Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu kiến thức và thái độ thực hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện miền núi Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.7 KB, 18 trang )

TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI Ở
HUYỆN MIỀN NÚI NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2011
Nguyễn Phúc Duy, Hồ Thư, Nguyễn Nhìn
Trần Thị Cách, Hồ Viết Thoại, Trương Thị Phượng
Trung tâm Y tế huyện Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Huế
TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 433 trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ của các trẻ đó
tại huyện miền núi Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 nhằm mô tả tình
hình tiêm chủng phịng 7 bệnh truyền nhiễm, tìm hiểu kiến thức và thái độ thực
hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ và một số các yếu tố liên quan. Kết
quả: Trẻ trong diện tiêm chủng đến cơ sở y tế tiêm 100%. Trẻ còn giữ phiếu
tiêm chủng 94,0%. Tiêm chủng BCG 100%, có sẹo đạt 99,8%. Tiêm đầy đủ 7
loại vaccine 92,1%. Trẻ tiêm chủng đầy đủ (có sẹo BCG đạt yêu cầu) 90,3%.
Các loại vaccine khác từ 81,1% đến 92,1%. Kiến thức hiểu biết về tiêm chủng
của các bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng 95,6%, biết đúng số lần tiêm chủng của
trẻ 24,7%; biết đúng lịch tiêm chủng là 28,4%, không đúng 71,6%. Hiểu biết về
các bệnh phòng được qua tiêm chủng từ 42,0% đến 48,4%, không biết 34,4%.
Hiểu biết các phản ứng sau tiêm chủng gồm sốt 94,5%, sưng đỏ tại chỗ tiêm
81,1%, bỏ bú và chán ăn 50,1%. Hiểu biết về các dấu hiệu sau tiêm vaccine
phòng lao từ 29,3% đến 93,8% về sốt, sưng đỏ tại chỗ tiêm, bỏ bú chán ăn và có
đến 22,2% khơng rõ các dấu hiệu trên. Kiến thức không đem trẻ đi tiêm chủng
lý do do sợ tai biến chiếm tỷ lệ 27,2% và sốt là 23,4%. Các yếu tố về số con,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, hiểu biết của mẹ và bà mẹ người dân tộc thiểu số
đều có liên quan đến tiêm chủng đầy đủ của trẻ.

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997 tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi


trên thế giới vẫn cịn cao 6,1%, trong đó các nước công nghiệp 0,7%, các nước
phát triển 6,7% và các nước kém phát triển 10,9%.
Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vaccine là một thành tựu trong y học ở
thế kỷ XX, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phịng. Chương trình tiêm chủng mở
rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5
tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống
khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển [1]
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai ở Việt Nam từ năm
1981 được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ nhi Đồng liên Hiệp Quốc
với vaccine phòng 6 bệnh truyền nhiễm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Lao,
Bại liệt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Năm 1985 tiêm chủng mở rộng được đẩy mạnh
và triển khai trên phạm vi cả nước. Mục tiêu tiêm chủng mở rộng đã hoàn thành
với tỷ lệ 87% năm 1990 và trên 90% vào năm 1993 cho toàn trẻ em dưới 1 tuổi
trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccine. Năm 2003 có 100% số
huyện trên cả nước được tiêm vaccine viêm gan B. Năm 2004 tỷ lệ tiêm 3 mũi
viêm gan B đạt 94,2%. Từ đó vaccine viêm gan B được coi là vaccine thứ 7
trong chương trình tiêm chủng mà trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi phải được tiêm
chủng đầy đủ [2].
Nam Đơng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên- Huế,
chủ yếu là người dân tộc Kơtu. Công tác tiêm chủng mở rộng luôn đạt chỉ tiêu
trên 96% trong nhiều năm. Năm 2008 tiêm chủng đầy đủ là 100% đạt chỉ tiêu,
tuy nhiên tiến độ tiêm chủng hàng tháng dao động từ 6 - 8%, nhất là chênh lệch
giữa các mũi tiêm [5]. Phải chăng điều này có liên quan đến hiểu biết của các bà
mẹ về tiêm chủng. Do đó việc tìm hiểu kiến thức về tiêm chủng mở rộng của các
bà mẹ có con dưới 1 tuổi của huyện Nam Đông là yêu cầu cần thiết.
2


Vì vậy chúng tơi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức và thái độ thực
hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện miền

núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế” năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mơ tả tình hình trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng phòng 7 bệnh
truyền nhiễm ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên- Huế .
2. Tìm hiểu kiến thức của các bà mẹ về tiêm chủng phịng 7 bệnh truyền
nhiễm.
3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêm chủng khơng đầy đủ phịng 7
bệnh ở trẻ em dưới 1 tuổi huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế.

