Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàngviệt nam thịnhvượng – VP bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.83 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM ĐÌNH CHINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG - VPBANK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM ĐÌNH CHINH

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG - VPBANK
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ...............................................................................4 
1.1  Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp ...................................................................4 
1.1.1 
Khái niệm văn hóa .....................................................................................4 
1.1.2 
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp ..............................................................5 
1.1.3 
Một số đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp .............................................6 
1.1.4 
Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp .7 
1.2  Một số mô hình tiếp cận văn hóa doanh nghiệp ...............................................9 
1.2.1 
Mô hình ba lớp văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein ....................9 
1.2.2 
Mô hình văn hóa đa chiều của Geert Hofstede [6]..................................12 
1.2.3 
Mô hình nghiên cứu các phương diện văn hoá của Trompenaars...........14 
1.2.4 

Lựa chọn mô hình và khoảng trống để nghiên cứu cho Luận văn ..........22 
1.3  Kết luận chương..............................................................................................24 
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU ..............25 
2.1  Xác định vấn đề...............................................................................................25 
2.2  Phương pháp nghiên cứu được sử dụng .........................................................25 
2.3  Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ............................................26 
2.3.1 
Các nguồn dữ liệu....................................................................................26 
2.3.2 
Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................26 
2.4  Mô tả phương pháp điều tra, tính toán và phân tích số liệu ..........................29 
2.5  Kết luận chương..............................................................................................31 
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
VPBANK ......................................................................................................................32 
3.1  Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank .........................32 
3.1.1 
Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................32 
3.1.2 
Cơ cấu tổ chức .........................................................................................33 
3.1.3 
Các mốc phát triển của VPBank .............................................................34 
3.1.4 
Các dịch vụ kinh doanh chính của VPBank ............................................36 
3.1.5 
Tình hình sản xuất kinh doanh của VPBank ...........................................36 
3.2  Kết quả nghiên cứu các khía cạnh Văn hóa doanh nghiệp tại VPBank .........40 
3.2.1 
Giới thiệu khảo sát...................................................................................40 
3.2.2 
Mô tả mẫu ................................................................................................40 

3.2.3 
Xử lý số liệu trước khi phân tích .............................................................43 
3.2.4 
Kết quả kiểm định giả thiết bằng phương pháp Kiểm định 2 ...............44 
3.2.5 
Xác định các kết quả văn hóa của VPBank .............................................56 
3.3  Kết luận chương..............................................................................................57 


CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP CỦA VPBANK ............................................................................59 
4.1  Định hướng phát triển ....................................................................................59 
4.2  Các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp ............................................59 
4.2.1 
Tính phổ biến và tính cụ thể ....................................................................60 
4.2.2 
Tính cá nhân và tính tập thể ....................................................................60 
4.2.3 
Sự dễ biểu lộ và ít biểu lộ cảm xúc .........................................................61 
4.2.4 
Sự rõ ràng và không rõ ràng ....................................................................62 
4.2.5 
Sự thành đạt và nguồn gốc xuất thân ......................................................62 
4.2.6 
Thái độ với Thời gian ..............................................................................63 
4.2.7 
Thái độ với môi trường ...........................................................................63 
4.3  Kết luận chương..............................................................................................63 
KẾT LUẬN ..................................................................................................................65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................67 

PHỤ LỤC .....................................................................................................................70 


