp
đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng", Ngân hàng, (17).
TIẾNG ANH
41. Casebook: Paterson, Robertson & Duke, Contract: Cases and Materials (Lawbook
Co, 11th ed, 2009).
42. The lectric law library’s Lexicon, United Kingdom: Recent Developments in
Finance Litigation: Guarantees- Primary or Secondary Liability - Article by
Edward Davis and Sue Millar.
43. The Uniform Rules for Demand Guarantee - URDG 458.
44. The Uniform Rules for Demand Guarantee - URDG 758.
45. The International Standby Practice Rules - ISP 98.
46. Uniform Customs and Practice for Documentary Credits -UCP 600.