3


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Trẻ em được xác định trong nghiên cứu là trẻ sinh ra
từ ngày 01 tháng 9 năm 2009 đến ngày 30 tháng 8 năm 2010 ( tính theo ngày
dương lịch).
- Bà mẹ: Các bà mẹ có con trong diện tiêm chủng được chọn nghiên cứu để
phỏng vấn.
Các đối tượng trên hiện đang sống tại huyện Nam Đông, theo định nghĩa của
WHO thời gian được tính là đến và sinh sống tại huyện từ 3 tháng trở lên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Tất cả trẻ em dưới 1 tuổi ở 11 xã, thị trấn của huyện
Nam Đông, gồm 433 trẻ ( được chọn theo đúng đối tượng nghiên cứu)
- 433 bà mẹ có con trong diện nghiên cứu ( khơng có bà mẹ sinh ≥ 2 con trong
một lần sinh).
2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin: Sổ quản lý chương trình TCMR, sổ vaccine
tại các xã. Phiếu hoặc sổ tiêm chủng cá nhân của trẻ. Bộ câu hỏi phỏng vấn.
Thước đo sẹo BCG.

Các biến số cần thu thập:
- Tiêm chủng đầy đủ của trẻ, gồm 02 giá trị: có và khơng tiêm chủng đầy đủ.
- Trẻ được tiêm từng loại vaccine: BCG, DPT 1,2,3, Sabin 1,2,3, VGB 1,2,3, Sởi.
- Sẹo BCG.
- Trẻ có phiếu tiêm chủng.
- Trẻ được quản lý trong sổ tiêm chủng.

4


- Kiến thức về tiêm chủng của bà mẹ là những kiến thức về lợi ích tiêm
chủng, lịch tiêm chủng, các bệnh có thể phịng được nhờ tiêm chủng, phản ứng
phụ sau khi tiêm...
- Tuổi của mẹ, tính theo năm, có 2 giá trị: ≤ 30 tuổi và > 30 tuổi.
- Trình độ học vấn của mẹ, chia 2 nhóm có 2 giá trị: Mù chữ- Tiểu học.
Trung học phổ thông + Trên trung học phổ thông
- Số con của bà mẹ, phân 2 nhóm có giá trị: ≤ 2 con và ≥ 3 con
- Nghề nghiệp của mẹ: CBCNV. Buôn Bán. Làm ruộng, làm thuê, nghề
khác
Kỹ thuật thu thập thông tin
Tiến hành đồng thời kiểm tra trẻ kết hợp kiểm tra phiếu tiêm chủng của trẻ
và phỏng vấn mẹ bằng bộ câu hỏi nhằm thu thập thông tin về kiến thức và thái độ
thực hành của bà mẹ đối với tiêm chủng mở rộng.
Xác định tiêu chuẩn tiêm chủng đầy đủ và không đầy đủ.
Xác định tiêu chuẩn tiêm chủng đầy đủ khi trẻ trong năm đầu được tiêm 8
liều, uống 3 liều và có sẹo BCG đạt tiêu chuẩn. Trẻ tiêm chủng không đầy đủ
xác định là khi có 1 trong số 8 liều khơng được tiêm, uống hoặc trẻ không được
tiêm chủng.
Kiểm tra phiếu tiêm chủng của trẻ
- Số trẻ còn giữ được phiếu tiêm chủng.

- Số trẻ mất phiếu tiêm chủng hoặc khơng có phiếu tiêm chủng
Kiểm tra sẹo BCG
- Sẹo BCG đạt chuẩn của CTTCMR
- Sẹo khơng đạt tiêu chuẩn
- Khơng có sẹo BCG.
Trong q trình kiểm tra sẹo BCG cần đánh giá phản ứng phụ sau khi
tiêm BCG, hay gặp nhất là hạch phản ứng sau tiêm chủng, hạch phản ứng có thể
ở nách, cổ.
5


Đánh giá tình trạng tiêm chủng của trẻ dựa vào kết quả điều tra
- Có phiếu tiêm chủng
+ Tiêm chủng đầy đủ
+ Tiêm chủng khơng đầy đủ
- Khơng có phiếu tiêm chủng
+ Tiêm chủng đầy đủ
+ Tiêm chủng không đầy đủ
+ Trẻ không được tiêm chủng
Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm chủng mở rộng
- Biết đúng lợi ích của tiêm chủng
- Biết đúng lịch tiêm chủng
- Biết đúng các bệnh phòng được nhờ TCMR
- Biết các phản ứng phụ sau tiêm chủng
2.4. Công tác chuẩn bị
Lập kế hoạch và hướng dẫn mẫu điều tra cho điều tra viên cách ghi chép
số liệu và cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
2.5. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011
2.6. Kiểm sốt sai lệch thơng tin
- Liệt kê đầy đủ các biến số.