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì nguồn lực quan trọng nhất
của một doanh nghiệp là con người. Trong đó văn hoá doanh nghiệp là chất keo gắn kết
từng cá nhân trong tổ chức với nhau, nếu một tổ chức có văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ
tăng động lực làm việc của từng cá nhân và hướng được sức mạnh của từng cá nhân vào
mục tiêu chung của tổ chức, điều đó giúp tăng hiệu quả của tổ chức lên gấp nhiều lần.
Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh
nghiệp. Xét riêng đến yếu tố đặc thù của ngành ngân hàng thì đây là ngành kinh doanh
dịch vụ, gắn liền với yếu tố con người. Trong đó, dịch vụ ngân hàng thuộc loại hình dịch
vụ cao cấp, phức tạp, vì vậy các yêu cầu đòi hỏi đối với yếu tố con người phải ở mức độ
cao hơn. Vì vậy việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại là
hết sức cần thiết nhưng cũng có không ít những khó khăn.
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong
suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với
việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện. Theo chiến lược này,
VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và
một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Hậu thuẫn cho
việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank. Việc xây dựng
một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là yếu tố then chốt và là yêu cầu đặt ra
cấp thiết giúp cho VPBank thực hiện chiến lược chuyển đổi thành công.
Bản thân văn hóa doanh nghiệp tại VPBank đã có, tuy nhiên vì nhiều lý do mà
những nét văn hóa đó chưa được biểu hiện một cách rõ nét và có hệ thống. Đặc biệt
trong thời gian qua VPBank phát triển rất mạnh với đội ngũ tăng lên nhanh chóng, trong
đó có sự tham gia của nhiều cán bộ người nước ngoài trong hàng ngũ của VPBank.

Trong đó, thành viên của Ban điều hành ở VPBank có gần 30% là các cán bộ người
nước ngoài đặc biệt là ở các Khối chủ chốt quyết định đến hoạt động kinh doanh của
VPBank [28]. Do đó VPBank đang hình thành nên một môi trường đa văn hóa và có
tính quốc tế hóa cao. Điều này dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về văn hóa của VPBank,
trong quá trình ấy các nhóm trong có những sự xung đột văn hóa nhất định. Vậy đâu là
giải pháp của VPBank. Chính vì vậy nghiên cứu đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank” nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu : « Đâu là các
khía cạnh văn hóa doanh nghiệp của VPBank? Đâu là
1


tiêu chí phân nhóm phù hợp có sự ảnh hưởng trực tiếp lên các khía cạnh văn hóa
của VPBank? Cần có giải pháp gì để hoàn thiện VHDN tại ngân hàng này? » là hết sức
cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích : Nghiên cứu văn hóa DN tại NH Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 20102015 và đề xuất giải pháp phát triển VHDN của ngân hàng này trong giai đoạn
2015-2020. Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN của
VPBank là: Quốc tịch, giới tính và chức vụ.
Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Xây dựng khung lý thuyết về xác định về xác định các khía cạnh văn hóa doanh
nghiệp dựa trên mô hình của Trompenaars.
- Khảo sát ba yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp tại VPBank theo các tiêu
chí của khung lý thuyết.
- Đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VPBank theo
từng nhóm đối tượng đã xác định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của Ngân
hàng VPBank, từ đó đưa ra giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của VPBank trong giai
đoạn 2015-2020. Trong đó, luận văn này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các khía cạnh văn
hóa và các yếu tố ảnh hưởng lên các khía cạnh văn hóa.

- Về phạm vi không gian: Văn phòng hội sở của Ngân hàng VPBank tại Hà nôi.
- Về phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2015.
5. Đóng góp của luận văn
- Tổng hợp và đề xuất được các tiêu chí khảo sát khía cạnh VHDN theo mô hình
Trompenaars áp dụng cho khảo sát VHDN của Ngân hàng VPBank.
- Kiểm chứng các yếu tố có sự ảnh hưởng đến giá trị của các khía cạnh văn hóa
doanh nghiệp tại VPBank để đề xuất phương án xác định giá trị văn hóa của các bộ phận
và phân loại các bộ phận vào các nhóm theo các tiêu chí.
- Đề xuất những ứng xử văn hóa phù hợp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
cho VPBank.
2


6. Kết cấu của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
VPBANK
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP CỦA VPBANK
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có ngoại diên rất rộng lớn bao gồm nhiều loại đối tượng,
tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau. Bởi vậy, cho đến nay, có hàng trăm định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Việc cùng tồn tại nhiều khái niệm văn hóa khác nhau càng
làm vấn đề được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[2,tr.19].
Năm 2002, UNESCO phát triển định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa nên được đề cập
đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học nghệ
thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Theo E. Herriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta quên đi tất cả, là cái vẫn
còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả”[2,tr.27].
Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương: “Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là
kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị
chân - thiện - mỹ”[2,tr.28].
Theo PGS.TS Bùi Xuân Phong: “Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và
tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con
người, với tự nhiên và với xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội.
Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của
con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hóa là tất cả
những gì gắn liền với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính nó” [15].
Nói một cách khái quát thì văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần
mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự
4



nhiên và xã hội, được đúc kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hóa
là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người, nhằm
hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hóa là tất cả những gì gắn liền
với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính nó.

1.1.2 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Xã hội rộng lớn có một nền văn hóa lớn mà doanh nghiệp là một bộ phận của xã
hội. Do đó trong mỗi doanh nghiệp sẽ tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị
đặc trưng, hình tượng, phong cách được doanh nghiệp tôn trọng và truyền từ thành viên
này sang thành viên khác, từ lớp cũ đến lớp mới, trở thành những giá trị, những quan
niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo
đuổi và thực hiện các mục đích. Khái niệm được sử dụng để phản ánh những hệ thống
này được gọi với nhiều tên khác nhau như văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công ty, văn
hóa tập đoàn, hay văn hóa tổ chức. Mỗi doanh nghiệp có một bản sắc văn hóa doanh
nghiệp của riêng mình. Tương tự văn hóa, có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về văn
hóa doanh nghiệp. Tất cả các quan điểm đó sẽ giúp ta hiểu về văn hóa doanh nghiệp một
cách toàn diện và đầy đủ hơn.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc
biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ
nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Một định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi do chuyên gia nghiên cứu các
tổ chức Edgar Schein đưa ra: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các quan niệm chung
mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ
và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh” [33].
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân: “Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa là một
hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được
mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến
cách thức hành động của các thành viên” [17].
Theo PGS.TS Dương Thị Liễu: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị,

các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của
5


mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh
nghiệp” [11].
Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương: “Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố
văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là văn hoá mà các chủ thể tạo ra
trong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù
của nó” [2].
Theo TS. Lê Đăng Doanh: "Văn hóa doanh nghiệp (văn hoá trong kinh doanh) trước
tiên là tôn trọng pháp luật, tôn trọng nhân phẩm con người, phải giữ chữ tín và điều
này đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp phải có một bản lĩnh đổi mới…”.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thay đổi
thường xuyên của các cá nhân, kể cả những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp.
Nó tác động sâu sắc tới động cơ hành động của doanh nghiệp, tạo thành định hướng có
tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp luôn đóng vai
trò như một lực lượng hướng dẫn, một sức mạnh cố hữu trong doanh nghiệp, là ý chí
thống nhất toàn thể lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên cứu lôgic
về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp có thể được định nghĩa như
sau: “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh
doanh của doanh nghiệp đó”.

1.1.3 Một số đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hóa DN liên quan đến nhận thức. Các cá nhân nhận thức được văn
hóa của tổ chức thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe được trong phạm vi tổ chức. Cho
dù các thành viên có thể có trình độ hiểu biết khác nhau, vị trí công tác khác nhau, họ
vẫn luôn có xu hướng mô tả VHDN theo cách thức tương tự. Đó chính là “sự chia sẻ”

VHDN [11].
Thứ hai, VHDN có tính thực chứng. VHDN đề cập đến cách thức các thành viên
nhận thức về tổ chức có nghĩa là chúng mô tả chứ không đánh giá hệ thống các ý nghĩa
và giá trị của tổ chức [11].
6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Bộ môn văn hóa kinh doanh, 2008. Văn hóa kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Đỗ Minh Cương, 2001. Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh. Hà Nội: NXB
Chính trị Quốc gia.
3. Đỗ Quốc Dũng, 2008. Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công ty Cổ
phần Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc
sỹ. Trường Đại học Ngoại thương.
4. F.Trompenaars và Charles Hampden – Turner, 2006. Chinh phục các làn sóng
văn hóa. Hà Nội: NXB Tri Thức.
5. Hà Nam Khánh Giao, 2010. Mạn đàm thước đo văn hóa doanh nghiệp tại các
ngân hàng thương mại. Tạp chí Ngân hàng số 22, tháng 11/2010.
6. Greert Hofstede etal., 2013. Văn hóa và tổ chức: Phần mềm tư duy. Hà Nội:
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Đỗ Hữu Hải, 2014. Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận
dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Hoàng Văn Hoa, 2008. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tạp chí Nhà Quản lý,
số 66/2008, tr12.
9. Đỗ Thị Phi Hoài, 2009. Văn hóa doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.
10. Đỗ Thuỵ Lan Hương, 2008. Ảnh hưởng của văn hoá công ty tới sự cam kết gắn
bó với tổ chức của nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