- Có bảng đối chiếu để xác định tháng tuổi của trẻ được chính xác.
- Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp, sát mục tiêu nghiên cứu.
- Tập huấn kỹ những người tham gia.
- Khảo sát kỹ để kiểm tra tính phù hợp và hiệu chỉnh bộ câu hỏi.
- Thu thập đầy đủ các thông tin trong bộ câu hỏi.
- Thường xuyên giám sát trong quá trình thực hiện khảo sát.
- Loại bỏ các phiếu điều tra không đạt yêu cầu.
2.7. Xử lý số liệu

6


- Nhập và phân tích số liệu: số liệu sau khi mã hóa được nhập vào máy tính.
Phân tích các biến số thu nhập được bằng phần mềm Epi InFo 6.0
- Mơ tả và phân tích kết quả nghiên cứu qua các bảng, biểu đồ và tính tỷ
lệ phần trăm.
- Sử dụng test χ2 để so sánh các tỷ lệ.

7


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
- Giới tính trẻ dưới 1 tuổi: nam chiếm 56,1% và nữ chiếm 43,9% ( p <
0,05)
- Đặc điểm chung của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi:
+ Phân bố dân tộc: Kinh 252 = 58,2%; Katu 181 = 41,8% .
+ Phân bố tuổi, học vấn, nghề nghiệp, số con của các bà mẹ:
* Tuổi: ≤ 30 tuổi chiếm 39,7%, > 30 tuổi chiếm 60,3 %
* Trình độ học vấn: Mù chữ - Cấp I chiếm 70,7%; cấp II, III và trên cấp

III là 29,3 %.
* Nghề nghiệp: Nông dân chiếm 70,0%, CBCC 18,9%, buôn bán 11,1 % .
* Bà mẹ có 1-2 con chiếm tỷ lệ 65,4%, có 3 con trở lên chiếm 34,6%
3.2. Tình hình tiêm chủng của trẻ dưới 1 tuổi
- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng: Kết quả cho thấy toàn bộ 433 trẻ dưới 1 tuổi
của huyện đều được tới cơ sở y tế để tiêm chủng chiếm tỷ lệ 100%. Đây là điều
đáng mừng đối với một huyện miền núi với 43% là dân tộc thiểu số( Katu) điều
kiện kinh tế cịn nghèo, trình độ dân trí cịn hạn chế, trình độ văn hóa chưa cao và
chênh lệch. Tuy nhiên những năm gần đây công tác tuyên truyền về tiêm chủng
có chiều sâu, rộng khắp trong cộng đồng dân cư đã phần nào tích cực thay đổi
được nhận thức tiêm chủng của cộng đồng và đây là vấn đề cần thiết nhằm giảm
được các bệnh, tật thường xảy ra cho trẻ.
- Tình trạng quản lý phiếu tiêm chủng của trẻ: Số trẻ còn phiếu tiêm
chủng chiếm tỷ lệ 94%, người Kinh chiếm 62,4%. Qua đó cho thấy sự quan tâm
của các bà mẹ đến sức khỏe của con em mình, họ đã hiểu được tiêm chủng để
phịng bệnh cho trẻ là quan trọng và việc giữ phiếu tiêm chủng của con mình là
cần thiết; mất phiếu 6%, người Katu chiếm đa số (69,2%).

8


Quản lý phiếu tiêm chủng là một trong những yêu cầu của CTTCMR,
nhằm đảm bảo cho trẻ có những mũi tiêm chủng an tồn, biết được trẻ đã tiêm
phịng những loại vaccine gì, đã tiêm đủ hay cịn thiếu để tiếp tục tiêm bổ sung
để trẻ có đủ miễn dịch chống lại bệnh tật. Dựa vào đó khi ốm đau trẻ được đưa
đến các cơ sở y tế, các thầy thuốc biết và có những chẩn đốn thích hợp giúp
cho cơng tác điều trị. Ngồi ra phiếu tiêm chủng cịn được dùng để đánh giá
tiêm chủng qua các cuộc điều tra và đánh giá kết quả tiêm chủng mở rộng của
địa phương, đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp thích hợp cho từng địa
bàn, nhằm định hướng nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ và chất lượng cho từng

mũi tiêm.
- Kết quả sẹo sau khi tiêm vaccine BCG:
Sẹo BCG đúng kỹ thuật phải có đường kính từ 3 – 5mm là bằng chứng
phản ánh trẻ được tiêm vaccine BCG, tiêm đúng kỹ thuật, đủ liều lượng, vaccine
được bảo quản tốt và cơ thể có được miễn dịch để chống lại bệnh lao.
Sẹo BCG là một trong những minh chứng để đánh giá sự miễn dịch có
được của trẻ trong những năm đầu phòng chống bệnh lao, tiêm BCG có sẹo
khơng đạt u cầu sẽ khơng đánh giá được tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ.
Qua nghiên cứu nhận thấy: Sau khi tiêm BCG trẻ có sẹo đạt kỹ thuật chiếm
99,8%, kết quả này cao hơn so với điều tra ở Phước Sơn, huyện Thăng Bình Tỉnh
Quảng Nam là 84,2% [3].
- Trẻ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccine (chưa tính sẹo BCG đạt yêu cầu):
chiếm 92,1%, trẻ TCKĐĐ ( trẻ bỏ sót mũi, trẻ khơng đi tiêm chủng) chiếm
7,9%.( p < 0,001)
Đạt kế họach so với mục tiêu của CTTCMRQG đề ra là đạt trên 90% trẻ
được TCĐĐ trên phạm vi toàn quốc. So với kết quả điều tra của các tỉnh trong
khu vực năm 2006, tỷ lệ TCĐĐ tại Quảng Nam 94,3%, Quảng Ngãi 96,4 % [1 ],
[ 2]. Điều này cho thấy:

9


- Công tác triển khai tiêm chủng diễn ra rộng khắp trong toàn huyện và
được sự hỗ trợ nhân lực, vật lực của TTYT huyện, sự hướng ứng tích cực của
cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ có con trong diện tiêm chủng.
- CTTCMR triển khai trong một thời gian dài, đã đem lại lợi ích phịng
bệnh, nhân dân hiểu được tiêm chủng là phòng bệnh cho con em họ.
- Tỷ lệ bỏ mũi tiêm chủng của trẻ trong cuộc điều tra ghi nhận 7,9% cho
thấy sự nhận thức về tiêm chủng để phịng bệnh cho con em mình ở một số bà mẹ
còn phần nào chưa đầy đủ.

- Trẻ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vaccine có tính thêm sẹo BCG đạt yêu
cầu:
Kết quả đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 90,3%, khơng đầy đủ chiếm 9,7%. Có thể
giải thích tỷ lệ tiêm khơng đầy đủ cao do nhiều yếu tố: Do nhận thức của các bà
mẹ, thay đổi lịch tiêm, mất phiếu tiêm chủng, trẻ ốm… Như vậy có 100% các bà
mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm chủng, nhưng tỷ lệ tiêm đầy đủ chỉ đạt yêu cầu
90,3%, không đạt 100% trẻ tiêm đầy đủ có 2 vấn đề chính:
- Bỏ mũi tiêm tiếp theo.
- Có vấn đề về bà mẹ.
Từ những vấn đề trên chúng ta cần tuyên truyền kiến thức về các bệnh
truyền nhiễm, giải thích đơn giản và hiệu quả về tiêm chủng mở rộng nhằm mục
tiêu phòng bệnh cho trẻ. Khơng nên bỏ sót mũi tiêm theo qui định (8 lần tiêm và
3 lần uống) trong năm đầu tiên thì trẻ khơng đủ miễn dịch để phịng bệnh. Kỹ
thuật, bảo quản vắc xin và kỷ năng chuyên môn thuộc về cán bộ làm công tác
TCMR và y tế cơ sở, cần phải tập huấn nhiều lần về tiêm BCG và các loại
vaccine khác trong chương trình.
- Tỷ lệ trẻ tiêm chủng các loại vaccine: Loại vaccine được tiêm tỷ lệ cao nhất
là BCG 100%, tiếp đến sabin và DPT đủ 3 mũi chiếm 92,1%, sởi 89,1% và thấp
nhất là VGSV B 89,1%.
3.3. Kiến thức của các bà mẹ về tiêm chủng
10