11. Dương Thị Liễu, 2009. Văn hóa kinh doanh. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân
12. Lê Hồng Lôi, 2004. Đạo của quản lý. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia,
13. Nguyễn Viết Lộc, 2012. Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Quốc tế. Luận án tiến sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Lựu, 2005. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam – Văn hóa và trí tuệ. Hà Nội:
NXB Hội nhà văn.
67


15. Bùi Xuân Phong, 2009. Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. Hà Nội:
NXB Thông tin và Truyền thông.
16. Đỗ Thị Minh Phương, 2014. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong
quá trình tái cấu trúc ngân hàng (Nghiên cứu trường hợp Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Hà Nội). Luận văn thạc sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Mạnh Quân, 2007. Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty. Hà Nội:
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật doanh nghiệp.
NXB Chính trị Quốc Gia.
19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín
dụng. NXB Chính trị quốc gia.
20. Rowan Gidson, 2004. Tư duy lại tương lai, TP. HCM: NXB trẻ TP HCM.
21. Trương Thị Nam Thắng, 2012. Các phương diện văn hóa kinh doanh Việt Nam
sử dụng mô hình và phương pháp Trompernarss. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học
lần thứ IV. Hà Nội, ngày 26-11-2012.
22. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. NXB Thống kê.
23. VPBank, 2011. Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm
2010.
24. VPBank, 2012. Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm

2011.
25. VPBank, 2013. Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm
2012.
26. VPBank, 2014. Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm
2013.
27. VPBank, 2015. Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng năm
2014.
28. VPBank, 2015. Chiến lược phát triển VPBank đến 2015 và tầm nhìn 2020.

68


29. VPBank, 2011. Quyết định số 1034-2011/QĐ-HĐQT ngày 24/8/2011 của Hội
đồng quản trị Ngân hàng VPBank về việc ban hành “Sơ đồ cơ cấu tổ chức của
VPBank”
30. VPBank, 2013. Quyết định số 271/2013/QĐ-HĐQT ngày 03/4/2013 của Hội
đồng quản trị Ngân hàng VPBank về việc ban hành “Bộ quy tắc ứng xử và đạo
đức nghề nghiệp của VPBank”
Nguồn tài liệu tham khảo Tiếng Anh
31. David H. Maister, 2001. What managers must do to create a high achievement.
Toronto Publisher, Canada.
32. Edgar H. Schein, 2009. The Corporate Culture Survival Guide. Jossey Bass, A
Wiley Imprint, USA.
33. Edgar H. Schein, 2010. Organizational culture and leadership, Jossey-Bass
Publisher, U.S.A.
34. Franklin C. Ashby, 1999. Revitalize Your Corporate Culture: Powerful Ways to
Transform Your Company into a High-Performance Organization. Ph.D. thesis.
Guft Publishing, U.S.A.
35. Gabrielle O'Donovan, 2006. The Corporate Culture Handbook: How to Plan,
Implement, and Measure a Successful Culture Change. The Fiffey Press, Iceland

36. James W. Fairfield-Sonn, 2001. Corporate Culture and the Quality
Organization. Greenwood Publishing, U.S.A.
37. John P. Kotter and James L. Heskett, 1992. Corporate Culture and Performance,
The Free Press, U.S.A.
Internet
38. Trang CafeF www.cafef.vn
39. Trang Web của Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn
40. Trang Web của VPBank www.vpb.com.vn

69



×