- Hiểu biết về lợi ích của tiêm chủng: bà mẹ hiểu biết lợi ích của tiêm
chủng để phịng bệnh chiếm 95,6%, trong đó người Kinh chiếm 78,5%, Katu
21,5%; hiểu tiêm chủng là bắt buộc 3,7% và không biết lợi ích 0,7%
Nhận thấy: 95,6% bà mẹ hiểu được lợi ích của tiêm chủng là phòng bệnh
cho trẻ, kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Phi Hồng về
TCMR tại huyện Nhơn Trạch năm 2008 (93,63%). Điều này là đáng khích lệ,
thể hiện được sự quan tâm của các bà mẹ vì hiểu biết đúng về lợi ích của tiêm

chủng giúp các bà mẹ hành động đúng là tự giác đưa trẻ đi tiêm chủng và tin
tưởng vào tiêm chủng, tin tưởng vào cán bộ y tế.
Trình độ học vấn: Mù chữ - Cấp I chiếm 70,7% đa số là các bà mẹ nguời
dân tộc thiểu số, cấp II ,cấp III và trên cấp III là 29,3 %, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về hiểu biết đúng lợi ích của tiêm chủng của 2 nhóm bà mẹ có trình độ
văn hố khác nhau.
- Kiến thức của các bà mẹ về số mũi tiêm chủng cho trẻ trong năm đầu: Chỉ
có 24,2% bà mẹ trả lời đúng số lần tiêm chủng của trẻ; trả lời sai 66,8% và bà
mẹ hồn tồn khơng biết số mũi tiêm là 9%
Theo lịch tiêm chủng của chương trình TCMR Việt Nam có nhiều mũi
tiêm trong năm đầu của trẻ (8 mũi tiêm và uống 3 lần, 5 lần đưa trẻ đi tiêm
chủng) [7]. Công việc ghi chép sổ sách, phiếu tiêm chủng, việc giữ phiếu tiêm
chủng cũng góp phần giúp các bà mẹ nhớ các lần tiêm chủng tiếp theo, biết được
các mũi tiêm bị bỏ sót.
- Hiểu biết về lịch tiêm chủng: Bà mẹ kể đúng lịch tiêm chủng chiếm
28,4%, kể không đúng lịch chiếm 71,6%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của
Bùi Văn Hoàng tại huyện Như Thanh năm 2005, tỷ lệ bà mẹ biết lịch tiêm
chủng là 32% [6].
Sự hiểu biết của bà mẹ về tiêm chủng sẽ có tác dụng rất tốt trong nâng cao
chất lượng của chương trình tiêm chủng, đảm bảo cho trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng
lịch. Tiêm đúng lịch là đảm bảo mỗi liều vaccine được tiêm, uống vào độ tuổi
11


thích hợp ( khoảng cách thích hợp) với mục đích tạo cho trẻ miễn dịch cao nhất
trước khi trẻ mắc bệnh.

- Kiến thức của các bà mẹ về bệnh truyền nhiễm trong CTTCMR
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bà mẹ biết các bệnh có thể phịng được nhờ vaccine
trong chương trình tiêm chủng là thấp, cao nhất được kể đến là bệnh Bại liệt

48,4%, tiếp đến là viêm gan B 43,2%, sởi 42%, lao 40,6%, 37,4% Bạch hầu, 34,6%
Uốn ván và 32,1% Ho gà; Có đến 34,4% trả lời khơng biết.
Điều này phải chăng do công tác tuyên truyền, tập huấn về kiến thức các
bệnh truyền nhiễm cho các bà mẹ có con trong diện tiêm chủng khơng được thường
xun, do kinh phí địa phương hạn hẹp, tầm nhận thức của dân địa phương có hạn,
do nghề nghiệp của mẹ tác động đến, do các gia đình khơng phối hợp. Đây cũng là
vấn đề mà cán bộ y tế cơ sở cần quan tâm.
- Hiểu biết của bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm chủng: 94,5% bà mẹ biết
dấu hiệu sau tiêm chủng là trẻ sốt, 81,1% sưng đỏ tại chỗ tiêm, 50,1 bỏ bú chán
ăn.
Điều này gây ảnh hưởng lớn đối với tâm lý người mẹ và gây khó khăn
trong cơng tác TCMR cho nên các cán bộ y tế làm cơng tác tiêm chủng phải giải
thích rõ ràng về các phản ứng này bất thường hay không bất thường, nhất là đối
với người dân tộc thiểu số.
Thông thường, ngay sau khi tiêm vaccin BCG, thường xuất hiện nốt nhỏ tại
chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có
kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ
đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch phòng bệnh.
- Hiểu biết của bà mẹ về các dấu hiệu sau tiêm phòng Lao: 93,8% bà mẹ
biết dấu hiệu sau sau tiêm phòng Lao là sốt, sưng đỏ tại chổ tiêm chiếm 90,5%,
có sẹo 86,1%, bỏ bú, chán ăn 29,3% và không rõ 22,2%.
12


Cần thông tin cho các bà mẹ hiểu được sự xuất hiện của sẹo BCG là rất
cần thiết, phòng bệnh lao kết quả tốt tức có để lại sẹo ở cánh tay trái khoảng 35mm, như vậy trẻ mới được phịng bệnh tốt, nếu sau tiêm mà khơng có sẹo thì
phải tiêm lại cho trẻ.
- Lý do khơng đem trẻ đi tiêm chủng đầy đủ hoặc bỏ sót mũi tiêm:
Kết quả: Sợ tai biến 27,7%; Trẻ sốt 23,4%; Không biết lịch tiêm 6,4%;
Trẻ chán ăn 5,3%; Trẻ tiêu chảy 4,3%; Không cần thiết 3,2% và lý do khác

29,8%.
Nhận thấy lý do không đem trẻ đi tiêm chủng đầy đủ là sợ tai biến do tiêm
chủng chiếm tỷ lệ cao 27,7%. So với kết quả nghiên cứu của Võ Phi Hồng về
TCMR tại huyện Nhơn Trạch năm 2008 lý do không đưa trẻ đi tiêm chủng là do
mẹ quá bận tỷ lệ 50,79% [4]
Vì vậy Cán bộ y tế cơ sở làm công tác TCMR của huyện Nam Đông cần quan
tâm hơn trong giáo dục truyền thông về tác dụng phụ của tiêm chủng để bà mẹ yên
tâm khi đem con đi tiêm chủng.
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng không đầy đủ của trẻ
- Liên quan giữa tiêm chủng không đầy đủ và số con của bà mẹ: Tỷ lệ
tiêm chủng không đầy đủ của các bà mẹ ≥ 3 con 61,9% và ≤ 2 con là 38,1% (p
< 0,01).
Một khi gia đình có nhiều con thì việc chăm sóc và ni dưỡng trẻ sẽ
khơng tốt bằng những gia đình ít con; hơn nữa gia đình đơng con thì khả năng
kinh tế thấp, mức sống thấp, trẻ ít được quan tâm và như vậy nhiều khả năng gia
tăng tình trạng TC khơng đầy đủ ở trẻ.
Bà mẹ có ≤ 2 con chiếm tỷ lệ 65,4%, số bà mẹ có ≥ 3 con là 34,6%. Điều
này cho thấy hiệu quả của chương trình dân số – kế hoạch hố gia đình chúng ta
đã và đang triển khai thực hiện, tuy nhiên kết quả này chưa đảm bảo bền vững.

13


- Liên quan giữa tiêm chủng không đầy đủ với trình độ học vấn của bà
mẹ: Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ có học vấn ≥ Cấp II (68,8%) cao
hơn tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ có học vấn Mù chữ và Cấp I
(31,2%) với p < 0,01.
Sự khác biệt này cho thấy trình độ học vấn của các bà mẹ là một trong
những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con cái mình. Các bà
mẹ có trình độ học vấn thấp có thể hạn chế khả năng tiếp cận thông tin nhiều

mặt trong đời sống, vì vậy thiếu kiến thức chung và như thế thiếu kiến thức ni
con, hậu quả là con của họ có TCKĐĐ cao hơn.
- Tình hình tiêm chủng khơng đầy đủ theo nghề nghiệp của mẹ: Tỷ lệ trẻ
tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ là CBCC ( 68,5%) và bn bán (20,5%) cao
hơn nhóm bà mẹ làm nơng (11%), (p < 0,01).
Do điều kiện miền núi thiếu đất canh tác nông nghiệp, tập quán phát rẫy
làm nương của địa phương nên người dân phải vào rừng sâu, đồi núi cao để phát
rẫy và lưu trú dài ngày. Chặng đường quá xa nên hầu hết các bà mẹ này không
đủ thời gian để đem con đến tiêm đầy đủ được, vì vậy tỷ lệ tiêm khơng đầy đủ ở
bà mẹ làm nghề nông chiếm 11,0%. Đây cũng là một thiệt thịi lớn cho những
đứa trẻ trong gia đình này và cũng là bài toán nang giải đối với những người
làm công tác TCMR ở địa phương.
- Hiểu biết đúng, đầy đủ của bà mẹ về tiêm chủng:
Bảng 1. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng khơng
đầy đầy đủ
Tiêm chủng
Lợi ích TC
Khơng đúng
Biết đúng
Tổng cộng

Khơng đầy đủ

Đầy đủ

n

%

n


38
4

90,5
9,5

10
381

42
χ = 297,42
2

14

%
2,6
97,4
391
p < 0,05

Tổng số
n
48
385

%
100,0
100,0

433


Sự khác biệt trên cho thấy thiếu trình độ văn hóa, thiếu kiến thức hiểu biết,
thiếu thơng tin về tiêm chủng mở rộng đưa đến thiệt thòi về sự miễn dịch nhằm bảo
vệ sức khỏe cho trẻ dẫn đến bệnh tật thất thường và ảnh hưởng đến tình hình kinh
tế gia đình nói riêng xã hội nói chung. Do vậy cần quan tâm hơn nữa về văn hóa,
giáo dục, tập huấn, trao dồi thông tin cơ sở nhằm cung cấp cơ bản kiến thức và hiểu
biết cho các bà mẹ về bệnh tật nói chung và 7 bệnh truyền nhiễm trẻ em nói riêng
để các bà mẹ biết cách phịng tránh và bảo vệ sức khỏe cho con mình tốt hơn.
- Dân tộc
Bảng 2 Liên quan giữa dân tộc của bà mẹ với tỷ lệ tiêm chủng không đầy
đầy đủ
Tiêm chủng

Không đầy đủ
Đầy đủ
n
%
n
%
Dân tộc
Ka Tu
36
85,7
145
37,1
Kinh
6
14,3

246
62,9
Tổng cộng
42
9,7
391
90,3
Liên quan giữa dân tộc của các bà mẹ và tỷ lệ tiêm

Tổng số
n
%
181
41,8
252
58,2
433
100
chủng khơng đầy đủ

của trẻ là 9,7% trong đó bà mẹ người dân tộc Katu chiếm đa số 85,7% và người
Kinh chiếm 14,3%.
- Nhận thông báo về tiêm chủng: bà mẹ nhận được thông báo chiếm
99,5%. Tỷ lệ này cho thấy hoạt động CTTCMR tại các xã rất tốt, thêm vào đó
lịch tiêm chủng tại các xã được quy định vào những ngày cố định trong tháng,
không kể vào các ngày thứ bảy hay chủ nhật góp phần giúp các bà mẹ đưa con
đi tiêm chủng đúng lịch.
- Nguồn thông tin cho bà mẹ về tiêm chủng: 54,7% do trạm y tế xã thông
báo tiêm chủng, 45,3% do y tế thôn bản và cộng tác viên (p < 0,05). Kết quả này
thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Quang Triết tại xã Bình Thạnh năm 2005,

nguồn thơng tin chủ yếu từ tram y tế chiếm 61,9% [8].

15


IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tình hình tiêm chủng trẻ em < 1 tuổi:
Trẻ trong diện tiêm chủng đến cơ sở y tế tiêm 100%. Trẻ còn giữ phiếu
tiêm chủng 94,0%, mất phiếu 6,0%. Tiêm chủng BCG 100%, có sẹo đạt 99,8%.
Trẻ tiêm đầy đủ 7 loại vaccine 92,1%. Trẻ tiêm chủng đầy đủ (có sẹo BCG đạt
yêu cầu) 90,3%. Các loại vaccine khác Sabin 3 lần 92,1%, DPT đủ 3 mũi 92,1%,
Sởi 89,1%, Viêm gan B đủ 3 mũi 81,1%.
2. Kiến thức về tiêm chủng của các bà mẹ:
Bà mẹ: hiểu biết lợi ích của tiêm chủng 95,6%, biết đúng số lần tiêm chủng
của trẻ 24,7%; biết đúng lịch tiêm chủng là 28,4%, không đúng 71,6%. Hiểu biết
về các bệnh phòng được qua tiêm chủng: bại liệt 48,4%, viêm gan B 43,2%, sởi
42,0%, không biết 34,4%. Hiểu biết các phản ứng sau tiêm chủng: sốt 94,5%,
sưng đỏ tại chỗ tiêm 81,1%, bỏ bú và chán ăn 50,1%. Hiểu biết về các dấu hiệu
sau tiêm vaccine phòng lao: sốt 93,8%, sưng đỏ tại chỗ tiêm 90,5%, sẹo 86,1%,
bỏ bú chán ăn 29,3%, có đến 22,2% khơng rõ các dấu hiệu trên. Kiến thức
không đem trẻ đi tiêm chủng lý do do sợ tai biến chiếm tỷ lệ 27,2% và sốt là
23,4%.
3. Các yếu tố liên quan đến tiêm chủng không đầy đủ
Liên quan giữa tiêm chủng không đầy đủ với số con của bà mẹ ≥ 3 con
61,9% và ≤ 2 con 38,1%. Trình độ học vấn của mẹ: trẻ tiêm chủng đầy đủ ở
nhóm bà mẹ có học vấn ≥ Cấp II 68,8%, ở nhóm bà mẹ có học vấn Mù chữ và
Cấp I 31,2%. Nghề nghiệp của mẹ: trẻ tiêm chủng đầy đủ ở nhóm bà mẹ là
CBCC 68,5% và bn bán 20,5%, nhóm bà mẹ làm nông 11%. Liên quan hiểu
biết của bà mẹ: trẻ tiêm chủng khơng đầy đủ ở nhóm bà mẹ hiểu đúng lợi ích của
tiêm chủng là 9,5 %, nhóm bà mẹ hiểu không đúng là 90,5%. Trẻ tiêm chủng

không đầy đủ là 9,7%, trong đó con của các bà mẹ người dân tộc Katu chiếm đa
số 85,7%. Bà mẹ nhận được thơng báo về tiêm chủng: có nhận thơng báo

16


99,5%; Không nhận 0,5%. Nguồn thông tin cho bà mẹ về tiêm chủng: Trạm y tế
54,7%, y tế thôn, cộng tác viên 45,3%.
V.KIẾN NGHỊ
Để làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng tại tuyến y tế cơ sở, chúng tôi
kiến nghị:
1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để làm giảm
tỷ lệ sinh con thứ 3 cũng như nâng cao trình độ học vấn của các bà mẹ nhất là các
bà mẹ dân tộc thiểu số.
2. Trạm y tế tham mưu UBND xã để tranh thủ có được sự chỉ đạo hoạt
động:
- Các ban, ngành đồn thể tích cực lồng ghép những nội dung của chương
trình TCMR vào các buổi họp dân. Nội dung do trạm y tế hoặc cán bộ y tế trực
tiếp truyền đạt.
- Hội phụ nữ, hội nơng dân có biện pháp giúp đỡ các chị em nghèo có con
trong diện tiêm chủng, giúp đỡ họ thoát nghèo, nâng cao mức sống, có tinh thần
tương thân tương ái.
- Ban văn hóa thông tin xã, thôn cần tăng cường các thông tin về tiêm
chủng một cách thường xuyên và hiệu quả.
3. Trạm y tế phát huy và nâng cao vai trò của y tế thôn bản, cộng tác viên
dinh dưỡng nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các gia đình
( đơng con, kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp các gia đình đồng bào thiểu
số) có trẻ tiêm sót và tiêm khơng đúng lịch, chú ý các mũi tiêm sởi và mũi tiêm
VGSV B.


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Nhi khoa (2000), Chương trình tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức
khỏe ban đầu, Nhà xuất bản Hà Nội, tr.108-109.
2. Bộ y tế - Dự án tiêm chủng mở rộng (2002), Sổ tiêm chủng trẻ em dùng cho
cán bộ y tế xã phường, Hà Nội.
3. Lê Thanh Bình (2001), Bài giảng chương trình TCMR, Bộ môn nhi-Trường
Đại học y khoa Huế, tr. 1.
4. Nguyễn Thị Diệu Hiền (2007), Đánh giá hiệu quả chương trình TCMR tại
Quảng Bình, Tạp chí y học thực hành số 568, tr.811-813.
5. Đỗ Sỹ Hiền (1999), Những kết quả và tồn tại trong triển khai Chương trình
TCMR tại Việt Nam, nghiên cứu và sử dụng các vaccine trong Chương trình
TCMR quốc gia, Học viện quân Y – Viện VSDTTƯ, Hà Nội.
6. Bùi Văn Hồng (2006), Nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em từ
10-36 tháng tuổi tại huyện Như Thanh, Thanh Hoá năm 2005, Luận văn tốt
nghiệp BS Chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y khoa Huế.
7. Trung tâm y tế huyện Nam Đông (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động năm
2009, kế hoạch năm 2010
8. Lê Thi Bé Tua, Đỗ Nguyên (2000), “ Hiệu quả Chương trình TCMR tại thị
trấn Cờ Đỏ, huyện Ơ Mơn, tỉnh Cần Thơ”, Hội nghị khoa học kỹ thuật trường
Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 89.

18



×